ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ ĐỨC CÔNG
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ ĐỨC CÔNG
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾHUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tếMã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU NGỌC TRỊNH
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn "Tăngcường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế Huyện PhúLương - Tỉnh Thái Nguyên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Tổng cục Thuế, Cục ThuếThái Nguyên, UBND Huyện Phú Lương, Chi cục Thuế Huyện Phú Lương cung cấpvà do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của Ngành thuế, sách, báo, tạp chí Thuế,các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố Các trích dẫntrong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Đỗ Đức Công
Trang 4Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý Đàotạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinhdoanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quátrình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫnPGS.TS Lưu Ngọc Trịnh.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoahọc, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đạihọc Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của cácđồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục ThuếThái Nguyên; Chi cục Thuế Huyện Phú Lương; cán bộ các Đội thuế thuộc Chi cụcThuế huyện Phú Lương…
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thựchiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Đỗ Đức Công
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp mới của luận văn 3
5 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐIVỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
1.1.1 Khái niệm chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 6
1.1.4 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 8
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
1.2.1 Tổng quan về thuế 10
1.2.2 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc của Quản lý thuế 16
1.2.3 Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 18
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 25
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 35
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 36
Trang 62.2.3 Phương pháp phân tích 36
2.3 Các chỉ tiêu phân tích 39
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá chung 39
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động 39
Chương 3: THỰC TRẠNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN 41
3.1 Điều kiện kinh tế - tự nhiên - xã hội của huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 41
3.3.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 50
3.3.3 Tình hình phân bố cán bộ công chức tại Chi cục thuế huyện Phú Lương 53
3.3.4 Trang thiết bị quản lý thu thuế của Chi Cục Thuế 55
3.3.5 Kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện Phú Lương 56
3.4 Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Phú Lương 59
3.4.1 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế 59
3.4.2 Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế 66
3.4.3 Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt 68
3.4.4 Quản lý thông tin về người nộp thuế 70
3.4.5 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế 71
3.4.6 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 77
3.4.7 Xử lý vi phạm pháp luật về thuế 77
3.4.8 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 78
3.4.9 Về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về thuế, tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế 79
3.4.10 Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Phú Lương theo phiếu điều tra 82
3.5 Đánh giá công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địabàn huyện Phú Lương 86
Trang 74.2.1 Về công tác chỉ đạo, điều hành 102
4.2.2 Về thu ngân sách nhà nước 103
4.2.3.Giải pháp tăng cường nội dung quản lý thuế 104
4.2.4.Giải pháp tăng cường đào tạo đội ngũ công chức ngành thuế 109
4.2.5 Hiện đại hoá công nghệ thông tin ngành thuế 110
4.2.6 Các giải pháp khác 110
4.3 Kiến nghị 111
4.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trình Quốc hội sửa đổimột số nội dung của Luật Quản lý thuế còn chưa phù hợp với thực tế hiện nay 111
4.3.2 Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên 113
4.3.3 Kiến nghị với UBND huyện Phú Lương 114
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 119
Trang 80 Gi1
1 Hơ1
2 Ma1
3 Ma1
4 Ng1
5 Ng1
6 Qu1
7 Th1
8 Th1
9 Th2
0 Tr2
1 Ti2
2 Ủy2
3 Xa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí doanh thu 8Bảng 1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn 9Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Lương giai đoạn
2014-2016 42Bảng 3.2 Số lượng DNVVN đóng trên địa bàn huyện Phú Lương giai
đoạn 2014-2016 (phân theo loại hình doanh nghiệp) 46
Bảng 3.3 Số lượng DNVVN đóng trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2016 (phân theo ngành nghề kinh doanh) 47Bảng 3.4 Trình độ quản lý của toàn bộ chi cục thuế huyện Phú Lương 53Bảng 3.5 Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế huyện
Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên năm 2016 54Bảng 3.6 Trang thiết bị quản lý thu thuế của Chi cục thuế Phú
Lương năm 2016 55Bảng 3.7 Số thu NSNN huyện Phú Lương giai đoạn 2014 – 2016 56Bảng 3.8 Kết quả thu NSNN từng sắc thuế tại Chi cục thuế huyện Phú
Lương giai đoạn 2014-2016 57Bảng 3.9 Số lượng cấp mã số thuế mới giai đoạn 2014 - 2016 59Bảng 3.10 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa giải thể, phá sản, bỏ trốn
giai đoạn 2014 - 2016 59Bảng 3.11 Số lượng hồ sơ khai thuế giai đoạn 2014 - 2016 62Bảng 3.12 Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế giai đoạn 2014-2016 63Bảng 3.13 Tình hình nộp thuế của DNNVV tại Chi cục thuế huyện Phú
Lương giai đoạn 2014-2016 (Phân theo ngành nghề kinh doanh) 65Bảng 3.14 Kết quả công tác hoàn thuế gia đoạn 2014-2016 67Bảng 3.15 Tình hình nợ thuế của DNNVV tại Chi cục thuế huyện Phú
Lương giai đoạn 2014-2016 69Bảng 3.16 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế 73Bảng 3.17 Tình hình kiểm tra thuế tại các DNNVV của Chi cục thuế
huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2016 75Bảng 3.18 Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế của DNNVV
giai đoạn 2014 – 2016 tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương 77
Trang 10Bảng 3.19 Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế đối với DNNVVgiai đoạn 2014 – 2016 tại Chi cục Thuế Phú Lương 78Bảng 3.20 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 81Bảng 3.21 Tình hình khai và nộp thuế của doanh nghiệp 82Bảng 3.22 Tổng hợp một số câu hỏi đối với doanh nghiệp về vấn đề
pháp lý của quản lý thuế 83Bảng 3.23 Sự minh bạch về thủ tục hành chính về thuế 83Bảng 3.24 Mức độ hài lòng của DN đối với một số thủ tục hành chính 84
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Số lượng DNNVV đóng trên địa bàn huyện Phú Lương năm 2016
46
Biểu đồ 3.2 Số lượng DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh trên địabàn huyện Phú Lương năm 2016 47
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu thu NSNN huyện Phú Lương năm 2016 58
Biểu đồ 3.4 Kết quả thu thuế các DNNVV giai đoạn 2014 – 2016 64
Sơ đồ 3.1 Mô hình phân cấp quản lý 49
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ kê khai thuế đang áp dụng tại Chi cục thuế Huyện Phú LươngSơ đồ 3.3 Nội dung quản lý nợ của Chi cục thuế Phú Lương 68
Trang 12Một trong những bước đột phá trong công tác quản lý thuế đó là Luật Quản lýThuế được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày01/7/2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số21/2012/QH13 Đây là phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại đang được hầu hếtcác nước trên thế giới áp dụng Theo cơ chế quản lý thuế này đã tạo môi trườngthuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịpthời vào ngân sách Nhà nước Công tác quản lý thuế đã thay đổi phương thức quảnlý theo cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; Cơ quan thuế thực hiệnquản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần quản lý theo đối tượng từ đócó điều kiện tập trung nguồn lực phục vụ cho việc tư vấn hỗ trợ cho tổ chức, cánhân nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinhdoanh có vi phạm pháp luật thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế tổ chức quản lýthuế hiệu quả.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, pháttriển kinh tế thị trường nhiều thành phần, người nộp thuế ngày càng đa dạng vềhình thức, ngành nghề kinh doanh, thì hoạt động quản lý thuế càng trở nên khókhăn Đặc biệt là quá trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừaphát sinh nhiều vấn đề phức tạp như tình hình trốn thuế, gian lận thương mại , viphạm pháp luật nhà nước càng trở nên tinh vi và phức tạp nếu không cải cách kịpthời khó có thể quản lý được, gây thất thu tiền thuế cho NSNN và không đảmbảo công bằng xã hội.
