1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

18 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

ĐỊNH NGHĨA:- Rừng ngập mặn là thuật ngữ mô tả một hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tạo thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động vật, thực vật đặc trưng, t

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ KHOA: KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG



HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN

Năm Học: 2016 - 2017

Trang 2

CHỦ ĐỀ:

ĐẶC ĐIỂM RỪNG NGẬP

MẶN Ở NAM BỘ



LỚP: Quản lý Tài Nguyên Môi Trường B – K40

Nhóm 6:

 TRẦN KIM ĐOAN

 NGÔ NGỌC HUYỀN

 PHAN VĂN LỰC

 TRẦN THỊ PHẤN

 VÕ MINH PHÁP

 KHƯU HẢI QUAN

 TRẦN TẤN TÀI

 LÊ THANH TÂM

 HỒ BÌNH YÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

HỒ THANH TÂM

Trang 3

ĐẶC ĐIỂM CỦA RỪNG NGẬP

MẶN Ở NAM BỘ

• 1 Định Nghĩa

• 2 Khái Quát

• 3 Đặc Điểm

• 4 Thực Trạng

• 5 Vai Trò

• 6 Biện Pháp Bảo Vệ Của Nhóm

Trang 4

1 ĐỊNH NGHĨA:

- Rừng ngập mặn là thuật ngữ mô tả một hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tạo thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động vật, thực vật đặc trưng, thích nghi môi trường có độ mặn.

Trang 5

Cây đước và sú ở Rừng Ngập Mặn

 Trên Cả Nước:

- Việt Nam có 29 tỉnh thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên

- Chia thành 4 khu vực chính từ Bắc vào Nam:

1 Từ Móng Cái đến Đồ Sơn

Trang 6

2 Từ Đồ Sơn đến Lạch Trường (Thanh Hóa)

3 Từ Lạch Trường đến Vũng Tàu

Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên

- Rừng ngập mặn phân bố và phát triển mạnh ở phía Nam, đặc biệt là vùng Cà Mau - đồng bằng sông Cửu Long Quần thể rừng ngập mặn ở phía Bắc thấp

và nhỏ

- Hiện nay có khoảng 209.740 ha

(2008)

- Đồng bằng sông Cửu Long có 75.952 ha

(2008)

Ở Nam Bộ:

- Hiện diện ở vùng cửa sông, vùng thấp ven biển chịu ảnh hưởng của triều, rừng ngập mặn chiếm một diện tích quan trọng ở ven biển Đông, đặc biệt ở mũi Cà Mau, riêng ở ven biển Tây diện tích rừng tương đối hẹp

Trang 7

3 ĐẶC ĐIỂM:

a)

Thực Vật:

- Thành phần cây ngập mặn được chia thành 2 nhóm :

+ Cây ngập mặn chủ yếu

+ Cây tham gia rừng ngập mặn

- Hệ thực vật rừng ngập mặn trong khu vực Nam

Bộ đa dạng nhất trên cả nước với 220 loài thực vật bậc cao với 155 chi, thuộc 60 họ

Trong khu hệ thực vật rừng ngập mặn có 5 họ thực vật giữ vai trò quan trọng là họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mắm (Avicemiaceae), họ Bần (Sounerrtiaceae), họ Đơn Nem (Myrsinaceae), và họ Dừa (palmae)

Trang 8

Rừng đước và dừa lá

Đặc Điểm Cấu Tạo Sinh Lý Của Rể Thân Và

Lá Cây Ngập Mặn:

Rể:

Đặc điểm chung của các loài cây sống trong đầm lầy mặn, ngập triều định kỳ không có rễ cọc Ở ba chi thuộc họ đước (đước, trang, dà) trụ mầm không

có cấu trúc của rễ mà chỉ mang đặc điểm giải phẩu của thân

Rể đước trong rừng ngập mặn

Trang 9

- Cấu trúc của rễ dinh dưỡng trong đất thể hiện nhiều tính chất thích nghi với môi trường bùn mềm, thiếu oxy Các loài cây ngập mặn có hình dạng rất đặc trưng là rễ đưa lên trên mặt đất

