1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkkn một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

39 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Vì vậy cần thiết phải đadạng nội dung giáo dục môi trường vào trong các hoạt động của trẻ, hình thànhcho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường, phù hợp với nhận thức của trẻ,... Tron

Trang 1

PHỤ LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

II Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

III Mục đích nghiên cứu

IV Nhiệm vụ nghiên cứu

V Phương pháp nghiên cứu

PHẦN II :NỘI DUNG

I Đặc điểm tình hình của trường liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường

II Thực trạng việc tổ chức giáo dục BVMT cho trẻ lớp 5 tuổi c

III Một số biện pháp thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường

1 Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nhậnthức của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương

2 Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi chủ đề

3 Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động học của trẻ

4 Biện pháp 4: Thiết kế các trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

5 Biện pháp 5: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và quahoạt động dạo chơi, thăm quan

6 Biện pháp 6: Giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động lao động đơn giản

7 Biện pháp 7: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc làm đồ dùng, đồ chơi

từ nguyên liệu thiên nhiên, nguyện liệu phế thải

8 Biện pháp 8: Giáo dục bảo vệ môi trường qua việc kết hợp với các bậc phụhuynh học sinh

IV Kết quả đạt được

V Khả năng ứng dụng của đề tài

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I Kết luận

II Một số kiến nghị

Trang 2

PHẦN I : MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Bác Hồ đã từng nói “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Bác mong muốn

rằng thế hệ trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước Vậy để cóđược những chủ nhân tương lai của đất nước khoẻ mạnh, phát triển toàn diện vềđức, trí, thể mỹ, tình cảm quan hệ xã hội Chúng ta cần quan tâm đến việc chămsóc, giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ đặc biệt là lứa tuổi mầm non.Trong thờiđại hiện nay khi mà khoa học, tri thức và công nghệ của đất nước ta đang vươnlên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, công nghệ khoa họccàng được nâng cao, đất nước càng phát triển thì sự ô nhiễm môi trường càng tănglên Sự ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sốngcủa con người mà còn gây sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên Một trong nhữngnguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường là do con người thiếu

ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường

Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non có vị trí vô cùng quan trọng trong

hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non có nhiệm vụ đào tạo thế hệ tươnglai của đất nước, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp trồng người.Mục tiêu của giáo dục mầm non là nhằm tiến tới thực hiện giáo dục toàn diện vềnuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ, phát triển trí tuệ, tình cảm, thái độ, rèn luyện thóiquen tốt đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ và tạo tiền đề cho

sự nghiệp giáo dục trẻ ở các bậc học tiếp theo

Ngày nay tri thức về môi trường, những hành vi thái độ của con người đốivới môi trường được xem là một trong những giá trị về nhân cách trong toàn bộ

hệ thống nhân cách của con người Giáo dục mầm non là một khâu, một trongnhững nấc thang hình thành nhân cách của con người Vì vậy cần thiết phải đadạng nội dung giáo dục môi trường vào trong các hoạt động của trẻ, hình thànhcho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường, phù hợp với nhận thức của trẻ,

Trang 3

nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường xung quanh Trẻbiết yêu quý thiên nhiên, nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,chăm sóc vật nuôi, cây trồng, biết giừ gìn vệ sinh trong ăn uống, giữ gìn môitrường xung quanh sạch sẽ, góp phần hình thành nề nếp vệ sinh và thói quen bảo

vệ môi trường xung quanh

Trong thực tế hiện nay giáo viên mầm non vẫn chưa chú ý đế nội dung giáodục bảo vệ môi trường, mà cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường chỉ là lý thuyết,hình thức, dạy trẻ một cách thiếu chủ định không thực sự tìm tòi sáng tạo khaithác các nội dung bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường chỉ

là những hoạt động đơn giản, thường được tổ chức vào cuối ngày như: Nhặt lá,nhặt rác, không được lồng ghép tích hợp vào các chủ đề, các hoạt động khác trongngày của trẻ, hiệu quả giáo dục không cao

Qua quá trình trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy giáo dục trẻ tại lớp 5 tuổi do tôichủ nhiệm, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sịnh môi trường chotrẻ là việc làm hết sức cần thiết và vấn đề này cần được sự quan tâm dúng mứckịp thời

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu và trao đổi cùng các đồng

nghiệp

II Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu :

Trang 4

- Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2 Khách thể nghiên cứu :

- Trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi C trường mầm non Bình Thuận.

