1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Book 8 Ielts Speaking handbook by Kien tran

345 1,9K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 345
Dung lượng 23,73 MB

Nội dung

là những lời khuyên của mình có lẽ sẽ không giống như nhiều sách mà bạn đã đọc.. Mục đích là giúp bạn suy nghĩ bằng tiếng Anh một cách tự nhiên chứ không phải mình "quên" tiếng mẹ đẻ, vì

Trang 1

Kien Tran

Trang 2

- WHY -

Thật hay để chúng ta vỗ đùi, bỏ hết các công việc đang làm và hét lên:

“BÍ QUYẾT CỦA TÔI ĐÂY RỒI”

Những gì chúng ta thường thấy là cảnh tượng bạn – yes! YOU – nếu

có tiền thì đăng ký một lớp học Speaking nào đó. Lập luận rằng Speaking không thể tự học được nên bắt buộc phải đi học. Đóng vài triệu đến vài chục triệu, cắp sách đến trung tâm / lớp học mỗi ngày với hi vọng một ngày nào đó sẽ nói được tiếng Anh “như gió”. Kết thúc khoá học. Vui mừng vì mình cũng học được một vài thứ hay ho.

Nhưng rất tiếc, hoàn toàn chưa đủ cho IELTS.

Còn nếu bạn – yes YOU – không thích đi học lớp Speaking như nhiều

tiền đến hiệu sách để mua sách thật sung sướng. Cảm giác tiến bộ rõ rệt từ giây phút bước vào nhà sách, cầm sách lên suýt xoa, lật trang giấy mới tinh còn vẫn còn thơm cho đến lúc ra quầy tính tiền.

“Của em 5 quyển hết 600k” – Chị thu ngân nói.

“Tối nay về mình sẽ học tử tế. Quyết tâm Speaking 8.0 trở lên” – Bạn thầm nghĩ, ra dắt xe và sung sướng về nhà.

6 tháng trôi qua.

Bạn lên google search:

“SÁCH NÀO DẠY SPEAKING HAY???”

Trang 3

Đã lâu lắm rồi không có một cuốn Speaking nào thật sự hay và đây là

sự thật. Poor us. Đó là lý do mình quyết định viết cuốn sách này. Một cuốn sách mà bạn sẽ không bán ve chai sau khi đọc xong. Một cuốn sách khác với các cuốn sách mà bạn đã từng đọc (và hiện giờ nó đang

ở một góc nào đó trong nhà – tích bụi).

Nếu bạn FOLLOW các cuốn sách Speaking và các khoá học Speaking trên thị trường hiện nay. Khả năng cao là bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong thời gian đầu. Nhưng một thời gian sau bạn sẽ mất niềm tin (ngày qua ngày).

Thậm chí chúng còn có hại cho bạn bởi cách dạy Speaking khiến bạn ngày càng sợ hãi và hiểu sai về IELTS Speaking. Nếu bạn vẫn còn đang ghê tởm Speaking, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho một sự thật:

Các sách và khoá học IELTS Speaking

Và giải pháp của chúng ta là phải tạo ra một sản phẩm dạy Speaking

cuốn sách này.

Mục tiêu của cuốn sách là giúp bạn tăng điểm IELTS qua từng chapter

mà bạn đọc. Nghĩa là bạn càng đọc cuốn này nhiều và kỹ bao nhiêu, điểm bạn sẽ càng tăng. Chapter by chapter. Line by line. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào con người của bạn nữa.

Đó là lý do mình không chỉ thay đổi kỹ năng của bạn. Mà còn thay đổi con người bạn. Thay đổi cách bạn nhìn vào một vấn đề. Bạn sẽ khó tìm được lối dạy Speaking của mình ở trong bất kỳ cuốn sách hay giáo viên nào hiện nay (thậm chí là không).

Trái với lời khuyên thông thường khuyên bạn: “Hãy đọc nhiều sách”. Mình khuyên bạn: “Hãy đọc ít sách, nhưng chọn cuốn nào thật hiếm, thật tử tế và thật khác biệt” – Áp dụng tương tự. Mình xin nói trước

Trang 4

là những lời khuyên của mình có lẽ sẽ không giống như nhiều sách

mà bạn đã đọc. Vì vậy bạn phải lựa chọn cái nào hợp với bạn.

Trang 5

How to read

- THIS BOOK -

Bạn hãy nhìn vào màu sắc của tiêu đề chapter này. Màu ghi. Nếu bạn thấy tên chapter được tô màu ghi. Đó là những Chapter liên quan đến những thông tin chung chung, tâm lý hay cách suy nghĩ, phương pháp nói chung.

trực tiếp thực hành về IELTS Speaking. Đây là nơi bạn trải nghiệm cách nói, các chiến thuật (thực tế) trong bài và là nơi chúng ta áp dụng vào thực tế với các đề thi thật.

Đôi khi bạn sẽ thấy các Chapter tô màu Xanh *CYAN*, đây là các

transcript. Transcript là bạn bắt chước y nguyên từ câu từng từ, từng công thức. SCRIPT là lối tư duy mà bạn có thể áp dụng được hết bài này tới bài khác. SCRIPT lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn cảnh Speaking của tiếng Anh.

Các chapter màu ghi giúp bạn có tâm lý đúng, phương pháp đúng và

năng thực chiến trong thực tế. Để bạn chai lỳ hơn qua từng trận đấu.

Chapter màu xanh *CYAN* cung cấp cho bạn vũ khí và các loại võ để tăng khả năng chiến đấu của bạn (tăng attack)

Vấn đề ở một số sách hay khoá học hiện nay đó là họ chỉ tập trung vào một cái thay vì cả 3. Quá nhiều cái này quá ít cái kia hoặc ngược lại. Trong khi 3 cái này hỗ trợ lẫn nhau.

Trang 6

Mình sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều ví dụ câu trả lời trong suốt cuốn sách này. Có một điều mình xin bạn (I beg you) đó là sau khi bạn đọc xong mỗi ví dụ và câu trả lời. Làm ơn (please) đừng sợ. Và làm ơn đừng bắt ép bản thân phải bắt chước mình hay nói chính xác từng câu từng từ như mình. Nếu bạn vẫn sợ và vẫn muốn bắt chước theo 100%. Bạn đang đi ngược lại mục đích của cuốn sách này.

