Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm của tỉnhThanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây.. Ðông Sơn hiện
Trang 1ĐỀ CƯƠNG CUỘC THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
PHẦN TỨ NHẤT
Tuần 4
I Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm của tỉnhThanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây
Huyện Đông Sơn giáp thành phố Thanh Hoá ở phía đông, huyện Thiệu Hoá ở phíabắc, huyện Quảng Xương và Nông Cống ở phía Nam, huyện Triệu Sơn ở phía tây ĐôngSơn có Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, tỉnh lộ 517, 506 và đường sắt Bắc - Nam chạy qua thuậntiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các địa phương trong cả nước Với vị trí địa
ký, điều kiện tự nhiên – xã hội thuận lợi, cùng với sự lao động cần cú, sang tạo, ngườidân Đông Sơn đang từng bước xaayd]ngj quê hương Đông Sơn ngày càng giàu đẹp.Tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: Từ 19o 43' (xã Đông Nam) đến 19o 51' (xã Đông Thanh)
Kinh độ Đông: Từ 105o 33' (Thị trấn Rừng Thông) đến 105o 45' (xã ĐôngHoàng)
Diện tích tự nhiên: 83286,7ha, trong đó đất nông nghiệp là 5.502,9ha,chiếm 66,4%%
Ðông Sơn hiện nay có 15 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Rừng thông
và 14 xã: Đông yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hoàng,Đông Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Phú, Đông Văn, ĐôngNam và Đông Quang
Được kiến tạo trên một địa hình tương đối ổn định, có cảnh quan rất đẹp và hàihòa, đất đai màu mỡ phì nhiêu, có hệ thống sông đào Nhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc
và trên 165 ha ao hồ phân bố hầu hết ở các xã trong huyện Đồng đất Đông Sơn hìnhthành chủ yếu do phù sa sông Chu và sông Mã bồi đắp, đất đai màu mỡ phì nhiêu, khíhậu ôn hòa rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có hệ thống núi đá vôi xen kẽ vớinhiều chủng loại trữ lượng tương đối lớn và nguồn đất sét tốt tạo điều kiện cho việcphát triển ngành vật liệu xây dựng, chế tác đá và sản xuất gốm sứ
1 Trước Công nguyên và thời thuộc Hán
Vào thời kỳ trước Công nguyên và thời thuộc Hán vùng đất của huyện ĐôngSơn ngày nay thuộc huyện Tư Phố và một phần huyện Cư Phong, quận Cửu Chân
2 Thời thuộc Tùy - Đường
Thời nhà Tùy (581 - 617), đặt tên vùng Thanh Hóa ngày nay là quận Cửu Chân
và có 07 huyện: Cửu Chân, Di Phong, Tư Phố, Long An, Quân An, An Thuận, NhậtNam Phần đất của huyện Đông Sơn nằm trên đất của huyện Cửu Chân và Tư Phố.Đến năm Vũ Đức thứ 5 (622), nhà Đường sắp xếp lại toàn bộ chế độ hành chính vàphân chia lại châu, quận trên đất Giao Châu trong đó có Ái Châu Cửu Chân quận (tức
Trang 2Thanh Hóa) Bấy giờ quận Ái Châu có 04 huyện là: Cửu Chân, Tùng Nguyên, DươngSơn và An Thuận Đất Đông Sơn thuộc huyện Cửu Chân
3 Thời Đinh - Lê
Thanh Hóa vẫn là Ái Châu Sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” của ĐàoDuy Anh viết” Sử chép rằng: “Đinh Tiên Hoàng chia nước ra làm 10 đạo, hiện naykhông rõ danh hiệu và vị trí các đạo là thế nào Duy thấy sử cũ vẫn chép tên các châuđời Đường như Ái Châu, Hoan Châu, Phong Châu thì biết rằng danh hiệu các châuđời Đường bấy giờ vẫn được dùng” Các huyện thuộc Ái Châu trong đó có phần đấtthuộc huyện Đông Sơn vẫn giữ nguyên như cũ
