Giúp Chúng Ta ..Nhận Biết Các Gam, Điệu,..Để Đệm hát..Quảng nốt...các nốt trên cần đàn, kí hiệu, nhận biết gam... KÝ HIỆU ÂM NHẠC (tài liệu này được VG tổng hợp từ một số sách và dựa trên nền Giáo trình của nghệ sĩ Lê Hùng Phong, bạn nào trích dẫn sang nơi khác vui lòng ghi rõ nguồn gốc. Xin cảm ơn nhiều!)
Tự học guitar (Nick Freeth) LỜI GIỚI THIỆU "Tự học guitar" (THG) mang đến cho bạn một giáo trình về những kĩ thuật để chơi guitar đồng thời lý giải đôi nét về nhạc lý xung quanh nó. THG sẽ hướng dẫn bạn cách cấu thành hợp âm và âm giai, gảy solo và nhịp điệu và làm thế nào để kết hợp tất cả vào trong một bài nhạc hay hòa tấu, ký âm hay viết tab. Sẽ không yêu cầu nào về nhạc lý hay kỹ thuật về guitar trước khi đến với giáo trình này. THG được thiết kế cho mọi trình độ, sở thích và loại nhạc bạn theo đuổi, cả guitar điện và guitar thùng dây sắt. Nhìn chung, mọi người thường đọc sách báo với một tốc độ trung bình không đổi nên ta thường ước lượng được khi nào thì ta đọc xong một tạp chí hay tờ báo. Nhưng với THG thì lại khác. Bạn có thể dễ dàng lướt qua những bài đầu về cách chọn mua nhạc cụ nhưng lại có thể mất nhiều thời gian trong các chương sau để làm quen với cách điều khiển bàn tay vào các động tác gảy, quạt lạ lẫm. Về sau, giáo trình sẽ hướng dẫn bạn cách tăng tốc khi chơi, kết hợp giữa gảy và quạt. Có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi vừa phải đọc kí âm, kí hiệu của bản nhạc, vừa phải tập trung vào cần đàn, móng gẩy. Cách duy nhất để khắc phục điều này là phải luyện tập đều đặn. Bạn có thể mất vài tuần để chỉ tập 1-2 phần của giáo trình cho đến khi bài học trở thành 1 phần trong thói quen và kỹ năng thuần thục. Những cố gắng này sẽ không bao giờ là thừa thải dù cho bạn học guitar bằng cách gì, bằng giáo trình hay giáo viên nào. Khi bạn đọc đến trang cuối của giáo trình này, bạn đã sẵn sàng để bước vào thế giới âm nhạc thật sự bên ngoài. Tuy nhiên, làm chủ được THG chỉ là "sự kết thúc của một khởi đầu" trong việc tập chơi một nhạc cụ một cách nghiêm túc. Hãy xem giáo trình này như như là đôi cánh của bạn: cơ bản, nền tảng vững chắc để bạn khám phá những chân trời xa hơn trong thế giới âm nhạc. Bạn có thể đi xa đến đâu? Điều đó còn tùy thuộc vào năng khiếu, nỗ lực và đam mê của chính bạn. Nào, ta hãy cùng bắt đầu. CHƯƠNG 1: CHỌN ĐÀN GUITAR VÀ AMPLI Guitar, cũng giống như xe máy hay những niềm đam mê khác, có thể tạo ra sự lôi cuốn và say mê kì lạ ngay cả với những người mua đầy lý trí và kinh nghiệm. Là một người vừa bắt đầu chơi, không có nhiều khái niệm về đủ các nhãn hiệu và chủng loại trong cửa hàng, bạn rất dễ dàng bị lôi vào những sai lầm tai hại. Chương 1 sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên tương đối để tránh phải "hố nặng" khi mua cây đàn đầu tiên của mình. Hãy đọc qua một vài bài báo hay tài