Thứ mình muốn đạt được trong cuốn này đó là INSPIRE YOU. Truyền cảm hứng cho bạn để bạn cảm thấy THÍCH và THOẢI MÁI khi dùng

từ này hoặc cụm từ này. Nếu bạn thấy mình dùng đi dùng lại một cụm

từ trong nhiều lần, bạn có thể hiểu là cụm từ đó hay dùng và nên dùng.

Nhưng đừng hiểu là nếu KO dùng sẽ có hại. KO.

Nếu bạn không dùng. Hoàn toàn không sao. Tương tự với nội dung, mục đích của cuốn sách không phải để bạn làm y chang nội dung hay ideas của mình. Mà mục tiêu là giúp cho bạn phát triển nội dung hay

với mình. "Kiên, your idea is good. But mine is BETTER." Đó là thứ mà mình muốn nghe. Okay?

Và lời khuyên hay những kinh nghiệm hay của cuốn sách sẽ không tập

suốt cuốn sách. isn't that interesting? Mặc dù mình sẽ cố gắng giải thích cặn kẽ tại sao ở phần trả lời. Nhưng trong quá trình đọc, mình muốn bạn có một quyển NOTEBOOK và một cái bút ở bên cạnh để take notes một cách chủ động. Take note lời khuyên của mình mà bạn thấy hợp lý. Take note cụm từ mà mình ưa dùng và dùng nhiều. Take note cách suy nghĩ của mình khi làm một đề Speaking, etc.

Mình cũng sẽ dùng xen kẽ cả tiếng Việt cả tiếng Anh kể cả trong phần giải thích. Mục đích là giúp bạn suy nghĩ bằng tiếng Anh một cách tự nhiên (chứ không phải mình "quên" tiếng mẹ đẻ, vì vậy please don't think that)

Trong quá trình viết các chapter, bạn sẽ thấy mình lặp đi lặp lại một

số ý quan trọng. Đừng hiểu lầm là trí nhớ mình kém (memory loss), mình làm vậy là có chủ ý (intentionally). Mình đang lập trình suy nghĩ

Trang 7

của bạn (program). Vì vậy hãy cảm thấy thoải mái đọc đi đọc lại những điểm quan trọng mà mình nhắc lại và khoan hãy đổ oan cho trí nhớ của tác giả.

Cuối cùng, viết được một cuốn sách như vậy không phải dễ và không phải ai cũng viết được. Vì vậy nếu bạn đã bỏ tiền ra để có cuốn sách này, chúng ta đã có một giao dịch công bằng, đôi bên cùng có lợi.

Nếu bạn bằng cách nào đó có được cuốn sách này for FREE. Âm

Thiết nghĩ bạn đừng nên kêu gào tại sao thế giới này bất công. Vì chính bản thân bạn đang góp phần làm cho thế giới trở nên unfair. Mình thật sự khuyên bạn (như một người bạn) với tất cả lòng tôn trọng. Đó là nếu bạn muốn có một thứ gì đó, hãy bỏ tiền ra mua nó. Vì điều đó phản ánh sự đồng cảm (sympathy) của bạn về sức lao động

và phản ánh sự trân trọng tới kiến thức và sự giúp đỡ chân thành của người khác. Nó là cái giá bạn trả để đạt được cái gì đó to lớn hơn.

Cả về vật chất lẫn nhân cách của chính bản thân. Còn nếu bạn không

có tiền (hay nói theo ngôn ngữ nói giảm nói tránh là Tài chính dạo này đang eo hẹp). Hãy nói với mình một câu. Mình sẽ chờ bạn và mình sẽ không bỏ rơi bạn.Because I’m there to help you.

Còn nếu bạn đã trả tiền cho cuốn sách. Đừng chỉ nghĩ đơn giản là bạn vừa hoàn thành một giao dịch. Điều này nói lên rất nhiều về bạn.

1. Bạn tôn trọng và giá trị lao động của người khác (Vì bạn hiểu được

và tôn trọng giá trị lao động của chính bản thân).

2. Bạn hiểu rằng để thành công, bạn phải trả một cái giá (và cái giá

mà Kien Tran đưa ra không hề đắt. Có khi chỉ bằng một buổi đi học ở Hội Đồng Anh nhưng giá trị chưa chắc đã bằng Kien Tran cung cấp)

3. Bạn đang góp phần làm Kien Tran hạnh phúc hơn. Mỗi cuốn sách bán ra, không vào tài khoản của Kien Tran mà vào trực tiếp tài khoản

hiểu được tình yêu của mình dành cho mẹ mình (bằng cách nhìn vào tình yêu của chính bạn dành cho mẹ bạn). Cảm ơn bạn!

Trang 8

4. Bạn TO hơn đồng tiền. Đối với nhiều người, đồng tiền với họ là cái

gì đó rất to. To hơn cả giá trị và bản thân. Nhưng bạn không phải vậy.

Bạn lớn hơn đồng tiền.

5. Bạn hiểu được rằng nếu Kien Tran không bao giờ viết sách, có lẽ bây giờ bạn vẫn đang loay hoay học IELTS ở một trung tâm hay sách nào hay Page nào đó trên Facebook. Bạn vẫn sẽ bỏ tiền thậm chí rất

bạn. Thay vào đó Kien Tran giúp bạn tiết kiệm được tiền. Rất nhiều tiền.

Trang 9

CHAPTER 1

change the formula

Trang 10

Chapter 1

- CHANGE THE FORMULA-

Mình có một câu hỏi muốn hỏi bạn. (I have a question for you)

Công việc đầu tiên, rất quan trọng mà bạn cần làm trước khi học Speaking IELTS là gì? (What’s the very first and important thing you should do BEFORE you start studying IELTS Speaking?)

Hmm. Một câu hỏi mà mình nghĩ rằng chúng ta sẽ có rất nhiều câu trả lời thú vị khác nhau. Hãy thử tưởng tượng chúng ta đang ở trong một căn phòng và các bạn giơ tay lên để đóng góp ý kiến:

“Từ vựng” – một bạn trả lời chắc như đinh đóng cột.

“Tại sao từ vựng?” – Mình hỏi lại.

