Ngành điện tử ngày càng phát triển, đã dần thay thế các phương pháp thô sơ thủ công bằng những thiết bị điện tử tự động, tiết kiệm thời gian và công sức con người. Với phương châm “Học đi đôi với hành” và cũng để nâng cao hiểu biết, kỹ năng thực tế người thực hiện đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế và thi công mạch đồng hồ báo thức”. Đề tài tập trung nghiên cứu và thiết kế mạch đồng hồ báo thức tương ứng với thời gian mà người sử dụng muốn báo thức và có thể điều chỉnh thời gian bằng tay qua nút nhấn, đồng thời hiển thị giờ,phút,giây và thời gian cài đặt báo thức trên led 7 đoạn,…
Trang 11TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY TÍNH - VIỄN THÔNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY TÍNH VIỄN THÔNG
Trang 3PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC
1. Thông tin sinh viên
15149067@student.hcmute.edu.vn
2. Thông tin đề tài
Tên của đề tài: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH ĐỒNG HỒ BÁO
Thời gian thực hiện: Từ ngày 25 /03/2018 đến 30 /06 /2018
3. Lời cam đoan của sinh viên
Tôi – Lê Thị Hồng Ân cam đoan ĐAMH là công trình nghiên cứu của bảnthân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trương Ngọc Sơn
Các kết quả công bố trong ĐAMH là trung thực và không sao chép từ bất kỳcông trình nào khác
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm đồ án này cũng như có được kết quả ngày hôm nay emluôn được sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn và nhà trường nhân đây em xin gởilời cảm ơn đến:
Trường ĐH SPKT TP.HCM đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt thờigian học tập tại trường Cảm ơn thầy cô giáo trong khoa Điện – Điện Tử đã tậntình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức báu cho em trong suốt quá trình họctập, nâng cao kiến thức, là hành trang cuộc sống ngày mai
Đặc biệt em xin chuyển lời cảm ơn trân trọng đến thầy Phan Ngọc Sơn giáoviên hướng dẫn để em có thể hoàn thành đồ án này, thầy đã đưa ra những ý kiếnthiết thực nhằm bổ sung và điều chình những vấn đề còn hạn chế trong đồ án
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Ngọc Sơn nói riêng và các thầy côkhoa Điện – Điện Tử nói chung, đã tận tình giúp đỡ em và tạo điều kiện thuận lợitrong suốt thời gian làm đồ án
Em cũng xin chân thành cảm ơn thư viện Trường ĐH SPKT TP.HCM đãcung cấp nhiều tài liệu liên quan, phục vụ cho quá trình nghiên cứu và thực hiện
đồ án
Em xin chân thành cảm ơn !
Tp.HCM, ngày 29 tháng 5 năm
2018Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hồng Ân
Trang 5MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VIII
CÁC TỪ VIẾT TẮT IX
CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU 1
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
1.3 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 2 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1
2.1 TỔNG QUAN VỀ PIC16F887 1
2.1.1 Giới thiệu vi điều khiển Pic16F887 1
2.1.2 Cấu trúc vi điều khiển PIC16F887 3
02.1.3 Sơ đồ chân và chức năng vi điều khiển PIC16F887 5
2.2 KHẢO SÁT IC REALTIME DS13B07 5
2.2.1 Sơ đồ chân và chức năng của IC DS1307 5
2.3 KHẢO SÁT KHỐI NGUỒN 9
2.3.1 Giới thiệu 9
2.4 KHỐI LED 9
1.5 CÁC LINH KIỆN KHÁC 10
2.5.1 Transistor A1015 10
2.5.2 Transistor C1815 11
CHƯƠNG 3 12
THIẾT KẾ HỆ THỐNG 12
3.1 THIẾT KẾ PHẦN CỨNG 12
3.1.1 SƠ ĐỒ KHỐI PHẦN CỨNG 12
Trang 63.1.2 CHỨC NĂNG CỦA PHẦN CỨNG VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT
ĐỘNG 12
3.1.3 THIẾT KẾ KHỐI PHẦN CỨNG 13