liệu về cây đàn guitar, đi cùng bạn bè có kinh nghiệm, hoặc hỏi han về cách chọn đàn trước khi thực sự đi mua. Đừng bao giờ đi chọn đàn trong sự vội vã hay vào những ngày cuối tuần, nghỉ lễ, khi mà các cửa hàng thường đông đúc, tấp nập và ồn ào nhất. Bài 1 - Đàn guitar thùng dây sắt (Acoustic guitar) Cách chơi và cách lên dây Acoustic guitar(AG) và Electric guitar(EG) tương tự nhau. Nhưng EG phát ra âm thanh nhờ sự hỗ trợ Pickup từ (magnetic) gắn liền trên thân và phải nối vào một ampli để tiếng đàn được hoàn chỉnh; trong khi AG có thể tạo âm vang và rung mà không cần sự hỗ trợ điện tử nào. Có nhiều loại AG, bao gồm cả đàn cổ điển và flamenco, loại đàn có cần mô phỏng đàn vĩ cầm (violin) hay loại có cả thiết bị cộng hưởng kim loại (metal resonator). Tuy nhiên, loại đàn phổ biến nhất và cũng là loại chúng ta nói đến trong THG là loại "flat-top" (khuyết hoặc không khuyết), được ưa chuộng rộng rãi trong thể loại pop, rock, folk và blues. Đàn flat-top được phát triển từ đàn guitar thùng cổ điển nhưng được mạnh mẽ hơn người họ hàng gốc Tây Ban Nha của chúng, chủ yếu vì phải chịu lực kéo mạnh hơn của bộ dây kim loại, đem đến âm thanh trong và sáng hơn. Những dây này được cài vào những chốt có thiết bị lên dây (headstock và machine heads), đi qua rãnh nhựa, xuống cần đàn (lướt qua các phím đàn), thân đàn, lỗ cộng hưởng (soundhole) và ngựa đàn (brigde). Những bộ phận này truyền năng lượng này đầu cần đến thân đàn, luồn dây vào lỗ và được cố định bởi những nút gỗ. Đàn flat-top có loại nhỏ, có cần đàn tiếp nối với thân ở phím 12, hạn chế sự tiếp cận đến những note cao hơn - hơi bất tiện đối với nhiều người nhưng lại đem đến sự tiện dụng, âm thanh ngọt ngào từ thiết kế guitar theo trường phải cổ điển. Nhiều người khác hay dùng loại đàn to hơn, tiếng ấm hơn với những âm sắc mạnh mẽ (loại to nhất là là loại "jumbos" hay "dreadnoughts"). Những loại này cần nối với thân ở phím 14. Vài nét về lịch sử đàn guitar Cây guitar đầu tiên được lắp ráp ở Tây Ban Nha vào thế kỉ 16, và nhanh chóng được truyền bá khắp châu Âu sau đó. Ban đầu, đó là một nhạc cụ nhỏ căng từ 4 đến 5 cặp dây; và sau đó, hình dáng và đặc điểm thay đổi đáng kể trong 200 năm tiếp sau đó. Cột mốc quan trọng nhất trong sự phát triển của cây đàn guitar có lẽ thuộc về Antonio de Torres (1817-1892), một người TBN sáng tạo ra cây đàn cổ điển với thiệt kế hiện nay, gây ảnh hưởng cho rất nhiều nhà làm đàn ở cả hay bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên, những nhà làm đàn tại Mỹ (vd như Mảtin và Epiphone), xây dựng bởi những người châu Âu di cư mới là những nhà tiên phong với khái niệm đàn "guitar thùng dây sắt". Loại đàn này được những người yêu chuộng những gì thuộc về thuần túy, cổ điển miễn cưỡng chấp nhận (và ngày nay vẫn còn hay bị lánh xa bởi những người chơi cổ điển và flamenco), nhưng