Chi cục thuế huyện Phú Lương là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh TháiNguyên có chức năng thực hiện công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện PhúLương Trong giai đoạn vừa qua, công tác quản lý thuế của Chi cục thuế huyện PhúLương góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế địa phương, có những đóng góp
Trang 13quan trọng cho ngân sách huyện và ngân sách tỉnh Trong đó, doanh nghiệp nhỏ vàvừa có vị trí vô cùng quan trọng, số thu ngân sách hàng năm từ các doanh nghiệpnhỏ và vừa chiếm tỷ trọng hơn 60 % số thu ngân sách của Chi cục Thuế huyện PhúLương Tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế quản lý tự khai tự nộp thuế, công tácquản lý thuế của Chi cục thuế huyện Phú Lương cũng bộc lộ những hạn chế trongcông tác quản lý ở một số khâu như quản lý kê khai kê toán thuế vẫn còn tình trạngngười nộp thuế không nộp tờ khai, nộp chậm tờ khai, khai man trốn thuế, công tácquản lý nợ để xảy ra tình trạng nợ khó thu có xu hướng gia tăng trong những nămgần đây gây thất thu tiền thuế cho NSNN, thanh tra kiểm tra chưa phát huy được vaitrò hậu kiểm, răn đe người nộp thuế
Chính vì vậy, để góp phần tìm các giải pháp hữu hiệu về quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế phátsinh vào ngân sách Nhà nước, chống thất thu ngân sách có hiệu quả, đảm bảo tínhcông bằng hợp lý trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước giữa các thành phần
kinh tế rất quan trọng và cần thiết Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Tăng cườngquản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện PhúLương, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn kinh tế của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đưa ra cácgiải pháp phù hợp, khả thi nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý thuế đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Phú Lương - Tỉnh TháiNguyên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên trong thờigian tới.
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏvà vừa tại Chi cục thuế huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm các loại hìnhdoanh nghiệp: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã;cán bộ, công chức liên quan đến quản lý thuế) tại Chi cục Thuế huyện Phú Lươngtỉnh Thái Nguyên.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập số liệu
từ năm 2014 đến năm 2016.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Chi cục thuế Huyện Phú
Lương-tỉnh Thái Nguyên.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
4 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn với chủ đề trên sẽ có những đóng góp mới chủ yếu sau:
Thứ nhất, Trên cơ sở chủ trương, đường lối, quan điểm, pháp luật của Đảng và
Nhà nước về thuế, luận văn nêu bật vai trò quan trọng của thuế và quản lý thuế đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, đề tài làmrõ đặc trưng của Doanh nghiệp nhỏ và và vừa trong điều kiện kinh tế thị trường,những yêu cầu cần đổi mới đối với quản lý thuế.
Thứ hai, Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa; nghiên cứu thực tiễn quản lý thuế đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa của một số Chi cục Thuế và rút ra một số kinh nghiệm cụ thể cho huyệnPhú Lương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaở các địa phương khác trong thời gian tới.
Thứ ba, Đánh giá thực trạng quản lý thuế quản lý thuế đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương trong những năm gần đây, làm rõnhững hạn chế, bất cập và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế đó.
Thứ tư, Kế thừa những kiến thức lý luận, vận dụng vào thực tiễn, luận văn đề
xuất một số phương hướng và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế củacơ quan thuế nói chung và đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Phú Lương
Trang 15và các địa phương khác có điều kiện tương tự trong thời gian tới Trong đó nêuđược những giải pháp kiến nghị cả 2 phía Người nộp thuế và cơ quan thuế, đề xuấtmột số định hướng có tính chất dài hạn, và những nội dung thực tiễn tại địa bàn.
Nhờ đó, Luận văn có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà hoạch định
chính sách thuế, những người làm công tác quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa,và những tổ chức và cá nhân có quan tâm đến chủ đề này.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượctrình bày thành 04 chương, cụ thể như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các bảng biểu, danh mục cácchữ viết tắt, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 04chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chicục thuế Huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Chi cục thuế Huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1 Khái niệm chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về DNNVV, nguyênnhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là tiêu thức dùng để phân loại quy mô DNkhác nhau như: tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp; Số lượng lao động trongdoanh nghiệp; Doanh thu của doanh nghiệp; Lợi nhuận hàng năm
Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và số lao động được chú trong nhiều hơn, còndoanh thu và lợi nhuận được dùng kết hợp để phân loại Tuy nhiên, khi lượng hóanhững tiêu chuẩn nói trên thì tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất ở mỗi quốcgia, tùy thuộc từng ngành cụ thể, ở các thời kỳ khác nhau mà số lượng được lượnghóa theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc gia không giống nhau.