3.2 THIẾT KẾ PHẦN MỀM 14
3.2.1 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHẦN MỀM 14
3.2.2 LƯU ĐỒ HỆ THỐNG 14
CHƯƠNG 4 16
KẾT QUẢ 16
4.1 KẾT QUẢ MÔ HÌNH THI CÔNG 16
4.2 HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG 18
CHƯƠNG 5 20
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 20
5.1 KẾT LUẬN 20
5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 7TÓM TẮT
Ngành điện tử ngày càng phát triển, đã dần thay thế các phương pháp thô sơthủ công bằng những thiết bị điện tử tự động, tiết kiệm thời gian và công sứccon người Với phương châm “Học đi đôi với hành” và cũng để nâng cao hiểu
biết, kỹ năng thực tế người thực hiện đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế và thi
công mạch đồng hồ báo thức” Đề tài tập trung nghiên cứu và thiết kế mạch
đồng hồ báo thức tương ứng với thời gian mà người sử dụng muốn báo thức và
có thể điều chỉnh thời gian bằng tay qua nút nhấn, đồng thời hiển thịgiờ,phút,giây và thời gian cài đặt báo thức trên led 7 đoạn,…
Để thực hiện đề tài, người thực hiện đề ra phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu lý thuyết vi điều khiển 16F887, Real-time DS1307, led 7 đoạn
- Thiết kế các khối chức năng của mạch đồng hồ báo thức
- Viết code cho pic 16F887
- Tiến hành mô phỏng bằng Proteus
- Thi công mạch sản phẩm
Sau đây là những kết quả đã đạt được:
- Hoàn thành mạch sản phẩm đồng hồ báo thức
- Mạch thực hiện được yêu cầu báo thức
- Led 7 đoạn hiển thị trực quan, giờ, phút, giây và thời gian cần báo thứctrong ngày
- Mạch có thể điều chỉnh giờ,phút,giây, giờ báo thức trực tiếp thông qua khốinút nhấn trên board
- Đảm bảo đúng về thời gian sau khi mất điện
Kết luận rút ra sau khi thực hiện đề tài:
- Sản phẩm có khả năng đưa vào thực tế
- Củng cố lại được những kiến thức đã học, đồng thời có dịp cọ sát với thực tế và rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1 Sơ đồ cấu trúc vi điều khiển PIC16887 3
Hình 2 2 Sơ đồ chân vi điều khiển PIC16F887 5
Hình 2 3 Hình ảnh thực tế vi điều khiển PIC16F887 5
Hình 2 4 Sơ đồ chân DS1307 6
Hình 2 5 Sơ đồ kết nối vi điều khiển với DS1307 7
Hình 2 6 Tổ chức bộ nhớ của DS1307 7
Hình 2 7 Tổ chức các thanh ghi thời gian 8
Hình 2 8 Cấu trúc bên trong DS1307 8
Hình 2 9 Hình ảnh thực tế của IC DS1307 9
Hình 2 10 Nguồn cung cấp cho hệ thống 9
Hình 2 11 Led 7 đoạn đôi 10
Hình 2 12 Sơ đồ chân của led 7 đoạn đôi 10
Hình 2 13 Transistor A1015 11
Hình 2 14 Transistor C1815 11
Hình 2 15 Sơ đồ khối hệ thống 12
Hình 2 16 Sơ đồ nguyên lí khối hệ thống 13
Hình 2 17 Lưu đồ chính và lưu đồ của chương trình ngắt 14
Hình 2 18 Lưu đồ của chương trình con 15
Hình 2 19 Layout hệ thống 16
Hình 2 20 Mạch in hệ thống 17
Hình 2 21 Mạch thực tế 17
Hình 2 22 Mạch sau khi cấp nguồn 18
Hình 2 23 Mạch sau khi nhấn nút 18
Hình 2 24 Mạch sau khi nhấn nút MOD 19
Trang 9CÁC TỪ VIẾT TẮT
IOTs Internet of things
SPI Serial Peripheral Interface
MSSP Master Synchronous Serial Port
Trang 10CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự ra đờicủa các đồng hồ cơ và điện tử nhỏ gọn với độ chính xác thời gian cao, đáp ứngđược nhiều nhu cầu của người sử dụng Hiện nay, các thiết bị còn ứng dụngcông nghệ IOTs dần ra đời và phát triển với độ nhận biết chính xác Theo đó, lịch
sử phát triển loài người đang bước vào một kỉ nguyên mới