4 Thời Lý
Sau khi thay nhà Tiền Lê trị vì đất nước, nhà Lý có những thay đổi về quản lýhành chính, đổi 10 đạo làm 24 lộ, trong đó có lộ Thanh Hóa Đất Đông Sơn vẫn thuộcvào huyện Cửu Chân như thời Tùy - Đường
5 Thời Trần - Hồ
Năm 1242, để quản lý Nhà nước, Trần Thái Tông cho sắp xếp lại địa giới hànhchính, đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, trong đó có lộ Thanh Hóa Lộ Thanh Hóa gồm 07huyện và 03 châu, đó là: huyện Cổ Hoằng, Cổ Đằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh,Yên Định, Lương Giang, châu Thanh Hóa, châu Ái, châu Cửu Chân Như vậy, từ tên
cũ là Cửu Chân, tên huyện Đông Sơn lần đầu tiên xuất hiện Đây là một sự kiện vôcùng quan trọng, là dấu mốc lịch sử cho việc Danh xưng Đông Sơn
Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - 1397), đổi Thanh Hóa làm trấnThanh Ðô Thời thuộc Minh, trấn Thanh Đô đổi thành phủ Thanh Hóa, 04 lãnh châu
và 11 huyện, trong đó có Đông Sơn
6 Thời Lê - Nguyễn
Thời hậu Lê, năm Thuận Thiên thứ Nhất (1428), Thanh Hóa thuộc đạo Hải Tây.Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông đặt là Thanh Hóa Thừa Tuyên.Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) lại đổi thành Thanh Hoa Thừa Tuyên Năm HồngĐức thứ 21 (1490) đổi thành Thanh Hoa xứ gồm 04 phủ, 16 huyện và 04 châu HuyệnĐông Sơn lúc này thuộc phủ Thiệu Thiên
Thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), vua Gia Long đổi phủ Thiệu Thiên thànhphủ Thiệu Hóa Huyện Ðông Sơn thuộc phủ Thiệu Hóa
Ngày 12/7/1899, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa baogồm 07 làng: Đức Vạn Thọ, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức,huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện ĐôngSơn)
Năm Thành Thái thứ 12 (1900), nhà Nguyễn cắt 02 tổng Vận Quy và Đại Bốithuộc Đông Sơn nhập vào huyện Thụy Nguyên (nay là huyện Thiệu Hóa)
Trang 3Năm Bảo Đại thứ 3 (1928), huyện Đông Sơn đổi tên thành phủ Đông Sơn baogồm 07 tổng: Thọ Hạc, Bố Đức, Viễn Chiếu, Quảng Chiếu, Tuyên Hóa, Kim Khê,Thạch Khê.
7 Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay
Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, huyện Đông Sơn có nhiều lần chia tách,sáp nhập Năm 1946 chia 07 tổng cũ của Đông Sơn thành 22 xã Năm 1948 tổ chức lạithành 13 xã Đến 1953 tách 13 xã thành 19 xã Đến cuối năm 1954, Đông Sơn lại chiatách thành 25 xã là: Đông Khê, Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Minh, Đông Hòa,Đông Anh, Đông Thịnh, Đông Xuân, Đông Quang, Đông Vinh, Đông Vệ, ĐôngHương, Đông Hải, Đông Yên, Đông Văn, Đông Phú, Đông Nam, Đông Lĩnh, ĐôngTiến, Đông Thanh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Cương, Đông Thọ, Đông Giang
Năm 1963, xã Đông Giang cắt về thị xã Thanh Hóa; theo Quyết định số225/TTg ngày 28/9/1971, 4 xã Đông Thọ, Đông Hương, Đông Hải, Đông Vệ sáp nhậpvào thị xã Thanh Hóa
Năm 1977, theo Quyết định số 177/CP ngày 5/7/1977 của Hội đồng Chính phủ,
16 xã của huyện Thiệu Hóa sáp nhập vào Đông Sơn, huyện Đông Sơn đổi tên thànhhuyện Đông Thiệu bao gồm 36 xã; huyện lỵ Đông Thiệu đặt tại xã Đông Xuân (thịtrấn Rừng Thông ngày nay)
Năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 149/HĐBT ngày30/8/1982 đổi tên huyện Đông Thiệu thành huyện Đông Sơn
