Mục đích Công tác trắc địa, khảo sát thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 nhằm mục đích cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết về mặt bằng hiện trạng khu vực dự kiến xây dựng công trình the
Trang 1CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THĂNG LONG
NHIÖM Vô KH¶O S¸T §ÞA H×NH
c«ng tr×nh:
KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH HIỆN TRẠNG TỶ LỆ 1/500 QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ BÌNH, CẰM XÃ MAI PHA, THÀNH HỐ LẠNG
SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
I CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý đô thị;
Căn cứ Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính Phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạn độ Quốc Gia Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần Khảo sát xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 05/2011/TT-BXD ngày 09/6/2011 của Bô Xây dựng
“Quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản
đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng”;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ
về hoạt động đô đạc bản đồ;
Đơn giá khảo sát xây dựng Lạng sơn theo quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 27/04/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn, Về việc công bố bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Căn cứ Quyết định số /QĐ-TNGHOLDINGS ngày / /2018 của Công ty CP Đầu tư & phát triển bất động sản TNGHOLDINGS Việt Nam về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu: Khảo sát địa hình hiện trạng
tỷ lệ 1/500, dự án Khu đô thị Bình Cằm, xã Mai Pha, Thành Phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
II MỤC ĐÍCH CÔNG TÁC KHẢO SÁT
Trang 21 Tên công trình: Khảo sát địa hình hiện trạng tỷ lệ 1/500 dự án Khu
đô thị Bình Cằm, xã Mai Pha, Thành Phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
2 Mục đích
Công tác trắc địa, khảo sát thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 nhằm mục đích cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết về mặt bằng hiện trạng khu vực dự kiến xây dựng công trình theo quy định hiện hành về công tác bản đồ, làm cơ
sở cho công tác lập quy hoạch chi tiết và thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kỹ thuật, với các nội dung sau:
- Khảo sát địa hình nhằm mục đích cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết về mặt bằng hiện trạng khu vực dự kiến xây dựng công trình, làm cơ sở cho công tác thiết kế bản vẽ thi công;
- Xác định được các phương án, quy mô của dự án, cao trình, kích thước của các hạng mục công trình phục vụ cho việt thiết kế, tính toán,
- Xác định sơ bộ khối lượng, tổng mức đầu tư;
- Bố trí phương án thi công tổng thể;
- Cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Làm cơ sở pháp lý để quản lý quy hoạch, xây dựng, hoạt động xây xựng khu Bình Cằm, xã Mai Pha, Thành Phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
3 Yêu cầu của bản đồ được thành lập
- Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đồng mức 0,5m với diện tích: khoảng 126,3(ha) (địa hình cấp IV) theo phạm vi khu đất nghiên cứu quy hoạch
- Bản đồ cần được thành lập theo loại bản đồ địa hình chuyên ngành
(bản đồ địa hình công trình) nội dung bản đồ thể hiện có độ chi tiết cao, dùng
làm tài liệu cơ sở về địa hình, địa vật phục vụ công tác khảo sát thiết kế, nghiên cứu quy hoạch xây dựng và sử dụng công trình
- Quá trình đo đạc sử dụng công nghệ thành lập bản đồ số và tuân thủ theo đúng các quy định, quy phạm hiện hành
- Bản đồ cần thành lập trong hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 kinh tuyến trục 1070 15’ múi chiếu 30 và độ cao Nhà nước (Hòn Dấu - Hải Phòng).