“Vì ngôn ngữ được cấu tạo bởi từ vựng. Học hết từ vựng là có thể nói được thành thạo.” – Bạn học sinh trả lời

Nghe có vẻ logic. Mình hỏi lại:

“Nhưng tại sao có nhiều người rất nhiều từ vựng, làm bài tập từ vựng rất điểm rất cao nhưng lại không nói được câu nào?” – Kien Tran hỏi tiếp.

Một bạn khác giơ tay: “Vì phát âm, biết nhiều từ vựng mà không biết cách phát âm để người ta hiểu cũng…vứt.”

Cả hội đồng cười phá lên và khá nhiều người gật đầu.

“Nhưng chẳng phải cũng có người biết từ vựng, biết phát âm mà vẫn fail sao?”

Trang 11

Một bạn khác giơ tay: “Vì bạn đó chưa học chắc ngữ pháp. Để nói tốt

Grammar và Pronunciation thì mới điểm cao.”

Có lẽ đây cũng là câu trả lời khá rõ ràng của bạn luôn. Chúng ta cần phải học Vocab, Grammar, và Pronunciation để Speak well.

Vậy nếu câu trả lời đơn giản và rõ ràng như vậy, thì việc gì bạn phải mua cuốn sách này để làm gì? Thà rằng bạn tự luyện Vocab, tự luyện Grammar hay tự luyện Pronunciation sau đó nhảy vào phòng thi Speaking and you can do just fine. Right?

Kien, Yes, I know vocab, grammar and pronunciation can help me speak well. But, I still can’t speak English correctly and with confidence. Why is it so?

Phải chăng bạn thiếu sự tự tin?

Ồ, đúng rồi, phải chăng bạn bị thiếu tự tin bẩm sinh dẫn đến việc bạn vốn không thể và không bao giờ có thể Speak well trong phòng thi dù

You are stuck. (and you are f**cked)

Và mình hiểu được sự lo lắng của bạn và tại sao bạn lại có suy nghĩ như vậy.

Vì cái logic:

Good Pronunciation

Good Vocab Good Grammar

Good Self-confidence

Speak Well

Trang 12

…KHÔNG đúng và không áp dụng trong thực tế.

Và mình hoàn toàn hiểu được vai trò của Vocab, Grammar, Pronunciation và cả Self-confidence. Mình không phủ nhận tầm quan

mà bạn nên focus on.

Vì chúng là kết quả (products) chứ không phải gốc rễ của vấn đề (root cause). Nếu bạn không giải quyết được gốc rễ của vấn đề mà chỉ tập trung vào phần ngọn, bạn sẽ thấy được sự tiến bộ nhưng sự tiến bộ

đó sẽ chậm và không bền và bạn sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu một cách tự nhiên nhất.

Đây giống như việc người bị huyết áp cao, nhưng vẫn ăn mặn (nguyên nhân gây huyết áp cao), sau đó uống thuốc để ổn định lại huyết áp.

Trong khi người khác trị huyết áp cao (high blood pressure) bằng

Học từ vựng, ngữ pháp, phát âm, rất tốt. Và bạn nên học. Nhưng nó lại không phải nguyên nhân khiến bạn nói chưa tốt. Nó là phần ngọn hay phần bổ trợ.

Và mình muốn bạn quên cái công thức “Vocab + Grammar + Pronun + Self-confidence” đi và focus vào một công thức mới:

“Speak well = Experience on different issues = gradual process of learning about self and the world”

Trang 13

Oh my god!!! Where is vocab??? Where is grammar??? Where is Pronunciation???

Hãy bình tĩnh.

Hãy nhìn lại một ví dụ khá cổ điển. Babies.

Babies sinh ra và lớn lên có tập trung vào ngữ pháp, từ vựng và phát

âm không? Không. Vậy tại sao Babies lại nói tốt hơn nhiều bạn hiện nay? Vì chúng trải qua một quá trình tự nhiên (a natural process of learning) thay vì một quá trình áp đặt nhân tạo (Learn vocab, learn grammar, learn pronunciation, learn how to be confident)

Do you follow me?

Nếu bạn nhìn kỹ 2 “công thức” này bạn sẽ thấy phần lớn chúng ta được dạy phải theo công thức đầu tiên:

Gradual process of learning about self and the

world

Experience on different

issues Speak Well

Good Pronunciation

Good Vocab Good Grammar

Good Self-confidence

Speak Well

Trang 14

Chúng ta đã được dạy như vậy từ khi bắt đầu học ngôn ngữ. Thay vì tập trung phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, tổng thể (wholism)

ta tập trung CHIA NHỎ English ra và tập trung phát triển từng bộ phận một cách riêng biệt (reductionism).

Vì ta tin một cách sai lầm rằng, đây là cách tốt nhất để học một ngôn ngữ. Ta ép bản thân phải giỏi “chuyên ngành” từ vựng hoặc “chuyên ngành” ngữ pháp trước khi dám nghĩ đến những cái “lớn” như kiểu kiến thức về hoá học bằng tiếng Anh (chemistry) hay chính trị Mỹ (US politics).

Bạn thấy quen thuộc không?

thể có cách nhìn tổng thể hoặc chia nhỏ. Nếu bạn nhìn cơ thể một cách tổng thể (holistically OR wholistically), bạn sẽ thấy được big picture và thay vì ngồi tính lượng calo ăn vào và tiêu thụ mỗi ngày, thay vì ngồi tính toán lượng dinh dưỡng mỗi ngày, bạn tập trung ăn nhiều hoa quả, ăn nhiều rau, ăn nhiều hạt, ăn ít thịt, ăn ít đường, ăn ít

đồ mặn, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ đủ. Và cơ thể của bạn sẽ

DO JUST FINE. Rất đơn giản. Rất tự nhiên.

Nhưng nếu bạn nhìn cơ thể con mắt reductionist (chia nhỏ). Bạn sẽ

có xu hướng tính toán nhiều hơn. Bạn sẽ mất đi cái nhìn toàn cảnh, bạn sẽ uống thuốc vì bạn nghĩ rằng một phần nào đó trên cơ thể bạn chưa ổn. Bạn dập tắt hết đám cháy này cho tới đám cháy khác thay

vì giải quyết vấn đề một cách tổng thể (wholistically/holistically).