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Hiện nay, trên thế giới lĩnh vực làm đồng hồ điện tử và báo thức khi cài đặtphát triển rất nhanh và gần như bao phủ hết các lĩnh vực trong đời sống Các sảnphẩm, các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ này ngày càng nhiều Vàđược phục vụ trong các hệ thống IOTs được phổ biến rộng rãi Tuy nhiên hệthống còn đơn sơ, chưa được sử dụng trên các led 7 đoạn và chưa được ứng dụngrộng rãi
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, trong 2-3 năm trở lại đây, việc ứng dụng đồng hồ hiển thị led 7đoạn và báo thức phục vụ đời sống đã được triển khai và mang lại nhiều hiệuquả Tuy nhiên, số lượng thiết bị đáp ứng nhu cầu thực tế còn hạn chế, hầu hếtcác hệ thống còn đơn giản và chưa có độ chính xác cao
Từ những yêu cầu thực tế đó, cùng với sự tìm hiểu về công nghệ phát loa khi
thao tác giúp em thực hiện đề tài “THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH ĐỒNG
HỒ BÁO THỨC” nhằm giúp con người hẹn giờ để nhắc nhở làm việc, học tập,
nghỉ ngơi được tốt hơn
Trang 111.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đứng trước yêu cầu đảm bảo chính xác thời gian và hoạt động báo thức
cho người sử dụng, người thực hiện đề tài “Thiết kế và thi công mạch đồng hồ
báo thức” đã đưa ra một số mục tiêu và yêu cầu như sau:
Led 7 đoạn sử dụng để hiển thị thời gian giờ, phút, giây hoặc giờ và phúthẹn để báo thức khi có yêu cầu
Đồng hồ báo thức hiển thị Led 7 đoạn có 6 nút nhấn: 1 nút nhấn RST đểreset Pic, 1 nút chọn để chọn chế độ chỉnh giờ hay chế độ chỉnh thời gian báothức, 1 nút nhấn mode để chọn các đối tượng điều chỉnh như giờ, phút, giây, giờ,phút hẹn báo thức Một nút nhấn Up để tăng giá trị các đối tượng mà nút nhấnMod lựa chọn, một nút nhấn Dw để giảm giá trị các đối tượng, 1 nút tắt loa vàthoát chế độ báo thức
Khi điều chỉnh bằng nút nhấn mode thì đối tượng được chọn sẽ nhấpnháy, nếu nhấp nháy 20 lần mà đối tượng không được điều chỉnh thì đối tượnghiển thị bình thường
Buzzer sẽ kêu trong vòng 20 giây khi đúng thời gian báo thức, đồng thờinếu đang kêu tác động bằng nút nhấn tắt thì sẽ thoát khỏi chế độ báo thức
Mạch hiển thị chính xác thời gian thực hiện tại khi cấp nguồn
Mạch nhỏ gọn mang tính thẩm mĩ cao
1.3 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, hầu hết các mạch đồng hồ báo thức chưa được ứng dụng rộng rãi và
độ chính xác chưa cao và thường được dùng đồng hồ cơ để đếm thời gian và báothức Do đó, việc xây dựng mạch đồng hồ báo thức giúp người dùng thao tácđược tốt hơn, với độ chính xác cao, khi mất điện thời gian vẫn đếm.Ngoài ra giúpcon người quan sát một cách trực quan, rõ ràng khi hiển thị lên led 7 đoạn
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: thiết kế và thi công mạch đồng hồ báo thức hiển thịled 7 đoạn sử dụng vi điều khiển 16F887 giao tiếp với Real-Time DS1307
Trang 12Phạm vi nghiên cứu: thiết kế và thi công mạch chỉ báo thức được với mộtmốc giờ đã được cài thông qua nút nhấn hiển thị qua led 7 đoạn.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng phương pháp tổng hợp tài liệu, khảo sát đời sống thực tế và tham khảo ýkiến của người hướng dẫn đã giúp em hoàn thành đồ án này
1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Quyển báo cáo được viết thành 5 chương, với nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Người thực hiện nghiên cứu trình bày sơ lược về lí do chọn đề tài, đối tượngnghiên cứu, giải pháp thiết kế, giới hạn đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Người thực hiện nghiên cứu trình bày tổng quan về Pic16F887,DS1307,nútnhấn, ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển
Chương 3: Thiết kế và thi công.