Năm 1992, theo Quyết định số 49/TCCP ngày 28/01/1992 của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, thị trấn Rừng Thông được thành lập
Năm 1996, theo Nghị định số 72/CP ngày 18/11/1996 của Chính phủ, huyệnThiệu Hóa được tái lập, 16 xã của huyện Thiệu Hóa lại trở về huyện cũ Xã ĐôngCương chuyển về thành phố Thanh Hóa
Năm 2006, theo Nghị định số 40/2006/NĐ-CP ngày 21/4/2006, thị trấn Nhồiđược thành lập, huyện Đông Sơn lúc này có 19 xã và 02 thị trấn
Năm 2012, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TTg ngày 29/02/2012 của Thủtướng Chính phủ, 04 xã và 01 thị trấn của Đông Sơn được sáp nhập vào thành phốThanh Hóa là: Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vinh, Đông Hưng, thị trấn Nhồi (nay làphường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa)
Năm 2015, thực hiện Nghị Quyết số 935/NQ - UBTVQH ngày 15/5/2015 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính thị trấn RừngThông, xã Đông Xuân được sáp nhập vào thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn hiệnnay còn 14 xã, 01 thị trấn với 21.397 hộ dân, 78.148 nhân khẩu
Lỵ sở của huyện Đông Sơn trước thời Nguyễn đóng ở xã Cổ Đô (làng Vạc) tức
xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa ngày nay Đến năm Gia Long thứ 7 (1808) dời về xãThạch Khê (nay là xã Đông Khê) Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) dời về làng Thọ Hạc
Trang 4thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn (nay thuộc phường Đông Thọ, thành phố ThanhHóa) Từ sau năm 1945, lỵ sở huyện Đông Sơn dời từ Thọ Hạc về xã Đông Xuân Từnăm 1992 đến nay, lỵ sở huyện thuộc địa bàn thị trấn Rừng Thông - trung tâm chínhtrị, kinh tế, văn hóa của huyện Đông Sơn.
Tuần 6, tuần 7
* Trung tâm tỉnh lỵ
Qua các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước, huyện Ðông Sơn tuy có nhiềuthay đổi về tên gọi và địa giới hành chính, nhưng là vùng đất địa linh nhân kiệt, cóđiều kiện địa lý - tự nhiên thuận lợi nên từ thời Bắc thuộc đến cuối thế kỷ XIX, đấtĐông Sơn được nhiều lần chọn làm nơi đặt quận trị, trấn lị, tỉnh lị của tỉnh Thanh Hóa
Trước hết phải kể đến Tư Phố, đó là trụ sở sớm nhất và lâu năm nhất xứ Thanh,kéo dài 520 năm, từ thời thuộc Hán cho tới thời Tiền Tống
Dưới thời thuộc Tùy, quận trị Cửu Chân được dời từ Tư Phố về Đông Phố (tứcĐồng Pho - Đông Hòa)
Trong vòng 10 thế kỷ đầu, vùng đất Đông Sơn luôn là trung tâm kinh tế - chínhtrị - xã hội của quận Cửu Chân Đến năm 1009, khi nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê, trấn
lỵ Thanh Hóa lại dời về Duy Tinh (nay thuộc xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc) Đến thời
Lê, trấn lỵ dời về địa điểm cũ là làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Đông Sơn)
Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép: “Từ đời Lê về trước tỉnh thành ở địa phậncác xã Yên Trung và Yên Lãnh, huyện Thụy Nguyên, sau dời đến bờ sông xã Dương
Xá (huyện Đông Sơn) Bản triều năm Gia Long thứ 3 dời đến địa phận xã Thọ Hạc”
Có thể khẳng định, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, địa danh hành chính trênđất Đông Sơn có nhiều thay đổi Nhưng dù thay đổi thế nào thì Đông Sơn cũng luôn làmột trong những vùng đất trù phú, được chọn là nơi đặt lỵ sở của tỉnh Thanh Hóa