lại được đón nhận nhiệt tình từ quần chúng đông đảo từ cuối thế kỷ 19 trở đi. Bài 2 - Đàn guitar điện (Electric Guitar) Pickup (bộ phận bắt âm) điện từ đầu tiên được giới thiệu vào đầu những năm 30, với ý tưởng giúp cho tiếng đàn guitar có thể "đọ lại" được với tiếng trống, kèn saxo, kèn trumpet và những nhạc cụ "cạnh tranh" ồn ào khác. Nó được cấu tạo từ một thanh nam châm và lõi dây sắt, lắp gần với bộ dây sắt. Khi dây rung tạo ra rung động làm nhiễu từ trường nam châm, tạo ra dòng điện đi qua cuộn dây. Những tín hiệu này (mã hóa nốt nhạc được gẩy) được truyền qua dây cab nối đến ampli và loa ngoài. Pickup hiện đại ngày nay tuy đã đã trở nên gọn nhẹ hơn nhiều so với tiền nhân nặng nề của chúng, vẫn hoạt động trên nguyên tắc tương tự. Nhiều người chơi đàn muốn phóng đại tiếng đàn, chỉ cần đơn giản lắp pickup vào đàn guitar thùng có sẵn, nhưng kết quả sẽ không so sánh được với một cây guitar điện thực thụ. Có các lý do dẫn đến điều này: - Thùng guitar sâu của những cây "semi acoustic" tạo nên âm thanh dịu, rỗng và buồn cười. - Thiết kế mỏng và tương đối rắn làm giảm những rung động từ những khoang bên trong, tạo ra âm thanh vẫn là ấm áp của acoustic nhưng mỏng hơn và dễ điều khiển hơn. - Thiết kế rắn loại trừ hoàn toàn thùng cộng hưởng ở truyền thống, thay bằng một tấm gỗ gắn với cần đàn, mang pickup và ngựa. "Tele" Hình trên là một cây guitar điển loại cổ điển, liền thân mang tên Fender Telecaster - loại đàn bán chạy nhất và được tiếp tục tái sản xuất suốt 50 năm qua. Có có 2 pickup: một ở phía trước (cần), tạo âm sắc mềm mại khi chơi hợp âm và giai điệu; một ở phía sau (con ngựa) dùng cho khi đánh tỉa (solo). Có thể chọn một trong hai hoặc cả hai bằng cần gạt bên phải của ngựa đàn. Dưới nữa là nút điều khiển âm thanh và tiếng đàn. Dây đàn đi xuyên qua con ngựa và thân, gắn vào những lỗ hiện ra ở sau lưng. Lỗ cắm dây ampli được thiết kế nằm trên thân. Bài 3 - Chọn đàn Acoustic Lựa chọn cây AG đầu tiên cho mình không phải là chuyện đơn giản và bạn rất cần sự hướng dẫn từ một cửa hàng tin cậy. Hãy đến một cửa hàng thân thiện, phong phú và hỏi xem vài cây guitar thùng gỗ dây sắt thích hợp cho người mới tập chơi với những loại và kích cỡ khác nhau. Loại rẻ nhất là loại hoàn toàn làm từ loại gỗ cấu tạo từ nhiều lớp mỏng ép lại. Loại tiếp theo là loại phía trước là gỗ nguyên tấm, hai bên và sau lưng là gỗ ép. Mặt trước làm bằng gỗ vân sam (spruce) hay tuyết tùng (cedar) bao giờ cũng mang đến âm thanh hay hơn loại gỗ ép, tất nhiên là đi cùng với giá cả cao hơn. Loại đàn tốt nhất là loại hoàn toàn được lắp ghép từ gỗ nguyên tấm với những âm thanh có thể vang mãi cùng thời gian. Bạn sẽ chọn loại nào? Câu trả lời tùy thuộc vào sở thích và túi tiền. Hãy hỏi người bán hàng hay bạn bè khi lựa chọn, đồng thời lắng nghe, so sánh và kiểm tra từng loại một, cẩn