Theo tiêu chí của Ng â n hàng Thế g i ớ i , doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệpcó số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.
Tại Việt Nam tiêu chí xác định DNNVV được thể hiện tại Nghị định39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính Phủ (thay thế Nghị định số56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính Phủ) Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ vàvừa là Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của phápluật về doanh nghiệp, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa, đáp ứng các tiêuchí về quy mô vốn, doanh thu và số lượng lao động.
Mục đích phân loại DNNVV như vậy, vừa là để triển khai các chủ trương,chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp; mặt khác để tăng cường quản lý nhànước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta Việc phân loại củaChính phủ thể hiện sự đặc biệt coi trọng vai trò, vị trí quan trọng của DNNVV trongnền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tổ chức sản xuất, quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực
hiện nhanh nên dễ thích nghi trước những thay đổi của thị trường đặc biệt là nhu cầunhỏ, lẻ, có tính địa phương, góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trang 17- Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫntrong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
- Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có cũng như bổ sungđể thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinhdoanh.
- Cơ sở vật chất,trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu Trìnhđộ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế Đa số cácchủ DN nhỏ chưa được đào tạo bài bản,đặc biệt những kiến thức về kinh tế thịtrường,về quản trị kinh doanh, về văn bản pháp luật, phần lớn quản lý bằng kinhnghiệm và thực tiễn là chủ yếu.
- Chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bấthợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hộinhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sảnxuất khu vực và toàn cầu.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
Ở mỗi nền kinh tế của một hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữnhững vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồngnhư sau:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong sự tăngtrưởng của nền kinh tế: Doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy là những doanh nghiệp có
quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu nhưng có vai trò quan trọng trong nềnkinh tế Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảotrong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam theo số liệu tổng điều tra kinh tế do TổngCục Thống kê cung cấp thì các DNNVV chiếm một tỷ trọng rất lớn khoảng 98%tổng số các DN hoạt động) Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việclàm là rất đáng kể Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏvà vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế Theo đó,loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thunhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển,xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu laođộng mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội… Ở Việt Nam, năm 2000, đóng gópcủa khu vực này vào ngân sách quốc gia chỉ khoảng 10% trong tổng lượng đónggóp của tất cả khu vực doanh nghiệp Tỷ lệ này đã nhanh chóng tăng lên tới 31%vào năm 2008 và 2009 Đến nay tỷ lệ này đã lên hơn 45% GDP Số tiền thuế và phímà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp vào NSNN đã tăng 18,4 lần sau 10 năm, đạt31% tổng số thu ngân sách
Trang 18nhà nước Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và cácchương trình phát triển khác Do vậy, đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham giađầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trongdân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
- Thứ hai, Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điềuchỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định.Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- Thứ ba, tác động kinh tế - xã hội lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa làgiải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho ngườilao động, góp phần xoá đói giảm nghèo Ở Việt Nam, mỗi năm doanh nghiệp nhỏ
và vừa tạo ra hơn một triệu việc làm mới, số lượng lao động của các doanh nghiệpnhỏ và vừa trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếmkhoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượnglao động của cả nước.
- Thứ tư, Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh
nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùngđể lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linhhoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hànhtrực tiếp Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp Vốn đầu tư banđầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuấtkinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này Nguồn vốn tài chính hạn chế,đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ xung dể thực hiện quá trình tích tụ, tập trungnhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Thứ năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần làm năng động nền kinh tế
trong cơ chế thị trường: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều
chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động Các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động,linh hoạt trước những thay đổi của thị trường Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quymô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động Đặc biệt là nhu cầunhỏ, lẻ, có tính địa phương do doanh nghiệp nhỏ và vừa Có khả năng chuyểnhướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng,nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc.
- Thứ sáu, là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu như doanh nghiệp lớn
thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và
Trang 19vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngânsách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Như vậy, phát triển DNNVV một cách bền vững sẽ là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm ngân sách quốc gia.
1.1.4 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.4.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí doanh thu
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là theo tiêu chí doanh thu là doanh nghiệp đápứng đầy đủ các tiêu chí về doanh thu và lao động, được xác định như sau:
Bảng 1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí doanh thu
Doanh ngh
Doanh nghT
Từ trên10
(Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018)1.1.4.2 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí nguồn vốn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí nguồn vốn là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nguồn vốn và lao động, được xác định như sau:
Trang 20Bảng 1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốnQ
h DoanDoanhT
I Nông,lâ
3 tỷ đồngtrởxu
Từtrên 10ngườ
Từtrên 100ngII
Côngnghiệp
3 tỷ đồngtrởxu
Từtrên 10ngườ
Từtrên 100ngIII
Thươngm
3 tỷ đồngtrởxu
Từtrên 10ngườ
Từtrên 50ngườ
(Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018)- Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vàoquy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyênngành.
Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa đượcxác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất Trường hợp không xác địnhđược lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căncứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.
- Xác định tiêu chí về lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanhnghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo phápluật về bảo hiểm xã hội.
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng sốlao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và đượcxác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệpnộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảohiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hộicủa các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
Trang 21- Xác định tiêu chí về nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báocáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xácđịnh trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kềthời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
- Xác định tiêu chí về doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụcủa doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề màdoanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưngchưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn đểxác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1 Tổng quan về thuế
1.2.1.1 Khái niệm về thuế
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quantrọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ củamình Tuỳ thuộc vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng, cácnhà kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau về thuế.
Theo các tác giả cuốn Giáo trình thuế của Học viện Tài chính: “Thuế là một
khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độvà thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng”.
Trong cuốn “Kinh tế công cộng”, nhà kinh tế học Joseph E.Stiglitz đã cho
rằng “Các cá nhân cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho chủ thái ấp, đây là thuế
nhưng chưa được tiền tệ hoá”.