PHẦN THỨ HAI
TUẦN 8, 9
1 Văn hóa thời tiền sử.
Thông qua các ngành khảo cổ học và cổ nhân học, chúng ta biết có các nền vănhoá trên đất nước Việt Nam, Thanh Hóa nói chung, Đông Sơn nói riêng thuộc thời kỳtiền sử Những quyển thông sử Việt Nam hay Thanh Hóa đều bắt đầu bằng di tích núi
Đọ Núi Ðọ nằm bên hữu ngạn sông Chu, thuộc huyện Đông Sơn (huyện Thiệu Hoángày nay), Thanh Hóa Núi Đọ nằm ngay ngã ba của ba xã: Thiệu Tân, Thiệu Vân,Thiệu Khánh, ngã ba của sông Chu, sông Mã, hai con sông lớn nhất của tỉnh ThanhHoá Cùng với núi Bàn A (Núi Vồm - Thiệu Khánh) - Cồn Chân Tiên (Thiệu Khánh)tạo ra thế chân kiềng vững chãi Núi Ðọ được xem là nơi có nhiều vết tích về người
cổ Núi Ðọ còn được gọi là Qui Sơn, được ngợi ca là "Linh Quy Hí Thuỷ" (Rùa thiênguống nước) là thắng cảnh trong Bàn A thập cảnh Nhiều nhà khoa học xếp di chỉ Núi
Đọ vào sơ kỳ đồ đá cũ, giai đoạn phát triển đầu tiên của loài người Thời điểm kếtthúc của giai đoạn này là cách đây khoảng 10.000 năm
Trang 5Văn hoá Núi Đọ - văn hoá thuộc thời kỳ đá cũ, bắt đầu hàng chục vạn năm kéodài cho đến một vạn năm cách ngày nay (tên gọi của nền văn hoá này là từ điểm khảo
cổ học ở núi Đọ, Thanh Hoá)
Đá ở núi Đọ có tinh thể rất kết thực, hạt rất mịn, màu xanh xám, khá cứng, rấtkhó ghè vỡ, nhưng khi ghè vỡ lại tạo nên những cạnh rất sắc Đây là một vật liệu rấttốt, phù hợp trong việc chế tác công cụ, khi mà con người chưa tìm ra những loại vậtliệu khác có nhiều ưu điểm hơn
Thời sơ sử.
Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam, Thanh Hóa nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng đã bước vào thời đại kim khí
- Văn hoá Đông Sơn (miền Bắc) gắn với sự ra đời của nhà nước Văn Lang của
các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương Vớinền văn hoá Đông Sơn, kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khácao so với trình độ thế giới lúc đương thời Sản phẩm đồng thời cũng là biểutượng của văn hoá Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn Quá trình hìnhthànhvà phát triển của văn hoá Đông Sơn/văn minh sông Hồng ở miền Bắc
là một quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nướcđầu tiên của họ Đây là một nền văn hoá thống nhất mà chủ nhân của nềnvăn hoá đó là một cộng đồng cư dân gồm nhiều thành phần tộc người gầngũi nhau về nhân chủng và văn hoá Văn hoá Đông Sơn là một điển hình củanền văn hoá nông nghiệp lúa nước
Trên đất Đông Sơn, thời đại kim khí ( bao gồm toàn bộ thời đại Hùng Vương,cách ngày nay khoảng 4.000 năm lịch sử) đã có hoạt động của con người hết sức sôiđộng Thời đại này ở Thanh Hóa bao gồm 2 thời kỳ: Tiền Đông Sơn và Đông Sơn Thìtrên đất Đông Sơn đã có những diễn biến liên tục thể hiện qua sự phân bố đậm đặc củacác di chhir khảo cổ học
Mở đầu cho thời kì tiền Đông Sơn, Trên đất Đông Sơn, Thanh Hóa có địa điểm Cồn Chân Tiên Thiệu Khánh, Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) được các nhà khảo
-cổ học coi là địa điểm cức kỳ quan trọng, là nhân lõi đầu tiên của bộ Cửu Chân thời cácvua Hùng dựng nước cùng năm trong không gian của vùng Đông Sơn khi ấy, cư dâncác bộ lạc ở di chỉ Cồn Chân Tiên cũng bước vào sơ kì thời đại đồng thau Cùng thờivới di chỉ này, ven đôi bờ sông Mã còn phát hiện được các di chỉ núi Chàn (ở sườn tâynúi Đọ), khe Tiên Nông (sườn Tây Bắc núi Nuông) Kết quả khai quật và nghiên cứucác di chỉ này đã được nhiều nhà nghiên cứu xác định là giai đoạn sớm nhất của thời đạiđồng thau ven sông Mã, là cốt lõi mở đầu trong quá trình hình thành bộ Cửu Chân trongnước Văn Lang
- Tiến trình văn hoá Việt Nam thời tiền sử và sơ sử là tiến trình hình thành nênnhững nền tảng của văn hoá Việt Nam, hình thành cốt lõi của người Việt cổ, là phác thảokhởi nguyên về một nền văn hoá quốc gia dân tộc đa tộc người về sau
Trên cơ sở của các giai đoạn trước, người Đông Sơn bước vào giai đoạn mới màcác nhà khảo cổ học, sử học gọi lả giai đoạn Quỳ Chữ Đây là một địa danh thuộc xáHằng Quỳ (Hoằng Hóa) được dùng đặt tên cho giai đoạn này Các nhà khảo cổ đãphát hiện được 8 địa điểm này trên đất Thanh Hóa thì Đông Sơn xưa có 5 địa điểm:
Trang 6Bãi Vác (Đông Hòa), Bái Man, Cồn cấu (Đông Lĩnh), Núi Nấp (An Hoạch, ĐôngKhối (Đông Cương) và lớp trên của di chỉ Đồng Ngầm, Đồng Vưng (Đông Tiến).
