1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai 10 Cuộc cách mạng KHCN và xu thế toan cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

6 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 57,71 KB

Nội dung

Dạy học theo hướng nâng cao thi THPT Quốc gia

Trang 1

Ngày soạn: 16/11/2018

CHƯƠNG VI: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ Tiết 20 - Bài 11

CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

NỬA SAU THẾ KỶ XX

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Về kiến thức

- Nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu và tác động của cuộc cách mạng khoa

học- công nghệ thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Bản chất, những biểu hiện và những tác tác động của xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

- Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước xu thế của toàn cầu hóa.

2 Về tư tưởng

- Tạo cho học sinh có niềm tin vào khả năng sáng tạo không có giới hạn của trí tuệ con người với những thành tựu kì diệu nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu cuộc sống

- Hình thành cho học sinh ý thức học tập và rèn luyện, có ý chí và hoài bão vươn lên trở thành những con người được đào tạo có chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Có ý thức tiếp nhận chọn lọc những cái mới, cái tiến bộ phù hợp đồng thời biết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước xu thế toàn cầu hóa.

3 Về kỹ năng

- Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa;

- Kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử;

- Kỹ năng làm việc nhóm;

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề lịch sử.

- Kỹ năng xây dựng và trả lời câu hỏi trắc nghiệm lịch sử;

- Kỹ năng CNTT.

II THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập;

- Tài liệu học tập;

- Bài soạn Power poit;

- Các tranh ảnh và tài liệu liên quan;

- Máy tính, máy chiếu Projector;

2 Chuẩn bị của học sinh

- Đọc sách và trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập

- Soạn câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu của giáo viên;

III TỔ CHỨC DẠY – HỌC

1 Ổn định tổ chức

Trang 2

2 Kiểm tra bài cũ

- Chiếu lần lượt 5 câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu học sinh trả lời

- Yêu cầu học sinh khác nhận xét;

- Nhận xét, đánh giá

3 Giới thiệu bài mới

K.Mark từng nói: Suy cho cùng lịch sử xã hội loài người là lịch sử của công cụ sản xuất Vào những năm cuối những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đã trải qua cuộc CM KH-KT với nội dung chủ yếu nhất của nó là tạo ra những công cụ lao động mới, làm thay đổi bộ mặt thế giới Cuộc CM KH-CN này có nguồn gốc và đặc điểm như thế nào? Thành tựu của nó ra sao? Nó tác động như thế nào đến đời sống?

Cuộc CM KH-CN cũng đã tạo ra hệ quả tất yếu là xu thế toàn cầu hóa? Bản chất của xu thế đó là gì? Biểu hiện của nó ra sao? Nó ảnh hưởng tới các quốc gia, dân tộc?

Chúng ta cùng tìn hiểu bài học mới

4- Tiến trình dạy học bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

Hoạt động 1: cá nhân Nguồn gốc, đặc điểm của cuộc CMKH - CN

- Hãy nêu nguồn gốc của cuộc

CM KH-CN?

- Nhận xét, chiếu thông tin phản

hồi và củng cố.

- Hãy nêu đặc điểm của cuộc

CM KH-CN?

Hs làm việc với sách giáo khoa trả lời

Hs làm việc với sách giáo khoa trả lời

I CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ

1 Nguồn gốc và đặc điểm

a Nguồn gốc

b Đặc điểm

Hoạt động 2: nhóm đôi Phân tích đặc điểm lớn nhất của cuộc CMKHCN

Vì sao nói khoa học trở thành

LLSX trực tiếp?

- Nhận xét, củng cố

Hs thảo luận trả lời

Hoạt động 3: cả lớp Những thành tựu tiêu biểu của cuộc CM KH-CN

Hướng dẫn học sinh tự đọc sgk.

Chiếu hai video về thành tựu KH

–CN và giới thiệu một số thành

tựu

Hs làm việc với sách giáo khoa và theo dõi

2 Những thành tựu cơ bản

a Thành tựu

* Về khoa học

* Về kĩ thuật

Hoạt động 4: cá nhân

Trang 3

Tác động của CM KH-CN

Nêu những tác động của cuộc

CM KH-CN

- Nhận xét, chiếu thông tin phản

hồi và củng cố.

Hs làm việc với sách giáo khoa trả lời

b Tác động

* Tích cực

* Tiêu cực

Hoạt động 5:cá nhân Bản chất của toàn cầu hóa

Nêu bản chất của toàn cầu hóa

- Nhận xét, chiếu thông tin phản

hồi và củng cố.

Hs làm việc với sách giáo khoa trả lời

II XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

1 Bản chất

Hoạt động 6: cá nhân Biểu hiện của toàn cầu hóa

Nêu những biểu hiện của xu thế

toàn cầu hóa

- Nhận xét, chiếu thông tin phản

hồi và củng cố.

