1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án bài clo hóa 10

11 251 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 42,9 KB

Nội dung

Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh tác dụng với kim loại, hiđro.. Tổ chức hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo v

Trang 1

Người soạn: Trần Thị Đông Ngày soạn: 05/09/2018

Tiết 38 Bài 22: CLO

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:

Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp

Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro) Clo còn thể hiện tính khử

- Kĩ năng:

+ Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.

+ Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét

+ Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo

+ Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng

- Thái độ:

Học sinh:

+ Hứng thú học tập bộ môn Hóa Học

+ Tích cực tham gia xây dựng bài

+ Có ý thức bảo vệ môi trường

Giáo viên:

+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chính xác kiến thức của bài học

+ Cung cấp thêm những ứng dụng thực tế sinh động để giúp học sinh chú ý vào bài giảng

2 Năng lực, phẩm chất hướng tới

- Sử dụng ngôn ngữ Hóa Học, thực hành Hóa Học, giải quyết vấn đề thông qua môn học, vận dụng Hóa Học vào đời sống thực tiễn

3 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Trang 2

- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Giáo án, bài giảng điện tử, phiếu học tập…

- Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc lại kiến thức đã học về nhóm VIIA

+ Đọc trước SGK, tài liệu tham khảo, internet để tìm hiểu trước bài clo

B CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

I HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

- Học sinh nhớ lại kiến thức và tăng hứng thú học tập cho học sinh

2 Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ để

tìm từ khóa rồi triển khai bài học

Trò chơi gồm 6 câu hỏi, tương ứng với 6 hàng

ngang Sau khi trả lời xong 6 câu hỏi học sinh

đưa ra từ khóa Gồm các câu hỏi sau:

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Những nguyên tố nhóm VIIA đứng cuối các chu

kì và ngay trước các nguyên tố… (khí hiếm)

Câu 2: Đây là tên gọi khác của nhóm VII A?

(halogen)

Câu 3: Đây là tính chất hóa học cơ bản của các

nguyên tố nhóm halogen ( oxi hóa)

Câu 4: Hai nguyên tử halogen liên kết với nhau

bằng liên kết gi? ( cộng hóa trị)

Câu 5: Đây là nguyên tố halogen có độ âm điện

lớn nhất? ( Flo)

Câu 6: Atatin được xét chủ yếu trong nhóm các

nguyên tố nào? ( phóng xạ)

Từ khóa: Khí clo.

- Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi và đưa ra từ khóa

Trang 3

- Giáo viên đưa ra bảng tuần hoàn và hỏi học

sinh về vị trí và cấu hình electron của nguyên tố

clo

- Giáo viên nhắc lại vị trí, cấu hình và đưa ra

những nội dung sẽ học ngày hôm nay

- Học sinh quan sát và trả lời

- Lắng nghe, quan sát

3 Sản phẩm hoạt động : Học sinh nhớ lại bài học trước và hứng thú hơn với bài học

mới

II HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)

1 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tính chất vật lí của khí clo (5 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Học sinh nắm được tính chất vật lí của clo và thấy được clo là khí rất độc

b Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV cho HS quan sát các hình ảnh thể hiện tính

chất vật lí của clo, qua đó yêu cầu học sinh kết

hợp SGK nêu tính chất vật lí của khí clo

- GV liên hệ thực tế trên thế giới và Việt Nam đã

có những hậu quả nghiêm trọng khi hít phải khí

clo

Cụ thể: + Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đức

chôn 5730 bình đựng khí clo trên chính trận địa

Hậu quả làm cho liên quân Anh-Pháp tổn thất

nặng nề, 15000 người trúng độc trong đó 5000

người tử vong

+ Việt Nam: Khí Clo thoát ra từ khu vực xử lý

nước giếng ngầm tại lô H chung cư Bình Trưng

Đông (quận 2, TP HCM) khiến cư dân nơi này

phải di tản 6 người đã nhập viện

Tính chất vật lí:

- Clo là chất khí màu vàng lục, rất độc, và tan

- HS quan sát, tìm hiểu SGK và nêu tính chất vật lý của clo

- HS lắng nghe, quan sát

Trang 4

nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ.

2 2

71

29

Cl

kk

M

M

=> Clo nặng gấp 2.5 lần không khí

- Khí Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ

như bezen, etanol, hexan

c Sản phẩm hoạt động

- HS ghi chép khái quát tính chất vật lí của clo.

2 Hoạt động 2 Tìm hiểu về tính chất hóa học của clo (15 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- HS nêu được các tính chất hóa học của clo và viết được các phương trình minh họa

b Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV đưa ra độ âm điện của clo và số oxi hóa

của clo trong các hợp chất(-1, +1, +3, +5, +7),

cấu hình electron của clo

- Gv hỏi hs: Vậy tính chất hóa học cơ bản của

clo là gì?