TUẦN 10,11
Năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc của An Dương Vương bị nước NamViệt của Triệu Đà (đóng đô ở Phiên Ngung thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngàynay) thôn tính Năm 111 trước công nguyên, nước Nam Việt bị thôn tính vào đế quốcHán, nước Âu Lạc lúc ấy thuộc nước Nam Việt cũng bị thôn tính theo Từ đó, đấtnước ta trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, tức là chịu sự đô hộ, áp đặt văn hoá củaphong kiến phương Bắc và có sự chống phong kiến phương Bắc đô hộ để bảo vệ bảnsắc văn hoá dân tộc Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân huyện Đông Sơn đã đứngdậy đấu tranh để chống lại các thế lực xâm lược phương Bắc để bảo tồn giống nòi, bảo
vệ nền văn hoá dân tộc và giải phóng đât nước Cùng với nhân dân cả nước, vào thời
kỳ này nhân dân huyện Đông Sơn đã phải sống cuộc sống lầm than, cơ cực bởi chínhsách bóc lột nặng nề của quan lại phương Bắc Ngay từ thời nhà Tần (265-420),ngường Đông Sơn đã phải vào núi An Hoạch khai thác đá quý nộp cho chúng
Trong gần 10 thế kỷ dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dânĐông Sơn đã anh dũng đững lên cùng với nhân dân Thanh Hóa và nhân dân cả nướcđánh duổi kẻ thù, điển hình là cuộc khởi ngĩa Hai Bà Trưng
Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chínhthức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán
Theo các tư liệu lịch sử, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng quy tụ 246 tướng lĩnh, thủlĩnh các nghĩa quân địa phương, trong đó có 97 tướng nữ và 149 tướng nam Được sựhưởng ứng của Lạc Hầu, Lạc Tướng và Lạc dân khắp nơi, chỉ trong thời gian ngắn, Hai
Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đánh đuổi quân Tô Định ra khỏi bờ cõi, lấy lạitoàn bộ giang sơn, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán Những ngôi đình,đền thờ các vị tướng của Hai Bà Trưng cùng những truyền thuyết lưu truyền trong dângian giúp các thế hệ người Việt Nam thêm hiểu về khí phách quật cường chống giặcngoại xâm của dân tộc ta
Khởi nghĩa Bà Triệu là cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ nhất, rộng lớn nhất và “làđỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III, nổ ra ngay trong thời kỳ mà bọn đô hộ
có lực lượng hùng mạnh, đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩymạnh dã tâm đồng hóa dân ta Có thể nói, khởi nghĩa Bà Triệu là sự kết tinh của mộtchặng đường dài đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân ta, cuộc khởi nghĩa đã để lạinhững bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ địa, về phương thứcđấu tranh chống xâm lược”
Cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, đất nước ta nằm dưới quyền thống trị của cha con,anh em Sĩ Nhiếp Năm 226, sau khi Sĩ Nhiếp, con là Sĩ Huy chống lại nhà Ngô, nổibinh giữ quận Giao Chỉ Nhà Ngô sai thứ sử Lữ Đại đem đại binh vượt biển sang đàn áp
Sĩ Huy Gia đình Sĩ Huy cùng nhiều tướng lĩnh bị giết, hàng vạn nhân dân Cửu Chânnhân đó khởi nghĩa cũng bị tàn sát
Trang 7Dưới ách thống trị của nhà Ngô, nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân bị áp bức, bóc lộtrất nặng nề Chính vì vậy, người Giao Chỉ, Cửu Chân đã không ngừng nổi dậy chốnglại ách thống trị của nhà Đông Ngô, trong đó cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu là cuộc khởinghĩa lớn nhất, tác động mạnh nhất tới dân chúng và làm chính quyền đô hộ hết sức longại.
