oàn cầu hóa là không mới, nhưng hiện đã lan rộng hơn và tốc độ thay đổi cũng đang trở nên nhanh hơn. Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là quá trình hội nhập ngày càng tăng nhanh của thế giới, đặc biệt thông qua những
BÀI GIẢNG VỀ TOÀN CẦU HÓA 1 Giới thiệu Toàn cầu hóa là không mới, nhưng hiện đã lan rộng hơn và tốc độ thay đổi cũng đang trở nên nhanh hơn. Toàn cầu hóa có thể được đònh nghóa như là quá trình hội nhập ngày càng tăng nhanh của thế giới, đặc biệt thông qua những dòng chảy đang gia tăng về thương mại, vốn, các ý tưởng, và con người. Ngay cả vào cuối thế kỷ 18 và đầu 19, người ta đã có thể thông tin liên lạc nhanh chóng, triển khai vốn một cách dễ dàng trên khắp thế giới, và giao thương với hầu hết các nước. Hai cuộc thế chiến và đại khủng hoảng đã thật sự thu hẹp quá trình hội nhập toàn cầu. Vì những cú sốc này, nhiều nước đã áp dụng các chính sách “thay thế nhập khẩu” hướng đến tự cung tự cấp nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, sau Thế Chiến II, hầu hết các nước ở Châu Á, Châu Mỹ và Tây Âu đã có khuynh hướng bắt đầu một quá trình tái hội nhập chậm nếu không nói là không đồng đều vào kinh tế toàn cầu. Khi Trung Quốc và Ấn độ quyết đònh theo đuổi các chính sách kinh tế mở cửa hơn vào khoảng 1980, thì qui mô hội nhập thế giới tăng lên. Điều quan trọng cần chú ý là cả hai nước này quyết đònh như vậy vì các nước Châu Á khác đã trở thành những người tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới và đã đạt được những thành quả rất tốt, trong khi những nước dựa vào tự cung tự cấp chỉ đạt được kết quả nghèo nàn. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Ấn độ tăng hơn gấp ba lần sau khi nước này chuyển sang các chính sách mở cửa hơn. Tăng trưởng của Trung Quốc đã một thời không thỏa đáng và khu vực nông nghiệp của nước này khi không có cải tổ đã phải đối mặt với sự trì trệ. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết tiền bạc và tài năng đã từng sử dụng cho nghiên cứu vũ khí và quân sự nay đã được chuyển sang các mục đích dân sự. Trong số những thành quả đạt được là một tỉ lệ thay đổi nhanh chóng hơn trong công nghệ thông tin và máy tính. Việc sắp xếp các dây chuyền cung ứng toàn cầu trở nên rẻ hơn, cũng như dễ dàng truyền 1 Đối với những học viên muốn sử dụng Internet và đọc tiếng Anh, Ngân hàng Phát triển Châu Á (www.adb.org) trong tài liệu Tổng quan Phát triển Châu Á 2001 đã có một bài viết dài 50 trang về “Thử thách Toàn cầu Hóa của Châu Á” rất có giá trò để tìm đọc. Các phần của bài viết này có thể được dòch sang tiếng Việt cho một trong số các môn của năm nay. 1 tải những lượng lớn thông tin hầu như miễn phí qua Internet. Chi phí thực hiện một cuộc gọi xuyên đại dương đã giảm còn ít hơn một ngàn đồng MỘT GIỜ, và thông thường cước phí cuộc gọi quốc tế thực sự từ Hoa Kỳ (bao gồm cả những kết nối đòa phương ở mỗi đầu cuộc gọi) hiện khoảng mười xen một phút, qua các nhà cung cấp dòch vụ có chi phí thấp. Với chi phí rất rẻ của thông tin liên lạc, máy bay phản lực, và vận tải bằng côngtenơ, tầm quan trọng của khoảng cách đã giảm đi nhanh chóng. Thế giới trở nên nhỏ hơn. Kẻ thắng và người thua: Ngoại thương hay Tự cung cấp? Hàm ý của những khuynh hướng này là gì? Hiển nhiên, là cả tốt lẫn xấu. Sự chống đối toàn cầu hóa có nhiều nguyên nhân khác nhau, và cũng như sự hấp dẫn của toàn cầu hóa là rất mạnh mẽ. Điều rõ ràng ở đây là quyết đònh một cách đơn giản tham gia ngoại thương hay trở nên hội nhập hơn không đảm bảo có tăng trưởng hay giảm nghèo nhanh chóng, mặc dù chắc chắn đây là một trong những điều kiện dẫn đến sự tiến bộ này. Hầu hết các nước đều không tăng trưởng nhanh chóng, nếu xét cả Trung Quốc và Ấn thì đa số người dân sống ở các nước đang thật sự phát triển tốt. Nói cách khác, không chỉ có “bốn con rồng” (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Singapore) là đã và đang phát triển tốt. Nhóm các nước này đã mở rộng bao gồm cả Trung Quốc và Ấn độ, chỉ hai nước này đã có đến 2,3 tỉ trong số 5 tỉ người sống ở các nước nghèo. Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và Chi lê cũng đã có 20 năm hoặc hơn phát triển khá nhanh chóng, trong khi Việt Nam chỉ là một bổ sung gần đây 2 . Mặc dù Indonesia hiện trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế và chính trò và tăng trưởng đã chậm lại ở đâu đó, nhưng vẫn có khả năng là sự tăng trưởng ở hầu hết những nước này sẽ tăng tốc một khi các vấn đề tài chính và các vấn nạn khác được giải quyết, và sự ổn đònh ở Indonesia được khôi phục. 2 Không có nguyên tắc rõ ràng nào về điều gì tạo nên tăng trưởng “nhanh”, tuy vậy việc tăng gấp đôi thu nhập bình quân trong 25 năm, hoặc một mức tăng trưởng GDP đảm bảo hàng năm 3%, là mức tốt tối thiểu. 2 Tại sao sự hội nhập toàn cầu đôi khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự cô lập kinh tế lại có khuynh hướng đè nén tăng trưởng? Thò trường toàn cầu lớn hơn nhiều so với bất kỳ thò trường quốc gia nào. Các công ty chuyên môn hóa sẽ có hiệu năng cao hơn so với các công ty cố gắng làm nhiều thứ. Những thò trường lớn cho phép chuyên môn hóa cao hơn và sử dụng nhiều hơn các yếu tố sản xuất dồi dào như lao động. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia đang phát triển là các nước nhỏ và thường ít có cạnh tranh trong thò trường nội đòa. Tham gia ngoại thương có nghóa là cạnh tranh mạnh hơn, và nhiều áp lực hơn buộc công ty phải vận dụng công nghệ tốt hơn và phát triển các sản phẩm tốt hơn. Sự cạnh tranh trên thò trường thế giới không chỉ buộc các công ty phải học hỏi, mà còn phát triển năng lực của nó trong tìm kiếm những công nghệ mới và xu thế sản phẩm của các công ty này. Trong nhiều trường hợp, kết quả là các công ty học hỏi để trở nên hiệu quả hơn, có thể phát triển lớn hơn và trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu khổng lồ. Ở một nước bò cô lập, sự vận động là khác hẳn. Các thò trường nhỏ cản trở chuyên môn hóa. Những ý tưởng mới là ít cần thiết và khó có thể xuất hiện. Các thò trường được bảo hộ đòi hỏi hành động của chính phủ, do đó các công ty dành nhiều thời gian để vận động chính phủ và ít thời gian để lo lắng đến chất lượng sản phẩm hay các phương pháp sản xuất. Sự cô lập dẫn đến nạn độc quyền hay các tập đoàn, những công ty như vậy là những nhà cạnh tranh chậm chạp và có hại đối với người tiêu dùng. Ít nhất, có thể lập luận rằng cuộc sống của một người ở một nước cô lập là an toàn hơn tuy không tiện nghi hay xa xỉ như ở một nước mở cửa. Lập luận này không đúng. Ở một quốc gia thật sự nghèo khó, lũ lụt và hạn hán cướp đi sinh mạng của rất nhiều nông dân hơn là những người dân thành thò sống trong một nền kinh tế giàu có hơn. Những biến cố như các cú sốc dầu hỏa của thập niên 1970 gây thiệt hại cho các nước hướng nội (các nước này không thể mua dầu và hàng nhập khẩu quan trọng khác vì hàng xuất khẩu của họ quá ít) nhiều hơn là các nước xuất khẩu. Cả những quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp đều bò thiệt hại bởi những cú sốc này. Ở Châu Mỹ Latin, đến nay chủ yếu vẫn là hướng nội, thì toàn bộ thập niên 1980 được gọi là “thập kỷ mất mát” do nợ nước ngoài tồn đọng và không có khả năng điều chỉnh lãi 3 suất cao hơn. Kinh nghiệm này là một lý do khiến nhiều nước chuyển sang hướng ngoại trong những năm 1990. 4 Thư thỉnh nguyện của những người làm đèn cầy gửi đến Hạ nghò Viện Chúng tôi đang phải chòu đựng sự cạnh tranh khốc liệt của một nhà cạnh tranh có điều kiện hoạt động trong sản xuất ánh sáng ưu việt hơn chúng tôi rất nhiều, đến độ hắn ta đang làm tràn ngập thò trường nội đòa với mức giá thấp không thể tin được. Từ lúc hắn xuất hiện doanh số của chúng tôi ngưng hẳn, và chúng tôi bò rơi xuống tình trạng hoàn toàn bế tắc. Nhà cạnh tranh này không ai khác là MẶT TRỜI. Chúng tôi yêu cầu các ngài thông qua một đạo luật buộc đóng cửa tất cả cửa sổ, màn, cửa chớp, và cửa sổ mái nhà. Luật này sẽ giúp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, vận tải đường thủy, và việc làm của nước Pháp… [phỏng lược và trích dẫn từ thư thỉnh nguyện khôi hài viết bởi F. Bastiat, nhà kinh tế học Pháp thế kỷ 19]. Gấp đôi thuế quan nhập khẩu thuốc lá, phát biểu của Vinataba: Trong một nổ lực bảo vệ ngành chế biến còn non nớt của nước nhà, công ty thuốc lá quốc danh Vinataba đang tìm kiếm sự chấp thuận tăng gấp đôi thuế quan nhập khẩu đánh vào thuốc lá đã chế biến. Gần đây công ty này phàn nàn về việc một lượng lớn thuốc lá ngoại đã chế biến đang tràn ngập trên thò trường nội đòa, nhờ vào mức thuế quan ưu đãi [chỉ có] 15%. Ông Hải than phiền rằng các nhà sản xuất Trung Quốc bán sản phẩm của họ ở mức phá giá khoảng 0,50 USD – bằng một phần ba giá thuốc sản xuất nội đòa – do ở Trung Quốc đang có trội cung. Ông nói thêm “thậm chí cộng cả suất thuế thấp 15% vào đó thì sản phẩm trong nước cũng không thể cạnh tranh được, những hạn đònh đối với khối lượng nhập khẩu từ nước ngoài sẽ khuyến khích các nhà sản xuất nội đòa tận dụng các sản phẩm được sản xuất trong nước có cùng chủng loại và chất lượng tốt hơn. Chúng tôi đang xem xét cải thiện các loại sản phẩm của mình, cùng với chất lượng và giá cả”. Đề án cấp bách của Vinataba nhằm tăng thuế được suy diễn như là một bước chuẩn bò nhằm dọn đường cho hai nhà máy chế biến thuốc lá mới của công ty này (Trích từ một bài viết trên trang 4 của tờ Vietnam Investment Review, 23-29/7/2001). 5 Chính phủ và công ty trong một hệ thống tiến hóa Một người đọc nhạy bén sẽ nhận thấy rằng một trong những đơn vò chủ yếu của phân tích toàn cầu hóa là công ty. Không có những công ty hiệu quả, thì không thể gặt hái những hoa thơm trái ngọt của toàn cầu hóa. Nhưng chính sách của quốc gia cũng rất quan trọng. Một công ty là gì nếu không phải là một sự kết hợp của tài năng, công nghệ, lao động, và vốn? Toàn cầu hóa là gì nếu không phải là dòng lưu chuyển tự do hơn những nhập lượng như vậy trên phạm vi quốc tế? Nếu một quốc gia thất bại trong việc tạo ra một môi trường tốt cho tăng trưởng, thì đồng vốn, tài năng và thậm chí lao động thông thường của nước đó sẽ ra đi. Những công nghệ đầy hứa hẹn sẽ không được vận dụng. Đến lúc đó nước này đã chọn xong mức thu nhập của mình. Một phần của toàn cầu hóa thành công là tạo ra một nhận thức mới về vai trò của chính phủ và những đònh chế mới nhằm khuyến khích tăng trưởng có tính cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu. Những quốc gia thất bại trong việc thích ứng được sẽ rơi vào tụt hậu. Các nhà đầu tư toàn cầu không lai vãng ở những nơi thiếu trật tự dân sự, hay giáo dục nghèo nàn, hay nơi có nạn tham nhũng phổ biến đến độ mọi chuyện đều mang tính cấm đoán. Các dòng viện trợ không phải để thay thế cho đầu tư tư nhân, và có hiệu quả nhất khi chúng tạo ra những điều kiện thu hút, hấp dẫn đầu tư tư nhân. Trong quá nhiều các trường hợp, viện trợ đã hỗ trợ cho các chính sách tồi và những hành động tham nhũng, và có lẽ khi cân nhắc kỹ sẽ thấy có tác động tiêu cực. Làm cho viện trợ có hiệu quả quan trọng hơn làm tăng viện trợ. Khối lượng viện trợ nay đã được xóa nợ ở Châu Phi chính là một chứng cứ 3 . Việc có một thò trường mở cửa toàn cầu trong đó các nhà sản xuất chi phí thấp cung cấp cho các thò trường lớn, đồng thời vốn và công nghệ đến được những nơi nào có khả năng sinh lợi sẽ tạo ra kẻ thắng và người thua. Những người thắng cuộc, như Hàn Quốc hay Đài Loan, có thể nhảy vọt từ nghèo đói lên vò trí đã phát triển, trong 30 hay 40 năm. Tại sao tất 3 Vùng châu phi cận Sahara nhận được khoảng 30 USD trên một người một năm trong thập niên 1990, và nhiều hơn vào thập niên 1980. Con số này nằm trong số những dòng viện trợ cao nhất trên thế giới, tuy nhiên trong cả hai thập niên tăng trưởng bình quân đầu người là số âm. Nhiều nước khác đã thất bại trong việc đạt được lợi ích từ các mức viện trợ cao. Xem bài Đánh giá Viện trợ của David Dollar thảo luận về việc khi nào viện trợ có thể giúp ích và khi nào không. 6 cả mọi người không cố gắng để trở thành người thắng cuộc? Đương nhiên, điều này không dễ và một số người đònh vò tốt hơn những người khác. Cũng còn có thể nói rằng hệ thống hiện tại là có vấn đề. Hệ thống hiện tại vẫn chưa được “kiểm tra áp lực” (stress tested) hay vẫn chưa trải qua một cuộc suy thoái toàn cầu nghiêm trọng. Một vài năm tới có thể tạo ra một cuộc kiểm tra như vậy. Những người thua cuộc có thể cố gắng bòn rút quá nhiều. Tập đoàn dầu lửa OPEC đã không tăng trưởng kinh tế tốt và có thể cố gắng tăng giá năng lượng lên quá cao đến độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ gánh chòu hậu quả 4 . Với cấu trúc tài chính thực tế hiện nay ở nhiều nước, thì việc cho phép các dòng vốn di chuyển quá tự do cũng có vấn đề. (Điểm này được đề cập bên dưới). Và cũng có một câu hỏi quan trọng: liệu có một phương án nào khác để tạo ra một thế giới trong đó có nhiều người thua cuộc, thậm chí đại đa số trở thành người thắng cuộc? Liệu có hay không một hệ thống các chính sách hay đònh chế giúp những ai tụt hậu học hỏi và nhân rộng thành công một cách rộng rãi hơn để cuối cùng rất ít người bò gạt bỏ? Ghi nhận về Nghèo đói Trước khi đi vào những vấn đề này, cần phải tham khảo số liệu của Ngân hàng Thế giới về nghèo đói trong thời kỳ 1987 – 1998. Đây là giai đoạn toàn cầu hóa diễn ra khá nhanh. Ngân hàng Thế giới ước lượng rằng số người sống trong nghèo đói hầu như không đổi từ 1987 đến 1998, nhưng tỉ lệ những người sống trong nghèo đói lại giảm đi từ 28% xuống 24%. Thực tế giữa các vùng là khác nhau. Kết quả được tóm tắt ở trang sau. (Số tính theo đơn vò triệu người. Tỉ lệ là phần trăm dân số sống trong nghèo đói theo khu vực ở mức 1 USD một ngày, sử dụng GDP ngang bằng sức mua). 4 Đây là một vấn đề trung hạn tiềm tàng, không phải là vấn đề dài hạn. Có những lượng dự trữ than đá và đá dầu được phân phối rộng khắp, có thể được chuyển hóa thành khí tự nhiên và dầu lửavới chi phí gần bằng hoặc dưới các mức giá hiện hành. Giả sử, nếu OPEC thật sự giới hạn sản lượng trong một thời gian dài, một sự đáp ứng từ phía cung sẽ thay thế phần lớn sản lượng của họ. Tuy vậy, phải mất từ 5 – 10 năm để hoàn thành một sự chuyển đổi lớn. Cũng có những công nghệ bảo tồn có thể được sử dụng trong khung thời gian hiện nay, những công nghệ này cũng có thể hỗ trợ được. 7 Nghèo đói trên thế giới xét theo vùng năm 1987 và 1998 Đói nghèo 1987 Đói nghèo 1998 Thay đổi Vùng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Đông Á 418 26.6% 278 15.3% -140 Đông Âu/Trung Á 1 1.6% 24 5.1% + 23 Mỹ Latin 64 15.3% 78 15.6% + 14 Trung Đông 9 4.3% 6 1.9% - 3 Nam Á 474 44.9% 522 40.0% + 48 C. Phi cận Sahara 217 46.6% 291 46.3% + 74 Tổng cộng 1183 28.3% 1199 24.0% + 16 Nguồn: Báo cáo Phát triển Thế giới 2000/2001: Tấn công Đói nghèo, Ngân hàng Thế giới, 2000, tr. 23 Một tin khá tốt lành trong tất cả những số liệu này có thể la:ø chỉ những nền kinh tế bò ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự sụp đổ của nền kinh tế của nước Nga là phải gánh chòu phần lớn hậu quả, trên cơ sở tương đối. Có thể kỳ vọng một cách hợp lý rằng những nước này sẽ phát triển tốt hơn khi nước Nga hồi phục. Tuy nhiên, con số người nghèo liên quan là khá nhỏ. Tin buồn phần lớn xuất phát từ các nước Châu Mỹ Latin và Châu Phi, nơi không có một sự tiến bộ tương đối nào được thực hiện và do đó số người trở nên nghèo đói tăng lên. Vùng Nam Á có cả tin vui lẫn tin buồn, nơi tỉ lệ người nghèo giảm đi nhờ có tăng trưởng nhưng số lượng thì không. Vùng Đông á và Trung Đông có hầu hết những tin tốt lành, với tiến bộ nhanh chóng trong việc giảm cả số lượng lẫn tỉ lệ người nghèo. Tóm lại, thập niên đầu tiên mà quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng đã cho những ghi nhận pha trộn: ở nhiều vùng khác nhau tăng trưởng nhanh chóng diễn ra song chậm hơn là cần thiết nhằm để làm giảm rõ ràng số lượng người nghèo. Tuy nhiên, nơi nào có tăng trưởng nhanh chóng và rộng khắp, thì nghèo đói giảm đi đáng kể. 8 Tại sao Khó Thực hiện Tốt Chính sách của Chính phủ Chính phủ thể hiện các nhóm lợi ích khác nhau. Hiển nhiên không có một hệ thống nào mà mỗi người đều bình đẳng như nhau một cách tuyệt đối. Một số sẽ có ảnh hưởng mạnh hơn số khác. Viễn cảnh của một nhóm lợi ích càng hẹp thì càng có khả năng chính sách mà nó hỗ trợ sẽ có lợi cho nó nhưng lại phương hại đến phần lớn xã hội. Điều này đúng cho cả những nhóm lợi ích thuộc khu vực nhà nước (những hiệp hội các doanh nghiệp nhà nước có chi phí cao nhưng năng suất thấp gây trở ngại cho sự cạnh tranh hay tính hiệu quả là phổ biến) lẫn các nhóm tư nhân (chẳng hạn một tập đoàn các ngân hàng hay nhà sản xuất làm tăng giá và giảm chất lượng các dòch vụ). Để một chính phủ tiến đến vai trò hỗ trợ quá trình toàn cầu hóa hiệu quả, thì chính phủ đó sẽ phải tìm cách tạo ra những liên minh rộng rãi có lợi ích từ sự tiến bộ. Chính phủ phải vượt lên trên các nhóm lợi ích hạn hẹp và tạo ra một sự đồng thuận dựa trên một điều gì đó gần hơn với lợi ích chung của toàn xã hội. Điều này không dễ. Nhiều vấn đề các nước đang đối mặt khi điều chỉnh sang một nền kinh tế toàn cầu có nguồn gốc từ mâu thuẫn này. Phần lớn cuộc khủng hoảng Châu Á có thể qui cho các hệ thống tài chính yếu kém. Các chính phủ đã không đảm bảo rằng các ngân hàng hay công ty đang báo cáo chính xác điều kiện tài chính của họ. Các ngân hàng bắt đầu cho vay những khoản vay rủi ro, trong khi các công ty bắt đầu vay mượn quá mức và đầu tư bừa bãi. Nếu những tiêu chuẩn kế toán được cưỡng chế thực hiện trước đó thì những ngân hàng hoạt động kém hiệu quả đã nhận ít tiền gửi hơn và những công ty nặng nợ đã phải trả nợ sớm hơn. Tuy nhiên, thay vì hành xử như một trọng tài, các chính phủ lại thường xuyên trở thành những người chơi. Ở Indonesia, những người bà con thân thuộc của tổng thống sở hữu nhiều công ty và bòn rút các khoản vay từ các ngân hàng nhà nước. Ở Thái Lan, Malaysia, và Hàn Quốc những đóng góp chính trò được thực hiện nhằm đảm bảo có được những khoản vay và sự đối xử ưu đãi cho các công ty cụ thể nào đó, ngay cả khi các công ty này hoạt động không hiệu quả. 9 Khi chỉ có tiền trong nước liên can, thì những hoạt động này đã đủ nguy hiểm rồi, nhưng khi có hàng trăm tỉ đô la vay ngắn hạn ngân hàng đổ vào, thì không có một cơ chế nào được thực hiện để đảm bảo rằng những người đi vay có khả năng chi trả. Các ngân hàng nước ngoài thường đã có hay đang dựa vào sự hậu thuẫn của quốc gia (hay toàn bộ niềm tin và tín dụng của chính phủ) đối với các khoản vay, thậm chí khi cho tư nhân vay cũng vậy. Khi mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng bản thân các chính phủ cũng không trả được nợ, thì ngay lập tức phần lớn nguồn tiền bò rút đi, gây ra những khó khăn to lớn cho các nền kinh tế này. Rõ ràng, một chính phủ tham nhũng hay không hiệu quả là điều nguy hiểm khi những dòng vốn vào quốc gia là lớn. Toàn cầu hóa đòi hỏi một chính phủ có khả năng cải thiện chất lượng các đònh chế (nói như vậy không phải để biện hộ cho các ngân hàng nước ngoài, những ngân hàng này đáng lý đã phải chú ý nhiều hơn vào các khoản cho vay và tính khả thi cụ thể của chúng. Trách nhiệm qui cho các bên đều có đủ cả!). Một số khó khăn ở Châu Á là do những vấn đề cụ thể. Người Hàn Quốc và người Thái Lan đã để cho dự trữ ngoại hối của họ tụt giảm xuống mức rất thấp – và công bố sai mức dự trữ của mình. Người Malaysia và Indonesia có những căn thẳng chính trò với cuộc khủng hoảng, điều này khiến cho đồng vốn nội đòa có khuynh hướng tìm những đích đến ở nước ngoài an toàn hơn. Với kinh nghiệm, sự giám sát tài chính và kế toán tốt hơn cùng với hoạt động báo cáo tốt hơn, thì những sai lầm tương tự sẽ không xảy ra. Nợ ngắn hạn sẽ thấp hơn. Các nước sẽ dựa nhiều hơn vào những khoản vay dài hạn và đầu tư trực tiếp. So với các khoản vay ngân hàng, vay dài hạn hoặc đầu tư trực tiếp đều không thể rút ra một cách nhanh chóng. Đáp ứng quan trọng đối với toàn cầu hóa chính là những cải thiện trong cấu trúc và thò trường tài chính. Chúng cho phép một nước đạt được vốn nước ngoài một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời chúng cũng giúp cho tất cả các khoản tiết kiệm được đầu tư có hiệu quả. Điều này giúp tránh khỏi tình trạng tăng trưởng chỉ dựa vào việc gia tăng các nhập lượng như vốn và lao động. Nếu không xuất phát từ nâng cao hiệu quả, tăng trưởng sẽ có khuynh hướng chậm lại khi sử dụng hết lao động nông thôn có năng suất thấp, tăng trưởng 10 . BÀI GIẢNG VỀ TOÀN CẦU HÓA 1 Giới thiệu Toàn cầu hóa là không mới, nhưng hiện đã lan rộng hơn và tốc độ thay đổi cũng đang trở nên nhanh hơn. Toàn cầu hóa. triển Châu Á 2001 đã có một bài viết dài 50 trang về “Thử thách Toàn cầu Hóa của Châu Á” rất có giá trò để tìm đọc. Các phần của bài viết này có thể được