Cái nhìn tổng thể (a holistic view) trong lĩnh vực dinh dưỡng sẽ giúp

toán dinh dưỡng, tính toán, tính toán và tính toán.

Cái nhìn tổng thể (a holistic view) trong việc học ngôn ngữ sẽ giúp bạn

bỏ qua các bước KHÔNG CẦN THIẾT (Unnecessary steps) như tăng cường từ vựng, luyện tập ngữ pháp, học phát âm, hay tăng sự tự tin.

Bạn sẽ thay vào đó nhìn ngôn ngữ tiếng Anh bằng con mắt khác. Đó

là con mắt toàn cảnh.

Trang 15

Vì Speak well KHÔNG CHỈ bằng Vocab + Grammar + Pronunciation + Self-confidence mà nó còn hàng tá yếu tổ nhỏ khác nữa. Và càng nhìn vào chúng, càng tập trung vào chúng, bạn sẽ loạn. Tất nhiên bạn sẽ tiến bộ, NHƯNG bạn sẽ loạn. Và cái giá của loạn không hề nhỏ. Nó

sẽ làm cho bạn mất động lực, mất hứng thú, chán học, mệt mỏi thậm chí lo lắng và sợ sệt.

Bạn có muốn như vậy?

Mình xin nhắc lại bản chất của Speaking một lần nữa:

Speak well = Experience on different issues = Gradual process of learning about self and the world.

Chỉ đơn giản vậy thôi.

Để Speak tốt bạn cần có experience. Không chỉ là experience trong một issue mà trong different issues. Vì ngôn ngữ = cuộc sống. Nếu bạn nhìn thấy cuộc sống đa dạng và màu sắc (nếu không muốn nói là phức tạp) thì ngôn ngữ cũng như vậy. Chính vì vậy bạn cần

experience on different issues.

experience thì requires time and active learning. Nếu không có

2 yếu tố này thì bạn sẽ không có experience. Đơn giản vậy thôi. Để

có experience bạn bắt buộc phải có time and active learning. Giống như trục x và trục y. Experience phụ thuộc vào 2 biến x (time) và y

(active learning) này.

Vậy chúng ta có:

Speak well = time and active learning on different issues.

Speak well ALSO = gradual process of learning about self and the world. Đây là công thức tương tự với công thức trên, nó chỉ đơn thuần là một cái nhìn khác.

Different issues mình tạm chia thành 2 nhóm: Self and the world.

Trang 16

Tại sao bạn cần learn about self? Vì đề bài sẽ hỏi những thứ liên quan

đến bản thân bạn và cả quá khứ của bạn (hobbies, unforgettable memories, chilidhood, etc). Và tất nhiên bạn cũng cần learn about the world, bao gồm tất cả các thứ hay ho xung quanh bạn. Hey, isn’t that interesting???

Đọc đến đây một số bạn sẽ sợ. Trời ơi, Kiên, chẳng lẽ mình phải học tất cả thì mới thi được IELTS Speaking sao?

Yes and No. Bạn không cần học tất cả để thi được IELTS Speaking

nhưng học càng nhiều càng tốt. Speaking of learning, học không phải

là một nhiệm vụ. No, it isn’t. Học là một đặc quyền. Không phải ai cũng được học. Chính vì vậy nếu bạn đang nghĩ rằng việc học là khổ

sở, là nhiệm vụ hay một cái gì đó bạn “phải” làm, bạn đang có suy nghĩ rất sai lầm và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của bạn.

Learning is not a task, it’s a privilege

Bạn cần thay đổi suy nghĩ bằng cách nhìn học như một đặc quyền (privilege) mà bạn có. Wow. Bạn sẽ thấy những cái khó và những cái nhiều trở nên thú vị hơn và nhiều màu sắc hơn. Hãy quên trường học, quên thầy cô đi. Đó là nơi đào tạo công nghiệp lỗi thời kiểu xoá nạn

mù chữ.

Hãy nhớ bạn là một con người tự do. Bạn học cái mà bạn muốn, và bạn thích chinh phục thử thách. Học với bạn không bao giờ là một nhiệm vụ. Nó là một đặc quyền. Không ai ép bạn phải học cả. Bạn

muốn học. Kiến thức càng khó bao nhiêu bạn càng thấy thích. Kỹ năng nào cũng có thể rèn luyện được. Kể cả kỹ năng nói trong IELTS.

Để mình nhắc lại bạn công thức:

Speak well

= Experience (Time + Active Learning)

On different issues

Trang 17

= Gradual process of learning

about self

and the world

Hãy để ý tới Time and active learning. Hãy để ý tới Gradual process.

lập tức. Nó đến một cách từ từ (gradual process), nó cần time and active learning.

Một số người cho rằng babies học ngôn ngữ theo cách thụ động (passive learning). HỌ ĐÃ SAI. Babies học rất chủ động. Bạn hãy để ý quá trình học của babies, sờ, ngửi, nắm chặt, nghe, bắt chước (bắt chước nhiều lần), kết bạn, quan sát. Đây là một quá trình học chủ động (active) chứ không phải bị động.

Thậm chí, quá trình học của babies khổ sở hơn bạn nhiều. Vì chúng chỉ mới đặt chân đến trái đất. Hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài.

Nhưng cái mà khiến babies lợi thế hơn các bạn, đó là việc babies KHÔNG có ý thức về thất bại.

Khi babies ngã, chúng lại đứng lên (tự động). Khi babies phát âm sai.

Chúng phát âm lại (tự động). Chúng không ý thức về thất bại. Chúng liên tục tham gia vào active learning. Và chúng thành công. Đến một lúc nào đó khi chúng lớn lên và đến trường học, chúng mới hiểu được thế nào là thất bại. Chúng sinh ra nghi ngờ khả năng của bản thân

(self-doubt).

Thay vì được người khác nói rằng “You can do it”. “you can succeed”.

Chúng bị người khác discouraged “It’s difficult”. “It’s hard”. “Not a lot

of people can”. “I don’t think you can’t”.

Và sẽ có rất nhiều người và influence như vậy xung quanh bạn. Đây

là lý do baby học dễ hơn người lớn. Babies KHÔNG có self-doubt.