Đầu thế kỷ VII, trên đất Đông Sơn nổ ra cuộc khởi nghĩa Lê Ngọc (còn gọi là LêCôc) Lê Ngọc (còn gọi là Lê Cốc) cùng với 4 người con lật đổ quan cai trị của nhàTuỳ (Trung Quốc) đóng ở Ðông Phố (tức Ðồng Pho, xã Ðông Hoà huyện Ðông Sơnngày nay), gọi là kinh đô Trường Xuân, tự quản Cửu Chân chống lại nhà Ðường chođến đầu thế kỷ VI Năm 759, quân Mã Lai cướp phá Châu ái (tên gọi Cửu Chân từnăm 523) bị quan cai trị là Trương Bá Nghi tiêu diệt Năm 797, quân Mã Lai lại cướpphá Châu ái nữa, xây cả thành, lập nước, nhưng bị quan cai trị là Trương Châu đánhđuổi, san phẳng thành trì thu hồi mọi của cải Thế kỷ IX, Nho giáo, Lão giáo và Phậtgiáo đã rất phát đạt ở Châu Ái Ðạo Nho có anh em Khương Công Phụ, đỗ Tiến sỹlàm quan đến Tể tướng triều đình nhà Ðường, đạo Lão biến các hang động đẹp nhất ởkhắp Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn làm nơi tu tiên và đạo Phật có các Ðại hoà thượngnhư Trí Hành và Ðại Thăng Ðăng sang tận Trung Quốc để hành đạo
Mùa thu (tháng 7), năm 923 vua Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sangđánh Giao Châu Lý Khắc Chính bắt được Tiết độ sứ Khúc Thừa Mĩ đem về Vua Hánphong tước cho Dương Đình Nghệ, cho Lý Tiến làm Thứ Sử Giao-Châu, cùng với LýKhắc Chính giữ thành
Năm 931, tại vùng làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện Đông Sơn ( nay là TPThanh Hóa) Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc, ông nuôi 3.000 giả tử(con nuôi), ngày đêm luyện tập võ nghệ, tích lũy lương thực và chuẩn bị cho kế hoạchtấn công Giao Châu, thủ phủ của quân xâm lược Tham gia lực lượng khởi nghĩa đaphần là người dân Đông Sơn
Mùa xuân, tháng 3, năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là KiềuCông Tiễn giết chết Cùng với nhân dân cả nước nhân dân Đông Sơn đã tập hợp xungquanh Một nha tướng khác của ông là Ngô Quyền (con rễ của Dương Đình Nghệ)thành lực lượng nòng cốt, cuối năm 938 từ vùng đất làng giàng, Đông Sơn (nay là TPThanh Hóa) đại quân ta đã kéo quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn
TUẦN 11, 12
Từ đầu thế kỷ X, Đông Sơn đã là vùng đất ổn định và bước vào thời kỳ phát triểnmới, là địa bàn quan trọng của Châu Ái Sau kháng chiến chống Tống thắng lợi, LêHoàn lên ngôi Hoàng đế, là người đứng đầu quốc gia Đại Cồ Việt, Lê Hoàn rất quantâm đến vùng đất này Ông đã cho Lê Lương giữ chức vụ như thời Đinh và mở mangvùng đất này, đặc biệt là đào sông khơi ngòi Nhiều đoạn sông chảy qua Đông Sơnbây giờ đều được bắt đầu từ thời Lê Hoàn
Nhà Lý là triều đại trong nền quân chủ Việt Nam Triều đại này bắt đầu khi LýCông Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từtay nhà Tiền Lê lập ra triều đại mới Hơn 1 năm sau khi lên ngôi vua, tháng 7 âm lịchnăm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội).Ông đã ban hành Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010 Một sự kiện lớn trong những
Trang 8năm thịnh trị thời lý là việc Ly Thanh Tông, đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt sang ĐạiViệt vào năm 1054, mở ra kỷ nguyên Đại Việt trong lịch sử Việt Nam Trong thời kýnày, Châu Ái được đổi tên thành phủ Thanh Hóa và lỵ sở của phủ không đặt ở ĐôngSơn mà được chuyển xuống vùng Duy Tinh (xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc)
Đến nhà Trần, mảnh đất Đông Sơn vừa là hậu phương, vừa là chiến trường củacuộc kháng chiến Trong sự nghiệp xây dựng đất nước dưới triều Trần, Đông Sơn đãđóng góp cho lịch sử dân tộc nhiều danh nhân lỗi lác Đó là Lê Văn Hưu, quê làngPhủ Lý, tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn (nay là xã Thiệu Trung Huyện Thiệu Hóa);
có Thiều Thốn, người xã Đông Tiến là một tướng giỏi có nhiều đóng góp trong việcbảo vệ biên cương Tổ Quốc
Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập Từ năm
1371, Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính nhà Trần, đượcvua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ônglên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh
Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái sưnhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước.Trong khi đó, tháng 4 năm 1406, nhà Minh sai Hàn Quan và Hoàng Trung đem
10 vạn quân ở Quảng Tây sang, mượn cớ đưa con cháu nhà Trần là Trần ThiêmBình về làm vua Qua một số trận giao tranh nhỏ, quân Hồ thắng trận, quân Minh phảigiao nộp Thiêm Bình mới được rút lui
Tháng 9 năm ấy, nhà Minh sai Trương Phụ, Trần Húc, đem 40 vạn quân đánhvào cửa ải Pha Lũy (cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay), Mộc Thạnh, Lý Bân cũng đem 40vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang ngày nay), hai đạo quântổng cộng là 80 vạn
Tháng 10, quân Minh hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đếntận Trú Giang Ngày 2 tháng 12, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoan
và chỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hồ Xạkhông giữ nổi, phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái
Năm 1407, ngày 20 tháng 2, Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lô, quânMinh giữ hai bên bờ sông đánh kẹp lại, quân Hồ thất bại, lui giữ Muộn Khẩu (cửasông Hồng ở Giao Thủy, Nam Định ngày nay) Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đềutrở về Thanh Hóa Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn đến MuộnKhẩu, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí, đóng thuyền chiến để chống lại Quân Minh đốilũy với quân Hồ, ngày đêm đánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, bùn lầy ẩm uớt khó ở,bèn dời đến đóng ở Hàm Tử, lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt Hồ Nguyên Trừng
và Hồ Đỗ cũng dời quân đến Hoàng Giang, lại đón Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương từThanh Hóa tới
Năm 1407, ngày 20 tháng 2, Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lô, quânMinh giữ hai bên bờ sông đánh kẹp lại, quân Hồ thất bại, lui giữ Muộn Khẩu (cửasông Hồng ở Giao Thủy, Nam Định ngày nay) Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đềutrở về Thanh Hóa Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn đến MuộnKhẩu, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí, đóng thuyền chiến để chống lại Quân Minh đốilũy với quân Hồ, ngày đêm đánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, bùn lầy ẩm uớt khó ở,
Trang 9bèn dời đến đóng ở Hàm Tử, lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt Hồ Nguyên Trừng
và Hồ Đỗ cũng dời quân đến Hoàng Giang, lại đón Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương từThanh Hóa tới
Thời giặc Minh, năm 1407, sau khi chiếm được Đông Đô, nhà Minh đã đổi nước
ta làm quận Giao Chỉ, coi như địa phương quận huyện của Trung Quốc Chúng lậpchính quyền theo mô hình “chính quốc”, với chính sách bóc lột tham tàn cùng với sựbạo ngược của bọn quan lại đô hộ khiến cho đời sống nhân dân ta vô cùng cơ cực.Nhiều cuộc khởi nghĩa diễn nổ ra, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Chíchlãnh đạo
Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hoá) Nghe tinthanh thế của Nguyễn Chích, Lê Lợi sai người mang thư đến mời ông về cùng thamgia quân Lam Sơn Nguyễn Chích đồng ý theo Lê Lợi, nhưng thời gian đầu ông vẫn ởcăn cứ Hoàng Nghiêu Cuối năm 1420, khi Lê Lợi đóng quân tại Mường Nhanh,Nguyễn Chích đã đem toàn bộ lực lượng của mình về với Lê Lợi và tự nguyện đặtdưới quyền chỉ huy chung của Lê Lợi Ông được Lê Lợi phong làm Thiết Đột Hữu vệ,Đồng Tổng đốc Chư quân và trực tiếp chỉ huy một đạo quân quan trọng của LamSơn
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, con là Lê Thái Tông lên thay Lê Chích được phụcchức làm Đồng tổng quản châu Hoá, trấn thủ Thát Ải Quân Chiêm Thành hai lầncướp phá, ông đều chặn đánh tan, giữ yên biên giới phía nam Sau đó, Lê Chích cònlập công trong 2 lần đi đánh Chiêm Thành, được phong tước Đình hầu
Tháng 12 năm 1448, Nguyễn Chích qua đời vì bệnh, khi đang còn giữ chức Nhậpnội Đô đốc Triều đình truy tặng ông là Nhập nội Tư không, Bình Chương sự, đồngthời, ban cho ông tên thụy là Trinh Vũ
Nhà Hậu Lê (1427-1789) do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền
Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ 10 Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn:
- Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa LamSơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới vàkết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc
- Nhà Lê Trung Hưng(1533-1788): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượngtướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê TrangTông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê; kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưuvong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông
Suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân Đông Sơn cùng với toàn thể dân tộcViệt Nam chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
Tháng 1 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh cho thủy quân tấn công Thị Nại, tiêudiệt hoàn toàn thủy quân Tây Sơn do Vũ Văn Dung chỉ huy Tuy nhiên, Tây Sơn vẫncòn vây chặt thành Bình Định Nhận thấy quân Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh,Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là VõTánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh kiên quyết tử thủ để tạo đều kiện cho
Trang 10Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, chính việc này khiến thời gian hai đại tướng Tây Sơn bịcầm chân lên hơn một năm.