Do clo có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ dàng

nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững

của khí hiếm

Cl0 + 1e → Cl-1

- GV khẳng định tính chất hóa học cơ bản của

clo là tính oxi hóa mạnh và thể hiện ở các phản

ứng khi clo tác dụng với kim loại, hidro, một số

hợp chất ( H2O, NaOH, dd NaBr….)

1 Clo tác dụng với kim loại

- GV phát phiếu học tập cho nhóm hs và yêu cầu

- HS nhớ lại kiến thức kết hợp tìm hiểu SGK trả lời câu hỏi của GV

- Hs trả lời: Clo có tính khử và oxi hóa

- Hs quan sát video và điền thông tin vào phiếu học tập

Trang 5

hs quan sát 2 video clo tác dụng với natri và sắt.

- GV cho học sinh hoàn thành phiếu học tập, gọi

đại diện từng nhóm trả lời và viết phương trình

mỗi phản ứng

- GV đưa ra nội dung cần phải điền trong phiếu

học tập và phương trình tổng quát của clo tác

dụng với kim loại

- Yêu cầu hs viết phương trình của đồng tác

dụng với clo

Nội dung:

Khí clo oxi hóa trực tiếp được hầu hết các

kim loại tạo sản phẩm là muối clorua Tốc độ

phản ứng nhanh, tỏa nhiều nhiệt

2

2 Na Cl + → 2 Na Cl+ −

3 2

2Fe+3Cl →2FeCl+ −

2 2

Cu Cl + → Cu Cl+ −

PPTQ:

M0 + Cl0 → M+n Cln

Trong đó: n là số oxi hóa cao nhất của kim loại

M

2 Tác dụng với hidro

GV: Ở nhiệt độ thường và trong bóng tối khí clo

và hidro có tác dụng với nhau không? Nếu có

thêm điều kiện là ánh sáng mặt trời hoặc ánh

sáng của magie cháy thì phản ứng xảy ra tạo sản

phẩm gì?

GV: Viết phương trình phản ứng theo câu trả lời

- Đại diện nhóm hs trả lời

- Hs viết pt theo hướng dẫn của gv

- Hs tìm hiểu sgk và trả lời câu hỏi

Trang 6

của hs, yêu cầu hs xác định số oxi hóa của từng

chất và cân bằng phương trình

GV: Đưa ra tỉ lệ số mol 2 chất là 1:1 thì hỗn hợp

sẽ nổ mạnh

GV: Khẳng định lại clo thể hiện tính oxi hóa khi

tác dụng với kim loại và khí hidro

Nội dung:

- Trong bóng tối, t0 thường Cl2 hầu như không

phản ứng với H2, khi chiếu sáng phản ứng xảy ra

nhanh và có thể nổ

2

H + Cl → +H Cl

KL: Cl2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

H2 và kim loại

3 Tác dụng với hợp chất

a Tác dụng với nước

- GV cho hs quan sát nước clo và yêu cầu hs

nhận xét màu của nước clo

- GV dựa vào kiến thức em đã học ở lớp 9 bài

clo viết phương trình Clo tác dụng với nước Gv

chú ý cho hs về tên gọi của HClO và phản ứng

này là phản ứng thuận nghịch

- GV: Trong phản ứng trên clo đóng vai trò là

chất gì?

-GV: Dự đoán hiện tượng khi cho quỳ tím vào

nước clo? Giải thích?

- GV nói rõ hiện tượng và giải thích: Do phản

ứng tạo HClO có tính oxi hóa mạnh nên có tính

tẩy màu vì vậy nó sẽ làm mất màu quỳ tím

Nội dung: Khi tan trong nước, một phần khí clo

- Hs lắng nghe và ghi chép

- Hs quan sát và trả lời câu hỏi của Gv

Trang 7

tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric

và axit hipoclorơ

Cl + H OH Cl H Cl O− + +

=> Cl 2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

b Tác dụng với dd NaOH

GV đưa ra pt:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Hỗn hợp NaCl, NaClO và H2O gọi là nước

Javen

c Tác dụng với dd muối

GV trình bày:

- Cl2 đẩy được halogen yếu hơn ra khỏi muối của

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

- Hs lắng nghe và ghi chép

c Sản phẩm hoạt động

- HS ghi chép tính chất của clo và viết được các phương trình minh họa

3 Hoạt động 3 Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên của clo ( 3 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- HS biết được đồng vị của clo và dạng tồn tại của clo trong tự nhiên.

b Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu hs đọc Sgk và cho biết clo có mấy

đồng vị? Vì sao trong tự nhiên clo tồn tại dưới

dạng hợp chất?