Nhưng người lớn (là bạn) thì có rất nhiều self-doubt. Và self-doubt được sinh ra bởi cái tư tưởng giới hạn (limiting beliefs) áp đặt lâu dài bởi những người xung quanh.

Trang 18

“Be like a baby, be self-doubt-free”

Đó là cái tư tưởng: “Bạn chỉ có thể làm được đến thế”

“Bạn có luyện tập mãi cũng chỉ đến vậy mà thôi. Vì bạn đã lớn rồi.”

Và ngày qua ngày cái self-doubt này nó càng mạnh bởi nó reinforces itself. Bạn nghi ngờ bạn thân và bạn không cố gắng hết sức (half-hearted efforts), bạn give up. Và bạn fail. Chính cái fail này lại KHẲNG ĐỊNH / Confirms lại cái thông điệp “Khả năng của bạn chỉ có thế” và cái self-doubt.

Đây là một quá trình huỷ hoại sự trong sáng và tài năng của baby vốn

có trong bạn.

Now, mình muốn bạn trở lại thành một baby. Một baby free of

dậy một cách vô thức. Một baby luôn tin rằng Mình làm được. Một

baby không tự hỏi: “Cái này có khó không?”. Một baby dành hết sức cho công việc của mình, không nề hà, không thắc mắc, không nghi ngờ. Học một cách chủ động (active learning) và baby sẽ thành công.

Got it?

Nào, chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại bản chất của Speak well.

Speak well = Experience (time + active

learning) on different issues

= A gradual process of learning

Trang 19

CHAPTER 2

understand the exam

Trang 20

Chapter 2

- UNDERSTAND THE EXAM -

Đúng vậy, mình tin rằng phải đến nửa số người đang đọc cuốn sách này chưa từng bắt tay thật nghiên cứu về thi Speaking trong IELTS.

Trong khi bước này rất quan trọng vì nó giúp cho bộ não và tâm thế của bạn ready. Nếu tâm thế của bạn chưa ready, khả năng (the likelihood) để bạn học nửa vời (learn half-heartedly) sẽ rất cao.

Vì vậy, nếu bạn đã tự chủ động tìm hiểu và nghiên cứu về Speaking.

và yên tâm mình sẽ nói ngắn gọn dễ hiểu nhất có thể vì mình biết đêm qua bạn cũng chưa ngủ đủ và bây giờ đang buồn ngủ.

1. Thi Speaking sẽ kéo dài khoảng 10-15 phút.

Như mình đã nói ở đâu đó rồi, khái niệm về thời gian đối với nhiều người sẽ khác nhau. Nếu bạn nghĩ 10-15 phút là khoảng thời gian dài (bị tra tấn), hãy nghĩ tới một anh nhân viên hộc tốc chạy đến công ty

để dự một họp quan trọng nhất và chỉ còn 15 phút nữa là cuộc họp bắt đầu. Wooooo. Scary!

Voila! Dường như ngay lập tức khái niệm về thời gian của bạn thay đổi. 15 phút không còn trông dài đằng đẵng nữa mà nó trở nên gấp gáp và ngắn ngủi.

Đúng vậy, nó không dài như bạn nghĩ mà sẽ rất ngắn. Cộng thêm khi vào trong phòng thi, bạn sẽ không còn để ý đến thời gian và nó sẽ trôi rất nhanh. Ít nhất là nhanh hơn bạn nghĩ.

Tưởng tượng bạn chỉ còn 15 phút nữa để gặp gia đình trước khi chuyến bay của bạn cất cánh.

Trang 21

Vậy 10-15 phút trong phòng thi sẽ không dài nếu như bạn giữ được tâm trạng thoải mái. Mình sẽ hướng dẫn.

2. Thi Speaking sẽ gồm 3 phần.

Phần 1 phần 2 và phần 3. Section 1: Warm-up. Tại sao lại có section

1 cho warm up? Bởi làm gì có ai sẵn sàng ngay lập tức. Trên đời này

có 2 người lạ gặp nhau, bạn và giám khảo. Sẽ thật awkward cho cả bạn và giám khảo nếu như bắt đầu test ngay lập tức. Chính vì vậy người ta rất thông minh khi phát minh ra cái section 1 giúp cho bạn và

cả giám khảo bình tĩnh. Ơ này, không phải chỉ có mỗi BẠN cần bình tĩnh, GIÁM KHẢO cũng rất cần bình tĩnh.

Nhân tiện, nếu bạn đang đọc cuốn sách này của mình, khả năng cao bạn là một học sinh “ngoan” – theo nghĩa là overly nice / friendly. Bạn biết không, đây là điều làm cho bạn có lợi thế hơn rất nhiều những

annoying. Bạn nice và đó là một lợi thế giúp cho giám khảo bình tĩnh.

bạn mong giám khảo làm bạn bình tĩnh.

Vì bạn muốn bản thân bạn ở thế chủ động, bạn muốn bạn cầm đằng chuôi. Suy nghĩ trong đầu bạn không phải là “Liệu giám khảo có nice với mình không nhỉ?”. Suy nghĩ trong đầu của bạn nên là “Mình phải làm gì để làm giám khảo bớt lo lắng và bình tĩnh hơn.”

Hãy luôn luôn suy nghĩ như vậy trong suốt quá trình thi.

“Hmm, ông ta có vẻ hơi run, chắc ông ta ngại mình”

“Làm thế nào để giám khảo bớt run?”

“Làm thế nào để giám khảo bình tĩnh hơn?”

“Mình sẽ phải nice và nói chậm lại để giám khảo bớt lo lắng.

Got it?

Trang 22

Put yourself into an active role,

not a passive one

Never, ever mong chờ điều gì từ giám khảo. Không bao giờ lo lắng là giám khảo phải nice hay phải ban phước hay phải dễ dàng với mình.

xung quanh bạn, hãy chấm dứt ngay. Bạn phải ở thế chủ động. Nếu người khác lo lắng, phàn nàn. Bạn nên bịt tai lại vì những lời than vãn

sẽ làm ảnh hưởng đến niềm tin và sức mạnh của bạn, làm cho bạn trở nên yếu đuối và buông xuôi thay vì đặt bản thân vào thế thắng. Tuy vậy bạn hãy coi giám khảo chấm Speaking như một người bạn bình thường. Họ không phải là giáo viên mà chỉ là người bình thường làm công việc bình thường mà thôi. Nên bạn không phải sợ và không phải nể nang gì cả như trên lớp. Cứ nói thẳng những gì bạn thích một cách tự nhiên nhất. Đột phá cũng được, bịa cũng được, lố lăng cũng được. Miễn sao bạn cảm thấy thoải mái. Okay? Vì chỉ khi thoải mái, bạn mới nói tốt được.