Người thực hiện nghiên cứu giới thiệu sơ đồ khối hệ thống, nguyên lí hoạtđông mạch, lưu đồ hệ thống
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Người thực hiện nghiên cứu trình bày về kết quả đạt được bao gồm phầncứng
Chương 5: Kết luận- Hướng phát triển
Dựa vào kết quả chương 4, Người thực hiện nghiên cứu đánh giá, phân tích
ưu nhược điểm, rút ra kết luận về đề tài, từ đó đưa ra định hướng phát triểncho đề tài
Trang 13CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 TỔNG QUAN VỀ PIC16F887
2.1.1 Giới thiệu vi điều khiển Pic16F887
Đặc điểm thực thi tốc độ cao CPU RISC là: có 35 lệnh đơn, thời gian thựchiện tất cả cấc lệnh là 1 chu kỳ máy, ngoại trừ lệnh rẽ nhánh là 2
Tốc độ hoạt động: ngõ vào xung tần số 20MHz, chu kì lệnh thực hiện là200ns Có nhiều nguồn ngắt
Có 3 kiểu định địa chỉ trực tiếp, gián tiếp và tức thời
Cấu trúc đặc biệt của vi điều khiển
Bộ dao động nội chính xác: sai số ±1%, có thể chọn tần số từ 31kHz đến8MHz bằng phần mềm, cộng hưởng bằng phần mềm, chế độ bắt đầu 2 cấp tốc
độ, mạch phát hiện hỏng dao động thạch anh cho các ứng dụng quan trọng, cóchuyển mạch nguồn xung clock trong quá trình hoạt động để tiết kiệm công suất
Có chế độ ngủ để tiết kiệm công suất, dãy điện áp hoạt động từ 2V đến5.5V, tầm nhiệt độ hoạt đông theo chuẩn công nghiệp, có mạch reset khi có điện(Power On Reset-POR), có bộ định thời chờ ổn định điện áp khi mới có điện(Oscillator Start-up Timer-OST)
Đa hợp ngõ vào reset với ngõ vào có điện trở kéo lên, có bảo vệ code đãlập trình
Bộ nhớ Flash cho phép xóa và lập trình 100000 lần, bộ nhớ Eeprom chophép xóa và lập trình 1000000 lần và có thể tồn tại trên 40 năm, cho phépđọc/ghi bộ nhớ chương trình khi mạch hoạt động, có tích hợp mạch gỡ rối
Trang 14Cấu trúc nguồn công suất thấp, chế độ chờ: dòng điện tiêu tán khoảng50nA, sử dụng nguồn 2V, dòng hoạt động: 11µA ở tần số hoạt động 32kHz, sửdụng nguồn 2V, 220µA ở tần số hoạt động 4MHz, sử dụng nguồn 2V, bộ địnhthời Watchdog Timer khi hoạt động tiêu thụ 1.4µA, điện áp 2V.
Có 35 chân I/O cho phép lựa chọn hướng độc lập: mỗi ngõ ra có thểnhận/cấp dòng lớn khoảng 25mA nên có thể trực tiếp điều khiển led, có các portbáo ngắt khi có thể thay đổi mức logic, các port có điện trở kéo lên bên trong cóthể lập trình, các ngõ vào và báo thức khỏi chế độ công suát thấp
Các module so sánh tương tự: có 2 bộ so sánh điện áp tương tự, có modulenguồn điện áp tham chiếu có thể lập trình, có nguồn điện áp tham chiếu cố định
có giá trị bằng 0.6V, các ngõ vào và ngõ ra của bộ so sánh điện áp, có chế độchốt SR
Có bộ chuyển đổi tương tự sang số: có 14 bộ chuyển đổi tương tự sang sốvới độ phân giải là 10 bit
Có timer0: 8 bit hoạt động định thời/đếm xung ngoại có bộ chia trước cóthể lập trình
Trang 152.1.2 Cấu trúc vi điều khiển PIC16F887
Hình 2 1 Sơ đồ cấu trúc vi điều khiển PIC16887
Các khối bên trong vi điều khiển bao gồm: Các khối thanh ghi định cấuhình cho vi điều khiển, có khối bộ nhớ chương trình có nhiều dung lượng cho 5loại khác nhau, có khối bộ nhớ ngăn xếp 8 cấp (8 level stack), có khối bộ nhớRam cùng với thanh ghi FSR để tính toán tạo địa chỉ cho 2 cách truy xuất giántiếp và trực tiếp
Trang 16Có thanh ghi lệnh (Instruction register) dùng để lưu mã lệnh nhận về từ
bộ nhớ chương trình, có thanh ghi trạng thái (status register) cho biết trạng tháisau khi tính toán của khối ALU, có thanh ghi FSR