III Mục đích nghiên cứu.

Thông qua đề tài “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm mục đích tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục trẻ

bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp một cách có hiệu quả Giúp trẻ có nề nếp thói quen khi tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường

IV.Nhiệm vụ nghiên cứu :

- Nghiên cứu về đặc điểm bảo vệ môi trường của trẻ 5- 6 tuổi

- Thực trạng việc bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm Non Bình Thuận

- Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục trẻ bảo vệ môi trường sống cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi

V Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu về bảo vệ môi trường

- Sử dụng phương pháp điều tra thực tiễn về việc bảo vệ môi trường sống của trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để đánh giá nhận thức của trẻ về quá trình thực hiện bảo vệ môi trường sống

- Phương pháp tình huống

- Phương pháp thực hành

PHẦN 2: NỘI DUNG

I Đặc điểm tình hình của trường liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường.

Trường mầm non Bình Thuận nằm trên địa bàn xã Bình Thuận, trường đạtchuẩn quốc gia mức độ 1 Trường có diện tích là: 5.020 km2 Nhà trường cókhuôn viên đẹp, hợp lý với điều kiện chăm sóc nuôi dạy trẻ Hiện trường có 10lớp với 320 trẻ, bếp ăn bán trú theo quy trình bếp 1 chiều, có các phòng chức năng

Trang 5

( phòng Y tế, Kế toán, giáo dục thể chất ) Ngoài ra còn có các phòng ban giámhiệu, phòng hội đồng, nhà vệ sinh, nhà để xe Ngoài khuân viên của khu lớp học,khu vệ sinh và nhà bếp, toàn bộ diện tích còn lại được dùng làm sân chơi và hệthống vườn hoa cây cảnh tạo không khí mát mẻ, trong lành đảm bảo cho sức khỏecác bé.

- Các cháu ngoan, có nề nếp, tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức

- Phụ huynh học sinh quan tâm tới mọi hoạt động của lớp

2 Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp một số khó khăn sau :

- Trường tôi là trường thuộc khu vực nông thôn, cơ sở vật chất còn hạn chế

- Trường tôi dạy mới tiếp nhận, việc tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môitrường cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn

- Việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề tôi còn lúngtúng, chưa có kinh nghiệm

- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường rất rộng, việc lựa chọn nội dung vàphương pháp giáo dục trẻ sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợpvới nhận thức và khả năng của trẻ là một vấn đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn

II Thực trạng việc tổ chức giáo dục BVMT cho trẻ lớp 5 tuổi c trường mầm non Bình Thuận.

1 Khảo sát thực trạng.

Trang 6

* Về phía cô

- Qua trao đổi với các giáo viên bản thân tôi đã nắm được:

Đa số các giáo viên đều nhận thức được nội dung giáo dục bảo vệ môi

trường đã dạy trẻ một số hành vi bảo vệ môi trường song việc vận dụng tri thức,

kỹ năng phối kết hợp với các phương pháp “tích hợp” nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học vào các hoạt động còn chưa phù hợp

- Nội dung giáo dục trong từng chủ đề còn hời hợt, sơ sài, chưa rõ ràng

- Việc phối hợp với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo

vệ môi trường còn hạn chế

* Về phía trẻ

- Đa số trẻ nhận thức về môi trường còn mờ nhạt

- Chưa biết được mối quan hệ giữa con người và các sinh vật

- Đa số trẻ không biết vì sao cần có không khí trong lành

- Một số trẻ chưa có thói quen bảo vệ môi trường: ăn kẹo xong vứt giấy bóng rasân, đồ dùng, đồ chơi, chơi xong cất dọn chưa ngăn nắp, giấy vụn vứt xung quanhlớp, trường, nhổ nước bọt bừa bãi, đôi khi đi vệ sinh không đúng nơi quy định

- Kỹ năng thực hành các hành động bảo vệ môi trường còn yếu

- Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh chung của lớp

* Tôi đã suy nghĩ và đặt ra các tiêu chí sau để đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của trẻ.

+ Loại Đạt :

- Luôn bỏ rác vào đúng nơi quy định

- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân

- Giữ gìn vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi

- Biết góp ý cho bạn khi bạn không giữ gìn bảo vệ môi trường

- Chú ý đến vệ sinh của lớp và xung quanh sân trường

+ Loại chưa Đạt :

Trang 7

- Không bỏ rác vào đúng nơi quy định.

- Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ

- Không có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh trường, lớp

- Mang quà đến lớp ăn và vứt rác bừa bãi

Dựa vào các tiêu chí trên tôi tiến hành quan sát 28 trẻ tại lớp 5 tuổi C do tôichủ nhiệm.Tôi ghi chép, đánh dấu từng trẻ đạt những tiêu chí nào và không đạttiêu chí nào Sau 2 tuần quan sát kết quả như sau:

Nội dung

Tổng số trẻ điều tra

Kết quả điều tra

Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %

Từ kết quả điều tra thực trạng đã giúp tôi có điều kiện nghiên cứu thực thi đềtài, sau khi nghiên cứu chuyên cần đi sâu vào những vấn đề nhằm giải quyết đượcnhững khó khăn, vướng mắc trong hoàn cảnh hiện tại Tôi đã đưa ra một số biệnpháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ như sau

III Một số biện pháp thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường.

1 Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nhận thức của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo được bắt đầu bằng việc chotrẻ làm quen với cuộc sống của các động vật, thực vật, gần gũi quen thuộc xungquanh trẻ, mối quan hệ của nó với môi trường sống cụ thể và sự phụ thuộc của nóvào môi trường Khi chăm sóc các con vật và cây trồng trẻ biết sự khác nhau củachúng trong từng giai đoạn phát triển, hiểu rằng lao động của con người sẽ góp phần tạo lên môi trường sống bền vững xung quanh

Trang 8

- Trẻ cần được làm quen với các loại sinh vật với ý nghĩa là cơ thể sống nhằmhình thành biểu tượng ban đầu, có hệ thống về sự phụ thuộc của chúng trong môitrường, sự thống nhất và đa dạng về nhóm sinh vật có nguồn gốc khác nhau cùngtồn tại trong môi trường.

- Trẻ cần được làm quen với các yếu tố sinh hoạt xã hội như: Việc sử dụng tàinguyên thiên nhiên trong hoạt động của con người nhằm hình thành thái độ giữgìn, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

* Ví dụ :

- Trẻ biết sử dụng tiết kiệm nước khi rửa tay, ăn cơm không làm rơi vãi

2 Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi chủ đề

Thực hiện chủ đề năm học: Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, mỗi giáo viên cần chủ động sáng tạo trong việc xây dựng nội dung cho từng chủ đề Vì vậy khi xây dựng kế hoạch cho mỗi chủ đề tôi luôn xác

định rõ ràng hoạt động học chính của trẻ và tình hình thực tế của địa phương đểđưa vào các hoạt động một cách đa dạng và phong phú

Bên cạnh đó bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa các nội dung giáodục bảo vệ môi trường vào trong các chủ đề giáo dục mà vần đảm bảo các yêu

Trang 9

cầu sau:

+ Đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, khách quan, logíc trong quá trình khám phá chủ

đề nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải là một phần tri thức không thể táchrời của chủ đề Đó là các tri thức mang tính khách quan xuất phát một cách tựnhiên từ nội dung đến chủ đề Có tác dụng làm tăng ý nghĩa thực tiễn của nộidung chủ đề gắn liền với cuộc sống của trẻ

+ Đảm bảo tính hệ thống trọn vẹn nội dung tri thức của chủ đề Nội dung giáo dụcbảo vệ môi trường đưa vào chủ đề được xác định ở mức độ cần thiết giúp cho trẻ

có thể lĩnh hội được dựa trẻ khả năng nhận thức của trẻ với liều lượng hợp lý để

có thể hình thành đúng thái độ đúng với môi trường

+ Đảm bảo tính vừa sức cho trẻ, lựa chọn các nội dung hấp dẫn,thiết thực gần gũi đối với trẻ Từ những yêu cầu về nội dung giáodục bảo vệ môi trường, dựa trên tài liệu tập huấn giáo dục bảo

vệ môi trường cho giáo viên tôi đã xây dựng nội dung giáo dụcbảo vệ môi trường cho lớp như sau:

Tên chủ đề Nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Trường mầm

non

- Bảo vệ môi trường trong trường mầm non

- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi

- Trẻ thực hiện một số quy định trong trường hợp: không ănquà vặt vứt rác ra lớp

Bản thân - Trẻ biết vệ sinh cá nhân: Rửa chân tay, mătl, đánh răng

- Biết bảo vệ sức khoẻ, mặc quần áo phù hợp với thời tiết

Gia đình - Vai trò của môi trường đối với đời sống con người

- Một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường: Vứt rác bừabãi

- Giữ gìn môi trường trong gia đình

- Dọn nhà cùng bố mẹ

Một số nghề - Những nghề chăm sóc bảo vệ môi trường: Công nhân

Trang 10

công ty môi trường, người trồng cây, chăm sóc cây cối, bác lao công trong trường.

- Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khói bụi nhà máy, ống nước thải của các nhà máy

- Tham gia chăm sóc môi trường lớp, cây cối

- Trồng cây vào mùa xuân

- Lau sạch lớp trước khi bước sang năm mới

- Trẻ biết ích lợi của cây đối với con người

- Điều kiện về đất, nước không khí cho cây phát triển

Động vật - Mối quan hệ giữa con người với động vật, môi trường đối

với động vật

- Điều kiện sống của động vật

Hiện tượng

tự nhiên

- Ích lợi và tác hại của gió, mưa, đối với đời sống con người

- Trẻ biết tiết kiệm nước

- Phân biệt được mặt trăng, mặt trời

- Nhận biết được nước bẩn, nước sạch

Quê hương

đất

nước-Bác Hồ

- Bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước, có

ý ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cảnh quan sạch sẽ

Trang 11

Nội dung Họat động (Của cô và của trẻ)

1 Bảo vệ môi trường

trong trường mầm

non

2 Trẻ phân biệt được

môi trường sạch, môi

3 Tìm hiểu về tiếng ồn của lớp: Cô nói cho trẻ biếtnếu tất cả đều nói to sẽ làm ảnh hưởng đến mọingười

4 Xây dựng nội quy của lớp học (quy định vềngày vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của lớp học, nơi đổrác, trực nhật hàng ngày )

5 Làm các biểu hiện quy định trong lớp, tranh ảnhtuyên truyền nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Ví dụ: Biểu hiện im lặng, biểu hiện sử dụng nướctranh “Bé bảo vệ môi trường” góc thiên nhiên

6 Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyênliệu thiên nhiên

7 Vận động phụ huynh mang vỏ hộp, chai, lọ nhựasách vở cũ, đến lớp cho trẻ học và chơi

8 Trao đổi với các bậc phụ huynh về những quyđịnh của lớp và tiếp tục thực hiện quy định đó ởnhà

* Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động học của trẻ.

Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường, từ đặc điểm pháttriển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo do vậy cần bắt đầu hình thành các cơ sở vănhoá môi trường cho trẻ Trong giai đoạn này trẻ tích luỹ được các ấn tượng cảmxúc, các hình ảnh và biểu tượng rực rỡ đầu tiên về thiên nhiên, đặc nền tảng cho

Trang 12

quan hệ và thái đội đúng đắn với môi trường xung quanh Các nghiên cứu tâm lý

đã chỉ ra rằng ở giai đoạn mẫu giáo 5 - 6 tuổi, sự phát triển các hình thức tri giác

và cảm nhận thế giới xung quanh, phát triển tư duy hình ảnh, tưởng tượng có vaitrò đặc biệt quan trọng, tưởng tượng của trẻ phong phú, tri giác thiên nhiên và

sự đa dạng của nó gọi cho trẻ những cảm giác thực sự vui sướng thích thú, ngạcnhiên và từ đó hình thành phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ, tính nhân đạolòng vị tha, sự nhạy cảm và tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên và con người

Do vậy tôi đã tiến hành lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở các hoạtđộng khác nhau

3.1 Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động khám phá khoa học.

Trong hoạt động khám phá khoa học lồng ghép được nhiều nhất các nội dungbảo vệ môi trường vì ở hoạt động học này trẻ đựơc tìm hiểu: Động vật, thực vật,

cỏ, cây, hoa, lá, con người

* Ví dụ:

Tôi cho trẻ tìm hiểu về đề tài “Cây xanh và môi trường sống”

Cho trẻ khám phá quá trình cây lớn nên như thế nào, từ đó trẻ biếtcây cần điều kiện, nhiệt độ, ánh sáng, đất nước, không khí cây lớn nênđược trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với con người, làm cho môi trườngthêm sạch, cây chống sự sói mòn của nước Trẻ biết được nếu thiếu cây xanhthì đời sống của con người như thiếu đi lá phổi để sống, nếu thiếu cây xanh thìcon người sẽ thiếu không khí trong lành để sống Cây xanh có tác dụng bảo vệmôi trường: ngăn các chất khí bụi độc hại

Trang 13

Vòng đời phát triển của cây

- Cho trẻ xem tranh con người chặt phá rừng; hậu quả của việc chặt phá rừng làlàm mất cân bằng sinh thái dẫn tới lũ lụt, hạn hán, nở đất

Từ đó những điều trên tôi giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường không bẻ cành,cây non, dạy trẻ cách trồng cây, chăm sóc, tưới nước cho cây

Tôi còn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong các bài học khác

3.2 Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoài trời.

Hoạt động ngoài trời là một trong những điều kiện tốt, cho trẻ được thựchành các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trẻ được tiếp xúc trực tiếp với

thiên nhiên

* Ví dụ: Trong chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên tôi cho trẻ quan sát: “Thí

nghiệm về sự đổi màu của nước”

Cho trẻ quan sát 2 cốc nước: một cốc nước trong và sạch, một cốc nước tôicho một giọt mực màu đen vào

Trang 14

Thí nghiệm về sự đổi màu của nước

- Cô hỏi trẻ: Các con nhìn thấy nước có màu đen thường có ở đâu?

- Tôi nói cho trẻ biết khi mà nguồn nước bị ô nhiễm: Có nhiều rác thải, xác độngvật chết, lá cây vứt xuống ao hồ, nước sẽ chuyển sang màu đen

- Hàng ngày các con dùng nước làm gì? (Nấu ăn, tắm, giặt, vệ sinh )

- Nếu không có nước điều gì sẽ xảy ra?

- Khi dùng nước các con phải biết tiết kiệm, biết bảo vệ nguồn nước không vứtrác xuống ao hồ

3.3 Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động tạo hình.

Trong các giờ hoạt động tạo hình trẻ thường hay cắt, xé, nặn dạy trẻ biếtdùng xong các mảnh giấy vụn thu gọn vào sọt rác tạo cho trẻ có thói quan vệ sinhngăn lắp

* Ví dụ: Chủ đề giao thông: Tôi nói cho trẻ biết môi trường đang bị ô nhiễm do

khói, bụi, tiếng ồn của các phương tiện giao thông

Nhân ngày môi trường thế giới các con hãy vẽ những bức tranh theo ý tưởngcủa các con: mọi người phải làm gì để bảo vệ môi trường

Tôi tổ chức cho trẻ vẽ tranh theo ý thích có nội dung giáo dục bảo vệ môitrường dưới hình thức hội thi giữa các bạn trong lớp

Trang 15

* Ví dụ: Truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”, “Hạt đỗ sót”

Tôi dạy trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” (trong chủ đề thực vật)

Qua những bài thơ câu chuyện trên giúp trẻ hiểu thêm về đặc điểm, của con vật,cây cối biết tác dụng của thực vật đối với con người không chỉ cho bóng mát, cho hoa,làm đẹp cho cuộc sống mà còn cho quả để cung cấp chất dinh dưỡng, làm thuốc chữabệnh cho con người từ đó trẻ thêm yêu thiên nhiên

Cô và trẻ tự sáng tác bài thơ về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

* Ví dụ: Chủ đề trường mầm non: Cháu Thu Thuỳ đã tự nghĩ ra đoạn thơ tôi ghi

chép lại:

“Sân trường hôm nay sạch quá!

Có phải bác lao công đã dọn

Chúng con chơi trên sân trường

Thấy lá cây rụng nhiều quá

Chúng con thi nhau nhặt ”

3.5 Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động âm nhạc.

Tôi lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp với từng bài hát trong chủ đề:

* Ví dụ: Trong chủ đề thực vật: Tôi dạy trẻ bài hát “Em yêu cây xanh”

Tôi giải thích cho trẻ hiểu nội dung bài hát từ đó trẻ có mong muốn được

Trang 16

trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh, chăm sóc cho cây.Tác dụng của cây xanh: Làm

giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, tiếng ồn, cung cấp cho con người thức ăn,thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt, cây cho hoa trangtrí tạo cảnh quan đẹp Trẻ có ý thức bảo vệ cây cối

- Đó là bài hát : 5 nhớ ( Hát theo điệu 10 nhớ - DC quan họ Bắc Ninh )

Một em nhớ bảo vệ môi trường Năm em nhớ rằng khi đến trường Hai em nhớ là đi phải đường Bé luôn giữ vệ sinh chung

Ba em nhớ biển báo cho sạch đẹp

Bốn em nhớ luật lệ giao thông Những bé ngoan ,bé xinh

A hội à ,ư hội ừ là ứ hội ừ chấp hành giao thông

A hội à , ư hội ừ là ứ hội ừ

4 Biện pháp 4: Thiết kế các trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

Hoạt động chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của trẻ, ở lứa tuổi mầmnon hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” vàtình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá, thử nghiệm, trẻđược mở rộng vốn hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh.Chính vì vậy sử dụng các trò chơi là phương pháp tốt nhất để đạt hiệu quả caotrong giáo dục bảo vệ môi trường ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Khi tham gia vào trò chơi trẻ nhập vai của một nhân vật nào đó thể thực hiệnchức năng xã hội, trẻ được sống, làm việc như những người đang tham gia nhiệm

vụ chăm sóc và bảo vệ môi trường:

+ Trò chơi bác sĩ: Trẻ biết khuyên bệnh nhân ăn, ở sạch sẽ

+ Trò chơi: “Cô lao công chăm chỉ”, “Trẻ đóng làm cô lao công thu gom rác, xử

lý các rác thải” từ đó trẻ biết yêu quý cô lao công

+ Trò chơi “Bác làm vườn”: Tôi chia lớp ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm bầu một bạnđóng vai bác làm vườn: Các bác thi xem vườn nhà ai sạch hơn, trồng được nhiều

Trang 17

cây, qua việc đóng vai bác làm vườn trẻ biết công việc của bác rất vất vả: trồng

cây, bắt sâu, nhổ cỏ tạo ra vườn cây xanh, đẹp, trẻ có ý thức bảo vệ cây cốitrong vườn trường

* Trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi lắp ghép, xây dựng

Để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, suy luận, so sánh dựa trên những hiểubiết về dấu hiệu các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng mà trẻ biết: Thế giới độngvật, thực vật những biến đổi thiên nhiên theo mùa, đời sống xã hội

* Ví dụ 1: Trò chơi học tập chủ đề về “Động vật” sau khi cho trẻ tìm hiểu về một

số động vật tôi cho trẻ chơi trò chơi “Chọn lô tô các con vật”: yêu cầu trẻ chọn lô

tô các động vật sống dưới nước, động vật sống trong rừng, động vật nuôi trong giađình

Tương tự như vậy ở chủ đề “Bản thân”: tôi yêu cầu trẻ chọn các loại quần áotrang phục mặc khi trời lạnh

* Ví dụ 2: Trò chơi vận động: Trong chủ đề “Động vật”

Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của các con vật”

Trò chơi “Cáo và thỏ” khi chơi trẻ bắt chước điệu bộ, tiếng kêu của các convật trẻ sẽ học được nhiều điều lý thú từ thiên nhiên quanh mình

*Và đặc biệt qua sự hứng thú chơi của trẻ tôi đã thiết kế một trò chơi có tên gọi “Vua thuỷ tề”

- Cô làm vua thủy tề

- Trẻ tự làm con vật trẻ thích (Cua bò ngang, cá bơi ,tôm nhẩy bốn chân)

- Khi vua thủ tề xuất hiện

+ “Hô biến” : Biến tất cả thành cá (Tất cả trẻ đều phải làm động tác bơi của cá) + “Hô biến” : Biến tất cả thành cua (Tất cả trẻ đều phải làm động tác bò của cua) + “Hô biến” : Biến tất cả đứng im, biến mất: (Trẻ chốn đi hết).

+ “Hô biến” : Biến tất cả thành các bạn nhỏ.

Trò chơi được kết thúc tuỳ theo yêu cầu của cô để đưa trẻ vào một hoạt động

Trang 18

* Ví dụ 3: Trò chơi xây dựng: Trò chơi xây trại chăn nuôi; xây dựng vườn hoa

công viên; đào ao thả cá, đắp đê chống lũ lụt với trò chơi xây dựng trẻ sử dụngnhiều loại vật liệu thiên nhiên cát, đất, nước, hình thành ở trẻ thái độ mật thiết đốivới môi trường thúc đẩy hành vi tích cực bảo vệ môi trường

* Ví dụ 4: “Nếu thì” cô nói nếu lớp học không trực nhật thì (Trẻ nói tiếp câu

theo suy nghĩ của trẻ) Nếu thức ăn bị rơi vãi ra lớp thì

* Ví dụ 5: Chủ đề nghề nghiệp tôi cho trẻ chơi trò chơi “Người nào nghề ấy”

5 Biện pháp 5: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và qua hoạt động dạo chơi, tham quan.

Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là “Chóng nhớ nhưng lại mau quên” một

trong những nội dung của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là hình thành ở trẻ

nề nếp, thói quan, vệ sinh, ngăn nắp tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp Dovậy tôi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở những thời điểm khác nhau:

* Buổi sáng khi đón trẻ: Tôi nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân: mũ, gang tay, khẩu

trang đúng nơi quy định, dạy trẻ biết cách trực nhật lớp, cho trẻ biết làm sạch lớphọc không khí sẽ trong lành khi các bé hoạt động sẽ không bị hít phải bụi bẩn, ảnhhưởng đến sức khoẻ

Tôi thường trò chuyện với trẻ về các chủ đề như: Lớp của chúng ta như thế

Trang 19

nào? lớp học có ồn không? vậy chúng ta phải làm gì? hôm nay sân trường có sạch

không? nếu không sạch chúng ta phải làm gì? chỗ nào trong trường là nguy hiểmnhất? Chỗ nào là chơi an toàn? ăn kẹo xong các con phải để ở đâu? thùng rác lớpmình ở đâu? khi đầy phải làm gì? đổ rác ở chỗ nào? nếu thùng rác đầy mà không

đi đổ sẽ có mùi gì? khi trẻ biết làm sạch lớp học, ăn kẹo xong biết vức rác vàothùng, tôi thường động viên khích lệ trẻ có hành vi tốt nhắc nhở nhẹ nhàng trẻ cóhành vi chưa tốt, từ đó các trẻ thi đua nhau làm việc tốt để được khen ngợi

* Buổi chiều: Trong giờ nêu gương cuối ngày.

Tôi tuyên dương trẻ có ý thức trong lớp: không khạc nhổ bậy, không vứt giấyvụn ra lớp, không làm hỏng đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ khác cùng có ý thứcgiữ gìn vệ sinh chung của trường của lớp

- Những trẻ không có ý thức: Đi vệ sinh tuỳ tiện, mang quà đến lớp không chotrẻ đó cắm cờ, không tuyên dương Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh do trẻ bày ra

- Khi trẻ được bố mẹ đón về tôi nhắc trẻ đội mũ, đeo khẩu trang tránh khói bụitrên đường, tránh được ánh nắng hoặc mưa, gió

* Vào các buổi cuối tuần: Tôi thường tổ chức cho trẻ đi thăm quan các danh lam

thắng cảnh của địa phương: Đình, chùa của xã sau mỗi buổi đi dạo chơi, thămquan tôi tổ chức đàm thoại với trẻ về những gì trẻ đã nhìn thấy khi đi tham quan.Tôi hỏi trẻ trên đường đi thăm quan con nhìn thấy gì? khi ô tô đi qua bụitung lên như thế nào? các con làm gì để tránh bụi? trên dìa đường đi có sạch sẽkhông? nếu như không có ai dọn vệ sinh đường làng thì sẽ thế nào? các con thấycảnh chùa thế nào ?

Thông qua việc đi thăm quan, dạo chơi trẻ biết được nhiều điều, trẻ đượcngắm cảnh đẹp của quê hương, từ đó trẻ yêu quê hương mình và có ý thức bảo vệmôi trường, làm cho quê hương tươi đẹp

6 Biện pháp 6: Giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động lao động đơn giản.

Ngày đăng: 14/10/2018, 13:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w