You only speak well if your mind is

Chúng ta sẽ discuss in-depth experience on self ở các phần tiếp theo

của cuốn sách hiện tại bạn chỉ cần hiểu Speaking 1 = Experience on self. Hiểu như vậy thôi là quá đủ và bạn đã hơn rất nhiều người chỉ

đơn thuần hiểu

Speaking = Vocab + Grammar + Pronunciation + Self-confidence.

Trang 23

Nếu như Section 1 giúp cho giám khảo bình tĩnh hơn thì Section 2 là phần giám khảo cảm thấy thoải mái nhất vì ông ta…không phải làm

gì. Chỉ có việc ngồi nghe. Lucky him! (Lưu ý: Chúng ta đang ở thế chủ động). Nhưng thật tiếc cho giám khảo là ông ta chỉ thoát nạn được 1 phút rưỡi đến 2 phút.

Tương tự đối với nhiều bạn thì 2 phút sẽ là khoảng thời gian dài như một đời người. Cũng với những bạn khác thì 2 phút giống như vài tích tắc. Thời gian là tương đối, phụ thuộc vào tâm thế của chúng ta. Bạn không muốn rơi vào trường hợp thứ nhất mà bạn muốn rơi vào trường

từ dài trở thành ngắn)

Okay, vậy chúng ta cùng agree on the fact that 2 phút rất ngắn.

cũng có thể hỏi về experience on self hoặc something in between.

Chính vì vậy sự dung hoà giữa experience on the world and experience on self sẽ khiến cho suy nghĩ của bạn clear và làm cho

bạn thoải mái. Bạn liên hệ bản thân tới những thứ xung quanh bạn

the world + self

A museum you visited

A song you like

A gift you gave to someone

A piece of advice you recently received

A photograph you like

Trang 24

Nghe cái từ “dung hoà” có vẻ áp đặt. Thật ra bạn không cần. Bạn chỉ cần hiểu là mọi thứ đều liên quan đến cuộc sống của bạn và điều đó

là cho nó thêm ý nghĩa. That’s it. Chúng ta sẽ discuss ở phần sau.

Section 3 thì hầu như là experience on the world nhiều hơn và thật

sự với mình đây là phần thú vị nhất trong phần Speaking. Mình muốn bạn nhân cơ hội này educate giám khảo về những gì bạn biết (dù nó

khác biệt). Tại sao mình lại dùng từ Educate? Phải chăng mình / bạn giỏi hơn giám khảo? Không. Chẳng ai giỏi hơn ai cả. Nhưng chúng ta khác nhau. Và ý kiến / câu trả lời của bạn sẽ góp phần làm cho giám khảo hiểu hơn về the world.

Hãy educate họ thay vì đưa ra những câu trả lời công thức, nhạt nhẽo

để làm hài lòng giám khảo. Mời bạn đọc tiếp chương sau.

Trang 25

CHAPTER 3

inform, not please

Trang 26

Chapter 3

- INFORM, NOT PLEASE -

Inform (v) = Give (someone) facts or information

Please (v) = Cause to feel happy or satisfied

Tại sao lại chọn Inform thay vì Please trong Speaking? Khi bạn INFORM, bạn mới có thể nói một cách khách quan và tự nhiên nhất thay vì bị trói buộc bởi suy nghĩ của người khác.

Nếu bạn đi thi Speaking với mục đích là để Please giám khảo, bạn có thể sẽ không please chính bản thân mình. Khi bạn cố gắng Please, bạn sẽ lo lắng, bạn sẽ quên, và bạn sẽ đi ngược lại với suy nghĩ của chính bạn. Vì mục đích của bạn là muốn người ta hài lòng. Muốn bản thân bạn appears good.

Còn khi bạn cố gắng Inform hay educate giám khảo. Mục tiêu của bạn

là làm cho người ta hiểu. Khi mục tiêu của bạn là làm cho người ta hiểu ra vấn đề (informed), bạn sẽ nói mà không bị ràng buộc. Nói mà không bị lo lắng hay ràng buộc và từ đó bạn mới có thể nói một cách

tự nhiên nhất. Ngay cả khi lời nói của bạn khiến giám khảo nghĩ không tốt về bạn.

Ví dụ:

Describe a book you’ve recently read

Giả sử bạn chưa bao giờ đọc sách trên cuộc đời bạn.

Trang 27

Nếu mục tiêu của bạn là để Please giám khảo. Bạn muốn Look good trong mắt giám khảo. Bạn sẽ có xu hướng nói: "I love books and I've read Chi Pheo" và cả bài nói của bạn trở nên lúng túng. Vì bạn liên tục tìm mọi cách và mong muốn giám khảo thích bạn thay vì tập trung vào nội dung bài nói.

Còn nếu mục tiêu của bạn là để INFORM giám khảo. Bạn KO cần look good. Bạn sẽ vẫn tự tin trả lời: "Unlike many others who read a lot of books, I don't" một cách hiên ngang. Và bạn muốn làm cho giám khảo hiểu được điều này. Đây là mục đích của bạn. Kể cả người ta có thích hay không thích bạn sau câu trả lời đó.

Khi mục đích của bạn đến đây (phòng thi) là rõ ràng: TO INFORM. Bạn

sẽ cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn. Để mình thử hỏi bạn một câu hỏi.

Bạn đã đọc HARRY POTTER chưa? Nếu chưa, hãy nghĩ đến một cuốn truyện hay bất kỳ một bộ phim, hay bài hát nào bạn rất thích. Và bộ phim hay bài hát đó sắp được trình diễn ở nơi bạn sống. Và bạn không muốn đi một mình. Bạn muốn đi cùng bạn của bạn. Vậy bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cố gắng thuyết phục bạn của bạn bằng dẫn chứng về bộ phim đó.