Có khối ALU cùng với thanh ghi working hay thanh ghi A để xử lý dữliệu, có khối giải mã lệnh và điều khiển (Instruction Decode and Control), cókhối dao động nội (Internal Oscillator Block), có khối dao động kết nối với 2 ngõvào OSC1 và OSC2 để tạo dao động, có khối các bộ định thời khi cấp điện PUT,
có bộ định thời chờ dao động ổn định, có mạch reset khi có điện, có bộ định thờigiám sát watchdog, có mạch reset khi phát hiện sụt giảm nguồn
Có khối bộ dao động cho timer1 có tần số 32kHz kết nối với 2 ngõ vàoT1OSI và T1OSO
Có 2 khối CCP2 và ECCP
Có khối mạch gỡ rối (In-Circuit Debugger IDC)
Có khối timer0 với ngõ vào xung đếm từ bên ngoài là T0CKI
Khối truyền dữ liệu đồng bộ/bất đồng bộ nâng cao, khối truyền dữ liệuđồng bộ MSSP cho SPI và I2C
Có khối bộ nhớ Eeprom 256 byte và thanh ghi quản lý địa chỉ EEADDR
và thanh ghi dữ liệu EEDATA
Có khối chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số ADC, khối 2 bộ so sánh vớinhiều ngõ vào ra và điện áp tham chiếu
Có khối các port A, B, C, E và D
Trang 1702.1.3 Sơ đồ chân và chức năng vi điều khiển PIC16F887
Hình 2 2 Sơ đồ chân vi điều khiển PIC16F887
Hình 2 3 Hình ảnh thực tế vi điều khiển PIC16F887
2.2 KHẢO SÁT IC REALTIME DS13B07
2.2.1 Sơ đồ chân và chức năng của IC DS1307
DS1307 là chip đồng hồ thời gian thực của Dallas Semiconductor Chip có
64 ô nhớ, trong đó có 8 ô nhớ 8-bit lưu thời gian: giây, phút, giờ, thứ (trongtuần), ngày, tháng, năm và thanh ghi điều khiển ngõ ra, vùng nhớ còn lại là 56 ôdùng có thể dùng để lưu dữ liệu DS1307 giao tiếp theo chuẩn nối tiếp I2C nên
Trang 18• Chân GND là chân nối 0V
• Chân Vcc nối với nguồn Vcc có thể là 5V hoặc 3V3 tùy thuộc
vào từng loại chíp
• Chân SQW/OUT là ngõ ra tạo xung vuông (Square Wave /
Output Driver), tần số có thể lập trình, tích cực mức 0, chế độnhận dòng
• Hai chân SCL, SDA là 2 đường tín hiệu giao tiếp chuẩn I2C
Tổ chức bộ nhớ bên trong của RT DS1307 như hình 8-6
Trang 19Vì 7 thanh ghi đầu tiên là quan trọng nhất trong hoạt động củaDS1307 nên ta quan sát chi tiết tổ chức theo từng bit của các thanh ghinày như trong hình 8-7
Ô nhớ lưu giây (SECONDS): có địa chỉ là 0x00 có chức năng lưu
hàng chục giây và hàng đơn vị giây Bit thứ 7 có tên CH (Clock halt –ngừng đồng hồ), nếu bit này bằng 1 thì bộ dao động trong chip ngừngdao động làm đồng hồ ngừng hoạt động Nếu muốn đồng hồ hoạt độngthì bit này phải bằng 0
Hình 2 5 Sơ đồ kết nối vi điều khiển với DS1307
Trang 20Hình 2 7 Tổ chức các thanh ghi thời gian
Ô nhớ lưu phút (MINUTES): có địa chỉ 0x01, có chức năng lưu
phút hàng đơn vị và hàng chục, bit 7 luôn bằng 0
Ô nhớ lưu giờ (HOURS): có địa chỉ 0x02 có chức năng lưu hàng
chục giờ và hàng đơn vị giờ ở 2 chế độ 12 giờ và 24 giờ được lựa chọnbởi bit thứ 6 có tên là 12/24
Nếu bit 12/24 chọn chế độ 24 giờ thì phần hàng chục giờ sử dụng 2bit thứ 4 và thứ 5 có ký hiệu là 10HR
Nếu bit 12/24 chọn chế độ 12 giờ thì phần hàng chục giờ sử dụngbit thứ 4, còn bit thứ 5 sẽ có ký hiệu là A/P tương ứng với 2 chế độ giờ
AM và PM
Bit 7 luôn bằng 0
Ô nhớ lưu thứ (DAY – ngày trong tuần): có địa chỉ 0x03, có chức
năng lưu thứ trong tuần có giá trị từ 1 đến 7 tương ứng từ Chủ nhật đếnthứ bảy trong tuần, chỉ sử dụng 3 bit thấp
Các ô còn lại là ngày tháng năm
Cấu trúc bên trong của DS1307 như hình 2.8
Trang 21Hình 2 8 Cấu trúc bên trong DS1307