Rể mắm

-Tuy nhiên về hình dạng rất khác nhau tuỳ theo loài

Rễ các cây chi đước là rễ chống, hay còn gọi là rễ chân nôm

Rễ Rhizophora Apiculata (đước)

Trang 10

- Rễ bạnh hình đầu gối là loại rễ của chi vẹt phát triển từ bên gốc thân, nổi lên trên mặt đất và tròn đầu, mặt ngoài rễ nhẵn

Rễ đầu gối ở cây vẹt

Thân:

- Thân các cây gỗ ngập mặn là cơ quan chịu tác động của thuỷ triều và các nhân tố khí hậu khác, do

đó thân hình thành một số đặc điểm thích nghi khá

- Kích thước của cây phụ thuộc nhiều vào các điều kiện sinh thái: thân gỗ to, nhỏ, bụi…

- Các loài cây ngập mặn chủ yếu lúc còn non thường có tán hình nón, phân cành sát gốc

- Thân thẳng, cao, các cành tập trung ở phần ngọn Một số loài như cây bần chua hoặc mắm biển mọc ở nơi có sóng gió nhiều thân thấp, phân nhánh gần gốc và thường phát triển theo chiều ngang

Trang 11

Lá:

- Trong các cơ quan dinh dưỡng, lá là nơi chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây, và là cơ quan có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất Do đó lá có nhiều đặc điểm thể hiện sự thích nghi hoàn hảo với môi trường

Lá cây đước và lá cây tra

- Ở tất cả các loài cây ngập mặn đều có tuyến tiết chất nhầy, tế bào chứa tanin

- Gân chính lá thường có mô dày góc ở sát biểu bì Nhờ đó mà lá cây ngập mặn hơi cứng và dòn hơn nhiều loài cây trong nội địa

Lá cây xu ở Cà Mau

Trang 12

Động Vật :

- Ngoài hệ thống thực vật phong phú thì động vật trong rừng ngập mặn Nam Bộ cũng rất đa dạng từ động vật nguyên sinh, ruột khoang, sứa lược, giun, giáp xác, côn trùng, thân mềm, da gai, hải quì, cá,

bò sát, lưỡng thê, chim và thú

Ba khía và cá thòi lòi ở rừng ngập mặn Cần Giờ

- Các loài động vật sống thuỷ sinh như: tôm, cua,

cá, sò, rùa, các loài động vật đáy…

- Các loài động vật ở cạn như: lợn rừng, khỉ, sếu, cò…

Cá thòi lòi và khỉ

Trang 13

Đặc Điểm Sinh Sản Của Cây Ngập Mặn :

- Sự sinh sản các loại cây ngập mặn cho thấy thời gian ra hoa, quả khác nhau tùy theo loài cây và điều kiện môi trường sống

- Thời gian chín và rụng của trụ mầm đối với các loài thuộc họ đước thường trùng vào mùa mưa Đây

là sự thích nghi đặc biệt về sinh lý cây con và sự phát tán trụ mầm Mùa mưa chính là thời điểm tăng lượng nước ngọt, đồng thời làm giảm nồng độ muối, phù hợp với giai đoạn phát triển cây con

- Một đặc điểm khá thú vị ở các loài cây ngập mặn

là có hiện tượng thai sinh Hạt của các loài này nảy mầm sau khi chín trên cây mẹ, cây con tạo ra nối liền với mẹ gọi là trụ mầm và không có thời kỳ miên trạng

Thích Nghi Của Sinh Vật Rừng Ngập Mặm :

Thích nghi của sinh vật rừng ngập mặn :

- Giảm tính thấm của bề mặt đối với nước và muối

- Sự di chuyển của ion diễn ra nhanh chóng

- Điều hoà lượng và tốc độ tạo urine

- Sự tăng nồng độ urine trong ống dẫn nhựa do quá trình nhược trương

- Điều hoà acid amin tự do và ion vô cơ trong tế bào chất

Thích nghi với nhiệt độ cao:

- Đào hang tạo nơi cư trú

- Hoạt động phụ thuộc vào thủy triều

- Thực hiện cơ chế thoát hơi nước làm mát cơ thể

và giữ nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh

Trang 14

-Thay đổi hoạt động sống phù hợp (các loài cua sống theo đàn có thân nhiệt thấp hơn nhiệt độ môi trường)

Thích nghi hô hấp:

- Đất rừng ngập mặn thường có nồng độ oxy thấp nhưng ở những vùng tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian dài thì loài cua thích nghi hô hấp tồn tại bằng cách thực hiện hô hấp qua mang lấy oxy trong nước

- Đất rừng ngập mặn thường có nồng độ oxy thấp nhưng ở những vùng tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian dài thì loài cua thích nghi hô hấp tồn tại bằng cách thực hiện hô hấp qua mang lấy oxy trong nước

Thích nghi theo loại thức ăn và cách kiếm thức ăn:

- Hầu hết động vật rừng ngập mặn là những sinh vật

ăn mồi cơ hội Thức ăn của chúng là những mảnh vụn hữu cơ hoặc các mảnh vụn có nguồn gốc từ thực vật

- Chúng có thể thay đổi cách tìm thức ăn theo thời gian, không gian và lượng thức ăn có sẵn

Thích nghi sinh sản:

- Động vật vùng ngập mặn thường sống như phiêu động vật khi chúng ở giai đoạn ấu trùng Khi trưởng thành, chúng thích nghi với điều kiện sống trên cạn

- Để tồn tại, nhiều loài cua phải di cư xa vào đêm đến vùng tiếp giáp với mực nước biển khi trứng sắp nở

Trang 15

4 THỰC TRẠNG:

- Hiện nay ở khu vực Nam Bộ có khoảng 347.500 ha rừng các loại, trong đó rừng ngập mặn chiếm khoảng 150.000 ha (Hồ Chí Minh 74.870 ha, Cà Mau 58.285

ha, Bạc Liêu 4.142 ha, Sóc Trăng 2.943 ha, Trà Vinh 8.582 ha…)

Rừng ngập mặn Cần Giờ (Hồ Chí Minh)

Những năm qua, rừng ngập mặn ở Nam Bộ bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ do các nguyên nhân :

a)P há rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản :

Người dân phá rừng ngập mặn để nuôi tôm

b)Phá rừng lấy củi, gỗ :

Trang 16

Người dân phá rừng lấy gỗ

c) Do thiên tai:

Giông bão, xạc lỡ cũng làm mất diện tích rừng ngập mặn

đáng kể

5 VAI TRÒ:

-Tàng trữ nước, nạp nước ngầm, tiết nước ngầm, khống chế lũ lụt, ổn định bờ biển, chống xói mòn bờ biển, lưu giữ các chất cặn, chất độc, lưu giữ các chất dinh dưỡng, chống sóng bão, chắn gió, chống nhiễm mặn, nhiễm phèn, ổn định khí hậu

- Về giá trị : cung cấp nước, sản xuất ngư nghiệp, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, cung cấp các

Trang 17

nguồn tài nguyên về rừng, cung cấp các nguồn năng lượng (than bùn, củi), cho nguồn tài nguyên về động vật hoang dã, giao thông thuỷ, giải trí, du lịch

-Về thuộc tính rừng ngập mặn có hai thuộc tính quan

trọng là tính đa dạng sinh học và tính độc đáo về văn

hóa và di sản.

Du lịch và khai thác tài nguyên trong rừng ngập mặn

6.BIỆN PHÁP BẢO VỆ CỦA NHÓM:

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền tới các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư vùng ven biển có rừng ngập măn về vai trò và giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và quản lý, sử dụng bền vững rừng ngập mặn vì lợi ích trước mắt và lâu dài

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng ngập mặn, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phối hợp giữa nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống Ban quản lý trong rừng ngập mặn

Trang 18

- Cương quyết ngăn chặn các hoạt động phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào các mục đích khác và tố cáo các hành vi xâm hại đến rừng ngập mặn

Tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn

Ngày đăng: 21/11/2018, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w