Có diễn viên nào hấp dẫn. Có tình tiết gì đặc biệt. Có gì khiến bạn mê mẩn. Mục tiêu của bạn lúc này không phải để Please bạn của bạn mà

là để INFORM về bộ phim đó. Khi bạn INFORM, não bạn sẽ hoạt động liên tục. Bạn thậm chí còn "quên" luôn cả lo lắng. Nó không có trong

từ điển của bạn. Vì toàn bộ mental capacity của bạn dồn hết vào facts.

Bạn muốn bạn của bạn hiểu được nó hay như thế nào.

Thi Speaking IELTS cũng như vậy. Nếu đề bài hỏi mình miêu tả một

kỷ niệm đẹp trong quá khứ (a good childhood memory) mình sẽ làm cho ông ta (bà ta) HIỂU được nó đẹp như thế nào. Mình inform. Kể

cả kỷ niệm đó có nhiều cái xấu. Mình không care. Vì mục tiêu của mình không phải là PLEASE ông ta (bà ta) mà là để INFORM.

Trang 28

Think about it. Nếu bạn DON’T LOOK GOOD IN THE EXAMINER’S EYES, SO WHAT, WHO CARES?

At the end of the day, what matters is your score. So remember, inform, which means say whatever you want to say on the exam, is the way to go.

Trang 29

CHAPTER 4

the 3Q strategy

Trang 30

Chapter 4

- S1 – The 3Q Strategy - (the organization layer)

warm-up giúp cho giám khảo bình tĩnh. Không phải bạn. Mà là giám khảo.

Remember?

Bạn không cần bình tĩnh. Bạn chỉ cần trả lời câu hỏi đưa ra, một cách thoải mái, một cách tự do và theo ý bạn. Nên nhớ, bạn là một ngôi sao được phỏng vấn và không phải ai cũng có được cơ hội phỏng vấn bạn những câu hỏi đời thường.

Và giám khảo + người khác sẽ tò mò về bạn. Việc của bạn là

educate/inform họ về những gì bạn biết (about self and the world)

để họ có thông tin về bạn. Chứ không đơn thuần là trả lời một cách máy móc như các sách khác hay nơi khác vẫn dạy bạn.

Nếu như ở BOOK 7, bạn được mình giới thiệu tới cấu trúc 2552 là chủ đạo cho cả cuốn sách thì ở BOOK 8, bạn sẽ được biết đến cấu trúc 3Q

Khi trả lời bất kỳ một câu task 1 nào, mình muốn bạn trả lời theo CẤU TRÚC 3Q. Mỗi câu có một chức năng khác nhau. Để mình lấy ví dụ.

Quick

Answer Sure. I have a big family.

Quick Why Because I live with not only my parents but also my grandparents.

Trang 31

Chúng ta cùng phân tích câu trả lời này. Có thể bạn muốn câu trả lời

(strategy) mà mình dùng.

Cấu trúc 3Q gồm có QUICK ANSWER, QUICK WHY và QUICK HAPPY ENDING. That’s it. Bạn chỉ cần đáp ứng đủ 3 cái QUICKs này là bạn xong.

Tại sao bạn lại cần QUICK ANSWER? Vì giám khảo muốn nghe câu trả lời ngắn gọn, to-the-point, clear ngay lập tức ở câu đầu tiên. Yes.

Quick

Answer Sure. I have a big family.

Câu trả lời rất rõ ràng. Tuy nhiên chưa có thịt. Đó là lý do bạn cần QUICK WHY.

Quick Why Because I live not only with my parents but also my grandparents.

“Ahhhhh” Giám khảo nghĩ trong đầu.

QUICK WHY sẽ đi vào detail của QUICK ANSWER nhưng cũng không cần quá dài. Xét theo tâm lý học, điều mà bạn cần đó là làm cho giám khảo thoả mãn được cái sự tò mò trong đầu sau khi bạn có cái QUICK ANSWER. Vì Quick Answer chưa đủ. Quick Answer sẽ làm cho giám khảo nghĩ trong đầu:

“Oh okay…”

QUICK WHY sẽ làm cho giám khảo “Ahhhhh, I see”

Trang 32

Và cuối cùng QUICK HAPPY ENDING.

Sẽ làm cho giám khảo thốt lên “Excellent” và thoả mãn.

3 cái QUICK, 3 nhiệm vụ khác nhau. Nào. Hãy thử ví dụ tiếp theo:

Có rất nhiều cách để bạn chọn Quick Answer. Nhưng thường hãy chọn bất kỳ câu trả lời nào xuất hiện trong đầu bạn. Okay? Tại sao mình chọn Watching movies? Vì nó xuất hiện ngay trong đầu mình vào lúc này. Có thể trong phòng thi bạn sẽ thốt ra ngay lập tức: Listening

to music with my family.

Hoàn toàn OKAY. Không ai phán xét câu trả lời của bạn cả. Đừng lo nhé.

Quick

Answer

Well, I love watching movies with my family after dinner.

Trang 33

Rất ngắn gọn, đơn giản và gần gũi với bạn. Không hề to tát. Nhưng nếu bạn trình độ chưa cao, bạn sẽ dừng lại ở đây, which is absolutely not good.

Tại sao? Giám khảo sẽ nghĩ: “Oh, okay…” => Bạn cần QUICK WHY

Quick Why Because that’s the only part of the day where my parents and I can truly relax on a couch together

Giám khảo sẽ nghĩ: “Ahhh, I see”

Giờ tiếp tục bạn muốn giám khảo thốt lên excellent. Bạn cần QUICK HAPPY ENDING.

“Excellent” – Giám khảo thốt lên.

Bạn đã thấy task 1 dễ dàng hơn nhiều chưa? Cấu trúc 3Q – QUICK ANSWER, QUICK WHY và QUICK HAPPY ENDING. Đó là tất cả những gì bạn cần. Hãy luôn nhớ rằng, bạn không cần phải nói gì phức tạp, cứ nói đơn giản mà bạn thấy thoải mái. Miễn sao bạn QUEN và thành thạo 3 cái QUICK này trước. Sau đó tự bạn sẽ chèn thêm các thông tin thêm nếu bạn thấy cần. Còn không, 3 cái QUICK là đủ.