Nội dung:

- Trong tự nhiên Cl2 có 2 đồng vị bền là:

Cl

35

17

, 37Cl

17

- Clo là một nguyên tố hoạt động hóa học mạnh

- Tìm hiểu sgk và trả lời câu hỏi GV

Trang 8

nên trong tự nhiên tồn tại ở dạng hợp chất, chủ

yếu là các muối clorua có trong nước biển và

muối mỏ

- Clo phổ biến trong nước biển, trong chất

khoáng, cacnalit KCl.MgCl2.6H2O

c Sản phẩm hoạt động

- Các ý kiến thảo luận, phát biểu, ghi nhận của HS.

5 Hoạt động 5 Tìm hiểu về ứng dụng của clo ( 2 phút)

a Mục tiêu hoạt động

- Hs biết được ứng dụng của clo trong thực tiễn đời sống

b Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu hs tìm hiểu Sgk và nêu lên một số

ứng dụng của

Nội dung:

- Dùng diệt trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng sợi,

vải, giấy

- Sản xuất các hợp chất hữu cơ, ví dụ như

sản xuất nhiều loại chất dẻo, nhựa, cao su tổng

hợp, sợi tổng hợp

- Dùng sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng

như nước Javen, clorua vôi, HCl, KClO3

- Tìm hiểu sgk và trả lời câu hỏi GV

6 Tìm hiểu về cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (5 phút)

a.Mục tiêu hoạt động

- Hs biết được cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

b Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1 Trong phòng thí nghiệm

- GV đưa ra câu hỏi trình bày nguyên tắc điều - Tìm hiểu sgk và trả lời câu hỏi GV

Trang 9

chế clo trong ptn và cho ví dụ?

- GV trình bày phương pháp sản xuất clo trong

công nghiệp và yêu cầu hs trả lời tại sao có màng

ngăn xốp trong thùng điện phân?

Nội dung:

- Dùng diệt trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng sợi,

vải, giấy

- Sản xuất các hợp chất hữu cơ, ví dụ như

sản xuất nhiều loại chất dẻo, nhựa, cao su tổng

hợp, sợi tổng hợp

- Dùng sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng

như nước Javen, clorua vôi, HCl, KClO3

III HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5p)

a Mục tiêu hoạt động

- Củng cố, rèn luyện kiến thức về tính chất vật lý, tính chất hóa học của axit Clo

b Tổ chức hoạt động

- HS giải quyết các câu hỏi và bài tập GV chuẩn bị sẵn ( trình chiếu )

- Từ câu 1-5 HS trả lời trên lớp, bài tập về nhà : câu 6-10

Nội dung câu hỏi:

Câu 1: Chỉ ra nội dung sai

A Clo là phi kim rất hoạt động

B Clo là chất khử trong nhiều phản ứng hoá học.

C Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá –1

D Clo là chất oxi hoá mạnh.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây clo thể hiện tính oxi hóa ?

A Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

B Cl2 + H2 → 2HCl

C 2Na + Cl2 → 2NaCl

D Cả A, B và C

Trang 10

Câu 3: Trong PTN khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau

đây?

A NaCl.

B HCl.

C KClO3

D KMnO4

Câu 4: Clo ẩm có tác dụng tẩy màu vì

A Clo ẩm sinh ra HCl có tính tẩy màu và sát trùng.

B Clo ẩm tan trong nước sinh ra dung dịch axit HCl.

C Clo ẩm sinh ra axit HClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.

D Cả A và B.

Câu 5: Hệ số của phản ứng: MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

A 2, 3,2,1,2 B 1,4,1,1,2 C 2,3,1,2,1 D 1,4,2,1,1.

IV HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a Mục tiêu hoạt động

- Tăng sự hiểu biết của học sinh về vấn đề thực tiễn, kích thích khả năng tư duy của học sinh

b Tổ chức hoạt động

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu hs tìm hiểu ở nhà

Tại sao Clo là khí độc như vậy mà nguời ta sử dụng để tẩy trùng nước sinh hoạt ? Việc này, có để lại tác hại gì không? Nếu có thì chúng ta nên làm gì để hạn chế những tác hại đó ?

Tên thí

nghiệm

1 Natri

cháy trong

khí Clo

- Natri cháy sáng trong bình đựng khí

2

2 Na Cl + → 2 Na Cl+ −

Trang 11

2 Sắt cháy

trong khí

Clo

- Dây sắt cháy sáng mãnh liệt trong bình đựng khí clo, xuất hiện khói màu nâu đỏ, dung dịch có màu nâu đỏ

3 2

2Fe+3Cl →2Fe Cl+ −

PHIẾU HỌC TẬP

Ngày đăng: 10/10/2018, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w