Trong cuốn “Tài chính công”, G.Jege đã cho rằng: “Thuế là một khoản bằng
tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho các công dân đóng góp choNhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của nhànước”.
Theo từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học - 1998): “Thuế là khoản tiền
hay hiện vật mà người dân hay tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghềnghiệp buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định”.
Có thể thấy ở các quan niệm trên đây, tuy cách diễn đạt khác nhau song đềuthống nhất những nội dung chính của thuế là:
Trang 22- Thuế là biện pháp động viên của nhà nước mang tính chất bắt buộc đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước.
- Thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ, bắt buộc mọi tổ chức và thành viên trong xã hội phải nộp vào ngân sách nhà nước.
- Thuế là một bộ phận của cải từ khu vực tư chuyển vào khu vực công nhằmtrang trải những chi phí nuôi sống bộ máy nhà nước và trang trải các chi phí công cộng mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
- Thuế là một hình thức phân phối thu nhập được nhà nước sử dụng để động viên một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào ngân sách nhà nước.
Từ những phân tích trên đây, có thể nhận thức một cách toàn diện về thuế
như sau: Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước nhằm tập trung
một phần nguồn lực từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào ngân sách nhà nướcđể đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển.
1.2.1.2 Đặc điểm cơ bản của thuế
Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của thuế.Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển vàbiểu hiện thành những đặc trưng riêng có của thuế, qua đó giúp ta phân biệt giữathuế và các công cụ tài chính khác Những đặc trưng đó là:
- Tính bắt buộc: Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân
biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nước.Nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph E.Stinglitz cho rằng: “Thuế khác với đa số nhữngkhoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia Trong khi các khoản chuyểngiao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”.
- Tính không hoàn trả trực tiếp: Thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp
thuế thông qua các dịch vụ công cộng của Nhà nước Sự không hoàn trả trực tiếpđược thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế Trước khi thu thuế, Nhà nước khônghề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế Cũng nhưvậy, người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họkhông được hoặc ít được sử dụng các dịch vụ công cộng Người nộp thuế cũngkhông có quyền đòi hỏi được thừa hưởng nhiều dịch vụ công cộng hơn so với sốthuế mà họ phải trả và họ cũng không thể từ chối nộp thuế với lý do họ đã phảithanh toán cho các khoản chi trái với nguyên tắc này.
- Tính pháp lý cao: Đặc điểm này thể hiện thuế là một công cụ tài chính có
tính pháp lý cao Điều này được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước.
Trang 23Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, thihành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội Vì vậy, để bắt buộccác công dân “tự nguyện” nộp thuế thì nhà nước phải sử dụng đến quyền lực củamình, quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật.
Tuy nhiên, để sự chuyển giao bắt buộc thông qua thuế diễn ra được “êmthấm”, mặc dù quá trình đó được thực hiện dưới sự bảo vệ của pháp luật, thì nhữngquy luật của pháp luật cũng không được mang tính tuỳ tiện mà dựa trên những cơ sởkhoa học nhất định Vì vậy trong luật thuế thường xác định trước các yếu tố có tínhchất điều chỉnh hành vi nộp thuế, đối tượng chịu thuế, mức thuế phải nộp, thời hạncụ thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác.
- Thuế chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trongnhững thời kỳ nhất định: Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường,sự biến động của ngân sách nhà nước
Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế thường là thể chế chính trị củanhà nước, tâm lý tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá, xã hộicủa dân tộc
Do thuế chịu sự ràng buộc các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội như vậy nênngười ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội tổng hợp.
- Thuế được giới hạn trong biên giới quốc gia với quyền lực của Nhà nước đốivới con người và tài sản.
1.2.1.3 Phân loại thuế
Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà hệ thống pháp luậtthuế bao gồm nhiều loại thuế khác nhau Ðể định hướng xây dựng và quản lý hệthống thuế, việc sắp xếp các Luật thuế có cùng tính chất thành những nhóm khácnhau, gọi là phân loại thuế.
Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế thànhnhững nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định Tuỳ thuộc vào mục tiêu,yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mà cơ cấu và nội dung cácLuật thuế có khác nhau Cũng tuỳ thuộc vào cơ sở, mục đích phân định, thôngthường thuế được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Căn cứ vào phương thức đánh thuế, thuế được phân làm 2 loại: thuế trực thuvà thuế gián thu.
Trang 24+ Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản củangười nộp thuế Người nộp thuế trực thu là người nộp thuế cuối cùng trong một chukỳ sản xuất kinh doanh nên khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế củangười nộp thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn Thuế trực thu mang tính chấtluỹ tiến vì có tính đến khả năng nhận được thu nhập của người nộp thuế Ở nước tathuế trực thu gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế gián thu là loại thuế không đánh trực tiếp vào tài sản của người nộpthuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá dịch vụ Người sản xuấthàng hoá và cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hoá vàdịch vụ của mình, khi hàng hoá và dịch vụ được bán người sản xuất thay mặt ngườitiêu dùng nộp một khoản thuế gián thu cho nhà nước Do đó thuế gián thu có ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế giá trên thị trường Ởnước ta thuế gián thu bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếxuất khẩu và thuế nhập khẩu.
- Căn cứ vào đối tượng đánh thuế Theo cách phân loại này thuế được chia thành:
+ Thuế thu nhập: bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhậpnhận được Thu nhập được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau: thu nhập từlao động dưới dạng tiền lương, tiền công thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanhdưới dạng lợi nhuận, lợi tức Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khácnhau: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhậpđược mang tiêu dùng trong hiện tại Trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiệndưới nhiều dạng như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
+ Thuế tài sản: là loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản Tài sản cónhiều hình thức biểu hiện: tài sản chính gồm tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán ; tàisản cố định gồm nhà cửa, đất đai máy móc, xe cộ ; tài sản vô hình như nhãn hiệu,công nghệ Nói chung thuế tài sản thường đánh trên giá trị của tài sản cố định gọi làthuế bất động sản, đánh trên tài sản chính gọi là thuế động sản.
Tóm lại có nhiều tiêu thức phân loại thuế, tuỳ theo yêu cầu quản lý của mỗinước mà có sự lựa chọn khác nhau.
1.2.1.4 Các sắc thuế cơ bản doanh nghiệp nhỏ và vừa phải nộp* Lệ phí Môn bài
- Lệ phí Môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơsở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trang 25- Đối tượng nộp thuế gồm: Các tổ chức kinh tế: Doanh nghiệp, Công ty, Hợp tác
xã, đơn vị sự nghi, các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ; Các hộ kinh doanh cá thể.- Mức lệ phí: Đối với các tổ chức kinh tế nộp thuế môn bài theo 4 mức căn cứvào vốn đăng ký kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặcgiấy phép đầu tư; Đối với các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế môn bài theo 6 bậc căncứ vào thu nhập 1 tháng.
* Thuế Giá trị gia tăng
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hànghoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinhdoanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các loại hàng hoá, dịch vụ là đối tượng khôngchịu thuế).
- Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
+ Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, đối với các hàng hoá, dịch vụchịu thuế TTĐB thì giá tính thuế là giá bán đã có thuế TTĐB; đối với hàng hoánhập khẩu thì giá tính thuế là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu,cộng với thuế TTĐB nếu có; đối với hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường là gíabán đã có thuế bảo vệ môi trường.
+ Thuế suất: Có 3 mức 0% áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, lắp đặtcông trình cho DN chế xuất, vận tải quốc tế; 5% áp dụng cho nước sạch, phân bón,thức ăn gia súc, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, sảm phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thiếtbị, dụng cụ y tế, hoạt động văn hoá, triển lãm; thuế suất 10% áp dụng cho các mặthàng còn lại.
+ Phương pháp tính thuế: có 02 phương phápPhương pháp khấu trừ thuế:
Trang 26= Giá
iá= G
= Gi
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra
-Số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừPhương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Thuế suất
Giá trị HHDV mua vào
Tỷ lệ GTGT
Trang 27ơx t
* Thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Thuế TTĐB là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm hànghóa, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng Thuế TTĐB thườngáp dụng thuế suất cao mục tiêu nhằm điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêudùng các hàng hoá dịch vụ đặc biệt.
- Căn cứ tính thuế: giá tính thuế và thuế suất Số thuế TTĐB phải nộp = giátính thuế TTĐB x thuế suất TTĐB
+ Giá tính thuế: là giá bán chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế GTGT.+ Thuế suất: mức thấp nhấp là 10%, cao nhất 70%.
* Thuế Tài nguyên
- Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiênnhiên, khoáng sản, phi kim loại.
- Đối tượng nộp thuế là các DN, công ty, các hộ kinh doanh có khai thác tàinguyên thiên nhiên, khoáng sản, phi kim loại theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng chịu thuế tài nguyên: khoáng sản kim loại, khoáng sản không kimloại, nước,
- Căn cứ tính thuế: sản lượng tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.+ Giá tính thuế tài nguyên là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT.
+ Thuế suất theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế.Số thuế phải
* Thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là một sắc thuế quan trọng nhất của thuế trực thu Mọi tổ chức,cá nhân kinh doanh là đối tượng nộp thuế TNDN.
- Đối tượng nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịchvụ được thành lập theo quy định của pháp luật có thu nhập chịu thuế.
- Số thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất.+ Thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác trong kỳ tính thuế, kể cả thu nhậpthu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài Thuếsuất do Nhà nước quy định (mức hiện hành là 25%).
+ Phương pháp tính thuế: Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế =Thu nhập tính thuế x Thuế suất Thu nhập tính thuế = Doanh thu x Tỷ lệ thu
Trang 28nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Các chi phí được trừ + Cáckhoản thu nhập khác.
* Thuế Bảo vệ môi trường Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu
vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường Người nộpthuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượngchịu thuế.
Căn cứ tính thuế: là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.
1.2.2 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc của Quản lý thuế
1.2.2.1 Khái niệm về quản lý thuế
Theo giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” (2008) của trường Đại họcKinh tế Quốc Dân thì quản lý nhà nước đối với nền kinh tế (quản lý nhà nước vềkinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tếquốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoàinước, các cơ cấu có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặtra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế [58, tr.56].
Theo giáo trình “Quản lý tài chính công” (2008) của Học viện Tài chính thìquản lý tài chính công là quá trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chếđộ; sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp tác động đến các hoạtđộng của tài chính công, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu khách quancủa nền kinh tế-xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng doNhà nước đảm nhận [42, tr.28].
Quản lý thuế rõ ràng là một nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế Ngoàira, nó là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công Do vậy, khái niệm quảnlý thuế cũng có một số nét tương đồng với hai khái niệm trên.
Trong cuốn “Tài chính công” của Khoa Tài chính Nhà nước Trường Đại họcKinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2005) thì “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệpvụ do cơ quan có chức năng thu NSNN thực hiện” “Đó là những hoạt độngthường xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuếđầy đủ, kịp thời và đúng luật định”[47, tr.139] Với quan niệm như vậy, quản lýthuế là quản lý thu thuế Nó bao gồm xây dựng kế hoạch thu thuế, tổ chức các biện
Trang 29pháp hành thu và tổ chức bộ máy ngành thuế Tuy nhiên, thực tế cho thấy quản lý thuế không đồng nghĩa với quản lý thu thuế.
Theo tác giả, quản lý thuế là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các côngcụ và phương pháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản lý thuế làm chochúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra.
1.2.2.2 Mục tiêu và yêu cầu của công tác quản lý thuế
Quản lý thuế có vai trò đảm bảo cho chính sách thuế được thực thi nghiêmchỉnh trong đời sống kinh tế xã hội Chính sách thuế thường được thiết kế nhằmthực hiện các chức năng cao cả của thuế như điều tiết vĩ mô phục vụ mục tiêu tăngtrưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng giữa cáclớp dân cư trong xã hội.