thận kiếm tra những chi tiết sẽ được nói thêm bên dưới. Thử đàn Cảm giác về âm thanh, sự dễ chịu khi thử đàn sẽ giúp bạn chọn ra 2-3 cây đàn ưa thích nhất. Ngồi lên ghế, đặt một trong những cây đàn "sắp mua" lên đùi phải, tay như hình bên dưới (làm ngược lại nếu bạn thuận tay trái). Ấn một hay hai dây xuống phím đàn bằng ngón trỏ trái, dọc theo cần đàn. Nếu như có vẻ dây đàn cách xa cần và bạn phải tốn nhiều sức để ấn xuống, hãy thử sang cây có độ căng thấp hơn (hỏi người bán). Đồng thời cũng kiểm tra kích thước và cân nặng của cây đàn, sao cho bạn cảm thấy cân bằng và dễ chịu nhất. Danh sách những điểm cần lưu ý a. Cây đàn có được làm tốt không? Kiếm tra: - Viết nứt - Lỗi ở lớp verni hay gỗ - Vết khắc trên thân và cần - Cạnh cần đàn có sắc ko (lướt tay dọc theo cần để kiểm tra) - Keo dán ở những mối nối - Keo dán bên trong (dùng đèn pin rọi vào lỗ cộng hưởng) - Bộ phận giữ dây, lên dây, con ngựa . b. Cần đàn có thẳng ko? - Cần cong hay xoắn sẽ rất khó chơi và tạo âm không chuẩn. Kiểm tra bằng cách nhìn dọc theo cần đàn. Nếu cảm thấy không chắc chắn thì hãy tìm sang cây guitar khác. c. Đàn có bị rè hay có âm lạ không? - Nếu có, hãy hỏi người bán vì sao. d. Bạn có thích thiết kế và màu sắc không? - Bạn sẽ dành nhiều thời gian bên cây đàn của mình, vì thế bên cạnh chất lượng âm thanh, đường nét và hình dáng của đàn cũng cần phải làm bạn thích thú vừa ý. e. Cầm đàn lên và đặt áp vào người - Cảm giác có cân bằng và dễ dhi5u không? Không quá to hay quá nặng chứ? Cây đàn nào khá nhất qua các vòng lựa chọn là cây đàn bạn nên mua (nếu có khả năng, đương nhiên). Khi còn trong cửa hàng, hãy tìm mua cả một bộ dây sơ cua, vài móng gẩy có nhiều kích cỡ, hình dạng và độ dày, và cả một hộp đàn nữa. Bài 4 - Chọn đàn Guitar điện Đa số những điểm cần lưu ý trong bài trước cũng được áp dụng khi ta chọn đàn guitar điện tuy rằng vẫn còn cần thêm vài chi tiết khác. Nếu bạn say mê thiết kế cổ điển kiểu Mỹ như Gibson's Les Paul, hay Fender's Telecaster và Stratocaster, bạn cũng nên biết qua những thiết kế nổi tiếng khác với chất lượng và giá cả đa dạng. Gibson cung cấp loại đàn "thượng hạng" làm tại Mỹ, Les Pauls với cùng nhãn hiệu và loại "kinh tế" hơn như Epiphones. Trong khi đó, Fender mang đến loại "Squier" Tele và Strats "giá mềm", và loại Fender cổ điển (giá mềm hơn) được sản xuất từ Mexico, Nhật và California. Không nhiều những khác biệt dễ thấy giữa loại "chất lượng cao" và loại "giá rẻ", ngoại trừ nguyên vật liệu, bộ phận và tay nghề tốt hơn ở những cây đắt tiền. Tuy nhiên, đừng chỉ ngắm nghĩa những cây đàn "kiểu Mỹ". Những nhà làm đàn điện đến từ châu Âu cũng đang góp mặt đông đảo trên thị trường và những nhà sản xuất châu Á nỗi tiếng với những cây đàn chất lượng mà vẫn hợp túi tiền, kể cả những thiết kế cổ điển nổi bật. Một vài cây mang những hình dạng đặc