Ngày mồng 1 tháng 5 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân đánh nhau dữdội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung Đến mùng 2, quân Nguyễn đụng độ và bắt được Phò
mã Tây Sơn Nguyễn Văn Trị và Đô đốc là Phạm Văn Sách, rồi tiến vào cửa Eo,Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà Đến ngày 3, Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân Sau
đó, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phước theo đường bộ và thủy về cứuthành Bình Định
Mùng 1 tháng giêng âm lịch năm 1802, Tây Sơn theo đường biển và đường bộđánh vào Phú Xuân Nguyễn Quang Thùy dẫn thuyền chiến tới cửa Nhật Lệ thì
bị Nguyễn Văn Trương chặn đánh Bùi Thị Xuân thúc voi dẫn quân Tây Sơn đánhnhau với quân Nguyễn ở Trấn Ninh, quân Tây Sơn nghe tin bị thua ở ngoài biển thìhỗn loạn, tan vỡ
Tháng 6 âm lịch năm 1802, Gia Long tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toảnkhông chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt Nhà Tây Sơn bị tiêu diệt, Gia Long chínhthức thống nhất quốc gia Năm 1804 cùng với thay đổi một số đơn vị hành chính trongnước, vua Gia Long đã quyết định dời trấn thành Thanh Hóa từ Dương Xá (làng Giàng,Đông Sơn) về làng Thọ Hạc (Đông Sơn, nay là TP Thanh Hóa)
Suốt triều Nguyễn, nền kinh tế Đông Sơn vẫn lấy nông nghiệp làm chủ đạo, lànguồn thu nhập chủ yếu đóng gọp cho nhà nước
Nửa đầu thế kỷ XIX, từ truyền thống của vùng đất có những nghề thủ công độcđáo, lúc này không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà con có tiếng vang trong cả nước Nghềđục đá Nhồi là một trong những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, Đông Sơn đã có 28 chợ trong đó có nhiều chợ lớn Mặthàng chợ hết sức phong phú, không chỉ sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp dongười Đông Sơn làm ra mà còn cả hang lâm sản từ miền núi xuông, hải sản từ miềnbiển lên
Thời Nguyễn (tính đến năm cuối cùng chế độ thi cử phong kiến 1919), Đông Sơnchỉ có 01 vị đại khoa là Lê Thế Thứ (thôn Ngọc Tích, xã Đông Thanh) và 25 cử nhân
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà bạc nhược, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết phát động Dưới sự chỉ huy của các lãnh tụ phong trào Cần Vương Thanh Hóanhư: Phạm Bành, Hoàng Bất Đạt, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân……phong tràoyêu nước đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong toàn tỉnh
Cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, đầu hàng thực dân Pháp.Nhân dân Đông Sơn đã tham gia vào nghĩa quân của dưới sự chỉ huy của của Lê KhắcTháo (xã Thiệu giao), Lê Thế Tấu (xã Đông Lĩnh), Lê Văn Thức (xã Đông Tiến)mNguyễn Hữu Hanh, La Văn Hạnh, La Đức Tú, La duy Hoành (xã Đông Thanh)
… cùng thành lập đội nghĩa quân tại Bôn (nay là xã Đông Thanh) tiếp ứng, phối hợpvới nghĩa quân Lê Khắc Tháo, Tống Duy Tân, Phạm Bành, Hà Văn Mao, Cầm BáThước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi