Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một nơi giàu tiềm năng du lịch, với hệ thống các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động du lịch tại Ba Vì, mặc dù đã có những bước phát triển, nhưng việc khai thác chưa hiệu quả và chưa thật tương xứng với tiềm năng. Thực trạng đó đặt ra câu hỏi, nguyên nhân của tình trạng trên là gì và cần phải có những biện pháp gì nhằm thúc đẩy du lịch huyện Ba Vì phát triển trong thời gian tới? Đó chính là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 9
1.1 Những vấn đề chung 9
1.1.1 Khái niệm du lịch 9
1.1.2 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội 11
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch địa phương 12
1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương tác động đến phát triển du lịch Ba Vì 21
1.2.1 Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 21
1.2.2 Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo 22
1.2.3 Nghị quyết 09-NQ/HU của Huyện ủy Ba Vì về "Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo" 23
1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương 23
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Sa Pa - Lào Cai 23
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Mèo Vạc - Hà Giang 27
30
CHƯƠNG 2 30
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI 30
HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30
2.1 Tổng quan về du lịch Ba Vì 30
2.2 Thực trạng phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2016 32
2.2.1 Về khai thác phát triển tiềm năng du lịch huyện Ba Vì 32
2.2.2 Về hoạt động kinh doanh du lịch tại Ba Vì 47
2.2.3 Vai trò của chính quyền trong phát triển du lịch Ba Vì 60
2.3 Đánh giá chung 61
2.3.1 Những kết quả đạt được 61
Trang 22.3.2 Những tồn tại, hạn chế: 63
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 65
CHƯƠNG 3 66
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 66
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 66
3.1 Quan điểm, định hướng phát triển du lịch huyện Ba Vì 66
3.1.1 Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn 66
3.1.2 Phát triển du lịch theo hướng bền vững, thân thiện 67
3.1.3 Phát triển du lịch gắn với xu thế hội nhập 68
3.1.4 Phát triển du lịch chất lượng cao, đa dạng, hấp dẫn, chuyên nghiệp 68
3.2 Giải pháp phát triển du lịch Ba Vì 69
3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch 69
3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm 70
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 74
3.2.4 Nhóm giải pháp marketing 76
3.2.5 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý 77
3.2.6 Nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 78
3.2.7 Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 81
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 82
* Một số kiến nghị 82
1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương 82
2 Đối với UBND thành phố Hà Nội 83
3 Đối với UBND huyện Ba Vì 83
* Kết luận 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1 9
Trang 3CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 9
1.1 Những vấn đề chung 9
1.1.1 Khái niệm du lịch 9
1.1.2 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội 11
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch địa phương 12
1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương tác động đến phát triển du lịch Ba Vì 21
1.2.1 Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 21
1.2.2 Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo 22
1.2.3 Nghị quyết 09-NQ/HU của Huyện ủy Ba Vì về "Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo" 23
1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương 23
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Sa Pa - Lào Cai 23
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Mèo Vạc - Hà Giang 27
30
CHƯƠNG 2 30
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI 30
HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30
2.1 Tổng quan về du lịch Ba Vì 30
2.2 Thực trạng phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2016 32
2.2.1 Về khai thác phát triển tiềm năng du lịch huyện Ba Vì 32
Biểu 2.2: Đánh giá về tài nguyên du lịch của Ba Vì 35
Bảng 2.2: Số phòng nghỉ tại các khu du lịch (thống kê 2011 – 2016) 38
Biểu 2.3: Mức độ hài lòng về tiện nghi các cơ sở vật chất 40
Bảng 2.4: Số liệu lao động thường xuyên ngành du lịch tại Ba Vì 40
Bảng 2.5: Số liệu trình độ lao động du lịch tại Ba V 41
Biểu 2.6: Đánh giá của du khách đối với sự phục vụ của nhân viên 42
Biểu 2.7: Đánh giá của du khách về vệ sinh môi trường 44
Trang 4Biểu 2.8: Thống kê sự tiếp cận thông tin du lịch Ba Vì 46
2.2.2 Về hoạt động kinh doanh du lịch tại Ba Vì 47
Biểu 2.9: Đánh giá của du khách về dịch vụ ăn uống 48
Biểu 2.10: Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí 50
Bảng 2.11: Sự gia tăng lượng khách du lịch tới Ba Vì giai đoạn từ 2011 - 2016 .52
Biểu 2.12: Sự gia tăng lượng khách du lịch nội địa tới Ba Vì giai đoạn từ 2011-2016 52
Biểu 2.13: Thị trường khách du lịch nội địa tới Ba Vì 53
Biểu 2.15: Mục đích chuyến đi của du khách 55
Biểu 2.16: Phân loại các nhóm khách du lịch 56
Biểu 2.17: Thời gian chuyến đi của du khách 57
Bảng 2.18: Kết quả kinh doanh của các đơn vị du lịch ở Ba Vì năm 2015-2016 .57
Biểu 2.19: Mức độ hài lòng về chuyến du lịch 59
Biểu 2.20: Khả năng quay trở lại Ba Vì của khách du lịch 59
2.2.3 Vai trò của chính quyền trong phát triển du lịch Ba Vì 60
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý du lịch Ba Vì 60
2.3 Đánh giá chung 61
2.3.1 Những kết quả đạt được 61
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế: 63
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 65
CHƯƠNG 3 66
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 66
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 66
3.1 Quan điểm, định hướng phát triển du lịch huyện Ba Vì 66
3.1.1 Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn 66
3.1.2 Phát triển du lịch theo hướng bền vững, thân thiện 67
3.1.3 Phát triển du lịch gắn với xu thế hội nhập 68
Trang 53.1.4 Phát triển du lịch chất lượng cao, đa dạng, hấp dẫn, chuyên nghiệp 68
3.2 Giải pháp phát triển du lịch Ba Vì 69
3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch 69
3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm 70
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 74
3.2.4 Nhóm giải pháp marketing 76
3.2.5 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý 77
3.2.6 Nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 78
3.2.7 Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 81
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 82
* Một số kiến nghị 82
1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương 82
2 Đối với UBND thành phố Hà Nội 83
3 Đối với UBND huyện Ba Vì 83
* Kết luận 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; du lịch góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mang lại nguồn thu ngân sách; thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ; góp phần thực hiện chính sách
Trang 6xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên chongười lao động; làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh; thúc đẩy,bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;góp phần quan trọng đối với bảo tồn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộngđồng đối với công tác gìn giữ và bảo vệ tài nguyên và môi trường
Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một nơi giàu tiềm năng du lịch, với
hệ thống các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú Trước hết là sự
đa dạng sinh học với Vườn Quốc gia Ba Vì, nơi tập trung hàng trăm loài độngthực vật quý hiếm; Hồ Suối Hai với diện tích hơn 1.000 ha cùng một quần thểsinh thái khá đa dạng; với những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng, như: Khu dulịch Ao Vua, Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên, Khu du lịch Đầm Long…Đây còn là khu vực có nền văn hóa truyền thống lâu đời, nhiều giá trị tài nguyên
du lịch, nhân văn như Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến, Khu di tích K9 ĐáChông,… với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, những nét văn hóa độc đáocủa các dân tộc cùng các giá trị tài nguyên đó đã tạo ra sức hấp dẫn riêng của Ba
Vì đối với du khách
Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động du lịch tại Ba Vì, mặc dù đã
có những bước phát triển, nhưng việc khai thác chưa hiệu quả và chưa thậttương xứng với tiềm năng Thực trạng đó đặt ra câu hỏi, nguyên nhân của tìnhtrạng trên là gì và cần phải có những biện pháp gì nhằm thúc đẩy du lịch huyện
Ba Vì phát triển trong thời gian tới? Đó chính là lý do thúc đẩy chúng tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
2 Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về du lịch
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì thời gian qua
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì thời gian tới
- Kết quả nghiên cứu dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảngdạy của khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc chuyên mônKinh tế
3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 7Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát, đánh giá quá trình phát triển du lịchtrên địa bàn huyện Ba Vì, giai đoạn 2011 - 2016
4 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Huyện Ba Vì là một nơi giàu tài nguyên du lịch Vì vậy, trong những nămqua, việc nghiên cứu du lịch huyện Ba Vì đã trở thành một đề tài quen thuộc củanhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra các giảipháp phát triển du lịch tại huyện Ba Vì
Năm 2005, tác giả Đinh Trung Kiên và các cộng sự, đã đi sâu nghiên cứu
về tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cuối tuần ở vùng du lịch (lựachọn điển hình là địa bàn tỉnh Hà Tây trước đây trong đó có khu vực nghiên cứu
là huyện Ba Vì và tỉnh Bắc Ninh) cho thị trường khách du lịch Hà Nội Trongcuốn sách này, tác giả đã chỉ ra rằng Hà Tây (cũ) hội tụ nhiều điều kiện phù hợp
và hấp dẫn là điểm du lịch cuối tuần lý tưởng của người dân Hà Nội và kháchquốc tế lưu trú trên địa bàn Nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạngnhư các khu du lịch Thác Đa, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ… Để khai tháctốt hơn tiềm năng du lịch, cần phải tính tới định hướng phát triển sao cho HàNội phải là thị trường khách hàng chính
Nghiên cứu về các loại hình du lịch ở địa bàn Ba Vì, tác giả Lê Hải đã cóbài đăng trên tạp chí Du lịch Việt Nam về "Định hướng phát triển du lịch sinhthái tại Vườn Quốc gia Ba Vì" - công trình khoa học đưa ra định hướng nhằmphát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì thuộc huyện Ba Vì
Năm 2011, nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Tá Nhí (chủ biên), PGS.TS.Đinh Khắc Thuân, PGS.TS Nguyễn Duy Mền, TS Nguyễn Đức Nhuệ, ThS ĐỗThị Bích Tuyển, CN Nguyễn Thị Liên (đồng tác giả) hoàn thành đề tài "ĐịaChí Hà Tây (cũ)" Công trình nghiên cứu về tất cả vấn đề liên quan tới tự nhiên,văn hóa, kinh tế, xã hội huyện Ba Vì Trong đó công trình đã chỉ ra điều kiện,thực trạng ngành du lịch Ba Vì trong những năm cuối thập niên thứ nhất của thế
kỷ XXI và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch của huyện trong tương lai Luận văn tốt nghiệp cử nhân Văn hóa du lịch: "Tìm hiểu loại hình du lịch
Trang 8nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội" - 2011 của tác giả ĐặngThị Thảo phản ánh thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịchnông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê Ba Vì
Năm 2012, nhóm tác giả Trần Hoàng Tâm, Tống Thị Ngà, Nguyễn ThịBích Hạnh với công trình nghiên cứu - Bước đầu nghiên cứu phát triển du lịchsinh thái tại Vườn Quốc Gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Tác giả Hoàng Văn Ngọc – Khoa Du lịch – Trường Đại học Duy Tân cũng
đã nghiên cứu đề tài – Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Ba
Vì giai đoạn 2010 – 2020 Là đề tài nghiên cứu bao trùm toàn bộ các điểm dulịch tại huyện Ba Vì nhằm đưa ra giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện,hướng nghiên cứu mới phù hợp với tiềm năng phát triển của điểm đến nhằm đápứng nhu cầu của du khách khi tới Ba Vì
Tác giả Lê Đình Thành trong luận văn thạc sỹ du lịch: “Nghiên cứu pháttriển du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì – Hà Nội” -2016 cũng đã đưa ra nhữngnghiên cứu khá tổng quát về thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịchnghỉ dưỡng tại Ba Vì
Công trình nghiên cứu ngành lâm nghiệp của Ths Bùi Thị Minh Nguyệt
"Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn Quốc gia Ba Vì" đăngtrên tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 1 -2012 trình bày kết quảđánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái, trên cơ sở đó đề xuất một số giảipháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia trên 3 khíacạnh bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về xã hội
Ngoài ra, trong định hướng phát triển du lịch, quy hoạch phát triển dulịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 cũng đã đề cập tới việcphát triển các loại hình du lịch ở huyện Ba Vì Trong quy hoạch phát triển dulịch theo không gian lãnh thổ, cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì được xác định vớicác sản phẩm du lịch chủ yếu sau: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịchvăn hóa tâm linh núi Ba Vì, du lịch làng văn hóa Việt Cổ Đường Lâm - Đền Và,
du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp, du lịch nông nghiệp…
Trang 9Có thể nói, có rất nhiều các công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết vànhững bài báo đánh giá về du lịch Ba Vì, nhưng chủ yếu tập trung vào phân tíchtiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch hoặc nghiên cứu phát triển các sảnphẩm du lịch riêng biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cáchtoàn diện, đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuấtgiải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời gian tới vẫn làmột vấn đề cần thiết.
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được kết cấu 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận chung về du lịch
Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Ba Vì - thành phố HàNội
Chương 3 Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bànhuyện Ba Vì - thành phố Hà Nội
Trang 10Du lịch ban đầu là hiện tượng con người tạm thời rời xa nơi cư trú thườngxuyên của mình để khởi hành tới những nơi khác nhằm mục đích tìm hiểu,khám phá thế giới xung quanh,… Cùng với sự phát triển của giao thông, du lịchtrở nên dễ dàng, thông suốt hơn và dần trở thành một hoạt động thường xuyêncủa con người Với du lịch ngày càng phổ biến và phát triển, các hoạt động kinhdoanh phục vụ mục đích du lịch của con người như môi giới, hướng dẫn du lịch,
… bắt đầu xuất hiện và dần trở nên phong phú, đa dạng Như vậy, du lịch đã trởthành một hiện tượng kinh tế, xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần trong
xã hội
Theo Michael Coltman, nhà kinh tế học người Mỹ, chuyên gia nghiên
cứu về du lịch: "Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch,
cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch" Do đó, du lịch có thể được
hiểu dưới 4 góc độ khác nhau
Dưới góc độ cuả du khách hay người đi du lịch, thuật ngữ "du lịch" đượchiểu như trong Luật Du lịch Việt Nam sửa đổi 2017 (được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/6/2017 - sau đây gọi tắt là
Luật Du lịch 2017): "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác." (Điều 3)"
Dưới góc độ những nhà kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch: "Du lịch
là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị,
xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp"
Đối với người dân sở tại, du lịch chính là hiện tượng mà vùng đất mình
cư trú đón tiếp những người ngoài địa phương, vừa là cơ hội cho sự giao lưu,tìm hiểu nền văn hóa lẫn nhau, vừa tạo cơ hội kinh doanh và việc làm phục vụ
du khách Du lịch một mặt giúp tăng thu nhập, mặt khác có những tác động vềmôi trường, an ninh trật tự,… đến đời sống của cư dân địa phương
Trang 11Dưới góc độ của chính quyền địa phương, du lịch là một hiện tượng phứctạp do có sự gia nhập tạm thời của người ngoài vào địa phương mình Chính vìthế, chính quyền địa phương phải xem du lịch là tổng hợp các hoạt động từ việctạo lập, tổ chức các điều kiện hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuậtcho đến quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương nhằm tạo điềukiện tốt nhất cho hành trình và quãng thời gian lưu trú của du khách, đồng thờitối ưu hóa lợi ích đạt được cho địa phương như tăng thu ngân sách, đẩy mạnhcán cân thanh toán, nâng cao mức sống của người dân,…
(Dẫn theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của Trường Đại học Kinh tế Quốcdân, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2006)
Như vậy, tùy góc độ nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau màngười ta có những định nghĩa về du lịch khác nhau Và dưới góc độ nghiên cứu
du lịch nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch địa phương, cóthể định nghĩa như sau về du lịch:
"Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội với sự tham gia, tương tác giữa khách du lịch, người kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch Thông qua du lịch, du khách mong muốn thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần cuả mình ở ngoài nơi mình thường xuyên cư trú; người kinh doanh dịch vụ du lịch có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận; cư dân địa phương có dịp quảng bá văn hóa, tìm kiếm công ăn việc làm; chính quyền địa phương với vai trò quản lý và tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhằm hướng tới mục tiêu tối ưu hóa lợi ích cho địa phương"
1.1.2 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
Xét về phương diện kinh tế, đối với những địa phương có tiềm năng dulịch, việc thúc đẩy du lịch phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập địa phương, đẩymạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động… Như vậy, du lịchđược coi là cơ sở quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, và đây cũngchính là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia trên thế giới
Du lịch còn là ngành kinh tế tổng hợp, nói cách khác, du lịch là ngànhdịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao hàm các sản phẩm chất lượng củanhiều ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, xâydựng… Chính vì vậy, phát triển du lịch còn có vai trò thúc đẩy các ngành kinh
tế khác phát triển
Trang 12Du lịch phát triển sẽ góp phần giải quyết vấn đề công ăn, việc làm chomột lượng lớn lao động, mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và cộng đồng,giúp họ ngày càng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần
Do đó, du lịch còn là "công cụ" giúp làm giảm tình trạng đói nghèo Hoạtđộng du lịch diễn ra ở những vùng địa lý khác nhau của một quốc gia (có thể ởvùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biển hay các đô thị nhộn nhịp…) nên nó trởthành một "công cụ" tác động tới tình trạng đói nghèo vô cùng quan trọng, đặcbiệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa
Thông qua du lịch, các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và văn minh sẽ
có ảnh hưởng và lan tỏa làm thay đổi về kỹ năng đối với người địa phương đặcbiệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa Du lịch không chỉ góp phần pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường mà còn giảm thiểu được tình trạng di
cư về các khu đô thị vốn đã quá tải
Về phương diện văn hóa - xã hội, phát triển du lịch cũng góp phần khôiphục và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc Nhu cầu nâng cao nhậnthức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy nhà cung ứng chú ý đếnviệc khôi phục và duy trì các di tích, các lễ hội, các làng nghề thủ công truyềnthống…
Hoạt động du lịch sẽ góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dântộc tốt đẹp bởi việc làm đó là một phần tài nguyên du lịch quan trọng, tạo nên
sự hấp dẫn của du lịch địa phương khi mà ngày nay, nhu cầu về du lịch văn hóa,
du lịch nhân văn, du lịch trở về cội nguồn đang trở thành những xu hướng lớn
Hoạt động du lịch phát triển còn góp phần giáo dục con người về tình yêuthiên nhiên, biết quý trọng những giá trị truyền thống Qua đó, mỗi cá nhân códip thể hiện lòng tự hào dân tộc, tình yêu đất nước, con người và môi trườngxung quanh Đây cũng là yếu tố giúp con người hướng tới bảo vệ môi trườngsinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy truyền thống quýgiá, tốt đẹp của dân tộc
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch địa phương
Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm, chịu tác động và chi phối bởi rấtnhiều ngành khác, từ điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, dịch bệnh đếnkinh tế - xã hội, chính trị và chính sách, pháp luật của quốc gia và địa phương
Trang 13Để đưa ra những phương hướng và chiến lược đúng đắn nhằm đưa du lịch trởthành một ngành kinh tế mũi nhọn thì phải hiểu và phân tích được những nhân
tố tác động đến sự phát triển của du lịch Ở đây, xin nêu ra một số nhân tố chínhliên quan đến cung ứng dịch vụ du lịch nhằm thu hút khách du lịch như:
Nhóm nhân tố về tài nguyên, con người và văn hóa cho du lịch
• Nguồn nhân lực cho du lịch
Du lịch là hoạt động có sự tương tác giữa khách du lịch và người dân địaphương mà trong đó nguồn nhân lực địa phương làm việc trong ngành du lịchchính là đại diện quan trọng Lực lượng lao động du lịch được đào tạo bài bản,làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch sẽ góp phầnđem lại cho du khách sự hài lòng và hoạt động thu hút khách du lịch sẽ ngàycàng hiệu quả Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá nguồn nhân lực cho
du lịch của một địa phương, tuy nhiên ở đây chỉ nhấn mạnh đến số lượng laođộng hoạt động trong ngành du lịch đã qua đào tạo để nghiên cứu
• Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản nhất để tạo nênvùng du lịch Nói cách khác, nó quy định đến tính chất của loại hình du lịchcũng như sự đa dạng của loại hình du lịch tại một vùng, một quốc gia Quy môhoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khốilượng tài nguyên du lịch, đồng thời, nó quy định tính mùa, tính nhịp điệu củadòng khách du lịch
Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt Tài nguyên dulịch được coi là mục đích đi du lịch của du khách; là nguồn lực quan trọng nhấtquyết định sự phát triển ngành du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), tại khoản 4, Điều 3, chương I nêu:
"Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị vănhóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằmđáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tựnhiên và tài nguyên du lịch văn hóa"
Như vậy, cần hiểu:
Trang 14- Tài nguyên du lịch là tiền đề để phát triển du lịch Tài nguyên du lịchcàng phong phú đặc sắc, có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn đốivới du khách và hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
- Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vàođiều kiện kinh tế - xã hội, khoa học, chính trị nên ngày càng được mở rộng Dovậy, tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên đã, đang khai thác và tài nguyên
du lịch chưa được khai thác
Vậy, tài nguyên du lịch là những thành phần tự nhiên, những tính chất của
tự nhiên, truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, cùng cáccông trình kiến trúc do con người sáng tạo ra có thể sử dụng vào mục đích dulịch
Tài nguyên du lịch có thể phân thành 2 nhóm:
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo khoản 1, điều 15, mục 1, chương III, Luật Du lịch Việt Nam (2017):
"Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địachất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác cóthể được sử dụng cho mục đích du lịch"
Như vậy, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:
- Các di sản thiên nhiên thế giới
Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tài độc lập mà luôn tồn tại,phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ qua lạitương hỗ chặt chẽ và theo những quy luật của tự nhiên
Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng nhưcác điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội và cũng thường được phân bố gần các tàinguyên du lịch văn hóa
* Tài nguyên du lịch văn hóa
Trang 15Theo khoản 2, điều 15, mục 1, chương III, Luật Du lịch Việt Nam (2017):
"Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cáchmạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian
và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người cóthể được sử dụng cho mục đích du lịch"
Như vậy, tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm
Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
- Các di sản văn hóa thế giới
- Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và địa phương:
Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
- Các di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại
- Các giá trị văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và địa phương, bao gồm:
+ Các lễ hội
+ Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
+ Nghệ thuật ẩm thực
+ Các đối tượng gắn với dân tộc học
+ Các đối tượng văn hóa thể thao hay hiện đại có tính sự kiện
+ Các giá trị thơ ca, văn học
Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.Ngoài ra, với số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng và mức độ kết hợp các loạitài nguyên du lịch trên lãnh thổ cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việchình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia Một lãnh thổnào đó có nhiều loại tài nguyên du lịch có chất lượng cao, có sức hấp dẫn vàmức độ kết hợp các tài nguyên càng phong phú thì càng có sức hút lớn đối với
du khách
Ngoài ra, để khai thác tài nguyên du lịch, người ta cũng xây dựng cácđiểm du lịch, các khu du lịch hay các tuyến du lịch nhằm tạo nên sự hấp dẫn củađiểm đến Theo Luật Du lịch 2017, các khái niệm được hiểu như sau:
Trang 16- Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch
- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dãn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhucầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môitrường
- Tuyến du lịch: là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở
cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,đường thuỷ, đường hàng không
• Các sản phẩm du lịch
Việc kết hợp sự đa dạng về tài nguyên du lịch cũng tạo nên các sản phẩm
du lịch khác nhau Các sản phẩm du lịch càng độc đáo, đặc trưng thì càng cósức hấp dẫn với khách du lịch Có nhiều cách phân loại các sản phẩm du lịch:
- Phân chia theo tài nguyên du lịch:
Trang 17+ Du lịch thôn quê
- Phân loại theo độ dài chuyến đi :
+ Du lich dài ngày
Nhóm các nhân tố về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng cho du lịch
Đó là toàn bộ hệ thống giao thông, thông tin viễn thông, hệ thống cấpthoát nước, mạng lưới điện…
• Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Sự phát triển của giao thông vận tải là một trong những điều kiện tiênquyết cho sự lớn mạnh của hoạt động du lịch một địa phương Một điểm đến dùhấp dẫn đến mấy nhưng nếu khó khăn và không an toàn trong việc di chuyển thìcũng khó thu hút được nhiều khách du lịch
Giao thông phát triển, mạng lưới giao thông hoàn thiện, giảm thời gian,chi phí và thuận tiện, an toàn đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi góp phần quantrọng giúp du lịch địa phương phát triển với tốc độ nhanh
• Cơ sở hạ tầng viễn thông
Viễn thông góp phần nối liền hoạt động liên lạc giữa nhiều vùng miền,nhiều quốc gia với nhau Đây cũng là nhân tố giúp cho hoạt động thu hút khách
du lịch trong nước và quốc tế trở nên hiệu quả Hiện nay, số lượng người sửdụng thiết bị cầm tay thông minh kết nối internet rất lớn và đang là cơ hội đẩymạnh việc quảng bá và giao thương trực tuyến cho phát triển du lịch
Công nghệ thông tin giúp quảng bá hình ảnh về đất nước, con người, vềcác dịch vụ du lịch đến các các đối tượng khách hàng tiềm năng cả trong nước
và quốc tế, nhất là sự liên thông mang tính toàn cầu trên Internet hiện nay đã
Trang 18giải quyết nhiều khó khăn tồn tại đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh và tìm kiếm thị trường Tất cả các doanh nghiệp hoạt động du lịch, kể cảcác doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ lực để vươn lên tiếp cận với thị trường vàcác hoạt động quảng bá quy mô và tốn kém đều có cơ hội phát triển.
Việc các doanh nghiệp hoạt động du lịch sử dụng thành thạo công nghệthông tin kết nối internet, ứng dụng những phần mềm chuyên dụng như quản trịvăn phòng, tài chính, mua bán tour, thông tin điểm đến hướng các hoạt động
du lịch trở nên chuyên nghiệp, bài bản hơn, giúp doanh nghiệp du lịch quản trịtốt hơn, có kế hoạch hơn nhờ các dịch vụ được đặt hàng từ xa
• Cơ sở hạ tầng du lịch
Đại diện tiêu biểu của cơ sở hạ tầng du lịch của một địa phương là sựhiện diện của các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch Cơ sở hạ tầng du lịchcàng tốt chứng tỏ sức chứa khách du lịch của địa phương đó càng cao Sự pháttriển của nhân tố này tạo điều kiện cho sự tăng lên về mặt hiệu quả của hoạtđộng thu hút khách du lịch quốc tế của địa phương đó
Để đánh giá chỉ tiêu này, ở đây sẽ căn cứ vào tổng số phòng và tiêu chuẩnxếp hạng trong các cơ sở lưu trú du lịch của địa phương
• Giá cả
Giá cả là một nhân tố được sử dụng thường xuyên nhất trong các nghiêncứu dự đoán về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của con người.Giá cả ở đây chính là giá cả hàng hóa và dịch vụ ở địa phương đón khách dulịch Khách đi du lịch thường không tránh khỏi việc phải mua sắm, chi tiêu chocác hoạt động của mình trong chuyến đi Khi giá cả một điểm đến du lịch màtăng cao thì cầu du lịch tại điểm đó sẽ giảm xuống và ngược lại
Do đó, giá cả được coi là một công cụ khá hữu hiệu thu hút khách du lịchmùa thấp điểm Sự giảm giá, thực hiện giá ưu đãi được tổ chức liên kết từ cáccông ty lữ hành với các công ty vận chuyển, khách sạn, nhà hàng… tạo ra cácgói tour du lịch giá rẻ đang là xu hướng marketing trong du lịch hiện đại Việcthu hút được khách đến điểm du lịch mùa thấp điểm không những tránh đượclãng phí về cơ sở vật chất kỹ thuật mà lao động được duy trì thường xuyên sẽtrở nên chuyên nghiệp hơn trong phục vụ, khách du lịch sử dụng các dịch vụ bổsung và mua sắm trong chuyến đi cũng tăng thu nhập, tạo việc làm, nâng caohiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương
Trang 19 Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho hoạt động du lịch
• Khung chính sách và quy định
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việcphát triển du lịch Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế và ngược lại.Chính sách phát triển du lịch được thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất là chính sáchchung của Tổ chức Du lịch Thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai làchính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó Mặt thứ hai có ýnghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năngthực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp
Trước hết, nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo môi trườngpháp lý an toàn và ổn định cho môi trường tự do kinh doanh, tự do đầu tư vàonhững nơi pháp luật không cấm Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệmcung cấp thông tin, tạo điều kiện cho dân làm, hỗ trợ cho dân khi họ gặp khókhăn trong quá trình sản xuất kinh doanh Thông qua các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, các dự án, đề án phát triển du lịch để định hướng thị trường và hướngdẫn hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trên thị trường theo định hướng vàmục tiêu chung Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô để tác độngđiều tiết thị trường du lịch Thông thường các công cụ, chính sách của từngvùng, địa phương hay từng quốc gia hướng vào những vấn đề sau: phát triển kếtcấu hạ tầng, khuyến khích các lực lượng kinh tế tham gia phát triển du lịch;chính sách về vốn, về thị trường, chính sách nghiên cứu, ứng dụng công nghệ;chính sách khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hoá dân tộc; chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
Đó là những chính sách tác động trực tiếp đến lượng cung, quyết định sự đadạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Chính sách cải cách hànhchính theo hướng giảm phiền hà cho người đầu tư vào du lịch Chính sách thuế
ưu đãi của chính phủ cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất củacác doanh nghiệp du lịch
Ngoài các chức năng thông thường của cơ quan quản lý nhà nước trongphạm vi nền kinh tế quốc dân, các cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường
du lịch còn thực hiện chức năng rất đặc trưng là quy hoạch xây dựng hệ thống
Trang 20sản phẩm du lịch và khuếch trương hệ thống sản phẩm này cả trong nước vàquốc tế Trong quá trình thực hiện, các cơ quan quản lý nhà nước đứng về phíalợi ích của quốc gia, của địa phương và của cộng đồng, xây dựng chính sáchphát triển du lịch, xây dựng ngân sách cho hoạt động marketing và thực hiện cáchoạt động marketing trực tiếp qua các hoạt động quảng bá, cung cấp thông tin
và phát triển sản phẩm mới
• Môi trường
Du lịch và môi trường cũng có quan hệ hữu cơ với nhau: sự tồn tại vàphát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môitrường được bảo vệ Môi trường ngày càng trở thành nhân tố quan trọng quyếtđịnh đến độ hấp dẫn của một điểm đến Một địa phương dù thu hút khách dulịch nhờ vào cảnh đẹp thiên nhiên hay các giá trị văn hóa lịch sử có hấp dẫn đếnđâu đi nữa nhưng chất lượng môi trường không đảm bảo thì cũng khó đạt đượchiệu quả
Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽlàm chất lượng môi trường du lịch tốt lên, tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu dulịch Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi,tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sựgiảm sút chất lượng môi trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng nhưchất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó
• Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội
Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình, anninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Mỗi du khách khi quyếtđịnh đến một nơi nào đó để du lịch họ đều quan tâm đến an toàn
Sự ổn định chính trị quốc gia, quốc phòng an ninh vững mạnh, hoà bình,quan hệ quốc tế thân thiện là những yếu tố giúp phát triển du lịch bền vững,hiệu quả, đảm bảo mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, vănhoá, chính trị giữa các vùng, các dân tộc trong nước và quốc tế Du lịch sẽkhông phát triển được nếu mất ổn định chính trị, quốc phòng an ninh khôngđảm bảo, đe doạ đến sự an toàn của khách du lịch và nhà đầu tư
Trang 21Do đó, một địa phương mong muốn thu hút được khách du lịch, trước hếtphải đảm bảo được sự an toàn của du khách trong quá trình du lịch tại địaphương của mình
Sự an toàn đó không chỉ thể hiện qua tình hình chính trị ổn định, hòa bình
mà còn thông qua việc sử dụng biện pháp của chính quyền địa phương với tìnhtrạng trộm cắp, phạm tội, tai nạn giao thông…
Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như vấn đề vệ sinh an toàn thựcphẩm, vấn đề đảm bảo y tế… Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng giúp cho
đề tài có được hệ thống chỉ tiêu đánh giá và có căn cứ đề ra các giải pháp tácđộng đến các nhân tố chưa hiệu quả nhằm phát triển du lịch đối với địa phươngnghiên cứu
1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương tác động đến phát triển du lịch Ba Vì
1.2.1 Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn
Ngày 16/1/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn
Nghị quyết nhấn mạnh: "Mười lăm năm qua, ngành Du lịch đã có bướcphát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ Tốc độtăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt11,8%/năm
Năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tănghơn 4,3 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng5,3 lần so với năm 2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp vàlan tỏa đạt 14% GDP
Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân;đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam"
Trang 22Với quyết tâm chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng trưởng mạnh về dulịch - dịch vụ, Nhà nước ta cũng đang có những chính sách mở cửa, hội nhậpthu hút khách quốc tế tới Việt Nam như: miễn thị thực cho một số quốc gia, tổchức nhiều chương trình hội chợ giới thiệu du lịch Việt Nam trong những hộichợ quốc tế Điều này không những là tiềm năng để thu hút khách quốc tế tớiViệt Nam và còn mang lại thuận lợi đáng kể cho du lịch Ba Vì
1.2.2 Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch
Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.
Nhằm tạo bước đột phá phát triển du lịch Thủ đô thời gian tới, đưa dulịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào thành tựuchung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô, Ban Thường vụ Thành ủycũng đã ban hành Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 26/6/2016 về phát triển du lịchThủ đô giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo
Nghị quyết đã nhấn mạnh: "ngành du lịch Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu vàđạt được kết quả tích cực, hàng năm luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá và cóđóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của Thành phố Lượng khách du lịchđến Hà Nội chiếm khoảng 1/3 lượng khách du lịch của cả nước, mức tăng bìnhquân hơn 10%/năm, riêng năm 2015 đón 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43triệu lượt khách nội địa Tổng thu từ khách du lịch tăng, bình quân trên15%/năm, năm 2015 đạt gần 55.000 tỷ đồng (trong đó, dịch vụ lưu trú và ănuống chiếm tỷ trọng 3,2% GRDP của Thành phố) Hệ thống cơ sở lưu trú, hoạtđộng lữ hành, vận chuyển khách du lịch phát triển mạnh mẽ."
Hà Nội được khẳng định vai trò "là một trong hai trung tâm du lịch lớnnhất của cả nước, là đầu mối trung chuyển và phân phối khách chủ yếu của khuvực phía Bắc; là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á Hoạt động dulịch Thủ đô đã góp phần tôn vinh, phát huy truyền thống văn hiến - anh hùng,Thành phố vì hòa bình, quảng bá hình ảnh, thành tựu của Hà Nội trong sựnghiệp đổi mới, nâng cao vị thế, uy tín Thủ đô đối với nhân dân cả nước và bạn
bè quốc tế."
Trong bối cảnh và quyết tâm đó, hiện UBND thành phố Hà Nội cùng với
Sở Du lịch đang rất chú trọng về vấn đề quy hoạch, phát triển nguồn nhân lựccho du lịch Ba Vì cũng như một số các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ
Trang 23quốc gia tại huyện Đây là điều kiện để du lịch Ba Vì phát triển trong thời giantới
1.2.3 Nghị quyết 09-NQ/HU của Huyện ủy Ba Vì về "Phát triển du lịch trên
địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo"
Nhận thức rõ tiềm năng du lịch và góp phần phát triển du lịch Thủ đô,ngày 31/3/2011, Huyện ủy Ba Vì đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/HU về "Pháttriển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếptheo", UBND huyện đã xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch
Trên cơ sở sự quan tâm của thành phố Hà Nội, với mục đích mang lại cácdịch vụ tốt nhất cho du khách đến tham quan du lịch, huyện Ba Vì đã chủtrương và tiến hành phối hợp với các đơn vị chức năng, các doanh nghiệp đầu tưhướng tới nâng cấp, phát triển nhiều tuyến giao thông du lịch, phát triển hệthống thông tin, hệ thống điện, hệ thống nước sạch… nhằm đảm bảo hạ tầng kỹthuật ổn định trong mùa du lịch cao điểm
Quyết tâm đưa việc quản lý các hoạt động kinh doanh tại các khu, điểm
du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch trên địa bàn huyện đi vào nề nếpsong song với việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến dulịch; những năm trở lại đây, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và banquản lý các điểm du lịch cũng đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo vệ sinhmôi trường, an ninh trật tự ở các điểm du lịch nhằm tạo tâm lý yên tâm, thoảimái cho du khách thập phương khi đến với Ba Vì
Một nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ này của Đảng bộ Ba Vì đó làphải thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu của huyện,góp phần thiết thực khai thác những tiềm năng sẵn có để nâng cao đời sốngngười dân Theo đó, Ba Vì phấn đấu đến năm 2020 sẽ đón 3,5 triệu lượt khách,doanh thu du lịch đạt 500 tỷ đồng; ngành du lịch sẽ tạo việc làm cho khoảng3.000 lao động người địa phương…
1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Sa Pa - Lào Cai
Nằm trong sự phát triển chung của du lịch Việt Nam, du lịch Lào Cai đã
có những bước phát triển vượt bậc; từ một vùng đất còn hoang sơ, ít người biết
Trang 24đến, nay đã trở thành vùng du lịch trọng điểm, nổi tiếng trên tuyến du lịchkhông chỉ ở vòng cung Tây Bắc mà còn lan tỏa mạnh mẽ trong và ngoài nước.
Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với vị trí địa lý,địa hình núi cao, đa dạng sinh thái, văn hóa Điểm nổi bật ở Lào Cai là thị trấn
Sa Pa – nơi được ban tặng nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút dukhách Được mệnh danh là “Thị trấn trong mây”, nơi đây có khí hậu quanh nămmát mẻ, vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu,đông, cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng ẩn hiện trong sương,trăm hoa khoe sắc Tất cả đã tạo nên một thị trấn bình yên, hài hòa, tươi đẹpnhưng vẫn không kém phần sôi động với những phiên chợ vào cuối tuần Sa Pa
là địa điểm thu hút du khách nhất đến với Lào Cai
Bên cạnh Sa Pa, Lào Cai còn có đỉnh Fansipan nằm trên dãy Hoàng LiênSơn trong khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên Đỉnh Fansipan cao 3.143m sovới mực nước biển và được biết đến là “Nóc nhà của Đông Dương” Vườn quốcgia Hoàng Liên có hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú, tại đây có rất nhiềucây Hoàng Liên - một loại dược liệu quý cùng các loại gỗ, chim, thú quý hiếmnhư gà gô, gấu, khỉ, sơn dương…
Ngoài tiềm năng về tự nhiên, Lào Cai có tiềm năng rất lớn về văn hóa.Tỉnh là nơi có 25 dân tộc thiểu số sinh sống … Mỗi một dân tộc lại mang nétđặc trưng văn hóa riêng tạo nên một bức tranh văn hóa miền núi sinh động, đầysắc màu Những phiên chợ, những lễ hội đặc sắc luôn thu hút du khách hòacùng nhịp sống đặc trưng theo phong cách vùng cao
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Tận dụng tiềm năng, thế mạnh nổi trội của tỉnh, Lào Cai đã định hướngxây dựng hệ thống sản phẩm đặc trưng, khác biệt nhằm tạo ra điểm nhấn về dulịch của vùng Tây Bắc
Du lịch sinh thái là một trong những điểm mạnh của du lịch Lào Cai với
nhiều điểm đến hấp dẫn như khu du lịch núi Hàm Rồng, thác Bạc, cầuMây, thác Tình yêu – Suối vàng (Sa Pa); Hồ Na Cồ, khu vực lòng hồ thủy điện
Cốc Ly (Bắc Hà); Dền Sáng, Sảng Ma Sáo, Y Tý (Bát Xát)… Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của các dân tộc Giáy, Dao, Mông, Tày, Nùng, Hà Nhì
Trang 25được khai thác tại các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, MườngKhương và Bảo Yên, nổi bật là các phiên chợ, lễ hội, làng du lịch
homestay… Du lịch mạo hiểm với chinh phục nóc nhà Đông Dương – đỉnh
Fansipan, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (Bát Xát), núi Ba mẹ con (Bắc Hà), dù
lượn, leo vách đá…Du lịch tâm linh tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác ở Sa Pa
(đã khởi công từ tháng 5/2015 và dự kiến hoàn thành trong năm 2017), ĐềnThượng, đền Mẫu, đền Cô Đôi (thành phố Lào Cai) và đền Bảo Hà (Bảo Yên)kết nối với các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ
Ngoài ra tỉnh đã đầu tư phát triển một số sản phẩm du lịch độc đáo khác
như du lịch chợ phiên tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và Mường Khương; du lịch chuyên đề về hoa với các tour mùa hoa Tam giác mạch (Bắc Hà, Si Ma
Cai), hoa Đỗ Quyên (Y Tý, VQG Hoàng Liên), thung lũng hoa (Bắc Hà)
Đặc biệt, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịchtại Sa Pa và Fansipan Có thể nói, với điều kiện khí hậu mát mẻ quanh nămcùng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Sa Pa luôn là điểm đến lý tưởng của dukhách khi đến với Lào Cai Sa Pa được tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hạtầng tương đối toàn diện Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhu cầu ngày càng caocủa du khách, tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, cao cấp đểhướng đến phục vụ đối tượng khách có mức chi tiêu cao Chính vì vậy, năm
2015 là năm đầu tiên Sa Pa đón được khoảng trên 1,4 triệu lượt khách Hiệnnay, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai được đưa vào hoạt động đã rút ngắn thờigian di chuyển từ Hà Nội đến Lào Cai từ 7 - 8 tiếng xuống còn 3 - 4 tiếng và tạo
ra sự chuyển biến lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong đó có hoạt động
du lịch giữa khu vực Hà Nội với Lào Cai và các tỉnh khu vực Đông, Tây Bắccủa Việt Nam
Bên cạnh phát triển du lịch Sa Pa, tỉnh đã thu hút tập đoàn Sun Group đầu
tư xây dựng hệ thống cáp treo Fansipan Đây là hệ thống cáp treo ba dây hiệnđại nhất thế giới được nhận kỷ lục Guinness thế giới về Cáp treo ba dây có độchênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới (1.410 m) và Cáp treo ba dây dàinhất thế giới (6.292,5 m) Thời gian từ ga đi tới ga đến chỉ mất khoảng 15 phút.Điều này giúp du khách tiết kiệm thời gian đi lại và chinh phục nóc nhà ĐôngDương một cách thuận lợi hơn
Trang 26Với những sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cùng sự chung tay kết nốigiữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng, lượng khách du lịch đếnvới Lào Cai ngày càng tăng trong những năm gần đây Năm 2012, Lào Cai đónđược khoảng 948.610 lượt khách, trong đó, khách nội địa đạt 573.080 lượt;khách quốc tế đạt 375.530 lượt ; Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 1.844 tỷđồng Đến năm 2015, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt đã trên 2 triệu lượt,trong đó khách quốc tế đạt trên 600.000 lượt, khách nội địa trên 1,3 triệu lượt;Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 4.500 tỷ đồng Có thể thấy, từ năm 2012 đến
2015, lượng khách đến Lào Cai đã đạt hơn gấp đôi, tổng thu từ khách du lịchtăng gần 2,5 lần
Bài học kinh nghiệm từ sự thành công của du lịch Sa Pa
Một là, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo
Ở Sa Pa, dịch vụ lưu trú tại gia (homestay) phát triển ở những điểm như
Tả Van, Tả Phìn, Bản Dền trước khi có thủy điện xây dựng cũng có nguồn thurất lớn từ dịch vụ này Bán các sản phẩm lương thực, thực phẩm, con vật nuôimang tính đặc sản của các địa phương như rau Sa Pa, rượu Shan Lùng (BátXát), thắng cố Bắc Hà, gạo Sén Cù Mường Khương, thịt hun khói, lạp xường,
gà đồi, lợn cắp nách… cũng mang lại nguồn thu lớn cho người dân Các sảnphẩm này không chỉ được tiêu thụ tại thị trường địa phương mà còn có thể pháttriển thành thương hiệu phân phối rộng rãi, có sức hấp dẫn rất lớn đặc biệt là vớikhách du lịch trong nước
Nghề thủ công truyền thống độc đáo của nhiều dân tộc theo đó cũng đượckhôi phục, những sản phẩm lưu niệm này rất được du khách, đặc biệt là kháchquốc tế yêu thích đem lại giá trị kinh tế cao Điển hình như thổ cẩm của ngườiMông ở Cát Cát, thổ cẩm của người Dao đỏ ở Tả Phìn… là các sản phẩm, đồlưu niệm như áo, khăn, gối, túi đeo điện thoại di động, ví, mũ, túi xách tay, ba lô
du lịch ; sản phẩm chạm khắc bạc như nhẫn, vòng tay, sợi dây chuyền bạc, cáchình kỷ niệm bằng bạc…; thậm chí đến các đồ vật cũ cũng có thể trở thành hànghóa mang bán như đồ trang sức bằng bạc nguyên chất của người dân tộc thiểu
số, cái trống, cái mõ trâu…; hay như nghề lấy lá thuốc, lá thuốc tắm truyềnthống của người Dao đỏ đang ngày càng nổi tiếng và có giá trị kinh tế cao
Du khách đến thăm các làng văn hóa du lịch thường có nhu cầu xem văn nghệ
Trang 27Vì vậy việc xây dựng các đội văn nghệ dân gian khai thác vốn dân ca dân vũphong phú, đặc sắc của các dân tộc để phục vụ du khách là vấn đề cần thiết,mang lại việc làm và nguồn thu khá cho người dân Một số đội văn nghệ hoạtđộng khá hiệu quả, thường xuyên như đội văn nghệ Cát Cát, đội văn nghệ NaHối, đội xòe Tà Chải…
Hai là, để phát triển loại hình du lịch này này thì nguyên tắc trước hết
là phải đề cao tính cộng đồng, phải có được sự tham gia rộng rãi của người dân, người dân phải trở thành chủ thể, được đảm bảo lợi ích phải có sự liên kết chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa nhà nước, người dân tham gia làm
du lịch, doanh nghiệp du lịch và nhà tư vấn Vai trò của nhà nước, ở đây là
ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch, ngành Lao động Thương binh Xã hội phốihợp với các cấp, các ngành khác, phải tham gia đào tạo, định hướng cho ngườidân làm du lịch cộng đồng Phải có chính sách hỗ trợ người dân làm du lịchcộng đồng thông qua các hình thức như ưu đãi vay vốn ngân hàng, xây dựng hệthống hạ tầng giao thông, làm nhà vệ sinh…
Ba là, phát triển du lịch cộng đồng phải gắn với những nét đặc sắc của địa phương, tránh trùng lặp, tràn lan như kinh nghiệm của một số nơi phát
triển du lịch cộng đồng một cách ồ ạt, sản phẩm du lịch giống nhau dẫn đến tour
tẻ nhạt, mất dần bản sắc Di sản văn hóa là nguồn lực cho du lịch cộng đồngphát triển.Và ngược lại, du lịch càng phát triển thì càng khuyến khích người dânbảo tồn được di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình Phát triển du lịchcộng đồng không chỉ coi trọng chất liệu truyền thống để xây dựng các sản phẩm
du lịch, mà quan trọng hơn là thực hành các di sản văn hóa ngay tại cộng đồngtheo hướng phát triển du lịch bền vững
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Mèo Vạc - Hà Giang
Nằm trong vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá ĐồngVăn, huyện Mèo Vạc có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, bởi không chỉ cónhững danh thắng nổi tiếng mà nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyềnthống đặc trưng của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn
Những nét độc đáo về vị trí địa lý và địa hình
Do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình hiểm trở, Hà Giang là một trong
số ít các địa phương trong cả nước còn ít chịu sự tác động của các hoạt động
Trang 28phát triển kinh tế - xã hội Kết quả là nhiều giá trị về tự nhiên như cảnh quan, hệsinh thái, v.v và văn hóa dân tộc như các lễ hội (tiêu biểu là lễ hội “Vỗ mông”),sinh hoạt truyền thống (tiêu biểu là chợ tình Khâu Vai), kiến trúc công trình(tiêu biểu là nhà cổ Vua Mèo, nhà đất, tường đá), v.v.còn được bảo tồn khánguyên vẹn gần với những giá trị gốc của mình Và đây chính là lợi thế so sánhcủa Hà Giang bởi một trong những mục đích du lịch là được khám phá, trảinghiệm những giá trị nguyên bản về tự nhiên và văn hóa của điểm đến.