biệt và hệ thống vê gắn liền đặc biệt (nhún). Hãy chắc rằng những thiết kế này không làm mất cân bằng và sự dễ chịu khi ngồi xuống. Thử đàn Tất nhiên là bạn phải thử đàn thông qua ampli. Khi người bán lắp đặt điều này, hãy kiểm tra rằng ampli đang ở chế độ cường độ trung bình, không tăng âm hay tăng bass, không có những effect đặc biệt khác (như reverse hay điệp khúc). Hãy đề nghị được thử từng pickup một trên mỗi cây đàn. Pickup ở gần phím đàn sẽ ít bas hơn và không rời rạc nhưng pickup ở cuối đàn. Khi đàn, cũng cần lưu ý những âm, tiếng nhiễu hay âm thanh lạ. Đồng thời mua cả bộ dây sơ cua, móng gẩy, thùng đàn, bạn cần thêm 2 thứ nữa: ampli và dây nối (ít nhất 3m). Guitar cho người thuận tay trái Đa số người thuận tay trái bấm phím bằng tay phải và phải chơi bằng loại đàn ngược lại, pickup cũng cấu tạo khac đi. Vài nhà sản xuất tăng giá loại đàn này lên 10%. Khi bấm hợp âm và chạy ngón, người thuận tay trái đặt thế tay trên cần đàn như "hiệu ứng gương" cho những người thuận tay phải tuy rằng ngón tay phân bố cho các dây là không thay đổi. Không như phần lớn những người thuận tay trái khác, Jimi Hendrix chơi loại đàn bình thường (cho người thuận tay phải) nhưng cầm ngược lại, làm cho phần khuyết và pickup lại nằm lên trên. Bài 5 - Chọn Ampli Ampli và loa ngoài là phần không thể thiếu của một cây guitar điện, không những tăng âm mà còn hình thành và điều chỉnh tiếng đàn truyền ra từ pickup. Không như những dụng cụ chất lượng cao như tỏng studio, loại làm tăng âm thanh trung thực, giảm thiểu độ nhiễu và hiệu ứng, ampli của guitar điện được thiết kế đặc biệt dùng để nhấn mạnh những chuỗi âm thanh làm phong phú cho tiếng đàn, ngay cả nếu cần, sẽ làm tiếng đàn nặng hơn và đi xa khỏi những hiệu ứng ban đầu của nhạc cụ. Chúng cũng phải đủ khỏe để chịu đượng va đập cũng như cường độ làm việc "nặng nhọc" với âm thanh dung lượng lớn. Hầu hết guitarist guitarist thường thích loại ampli cùng van (vavle-driven), loại có thể dễ dàng "chế biến" những âm thanh ấm áp, mượt mịn thành những âm thanh kéo dài, dày, khàn. Tuy nhiên loại này thường cồng kềnh và đắt đỏ. Loại rẻ hơn, dùng bán dẫn, cho ra âm thanh giống như vừa được ống dài, có thể tiện dụng và thực tế hơn cho nhiều người, nhất là người mới bắt đầu. Hầu như tất cả những ampli thân liền đều là loại tích hợp 1 hay 2 loa ngoài. Ampli loại van cũng có ở dạng tích hợp hay riêng biệt xếp thành chồng. Loa và Ampli Khi mua ampli, bao giờ cũng kiểm tra output watt RMS (root mean square). Hãy bỏ qua những đơn vị đo lường khác nhau bởi những nhà sản xuất khác. Nhớ rằng ampli càng mạnh mẽ thì càng tốt và loại nào nhỏ hơn 300 watts RMS có thể gặp trục trặc khi sử dụng nhiều. (Những Ampli kiểu van nhỏ thường khá hơn, vd như chỉ cần 10watts lả đủ để có âm thanh ra trò). Hãy chắc là loa ngoài gắn liền với ampli đường kính phải tối thiểu 20.3cm. Loại nhỏ hơn sẽ không thể chơi tốt những nốt trầm. CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT CHƠI ĐÀN CĂN BẢN Quyết định trở thành 1 guitarist của bạn chủ yếu xuất phát từ ước mơ có thể lấy đi hơi thở của hàng triệu khán giả bằng những đoạn solo độc đáo, nhưng chỉ với thời gian luyện tập khiêm tốn (ước mơ mà ). Và bây giờ thì bạn đang nhìn ngắm cây đàn mới tậu của mình và ao ước có trong tay những bí quyết phép màu để có thể múa may ngay với nó trong giấy mơ của mình. Thực tế thì tất nhiên là học chơi guitar không suôn sẻ và thẳng tắp đến thế. Bạn sẽ thấy là bạn cần phải tiếp thu những kĩ thuật cơ bản được nói đến trong những trang tới sao cho những kỹ thuật đó như trở thành thói quen của mình. Quá trình này cần thời gian và lòng kiên nhấn. Nhưng khi bạn choãi tay để đạt được những thế bâm khó khăn và nếm trải sự khó chịu ở đầu ngón tay cũng như những cơ bắp căng lên mệt mọi, bạn sẽ dần dần cảm thấy tự tin hơn là những cố gắng bây giờ của bạn đang dẫn bạn đến với những đích đến mà bạn hằng mơ ước. Bài 1 - Lên dây Mang đàn về đến nhà vả mở ra, giờ đây chắc bạn đang rất nóng lòng muốn chơi nó. Nhưng gượm nào, có vài việc cần làm trước đã: lên dây đàn. D(ây là quá trình điều chỉnh tiếng dây bằng những dụng cụ đáng tin cậy, có thể là piano, ỏgan, còi chỉnh dây hay là một dụng cụ lên dây điện tử. Bất cứ loại nào bạn chọn, hãy chuẩn bị nó sẵn sàng khi bạn bắt đầu lên dây (Tư thế ngồi sẽ được nhắc đến trong bài sau). Nếu là 1 cây EG, cắm dây vào ampli trước khi mở công tắc điện để tránh tạo ra những âm thanh mạnh cỏ thể làm hỏng loa. Chỉnh âm lượng chung của loa về khoảng "trung bình thấp", chỉnh âm lượng đàn lên khoảng 75% và chọn bridge pickup để tiếng đàn sáng hơn, dễ dàng để lên dây. Cây đàn guitar có 6 dây: dây mỏng nhất phát ra tiếng cao nhất, là dây số 1. Tiếp theo là dây số 2 và cứ thế. Mỗi dây phát ra âm thanh là một nốt nhạc được ký hiệu bằng 1 chữ cái trong bảng chữ cái. Sau đây là 1 danh sách những dây cơ bản Có thể lên dây bằng còi chỉnh dây: Hoặc chỉnh dây điện tử Bài 2 - Các bước chuẩn bị Nào, bây giờ thì dây đã lên, ta dành ít phút để sắp xếp và tìm tư thế thoải mái nhất để chơi nhé. Tìm một vĩ trí rộng rãi, thoáng, chú ý những đồ vật, góc nhọc có thể bấn ngờ làm "hỏng nước sơn" cây guitar mới mua yêu quý của bạn. Khung cảnh lý tưởng là một nơi chỉ có độc mỗi 1 cái ghế có tựa êm và chắc, không tay vịn, một giá để đàn. Khi ngồi xuống chơi đàn, cây đàn nên được đặt cân bằng và chắc chắn trên đùi, cần đàn hơi hướng lên trên. Tay trái phải có thể thoải mái di chuyển lên xuống dọc cần đàn mà không gặp trở ngại. Đừng để xảy ra trường hợp phải "giữ chặt" đàn mới chịu nằm yên. Những ngón tay phải nên đặt song song với dây đàn: cố gắng đừng tì tay xuống con ngựa vì sẽ làm tịt tiếng và hạn chế góc gảy của móng