Tùy vào đặc điểm của từng nước mà quản lý thuế sẽ có các mục tiêu khácnhau Song nhìn chung quản lý thuế ở các nước thường nhằm vào các mục tiêu:
Một là, phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sởkhông ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN ở hầu hết các nước trên thế giới Thuếtài trợ cho các hoạt động cơ bản của chính phủ Vì vậy, quản lý thuế phải hướng đếnviệc khai thác tối đa nguồn thu này Tuy nhiên, để tăng trưởng và ổn định số thu củaNSNN trong tương lai, công tác quản lý thuế cũng cần chú ý duy trì và phát triểncác cơ sở tạo ra nguồn thu thuế Không nên thu thuế với thuế suất quá cao, thu thuếbằng mọi giá Xây dựng một chính sách thuế phải phối hợp với việc hoạch định cácchính sách kinh tế vĩ mô khác Các chính sách thuế của nhà nước, dù trực tiếp haygián tiếp đều có tác động đến thu nhập của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tác độngđến các hoạt động kinh tế - cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong tương lai.
Hai là, phải tối thiểu hóa chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thuế
Chi phí cho quản lý thuế trước hết là những chi phí của chính phủ liên quanđến quản lý thuế Nó bao gồm chi phí trả lương cho đội ngũ cán bộ ngành thuế, chiphí in ấn tài liệu, ghi chép lưu giữ sổ sách hóa đơn chứng từ, chi cho cơ sở vật chất,trang thiết bị máy móc, chi phí tư vấn cho NNT, chi phí khác Ngoài ra chi phí choquản lý thuế còn phải kể đến các chi phí tuân thủ của NNT Nếu Nhà nước chỉ quantâm đến tối thiểu hóa chi phí cho bộ máy hành thu, đẩy gánh nặng chi phí cho NNTthì không giải quyết tốt được mối quan hệ giữa cơ quan thuế với NNT NNT trướcnhững chi phí tuân thủ cao sẽ tìm cách tránh thuế, trốn thuế gây khó khăn cho cơquan thuế.
Trang 30Ba là, phát huy tối đa vai trò của thuế trong nền kinh tế.
Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Thuế là nguồn thuchủ yếu của NSNN, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, giảm bớtchênh lệch giàu nghèo, thuế góp phần kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuấtkinh doanh Song, những vai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quảcủa những tác động từ phía con người Những tác động này được thực hiện thôngqua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.
Bốn là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư.
Quản lý thuế là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài chính nhànước Giống như các hoạt động quản lý khác, quản lý thuế cũng phải thông quacông cụ luật pháp, chính sách để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, các tổ chứckinh tế Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách đó, bằng côngtác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế củangười dân được nâng cao Ý thức chấp hành pháp luật biểu hiện một xã hội vănminh, hiện đại Nhà nước phải quản lý bằng luật pháp, mọi người dân trong nướcphải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Yêu cầu của công tác quản lý thuế đảm bảo các khoản thu thu đúng, thu đủ,thu kịp thời góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu NSNN.
1.2.3 Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3.1 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế
b Khai thuế, nộp thuế:
- Nguyên tắc khai thuế và tính thuế:
+ Người nộp thuế phải tính số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừtrường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định.
+ Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trongtờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ cácchứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
Trang 31- Hồ sơ khai thuế:
Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ đểngười nộp thuế khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế.
Người nộp thuế phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèmtheo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm,bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế Đối với một sốloại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì thực hiệntheo quy định của pháp luật có liên quan.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi củatháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quýtiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cả năm chậm nhất là ngày thứ ba mươi củatháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậmnhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
+Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kểtừ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
+ Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động,chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lạidoanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trườnghợp đó.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến sử dụng đất theo cơchế một cửa liên thông thì thực hiện theo thời hạn quy định tại văn bản hướng dẫnliên ngành về cơ chế một cửa liên thông đó.
Trang 32c Ấn định thuế:
Cơ quan thuế có quyền ấn định số tiền thuế phải nộp nếu người nộp thuế viphạm trong các trường hợp sau:
- Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 của Luật Quản lý thuế;
- Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hếtthời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuếtheo quy định;
- Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặcđã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứtính thuế để xác định số thuế phải nộp;
- Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quanđến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế,thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;
- Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộpthuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ,không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứtính số thuế phải nộp;
- Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;- Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính đượcsố thuế phải nộp.
1.2.3.2 Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuếa Về hoàn thuế:
- Các trường hợp được hoàn thuế:
+ Tổ chức, cá nhân được hoàn thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT.
+ Tổ chức, cá nhân được hoàn thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luậtthuế Thu nhập cá nhân.
+ Tổ chức, cá nhân được hoàn thuế trong trường hợp có số đã nộp lớn hơn số phải nộp.
- Hồ sơ hoàn thuế gồm: Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu, tờ khai thuế hoặc chứng từ nộp thuế.
- Trách nhiệm của Cơ quan thuế: Tiếp nhận và xử lý các hồ sơ của NNT gửi lên theo quy định.
Trang 33b Về miễn thuế, giảm thuế:
- Các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế:
+ Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảmthuế: Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế trong hồ sơkhai thuế hoặc hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế:
Cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ ra quyết định miễn thuế, giảm thuế đốivới các trường hợp sau đây:
* Miễn hoặc giảm thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theophương pháp khoán có tạm nghỉ kinh doanh.
* Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân:
Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm dương lịch Đối tượng nộp thuếgặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo, cá nhân kinh doanh,nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán cótạm nghỉ kinh doanh và Chuyên gia nước ngoài thực thiện các chương trình, dự ánODA trong năm nào thì được xét miễn giảm số thuế phải nộp của năm đó.
* Miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuếnhà, đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nộp thuế gặp khó khăn do thiêntai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ bị lỗ không có khả năng nộp thuế.
* Miễn, giảm thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyêntheo quy định tại Điều 9 Luật Thuế tài nguyên: Miễn, giảm thu tiền sử dụng đất;Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Hồ sơ miễn, giảm thuế gồm: Tờ khai thuế; Tài liệu liên quan đến việc xácđịnh số thuế được miễn, giảm.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế:
+ Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế raquyết định miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 03/MGTH hoặc thông báo cho ngườinộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 04/MGTHban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.+ Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thờihạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trang 341.2.3.3 Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm:
- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản (không bao gồm doanh nghiệp tư nhân,công ty hợp danh bị tuyên bố phá sản) đã thực hiện các khoản thanh toán theo quyđịnh của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
- Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sựmà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
1.2.3.4 Quản lý thông tin về người nộp thuế
- Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu liênquan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Là cơ sở để thực hiện quản lý thuế,đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện viphạm pháp luật về thuế.
- Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin:+ Cung cấp đầy đủ thông tin trong hồ sơ thuế
+ Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầucủa Cơ quan quản lý thuế; Thông tin phải đầy đủ, chính xác, trung thực và đúngthời hạn.
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan:
Các cơ quan sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin về NNT cho Cơ quanthuế: Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Kho bạc nhà nước; Ngânhàng thương mại, Cơ quan công an và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhânkhác
1.2.3.5 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
a Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế:
- Thưc hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánhgiá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác địnhhành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan thuế, tổ chức, cánhân là NNT.
- Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.
b Kiểm tra thuế:
- Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế:
+ Công chức thuế thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế,đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan về ngườinộp
Trang 35thuế, để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.
+ Trường hợp phát hiện trong hồ sơ chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khaichưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộpthuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ Đối với trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quanthuế, công chức thuế có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn trực tiếp cho người nộphồ sơ Đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông quagiao dịch điện tử, cơ quan thuế phải ban hành thông báo bằng văn bản trong thờihạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
+ Các trường hợp thuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
* Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theothông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổsung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơquan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
* Các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế theo quy địnhtại khoản 2 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
c Thanh tra thuế:
Việc thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm vàthanh tra đột xuất Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã đượcphê duyệt Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cánhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáohoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng BộTài chính.
Việc lập kế hoạch thanh tra phải được xây dựng đối với các trường hợp quyđịnh tại Điều 81 của Luật Quản lý thuế và phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin vềngười nộp thuế, từ đó phát hiện, lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bấtthường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanhtra Kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: đối tượng thanh tra,kỳ thanh tra, nội dung, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.
Kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế cấp dưới phải được gửi đến cơ quan thuếcấp trên Trường hợp có sự trùng lặp về đối tượng thanh tra thì cơ quan thuế cấptrên sẽ thực hiện kế hoạch thanh tra với đối tượng thanh tra đó.
Trang 36Trường hợp cơ quan thanh tra nhà nước, Kiểm toán Nhà nước có kế hoạchthanh tra về thuế trùng với kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế thì ưu tiên kế hoạchthanh tra thuế của cơ quan thanh tra nhà nước, Kiểm toán Nhà nước.
d Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Căn cứ kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan thuế ra quyếtđịnh xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
- Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế códấu hiệu tội phạm thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơquan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định củapháp luật.
1.2.3.6 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
+ NNT nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày, kểtừ ngày hết thời hạn nộp thuế, thời hạn được gia hạn nộp thuế.
+ NNT còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế gồm: Trích tiềntừ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế; khấu trừ một phần tiền lương; kê biên tàisản, thu hồi mã số thuế, giấy chứng nhận kinh doanh
1.2.3.7 Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
- Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của Người nộp thuế, bao gồm: Vi phạmcác thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặctăng số thuế được hoàn.
- Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật thuế:
+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện phải được xử lý kịpthời, công minh, triệt để.
+ Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạmpháp luật về thuế.
+ Việc xử lý vi phạm về thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện.
+ Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần; nhiều ngườicùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bịxử phạt; Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạtvề từng hành vi vi phạm.
Trang 371.2.3.8 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
- Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết địnhhành chính sau của cơ quan thuế:
a) Quyết định ấn định thuế; Thông báo nộp thuế;b) Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
c) Quyết định hoàn thuế;
d) Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;e) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
g) Kết luận thanh tra thuế;
h) Quyết định giải quyết khiếu nại;
i) Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thôngbáo nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đốivới một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lýthuế cũng được coi là quyết định hành chính của cơ quan thuế.
- Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các hành vihành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụtrong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâmphạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Hành vi hành chính được thể hiện bằnghành động hoặc không hành động.
- Cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trongcông tác quản lý thuế có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính,hành vi hành chính của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắcphục để tránh phát sinh khiếu nại tố cáo.
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế
Cơ cấu tổ chức bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quantrọng trong công tác quản lý thuế Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung củacông tác quản lý thuế, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tớithanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.
- Cán bộ thuế là người đại diện cho Nhà nước, thực hiện các quy định phápluật thuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế của người nộp thuế vào Ngânsách Nhà nước Đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân vềchính sách thuế để góp ý với Nhà nước, đặt chính sách pháp luật thuế cho đúng phùhợp với thực tiễn.
Trang 38- Cán bộ thuế có vị trí vai trò rất quan trọng trong bộ máy cơ quan thuế Đểđáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi cán bộ không nhữngthành thạo chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức vàlối sống lành mạnh, liêm, chính Điều đó đặt ra yêu cầu cán bộ thuế phải thườngxuyên rèn luyện đạo đức và lối sống, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ để “có tâm trong sáng, có nghề tinh thông”.
Năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức Chi cục Thuếphải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội Thể hiện ởnhững nội dung cơ bản sau đây:
- Tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế.
- Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầucủa tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiệnđại hóa quản lý thu bằng ứng dụng tin học.
- Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế tận tụy, công tâm, khách quangiữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế Cán bộ thuế phải làngười bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc thực hiện cácluật thuế.
- Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên đểkhông bắt tay với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vi phạm luật thuế.
Tôn trọng người nộp thuế, văn minh, lịch sự khi giao tiếp ứng xử.- Giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác.
- Lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Phải coi người nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất của cơ quan thuế, cánbộ thuế phải có nghĩa vụ và trách nhiệm phục vụ.
1.2.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thuế thu Những quyđịnh trong chính sách về diện thu thuế (rộng hay hẹp), phương thức kê khai, nộpthuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế.Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất của ngành thuế Cũng nhưvậy, một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữuích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiếtkiệm chi phí Hệ thống thông tin trong quản lý đóng vai trò quan trọng trong mụctiêu giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch.