Cao nguyên đá Đồng Văn: nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ,
Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầuvào năm 2010 Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng nhữngdấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên,cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống vănhóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa như các dân tộc Mông, Lô Lô, PuPéo, Dao
Với những giá trị địa chất, sinh thái và văn hóa bản địa mang tínhtoàn cầu, cao nguyên đá Đồng Văn thực sự là lợi thế đặc biệt của du lịch HàGiang
Những bước chuyển mình
Hiện, Hà Giang đang huy động nguồn lực để thực hiện Quy hoạch tổngthể phát triển công viên địa chất đã được Chính phủ phê duyệt với các quyhoạch chi tiết cho từng vùng, cụm không gian di sản địa chất, văn hóa và dulịch; hệ thống sản phẩm và dịch vụ trên vùng công viên địa chất đã và đang tiếptục được ưu tiên đầu tư với các hạng mục công trình về khoanh vùng bảo vệcảnh quan, hệ thống dịch vụ, hệ thống các danh thắng, di tích lịch sử văn hóa…
Đến nay, một số điểm du lịch của Hà Giang đã được khai thác có hiệuquả như: Hệ thống danh thắng, cảnh quan Núi đôi – Cổng trời (Quản Bạ), Cột
cờ Lũng Cú (Đồng Văn); Mã Pì Lèng (Mèo Vạc) Thác Tiên – Đèo gió (XínMần), ruộng bậc thang Hoàng Su Phì… Các cơ sở tín ngưỡng nhiều giá trị lịch
sử, kiến trúc độc đáo của đồng bào địa phương như: chùa Nậm Dầu, SùngKhánh, Bình Lâm (Vị Xuyên), Đình Mường (Xín Mần), Đền Mẫu, Đền ThácCon (Tp Hà Giang)… Hệ thống 33 Làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đótập trung tại một số làng tiêu biểu có một số làng hiệu quả như: Khu du lịch sinh
Trang 29thái Panhou (Thông Nguyên – Hoàng Su Phì); Thôn Tha, thôn Tiến Thắng (Tp
Hà Giang); Nậm An (Bắc Quang); thôn Chang (Quang Bình); Lũng Cẩm Trên,
Lô Lô Chải (Đồng Văn)
Lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng nhanh Năm 2016 đạt 650.000lượt người tăng 25% so với năm 2015, trong đó, khách quốc tế đạt 120.000 lượt,khách nội địa đạt 530.000 lượt người, doanh thu ước đạt gần 600 tỷ đồng Tínhđến thời điểm hiện tại, Hà Giang có 124 cơ sở lưu trú đã xếp hạng khách sạn –nhà nghỉ với 1.841 phòng nghỉ Nhìn chung các cơ sở lưu trú tự đầu tư nâng cấpcác trang thiết bị và chất lượng phục vụ đảm bảo theo tiêu chuẩn, có quy mô và
đủ điều kiện đón khách
Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất , huyện đã tạo được cơ chế thông thoáng, thu hút đầu tư như:
Ưu tiên hỗ trợ hạ tầng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch Đồng thời, cóchính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp để các hộ dân đầu tư pháttriển du lịch Các xã, huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, dự án cụ thể hóa cácchương trình phát triển du lịch theo điều kiện đặc thù về tài nguyên du lịch củatừng địa phương
Thứ hai, huyện đã tập trung vào công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới (NTM), thực sự tạo ra diện mạo mới về cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là nhận thức của người dân trong phát triển du lịch Đến với MèoVạc hôm nay, có thể nhận thấy những đổi thay nhanh chóng từ thị trấn đến các
xã vùng xa Đặc biệt, chương trình xây dựng NTM, xây dựng Làng Văn hóa dulịch tiêu biểu gắn với việc khôi phục các làng nghề truyền thống, đã tạo rachuyển biến đáng ghi nhận trong nhận thức của người dân Các hộ gia đình đãtích cực chỉnh trang nhà cửa, chung tay xây dựng NTM, thân thiện, cởi mởtrong giao tiếp với du khách Đây là nền tảng được huyện Mèo Vạc xác địnhphát triển theo hướng “du lịch trải nghiệm” ngay tại các nhà dân Du khách códịp được chứng kiến, tham gia các hoạt động thường ngày của người dân, đượcthưởng thức những món ăn bản địa và ra về với món đồ kỷ niệm được sản xuấtbằng phương pháp truyền thống
Thứ ba, tạo điểm nhấn cho du lịch như: huyện Mèo Vạc đang triển khai
xây dựng “Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông” gắn với xây dựngNTM tại thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi Đây không chỉ được xem là “điểm nhấn” dulịch cộng đồng mà còn xây dựng thành một mô hình kiểu mẫu về tổ chức lại sản
Trang 30xuất cho nông dân; giúp người dân phát triển kinh tế một cách ổn định, bềnvững, có thu nhập cao, phù hợp với hướng phát triển du lịch cộng đồng thânthiện với môi trường thiên nhiên và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, để tạo nên nét đặc sắc và thu hút khách du lịch của MèoVạc, không thể không nhắc tới lễ hội hoa Tam giác mạch được tổ chức hai nămtrở lại đây (từ 2015) Du khách tham gia lễ hội sẽ được thưởng thức nhiềuchương trình nghệ thuật đặc sắc, chiêm ngưỡng các sản phẩm từ hoa tam giácmạch, xem trình diễn âm nhạc dân tộc, các trang phục của đồng bào rực rỡ sắcmàu… Đây là một sự kiện lớn, tạo được điểm nhấn trong du lịch của Mèo Vạc.trung bình gần 2000 lượt khách đến Cao nguyên Đá mỗi ngày trong thời gian sựkiện diễn ra…
Có thể thấy, trên đây đã đưa ra một vài bài học thành công trong pháttriển du lịch tại Sapa – Lào Cai và Mèo Vạc – Hà Giang Mặc dù lượt kháchđến đây chưa phải lớn, nhưng việc kéo được khách đến với địa danh du lịchcùng những hoạt động lễ hội phong phú lưu giữ chân khách thời gian dài đãđem lại được nguồn thu lớn cho địa phương Từ sự tương đồng về tài nguyên dulịch, Ba Vì có thể từ đó lựa chọn ra bài học cho mình nhằm hướng tới việc pháttriển du lịch mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về du lịch Ba Vì
Ba Vì là huyện bán sơn địa, có diện tích tự nhiên là 428 km2, trên địa bànhuyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì – một dãy núi đất và đá vôi lớn trảitrên một phạm vi rộng chừng 5000 ha chạy qua phía Nam huyện, phía Đônggiáp thị xã Sơn Tây, một góc nhỏ phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất PhíaNam giáp các huyện: Lương Sơn (về phía Đông Nam của huyện) và Kỳ Sơn củaHòa Bình (về phía Tây Nam huyện) Phía Tây và phía Bắc giáp thành phố Phú
Trang 31Thọ, và ranh giới là Sông Đà (ở phía Tây) và Sông Hồng (ở phía Bắc) PhíaĐông giáp Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc, ranh giới là Sông Hồng
Khu vực sườn Đông núi Ba Vì có thác, có suối, có rừng nguyên sinh, đẹp
và thơ mộng, là tiềm năng rất lớn cho du lịch sinh thái nơi đây còn có những ditích văn hóa, lịch sử như đền thờ Bác Hồ, đền Thượng, đền Trung, rất thuậnlợi cho việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh
Khu vực sườn Tây núi Ba Vì cũng được coi là nơi có tiềm năng phát triển
du lịch vì có địa thế đẹp, một bên là núi nhìn ra sông Đà tạo ra sức hấp dẫnriêng với các điểm du lịch nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên,Vườn quốc gia Ba Vì, Hồ Suối Hai, Suối khoáng nóng Thuần Mỹ
Ngoài những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Ba Vì giàu tiềmnăng phát triển du lịch về tự nhiên thì nơi đây còn là nơi cư ngụ của nhiều dântộc khác nhau, với những phong tục tập quán sinh hoạt và văn hóa cộng đồng(cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa của dân tộc Mường; Múa chuông, TếtNhảy của đồng bào dân tộc Dao), một nét văn hóa riêng biệt nên rất thuận lợi
Vì là nhắc đến huyền thoại trận đánh thư hùng của lịch sử Sơn Tinh - ThủyTinh Mối tình tay ba thời Hùng Vương thứ 18 đã đặt nền móng cho vẻ đẹptruyền thuyết của Ba Vì
Ngoài những khu vực linh thiêng thờ Đức thánh Tản Viên, trên địa bànhuyện Ba Vì còn có một loạt những cụm di tích Đền Hạ, Đền Trung, ĐềnThượng, địa danh đã đi vào lịch sử khu căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây,vùng rừng thông Đá Chông, khu Tưởng niệm Bác Hồ đã được Bộ Văn Hóa -Thể Thao và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hóa Quốc Gia Đây lànhững yếu tố giúp Ba Vì có điều kiện phát triển loại hình du lịch tâm linh kếthợp với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Trong đó đặc biệt có rấtnhiều tiềm năng để phát triển hình thức du lịch nông thôn - nông nghiệp
Trang 32Là huyện có đặc thù đồng đất chia làm ba vùng là núi, bán sơn địa vàđồng bằng, là điều kiện thuận lợi để huyện Ba Vì đẩy mạnh thực hiện các dự ánchăn nuôi bò sữa, bò thịt, trồng chè, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, giacầm… phù hợp từng vùng để khác thác thế mạnh trong phát triển kinh tế nóichung và du lịch nói riêng, nhất là du lịch nông nghiệp
Giao thông đến Ba Vì: Đại lộ Thăng Long với vận tốc thiết kế dành cho
xe 4 bánh 80km/h nối trung tâm Hà Nội với Quốc lộ 21A, điểm đầu của đường
Hồ Chí Minh Quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây với HưngHóa tỉnh Phú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ Trên quốc lộ này, đoạncuối tại xã Thái Hòa có cầu Trung Hà, bắc qua sông Hồng Trục Hồ Tây – Ba Vìđang được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ Đường thủy có: sông Hồng,sông Đà và sông Tích
Với những lợi thế về giao thông đường bộ, đường thủy, Ba Vì có điềukiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, hấp dẫn đượcnhiều nhà đầu tư, nhất là trong giao lĩnh vực phát triển đầu tư du lịch với hàngloạt các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được xây dựng Hàng chục công ty đãtập trung khai thác các địa điểm ở Ba Vì làm khu du lịch, reasort, nơi vui chơi,nghỉ dưỡng, tham quan cho du khách trong và ngoài nước
Vì vậy, UBND huyện Ba Vì xác định: Ba Vì là điểm đến lý tưởng cho dulịch sinh thái, tâm linh, bản sắc dân tộc; Nếu phát huy được những tiềm năng lợithế này Ba Vì sẽ có thể thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp chuyểnsang du lịch - dịch vụ là chủ yếu
2.2 Thực trạng phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2016
2.2.1 Về khai thác phát triển tiềm năng du lịch huyện Ba Vì
a Về khai thác địa hình
* Khu vực sườn Đông núi Ba Vì:
Khu vực sườn Đông núi Ba Vì từ cốt 400m trở xuống bao gồm 3 xã YênBài, Vân Hòa, Tản Lĩnh là nơi có địa hình núi cao, có các dòng suối tự nhiên từnúi đổ về có độ dốc lớn, về mùa mưa nước suối chảy qua các tảng đá nhấp nhôdưới những lùm cây xanh tạo nên các thác nước đẹp, đó là các thác KhoangXanh, thác 1,2,3 Ao Vua, thác Mơ Với hàng trăm con suối lớn nhỏ từ núi cao
đổ về (suối Bóp, suối Ổi, suối Tiên…) tạo nên phong cảnh rất sơn thủy hữu tình
Trang 33Hiện nay khu vực sườn Đông núi Ba Vì có 7 điểm du lịch, trong đó có 5điểm du lịch thu hút phần lớn khách du lịch: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên,Thiên Sơn – Suối Ngà, Hồ Tiên Sa, Tản Đà Spa resort (các đơn vị này chiếm90% lượt khách đến Ba Vì).
* Khu vực sườn Tây núi Ba Vì
Khu vực sườn Tây núi Ba Vì gồm 3 xã Ba Vì, Minh Quang, KhánhThượng với diện tích hơn 80 km2, có địa hình dốc với độ cao trung bình khoảng
500 – 600m gồm phần lớn diện tích núi Ba Vì và vùng đồi gò bao quanh chânnúi thuộc các xã Minh Quang và Khánh Thượng
Khu vực sườn Tây núi Ba Vì chia thành 2 tiểu khu: Tiểu khu phía Đôngchiếm 2/3 diện tích sườn Tây, gồm 7000 ha và khu vực đồi gò bát úp phân bố từphía bắc xuống phía nam tạo thành một vành đai bao bọc quanh chân núi Ba Vì;Tiểu khu phía Tây sát sông Đà có địa hình thấp hơn với một dải đất bằng phẳngsát sông Đà có xen lẫn những hồ Đầm tại xã Minh Quang và một số đồi gò thấp.Tại đây do địa hình núi cao, các dòng nước từ trên núi đổ về tạo ra khá nhiềukhe suối lớn nhỏ đổ về phía sông Đà
Cảnh quan rừng núi tự nhiên là loại cảnh quan đặc trưng cho khu vựcsườn Tây núi Ba Vì Tuy nhiên, hiện nay với điều kiện giao thông chưa đượcthuận tiện nên tài nguyên khu vực này được khai thác chưa đáng kể
Cảnh quan sông nước, hồ đầm của khu vực này có một đoạn Sông Đàchảy qua tạo ra cảnh quan mở rộng với những bãi bồi ven sông mang đặc trưngriêng về phong cảnh, hệ sinh thái Khu vực xã Minh Quang có một số hồ nước
có diện tích khá rộng như hồ Vống 16 ha, hồ Đầm rộng 8 ha Đây vừa là hồchứa nước tự nhiên vừa có cảnh quan đẹp rất thích hợp với việc phát triển dulịch nghỉ dưỡng với các khu Resort cao cấp
Khu vực sườn Tây Ba Vì là địa bàn cư trú của 3 dân tộc Kinh, Mường,Dao đã tạo nên một không gian văn hóa có sự giao lưu văn hóa của 3 dân tộc
Trong các di tích lịch sử văn hóa ở khu vực sườn Tây có những di tích cógiá trị tham quan, tín ngưỡng như hệ thống thờ tự Thánh Tản như đền Hạ sátsông Đà, đền Trung ở độ cao 600m, đền Thượng trên đỉnh núi Ba Vì, đền thờBác Hồ…
* Khu vực Hồ Suối Hai và vùng phụ cận:
Trang 34Hồ Suối Hai có diện tích 1.045 ha, diện tích mặt nước 950 ha Giữa hồnổi lên những đảo lớn nhỏ tạo thành một quần thể phong phú đa dạng Trên đảo
có thể xây dựng nhiều khách sạn, nhà nghỉ Quanh đảo có thể làm bãi tắm, câucá… Hiện tại đang được khai thác theo hướng du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần.Tuy nhiên, với hiện trạng này, nơi đây có thể phát triển loại hình du lịch thể thaolướt ván, đua thuyền, bơi chải…
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Hồ Suối Hai do Công ty Thủy lợiSông Tích và Trung tâm Dịch vụ Du lịch suối Hai đảm nhận, do thiếu vốn đầu
tư cộng với đội ngũ nhân viên chưa đủ mạnh nên hoạt động du lịch ở khu vựcnày còn rất nhiều hạn chế Loại hình dịch vụ du lịch duy nhất của công ty làdịch vụ Canô đưa khách ra đảo nên doanh thu của đơn vị rất thấp Ngoài ra còn
có các đơn vị kinh doanh xung quanh hồ là: Nhà nghỉ Công đoàn, Khách sạnCao Sơn, Khách sạn Xứ Đoài, Nhà nghỉ Bộ Công an,… Nhìn toàn thể về hoạtđộng kinh doanh du lịch Hồ Suối Hai thì mới chỉ đảm bảo được chỗ ăn nghỉ chokhách đến hít thở không khí trong lành chứ chưa có loại hình du lịch hấp dẫn vàlưu chân được du khách
Năm 2010, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án Khu du lịchQuốc tế cao cấp Tản Viên, giai đoạn I với 158,34 ha gồm diện tích các đảo lòng
hồ Mục tiêu của dự án phát triển khu vực hồ Suối Hai thành khu du lịch quốc tế
có quy mô lớn với các loại hình sản phẩm đa dạng (sân golf, du lịch sinh thái,nghỉ dưỡng, câu lạc bộ thể thao trên bờ và dưới nước, vui chơi giải trí, kháchsạn, hội nghị và hội thảo…) đạt chất lượng cao đảm bảo có sức cạnh tranh, thuhút và hấp dẫn du khách trong nước cũng như quốc tế
Nguồn khoáng nóng Thuần Mỹ, huyện Ba Vì được phát hiện từ năm
1999 nhưng tới năm 2005, Công ty CP xây dựng du lịch Bình Minh mới đượccác cấp có thẩm quyền cấp phép thăm dò nguồn khoáng nóng ở đây
Từ khi phát hiện ra nguồn khoáng nóng cho đến nay khu vực này vẫnchưa có quy hoạch, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, cấpphép Việc khai thác diễn ra tự phát, nhân dân tự khoan giếng mở dịch vụ tắmkhoáng
Trang 35Với tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, đặc biệt là cảnh quan hùng vĩ,nên thơ,… kết quả khảo sát cũng cho thấy, du khách đánh giá cao nguồn tàinguyên du lịch của Ba Vì
Biểu 2.2: Đánh giá về tài nguyên du lịch của Ba Vì
Đa số cho rằng cảnh quan thiên nhiên của Ba Vì đẹp và rất đẹp, 200người được hỏi thì 169 người thừa nhận điều này (tương đương đến 84,5%), đây
rõ ràng là lợi thế rất lớn cho việc quảng bá và phát triển hơn nữa du lịch ở Ba Vìtrong thời gian tới Chỉ có 2% khách du lịch cảm thấy cảnh quan thiên nhiên ởđây không đẹp và khoảng 13,5% khách du lịch cho rằng phong cảnh bìnhthường
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng, phong cảnh thiên nhiên rất ưuđãi huyện Ba Vì và đặc biệt công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại các khu
du lịch hiện khá tốt, do vậy phong cảnh nơi đây vẫn được khách du lịch cảmmến
b Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
* Hạ tầng giao thông
Ba Vì nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía tây Bắc, Ba Vì
có hệ thống giao thông thuận lợi liên kết với thủ đô và đi các tỉnh lân cận
Từ trung tâm Hà Nội du khách có thể chạy xe theo Đại lộ Thăng Longvới vận tốc thiết kế dành cho xe 4 bánh là 80km/h, nối trung tâm Hà Nội vớiQuốc lộ 21A, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh
Quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây với Hưng Hóa tỉnhPhú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ Trên quốc lộ này, đoạn cuối tại xãThái Hòa, huyện Ba Vì có cầu Trung Hà, bắc qua sông Hồng
Theo Báo cáo kết quả tổng hợp 200 phiếu điều tra (xem Phụ lục)
Trang 36UBND TP Hà Nội đã nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh lộ 411, đoạnqua địa phận huyện Ba Vì Tuyến đường này chạy qua các xã: Đồng Thái, VạnThắng, Phú Đông và Phong Vân, huyện Ba Vì có chiều dài 7,5 km Điểm đầu
Km 0+00 giao Quốc lộ 32 tại Km 57+250, điểm cuối tại Km 7+500 giao với đêsông Đà thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì
Ba Vì đã có nhiều đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ dulịch và đặc biệt là hệ thống giao thông Từ năm 2011 đến nay Ba Vì đã đầu tưxây dựng xong tuyến đường 415 đi Đền Hạ và Đền Trung thuộc xã Quang Minhvới số vốn là 64 tỷ đồng Đầu tư và nâng cấp 2 tuyến đường: tuyến đường từđường 87 đi khu du lịch Ao Vua với tổng số vốn là 45 tỷ đồng, tuyến đường từVườn Quốc gia Ba Vì đi khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà, khu du lịch KhoangXanh với vốn đầu tư 38 tỷ đồng
Huyện Ba Vì đã đầu tư nâng cấp và mở rộng tuyến đường Đại lộ ThăngLong nối Yên Bài đi Vân Hòa, đường vào khu du lịch Khoang Xanh, đườngVườn Quốc gia đi Ao Vua, đường Vườn Quốc gia đi Thiên Sơn - Suối Ngà,đường ĐT 414B (Tỉnh lộ) từ Sơn Tây lên đền Thượng, tuyến đường ĐT 413 kếtnối Sơn Tây – Hồ Suối Hai – Đá Chông, tuyến đường nối sườn Đông và sườnTây núi Ba Vì
Từ các khu du lịch nối với các đường quốc lộ, tỉnh lộ là đường bê tông vàgiải nhựa, cung đường này thường không chia làn nhưng khá thuận lợi và dễ dichuyển Các phương tiện giao thông có thể tránh nhau
Tuy nhiên, một số cung đường như đường vào các khu du lịch Ao Vua,Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà còn hẹp (tất cả cũng đã được dải nhựa).Một số điểm trên đường đã làm quá lâu và đang xuống cấp Riêng Ba Vì Resort
là điểm du lịch nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, cung đường cuối đikhá quanh co và phải qua một số khúc cua nhỏ khi lên điểm cốt 400
* Hạ tầng điện
Tương đối phát triển, tất cả các khu du lịch đều có đường điện vào Hệthống điện được sử dụng bằng hệ thống điện lưới quốc gia thông qua các trạm220KV, trạm 110KV và trạm biến áp 35,22KV, cơ bản ổn định và an toàn Điệnlực Hà Nội hàng năm dự trù nguồn kinh phí lớn để nâng cấp và đảm bảo an toàncho người dân khi sử dụng điện, đảm bảo tính ổn định cho các khu du lịch phục
Trang 37vụ khách trong mùa cao điểm Vì vậy, những năm gần đây chất lượng nguồnđiện ngày một nâng cao, sự cố về điện giảm, đây là điều kiện thuận lợi phục vụnhu cầu kinh doanh, dịch vụ của các khu du lịch được tốt hơn trong tương lai
Tính từ năm 2011 đến năm 2015, huyện Ba Vì đã đầu tư và xây dựng 28trạm biến áp có công suất từ 100 đến 630KVA với tổng chiều dài đường dây là16,21km Trong đó có 23 trạm do Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đầu tư, 5 trạmbiến áp còn lại do doanh nghiệp đầu tư
Đối với các khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí như: KhoangXanh – Suối Tiên, Đầm Long, Ao Vua, Thiên Sơn - Suối Ngà, Ba Vì Resort,Tản Đà Resort đều có dự trù máy phát điện công nghiệp công suất lớn để đốiphó với các sự cố mất điện trong mùa cao điểm
* Nguồn nước
Nguồn nước khai thác và sử dụng chủ yếu hiện nay trên địa bàn huyện Ba
Vì là nguồn nước mặt từ các sông suối, ao, hồ, chỉ có thị trấn Tây Đằng và vùngven thị trấn được sử dụng hệ thống cấp nước sạch được xây dựng theo dự án
“Đầu tư xây dựng công trình hệ thống cấp nước khu vực thị trấn Tây Đằnghuyện Ba Vì đến năm 2010” do Công ty Tư vấn Nước và Môi trường Việt Namlàm chủ thầu, còn tại các xã khác vẫn sử dụng nước sinh hoạt bằng nguồn nướcgiếng khoan hộ gia đình
Do điều kiện các khu du lịch thường nằm ở vị trí khá xa so với các cụmdân cư, địa hình đồi núi nên khó xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nướcsạch Vì vậy, hiện tất cả các khu du lịch vẫn tự xây dựng và khai thác nguồnnước ngầm và nước mặt tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của khu du lịch Cáckhu du lịch không khó khăn gì trong việc xây dựng hệ thống cung cấp và chủđộng nguồn nước
Bên cạnh đó cũng có thuận lợi, Ba Vì là huyện miền núi, trong lòng đất
có nhiều tầng đá ong Loại đá này có thể lọc sạch nguồn nước và loại bỏ cácchất độc hại trong nước, do vậy nguồn nước ngầm tại Ba Vì rất trong, vị ngọtmát đặc trưng, có thể khai thác và sử dụng trực tiếp Tại các khu nghỉ dưỡng vàvui chơi giải trí hiện tại đều sử dụng giếng khoan lấy nước trực tiếp từ tronglòng đất lên Theo nghiên cứu thực tế, tất cả các khu nghỉ dưỡng và vui chơi giải
Trang 38trí đều có 1 giếng khoan dùng để cung cấp nước sinh hoạt, 1 giếng khoan sửdụng cung cấp nước cho bể bơi Riêng tại khu du lịch Khoang Xanh và Tản ĐàResort được xây dựng và lắp đặt thêm giếng khoan lấy nước khoáng từ tronglòng đất từ độ sâu trên 100m phục vụ dịch vụ tắm khoáng của du khách
Nguồn nước ở đây dồi dào và khá ổn định Các khu du lịch thường nằm ở
vị trí cao, cách xa khu nhà dân và các cụm khu công nghiệp, vì thế, nguồn nước
ở đây tương đối an toàn và chưa bị ô nhiễm Tuy nhiên, trong tương lai, khi HàNội phát triển và mở rộng về phía tây, nguồn nước sạch này có thể bị đe dọa và
bị ảnh hưởng nên trong tương lai vẫn cần được quan tâm xây dựng hoàn thiện
hệ thống cấp nước sạch thành phố
* Hệ thống thông tin liên lạc
Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ của ngành Bưu chính viễn thôngQuốc gia và của thành phố Hà Nội đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triểnthông tin liên lạc của huyện Ba Vì Việc phủ sóng điện thoại di động đến hầu hếtđịa bàn huyện đã góp phần phục vụ khách du lịch tốt hơn, tiện lợi hơn Ngoài
ra, các loại hình dịch vụ như: điện hoa, chuyển tiền nhanh, giải pháp thông tincho khách, dịch vụ internet, Wifi… cũng tạo thuận lợi cho khách khai thác, sửdụng
UBND huyện Ba Vì cùng với doanh nghiệp du lịch đã phối hợp với cácdoanh nghiệp viễn thông phát triển các trạm BTS tại các đơn vị như: Thiên Sơn
- Suối Ngà, Khoang Xanh - Suối Tiên, Đầm Long, Ao Vua… Đường truyềnInternet bằng cáp quang đã được đầu tư đến 100% các xã có khu du lịch
* Hệ thống cơ sở lưu trú
Theo thống kê của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ba Vì, trong hơn 5năm, lượng phòng nghỉ cho thuê trên toàn địa bàn huyện có tăng từ 464 phòng(2011) đến 514 phòng (2016), cụ thể:
Bảng 2.2: Số phòng nghỉ tại các khu du lịch (thống kê 2011 – 2016).
Trang 39Nguồn: phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì
Như vậy, số lượng phòng phục vụ lưu trú của khách du lịch có tăngnhưng rất thấp, chưa tới 11% trong hơn 5 năm
Về xếp hạng, theo tiêu chuẩn xếp hạng dịch vụ thì hệ thống lưu trú trênđịa bàn đa số đạt ở mức 2 - 3 sao
Các khu du lịch Tản Đà Resort, Ba Vì Resort, Family Resort, Yên BàiTop Hill Resort mới có những cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn dịch vụ 3 sao trở lên.Tại các điểm du lịch này có nhiều loại phòng như: nhà việt cổ, nhà lạc việt, nhàsàn, nhà biệt thự
Khu du lịch Ao Vua, Khoang Xanh – Suối Tiên, Đầm Long là các phòngnghỉ khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà, HồTiên Sa phòng nghỉ thiết kế theo kiểu khu nhà sàn chuyên biệt, nhà sàn tập thểdành cho đoàn khách từ 10 – 30 người, phòng dành cho gia đình nhỏ và phòngriêng dành cho 2 người Tất cả các khu nhà sàn được làm bằng gỗ và hướng ra
hồ Tất cả phòng nghỉ ở đây đạt tiêu chuẩn 2 sao Tại khu du lịch Hồ Tiên Sa cóthêm khách sạn Viên Sơn, được thiết kế 3 tầng nhìn ra hồ, ở vị trí cao, thoángmát
* Đánh giá chung về hạ tầng, cơ sở vật chất, thông qua phiếu hỏi đối với
mẫu hỏi là 200 du khách, ta thấy:
Trang 40Biểu 2.3: Mức độ hài lòng về tiện nghi các cơ sở vật chất
Nhìn chung du khách chưa thực sự hài lòng về cơ sở vật chất tại các khu
du lịch Ba Vì (hệ thống khách sạn, nhà hàng, mạng lưới giao thông, hạ tầngthông tin, điện, nước…) Chỉ 28,5% khách du lịch khách du lịch cảm thấy chấtlượng cơ sở vật chất đạt mức độ tốt trở lên Trong khi đó lượng khách đánh giá
cơ sở vật chất còn kém là 9,5% và có đến 62% khách du lịch cảm thấy bìnhthường khi sử dụng cơ sở vật chất tại các điểm đến này Lý do chủ yếu đượckhách nêu ra là dịch vụ lưu trú còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt mong muốn vềdịch vụ du lịch ngay cả với những khu du lịch mới, đặc biệt là với đối tượngkhách có khả năng chi trả cao
c Về lao động trong ngành du lịch của Ba Vì
Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội ngày 15/10/2014, dân sốhuyện Ba Vì khoảng trên 265 nghìn người, trong đó có hơn 64% dân số trongtuổi lao động nên Ba Vì có lực lượng lao động trẻ, dồi dào rất thuận lợi cho pháttriển nguồn nhân lực du lịch nói riêng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nóichung của huyện
Hiện tại, đội ngũ lao động thường xuyên trong ngành du lịch của Ba Vìđược thống kê theo bảng sau:
Bảng 2.4: Số liệu lao động thường xuyên ngành du lịch tại Ba Vì.
Năm
Tổng số lao động
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì
Theo Báo cáo kết quả tổng hợp 200 phiếu điều tra (xem Phụ lục)