gẩy hay ngón tay, làm hỏng giai điệu. Cố gắng kiềm chề ý thích đứng lên gẩy đàn, ít nhất là ở thời gian này. Có thể trông "sành điệu" đấy, nhưng nó sẽ phát sinh thêm nhiều điều rắc rối hạn chế sự tiến bộ của bạn. Hình trên là kiểu ngồi chơi guitar cổ điển. Cái đệm chân nhằm mục đích giữ cho nhạc cụ được thoải mái nhưng vững chắn và cân bằng nhất. Tuy nhiên, với các thể loại guitar khác, người chơi thường ưa chuộng những thế ngồi thoải mái hơn như các hình bên dưới. Móng tay và đầu ngón tay Cuối cùng, kiểm tra tình trạng móng tay của tay trái xem nào. Chúng phải càng ngắn càng tốt. Móng tay dài sẽ làm bạn rất khó bấm nốt và làm .trầy cần đàn. Ngay cả Dolly Parton quyến rũ và duyên dáng là thế (guitarist nữ) vẫn phải cắt móng tay khi biểu diễn nghiêm túc: tiếc thật đấy, nhưng lại cần thiết, sự hy sinh mà người chơi đàn nào cũng phải chấp nhận . Cũng nên tốt nhất là khuyến cáo bạn trước về sự đau đớn, bỏng rát mà đầu ngón tay trái của bạn sẽ gặp phải khi bấm nốt và hợp âm. Tuy nhiễn, cũng nên cảm ơn các cây guitar hiện đại về tính chất "thấp dây" hơn của nó, không còn nghiêm trọng như trước đây nữa. Một may mắn nữa là sau vài tuần, những phần tiếp túc nhiều với dây đàn trên tay bạn sẽ bị chai đi, giúp bạn bấm tốt hơn mà không còn phải quá đau đớn nữa. Bài 3 - Kỹ thuật gảy cơ bản Khi lên dây đàn, ta đã không chú trọng quá vào làm thế nào để gảy đúng kỹ thuật. Nhưng bây giờ ta sẽ bắt đầu khám phá nhiều hơn. Việc học một vài kỹ thuật tay phải đơn giản là rất quan trọng, có thể giúp bạn tạo ra tiếng đàn rất sạch và rất dày. Đầu tiên, ta sẽ học chơi đàn bằng móng gẩy (pick, flat-pick hay plectrum đều là nó cả) hơn là tỉa từng ngón một. MỎng gẩy được ưa chuộng bởi hầu hết guitarist vì sự chính xác và âm thanh đanh gọn mà nó tạo nên. Pick được làm với nhiều hình dáng và độ dày, nhưng đều có điểm chung là có 1 đầu hơi nhọn để tiếp xúc dây. Giữ pick bằng ngón cái và ngón trỏ tay phải. Pick nên được giữ thẳng, chừa 1 centimet giữ ngón tay và đầu pick. Sau đó, đặt cổ tay phải và bàn tay bao trùm lên dây đàn, đặt pick vào khoảng phỉa trên dây 4. Kéo tay xuống bằng cổ tay (cố gắng giữ cẳng tay cố định và thả lỏng). Gảy dây 4 (buông) bằng đầu nhọn của pick và ngưng trước khi pick chạm vào dây 3. Hãy tập kỹ thuật gảy xuống như thế trên 1 dây thôi, cho đến khi bạn có thể gảy mà không vấp hay chạm luôn vào dây kề bên. Có gắng gảy mạnh hơn, rồi nhẹ hơn và lắng nghe sự khác biệt về âm lượng và âm thanh phát ra. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều lực, sẽ làm phát ra tiếng rè và nhiễu khi dây bị chạm vào phím đàn. Khi chơi, đôi khi bạn sẽ nhận ra là mình đã dần dần vô tình giữ cần đàn bằng tay trái. Hãy tránh làm điều này. Thay vào đó, để thõng tay trái, chỉ dùng cẳng tay phải và đùi để giữ đàn đúng vị trí. Một khi bạn đã hài lòng với âm thanh mình gảy nên, hãy bước sang hợp âm đầu tiên: hợp âm G (Sol trưởng) cơ bản, bằng cách gảy 3 dây buông 4(D), 3(G) và 2(B). Chỉ bằng 1 động tác gảy xuống, lướt qua cả 2 dây và để rung cả sau khi kết thúc động tác (coi chừng tay phải làm tẹt nốt đấy, tranh xa dây ra nhé). Bắt đầu bằng động tác gảy chậm, sau đó nhanh dần cho đến khi cả 3 nốt nghe như được gảy đồng thời với nhau. Kỹ thuật gảy nhanh những dây gần nhau được gọi là quạt, một trong những kỷ thuật quan trọng nhất của guitar. Ta sẽ còn khám phá nhiều về nó sau này. Bài 4 - Dây buông và nốt bấm Như bạn đã biết, động tác quạt là dùng 1 thao tác gẩy móng gẩy để đánh các dây liền nhau. Càng nhiều nốt bạn có thể đánh cùng lúc, hợp âm càng dày và đẹp mắt. Và thật là dễ để mà tạo ra các hợp âm gồm 4, 5, 6 nốt dựa trên việc kết hợp các dây buông và nốt bấm. Bắt đầu bằng việc phát triển các nốt khác từ 3 dây buông D, G, B bạn đã học ở bài trước nhé. Ta sẽ kết hợp thêm dây 1, là dây E, nhưng sẽ thành G khi ta bấm xuống ngăn thứ 3 trên cần đàn. Cố gắng bấm bằng ngón thứ 3 của tay trái (ngón tay, ko tính ngón trỏ). Có thể là bất tiện đấy nhưng rồi bạn sẽ thấy ngay vì sao ta lại dùng ngón tay đó. Đặt đầu ngón tay lên ngăn đàn, giữa 2 thanh kim loại thứ 2 và thứ 3, ngón cái tì lên mặt sau của cần đàn để củng cố lực. Tránh căng thẳng quá hay bàn tay ôm cần đàn quá chặt. Ngón tay bấm dây xuống mặt cần đàn tạo thành 1 góc vuông và đừng để chạm vào dây kế cận nhé. Rồi, bây giờ cầm pick lên và gảy nốt G nào. Âm thanh bạn gẩy lên nghe có sạch ko? Hay là nghe rè, tịt? Hay bạn phải cố lắm mà vẫn không giữ được ngón tay cố định trên dây đàn? Nếu gặp vấn đề thì hãy soát lại xem: móng tay có dài quá nên không bấm vuông góc được hay không. Bạn cũng nhận thấy ngay là khi bấm dây, đầu ngón tay khá đau . Nếu đau quá thì nghỉ 1 chút rồi hãy bắt đầu lại nào. Khi bạn đã thạo nốt G thì thử quạt 1 lần 4 dây bằng pick xem. Kết quả thật hài hòa và thú vị phải không? Nhưng nốt trầm nhất của hợp âm bạn vừa gảy, là nốt D vẫn mang lại một cảm giác chưa thỏa mãn và tròn trịa cho hợp âm G trưởng. Ta có thể khắc phục điều này bằng cách thêm vào hợp âm nốt bass G từ dây 6 (bấm ngăn 3). Ngoài ra còn làm cho hợp âm màu mè phong phú hơn bằng cách thêm vào nốt B, ngăn 2 dây thứ 5. Dùng ngón thứ 2 cho dây 6 và thứ 1 (ngón trỏ) cho dây 5. Bấm theo chiều thẳng đứng để không chạm vào các dây kế cận Khi gảy cả 6 nốt, bạn có thể cảm thấy rằng nó khó hơn nhiều. Nếu vậy thì tạm bỏ ra nốt G ở dây 1 để củng cố lại các not còn lại, sao cho không còn tiếng rè, tịt nữa. . Tự học guitar (Nick Freeth) LỜI GIỚI THIỆU " ;Tự học guitar" (THG) mang đến cho bạn một giáo trình về những kĩ thuật để chơi guitar đồng. nhất. Bài 1 - Đàn guitar thùng dây sắt (Acoustic guitar) Cách chơi và cách lên dây Acoustic guitar(AG) và Electric guitar(EG) tương tự nhau. Nhưng EG phát