Trang 39Trong công tác quản lý thu thuế, nếu sử dụng công nghệ thông tin thì sẽ đạtđược hiệu quả cao Khoa học công nghệ phải hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực cho quản lýthu thuế đối với các doanh nghiệp Cụ thể như sau:
- Hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quancũng như với các doanh nghiệp phải có sự kết nối để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫnnhau Như hệ thống Kế toán thu ngân sách giữa cơ quan thuế và Kho bạc, ngânhàng; chương trình Kê khai thuế qua mạng…
- Cập nhật và nâng cấp hệ thống thông tin về doanh nghiệp một cách đầy đủ vàchính xác Hệ thống quản lý được nối mạng toàn quốc và có sự đối chiếu thông tinmột cách tự động.
- Xây dựng các phần mềm phân tích phục vụ cho công tác kê khai, thanh tra,kiểm tra như: phân loại rủi ro đối tượng thanh tra, kiểm tra; phân tích kê khai, phântích báo cáo tài chính, đối chiếu hóa đơn
- Xây dựng các phần mềm phục vụ cho công tác quản lý ấn chỉ, quản lý cáckhoản thu về đất như: Phần mềm quản lý ấn chỉ, Phần mềm phi nông nghiệp online
1.2.4.3 Môi trường quản lý thuế
Hiện tại, hệ thống thuế gồm nhiều loại thuế hoạt động trong các lĩnh vực khácnhau, để thực hiện nhiều mục tiêu, một sắc thuế có thể được ban hành theo mộttrong hai hình thức pháp lý là Luật và Pháp lệnh Trên thực tế, hệ thống thuế baogồm nhiều sắc thuế và được xây dựng theo nguyên tắc cơ bản, đó là: Tính minhbạch, tính hiệu quả, tính linh hoạt và nguyên tắc công bằng.
Chính vì vậy, để thực hiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ vàvừa tốt thì môi trường quản lý thuế, hệ thống thuế bao gồm hệ thống chính sáchthuế và hệ thống quản lý thuế phải được ban hành và thực hiện một cách đồng bộ.
* Thứ nhất, hệ thống chính sách thuế
Hệ thống chính sách thuế được ban hành dưới các hình thức Luật, Pháp lệnh.Mỗi sắc thuế có vai trò điều tiết riêng trong nền kinh tế, song chúng có mỗi quan hệrất mật thiết và tác động lẫn nhau trong quá trình phát huy tác dụng điều chỉnh vĩmô nền kinh tế Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế dù được xây dựng một cách ưuviệt, hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể phát huy tác dụng nếu không được vậnhành trong thực tiễn Quá trình áp dụng luật thuế vào nền kinh tế - xã hội đòi hỏi sựchấp hành của các đối tượng nộp thuế, qua đó số thuế được huy động từ các thểnhân và pháp nhân vào ngân sách nhà nước theo đúng luật định Quá trình nàythường không gắn liền với sự tự nguyện mà cần có một hệ thống quản lý để tổ chức,giám sát.
Trang 40Hệ thống chính sách thuế còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, phù hợp và sát vớithực tế gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện Đối với các quốc gia trênthế giới, khi xây dựng một sắc thuế, họ đều chú trọng đến yếu tố ổn định Bởi điềuđó sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế có kế hoạch và chiến lược phát triển sảnxuất, kinh doanh phù hợp.
Tuy nhiên, ở nước ta, chính sách về thuế nhìn chung còn thiếu tính ổn định vàđồng bộ Ví dụ như Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007, nhưng các văn bảnhướng dẫn lại được xây dựng rải rác từ cuối năm 2007 đến năm 2008 và trong 6tháng đầu năm 2009 mới tạm coi là đủ Tương tự, Luật Doanh nghiệp mặc dù cóhiệu lực từ năm 2005, nhưng mãi tới năm 2008 mới có nghị định hướng dẫn thựchiện Chính sự không đồng bộ này đã dẫn đến hiện tượng chồng chéo trong chỉ đạovà tổ chức thu thuế, do vừa phải theo cái mới, vừa theo cái cũ, làm giảm hiệu quảcủa hoạt động quản lý thu thuế.
Bên cạnh đó, hệ thống các chính sách thuế cũng chưa đạt mục tiêu “đơn giản,rõ ràng, thống nhất” được đặt ra trong quá trình cải cách Cụ thể như Luật thuế Thunhập doanh nghiệp quy định đối tượng nộp thuế bao gồm cả các cá nhân có hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, nhưng theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì cá nhânkinh doanh không phải là doanh nghiệp.
Không chỉ thế hệ thống chính sách thuế chưa bao quát và điều tiết hết cácnguồn thu trong nền kinh tế và chưa thật sự đảm bảo bình đẳng, công bằng về nghĩavụ nộp thuế và phù hợp với thông lệ quốc Điều đó đã dẫn đến những bất cập, gâykhó khăn cho người nộp thuế và người thu thuế, cụ thể là:
- Trong khi các nước trên thế giới khi tính thuế giá trị gia tăng chỉ sử dụng mộtphương pháp tính thuế (phương pháp khấu trừ), thì ở nước ta hiện nay vẫn sử dụnghai phương pháp (khấu trừ và trực tiếp) Việc áp dụng phương pháp tính thuế trựctiếp đã gây ra nhiều bất hợp lý, không thể hiện tính ưu việt và thống nhất của thuếgiá trị gia tăng, đồng thời gây khó khăn, giảm hiệu quả cho công tác quản lý thuthuế.
- Thuế giá trị gia tăng vẫn bao gồm nhiều mức thuế suất (0%, 5%, 10%) tạođiều kiện cho người nộp thuế lợi dụng để gian lận và trốn lậu thuế gây thất thu chongân sách nhà nước, thậm chí “chạy chọt”, hối lộ để được cán bộ ngành thuế“nương tay”.
* Thứ hai, chưa chú trọng ứng dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệtrong công tác thuế.
Mặc dù các quy trình hoạt động thu thuế, quản lý thuế đều được sử dụng cácứng dụng tin học, nhưng do chưa được triển khai một cách đồng bộ nên hiệu quả