Hs làm việc với sách giáo khoa trả lời

2 Biểu hiện

Hoạt động 7: cá nhân Tác động của toàn cầu hóa

Nêu những ảnh hưởng của xu

thế toàn cầu hóa đối với các

quốc gia dân tộc

- Nhận xét, chiếu thông tin phản

hồi và củng cố.

3 Ảnh hưởng

a Tích cực

b Tiêu cực

Hoạt động 8: nhóm Thời cơ và thác thức của Việt Nam

Nêu những thời cơ và thác thức

của Việt Nam trước xu thế toàn

cầu hóa

- Yêu cầu Hs khác bổ sung

- Nhận xét, chiếu thông tin phản

hồi và củng cố.

Học sinh thảo luận và trình bày

Hs khác bổ sung

Hoạt động 9: Nhóm Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm

Yêu cầu các nhóm trình bày câu Hs trình bày bằng Power

Trang 4

hỏi trác nghiệm đã chuẩn bị ở

nhà

Nhóm 1 đặt câu hỏi, nhóm 2

trình bày và ngược lại.

GV nhận xét

point

5 Củng cố - dặn dò

- Củng cố:

+ Khái quát lại bài học

+ Phát tài liệu học tập

+ Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm

- Dặn dò

+ Học bài và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong tài liệu

+ Đọc trước bài mới và trả lời Phiếu học tập bài “Tổng kết Lịch sử thế giới hiện đại 1945 - 2000”

Trang 5

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG

Hoạt động 1

* Phát vấn: Nguồn gốc của

cuộc cách mạng KH- CN

lần thứ hai?

* Phát vấn: Nêu và phân

tích đặc điểm của cuộc cách

mạng KH-CN lần thứ hai?

2- Những thành tựu

* Lập bảng thống kê những

thành tựu của cuộc cách

mạng KH-CN lần thứ hai?

- Khoa học cơ bản

- Công cụ sản xuất mới

- Vật liệu mới

- Công nghệ sinh học

- Thông tin liên lạc và giao

thông vận tải, khoa học vũ

trụ

*Thảo luận: Tác động của

cuộc cách mạng KH-CN lần

thứ hai?

I- CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ

1- Nguồn gốc và đặc điểm

* Nguồn gốc

- Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

- Do sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên đặt ra cho con người phải tìm kiếm những công cụ sản xuất mới, những vật liệu mới

- Do nhu cầu của chiến tranh thế giới

* Đặc điểm

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học trở thành nguồn gốc của các phát minh kĩ thuật

- Cuộc cách mạng KH-CN lần thứ hai có 2 giai đoạn + Từ những năm 40 đến đầu những năm 70: KH-KT + Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng: KH gắn liền với công nghệ

2- Những thành tựu

*- Khoa học cơ bản

Những bước nhảy vọt trong các lĩnh vực Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học, từ đó đã tạo ra cơ sở cho

sự phát triển của kĩ thuật sản xuất

*- Phát minh công cụ sản xuất mới

- Máy tính điện tử

- Máy tự động

- Hệ thống máy tự động đã thay thế dần cho các hoạt động của con người

*- Phát minh những vật liệu mới

Chất dẻo, pôlime, các loại chất siêu nhẹ , siêu bền, siêu cứng

*- Công nghệ sinh học

Những thành tựu trong công nghệ di truyền, công nghệ

tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim…

*- Thông tin liên lạc và giao thông vận tải, chinh

Trang 6

Hoạt động 1

* Khái niệm toàn cầu hoá

* Thảo luận: Những biểu

hiện của xu thế toàn cầu

hoá? Tác động của xu thế

toàn cầu hoá?

Liên hệ với Việt Nam?

phục vũ trụ

* Tác động của cuộc cách mạng KH-CN lần thứ hai

- Tác động tích cực: Khoa học đã tham gia trực tiếp

vào quá trình sản xuất, làm thay đổi các nhân tố trong qúa trình sản xuất vật chất

- Hạn chế: Do sử dụng không đúng mục đích đã để lại những hậu quả nặng nề cho con người như ô nhiễm môi trường, bệnh tật, TNGT, tai nạn nghề nghiệp

II- XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

- Khái niệm: Về bản chất, toàn cầu hoá là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

- Biểu hiện:

+ Sự phát triển nhanh chống của quan hệ thương mại quốc tế

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

+ Sự hình thành các tập đoàn kinh tế lớn

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

- Tác động: Xu thế toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ,

vừa tạo ra thách thức đối với các dân tộc trên thế giới

5- Kết thúc giờ dạy

- Củng cố: Nguồn gốc, đặc điểm và những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai - Bài tập: Lập bảng thống kê các thành tựu:

- Dặn dò:

+ Trả lời các câu hỏi trong SGK

+ Đọc phần đọc thêm

+ Chuẩn bị bài mới: Tổng hợp lại các nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại?

Ngày đăng: 25/11/2018, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w