Giờ chúng ta hãy cùng luyện tập từng cái QUICK một. Mình muốn bạn

để ý tới tính chất của từng cái QUICK và hiểu rất RÕ chức năng của

nó.

Trang 34

QUICK ANSWER

Quick

Answer

I would say my family is important to me in a number

of ways. (chung chung)

Quick Answer chỉ cần như thế này thôi: Có 2 cách, một là bạn dùng câu dẫn như ở trên (in many ways) sau đó giải thích kỹ hơn ở QUICK WHY. 2 là bạn đi trực tiếp vào câu trả lời sau đó giải thích kỹ hơn ở QUICK WHY. Nếu bạn chọn cách 2 có thể trả lời như sau:

Quick

Answer I would say it is genuine care and love. (trực tiếp)

I’m from Hanoi, the capital city of Vietnam.

Câu này nhiều bạn sẽ có xu hướng phức tạp hoá nó lên bằng cách thêm mấy câu không cần thiết kiểu như.

Quick

Answer

As you might have guessed, I’m from Hanoi, the capital city of Vietnam.

Cụm “as you might have guessed” ở đây xuất hiện khá awkward vì

Trang 35

nên cứ ngắn gọn là tốt nhất. Lại một lần nữa. QUICK ANSWER là nơi chứa thông tin.

Not a lot (actually)

IN?

Quick

Answer

I live in a old small house

Và bạn lại hỏi mình. “Why is it so simple???”

Mình xin trả lời “Because it is supposed to be.” It’s QUICK ANSWER.

Trang 36

QUICK WHY (and QUICK HAPPY ENDING)

Thật ra mà nói thì đối với Task 1 bạn không cần QUICK HAPPY

trick just fine.

Một vài tips:

Ngay sau khi bạn NÓI xong QUICK ANSWER, hãy EDUCATE/INFORM giám khảo bằng cách giải thích hoặc nói lên chi tiết của cái QUICK ANSWER chung chung kia vì khi bạn hoàn thành QUICK ANSWER tất

điều này. Bạn muốn trong đầu giám khảo là “Ah I see” hoặc

“Excellent”. Vì vậy bạn phải EDUCATE họ để bằng mọi cách lấy được

“Ah, I see” hoặc “Excellent”

And that’s where (I think) happiness comes from

Quick

Answer

Well, I’m a computer science student at the

University of Science and Technology.

Quick Why This is my third year of studies

Trang 37

• WHERE ARE YOU FROM?

Quick

Answer

I’m from Hanoi, the capital city of Vietnam.

Quick Why Probably with the population of over 6 million.

Quick

Happy

Ending

, which makes it a great place to live and work.

I mean like the people make up the culture and the

culture represents the town. Here in my hometown people are so nice, friendly and welcoming,

Quick

Happy

Ending

, which promotes a sense of positivity and happiness

Quick

Answer

Not a lot (actually)

Quick Why Because I have a lot of work to do so I don’t have much time to shop myself.

Quick

Answer

I would say it’s pretty bad.

Quick Why Obviously, traffic congestion and air pollution are caused by outdated infrastructure.

Trang 38

Quick

Happy

Ending

So it’s gonna be pretty painful if you want to move

from place to place.

IN?

Quick

Answer

I live in a old small house

Quick Why Because houses are expensive in the city where I live Quick

Happy

Ending

Even a small house is great for me

Đừng để ý đến nội dung vội. Quên chúng đi. Tất cả những gì bạn cần ở chương này hiểu được câu trả lời của của bạn được

structured như thế nào (3Q). Đó là cái bạn cần quan tâm lúc này.

QA giúp giám khảo nói “Oh okay”

QW giúp giám khảo nói “Ah I see” – bằng cách giải thích rõ hơn

QHE sẽ giúp giám khảo nói: “Very good” – bằng cách kết một cách

có hậu.

Mặc dù it’s nice to have QHE, nó là optional cho phần Speaking part

1. Bạn nhiều lúc chỉ cần QA và QW là đủ.

Trang 39

CHAPTER 5

be opinionated

Trang 40

Chapter 5

- BE OPINIONATED-

Có một điều mà mình muốn bạn đọc become sau khi đọc xong cuốn

sách này. Đó là trở thành một người Opinionated (hay ý kiến).

Một người opinionated luôn thích đưa ra ý kiến của mình cho những người xung quanh. Họ có niềm tin vào suy nghĩ của họ và luôn thích thể hiện nó ra ngoài (một cách rất tự tin). Tất nhiên có nhiều lúc họ chủ quan và sai. Tất nhiên đây không phải là một tính (trait) hoàn toàn tích cực và likeable. Nhưng xét về IELTS Speaking, nếu bạn là một người như vậy, IELTS Speaking sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn nhiều.

Tại sao? Vì kỹ năng Speaking là một Productive skill như bạn đã biết.

Nghĩa là bạn phải nghĩ và đưa ra suy nghĩ của bạn. Điều này khác hoàn toàn với nghe hay đọc (thụ động). Opinionated nghĩa là hay thích đưa ra ý kiến, thích thể hiện quan điểm hay quan tâm đến

những thứ xung quanh. Đó cũng là một Productive Skill.

Bản thân Kien Tran là một người khá Opinionated. Mình thích đưa ra mọi ý kiến cho mọi vấn đề xung quanh mình. Tất nhiên mình không đúng 100%, nhưng cái trait này giúp được mình rất nhiều cho IELTS Speaking vì mình tự tin trả lời và luôn tin vào suy nghĩ của mình. Và who cares about Đúng hay Sai trong IELTS Speaking? Chỉ cần bạn nói ra được suy nghĩ của bạn đúng hay sai không thành vấn đề. Kể

cả bạn có nói bạn đã từng lên mặt trăng cũng được. Miễn sao bạn nói được câu đó bằng tiếng Anh.

Một người opinionated sẽ thường hay comment về một vấn đề nào

đó trên YouTube hoặc Facebook để nói ra suy nghĩ của mình cho người khác. Họ quan tâm đến nhiều chủ đề khác nhau xung quanh

họ. Họ hay đưa ra ý kiến chủ quan / khách quan. Nói cách khác, họ

có cái để nói. Và họ thích nói.

Ngày đăng: 26/11/2018, 03:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w