- Nội dung bản đồ phản ánh chính xác, đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật, hệ thống cơ sở hạ tầng (địa giới hành chính, đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hồ, ao, kênh, mương, đường ống, đường dây cao thế, điện thoại, nhà, các công trình ngầm, ) toàn bộ khu vực tại thời điểm khảo sát
- Bản đồ được thành lập theo công nghệ số, phương pháp toàn đạc đo vẽ trực tiếp tại thực địa, tiết kiệm được chi phí và đạt độ chính xác cao
- Để thuận tiện cho công tác thiết kế quy hoạch, bản đồ được biên tập bằng phần mềm AutoCAD, thể hiện trên giấy và lưu giữ dưới dạng tệp số liệu (DWG)
Trang 3III ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI RANH GIỚI KHẢO SÁT
- Khu vực đo vẽ bản đồ thuộc phạm vi hành chính Thôn Bình Cằm, xã Mai Pha, Thành Phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
* Ranh giới khu đo vẽ được xác định như sau:
- Phía Bắc : Giáp Sông Kỳ Cùng
- Phía Đông : Giáp Đồi Khau Bó, và thôn Bình Cằm
- Phía Nam : Giáp Núi Sâm
- Phía Tây : Giáp Quốc Lộ 1A
IV PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
1 Máy móc thiết bị và phương pháp
Bản đồ được thành lập theo công nghệ số, phương pháp đo vẽ toàn đạc trực tiếp tại thực địa nhằm đảm bảo độ chính xác phục vụ thiết kế quy hoạch Số liệu, dữ liệu bản
đồ đạt độ chính xác cao Phương pháp này sử dụng các máy toàn đạc điện tử như:
TOPCON ,và Máy GPS RTK đo động , và máy khác có độ chính xác tương
đương và các dụng cụ đo vẽ đi kèm: sào gương, mia thủy chuẩn, bộ đàm, Và các máy có độ chính xác tương đương để đo đạc trực tiếp thu thập số liệu, dữ liệu địa hình, địa vật sau đó được trút qua máy tính để xử lý và biên tập theo phần mềm
chuyên dùng Nội dung bản đồ (địa hình địa vật thực phủ và các ký hiệu ) được thể
hiện theo đúng quy định trong quy phạm;
Lưới tam giác hạng IV được xây dựng bao phủ khu đo, các mốc tam giác hạng IV được đổ bê tông M250, ở giữa có tim sứ khắc dấu chữ thập;
Kích thước mốc tam giác hạng IV là (40x40x50)cm, phù hợp với quy cách trong quy phạm hiện hành Trên mỗi mốc có ghi số hiệu điểm và đươc vẽ
sơ đồ vị trí điểm mốc;
Lưới đường chuyền cấp 2 được xây dựng bao phủ khu đo, các mốc đường chuyền cấp 2 bố trí sao cho các điểm thông hướng tới ít nhất 2 điểm khác Mốc đường chuyền cấp 2 được đổ bê tông M250, ở giữa có tim sứ khắc dấu chữ thập;
Kích thước mốc đường chuyền cấp 2 là (20x20x30)cm, phù hợp với quy cách trong quy phạm hiện hành Trên mỗi mốc có ghi số hiệu điểm và đươc vẽ
sơ đồ vị trí điểm mốc;
Lưới khống chế mặt bằng được xây dựng bằng ứng dụng công nghệ GPS để xây dựng đảm bảo độ chính xác theo quy phạm và tiết kiệm thời gian, công sức Máy đo GPS gồm 4 máy Trimble R3;
Lưới khống chế độ cao được xây dựng theo phương pháp đo cao hình học với độ chính xác thủy chuẩn hạng IV và thủy chuẩn kỹ thuật Máy đo cao Máy Topcon AT-G6;
Trang 4Trên cơ sở lưới khống chế mặt bằng và độ cao, tiến hành tăng dày xây dựng lưới đo vẽ chi tiết và trực tiếp đo vẽ bản đồ Trên bản đồ thể hiện đầy đủ các nội dung chi tiết theo quy định của quy phạm thành lập bản đồ, các nội dung trọng tâm cần thể hiện bao gồm:
- Dáng đất, hệ thực vật, địa danh và các ghi chú khác;
- Chi tiết các loại nhà cửa hiện có;
- Các công trình nhân tạo như hệ thống mương máng thủy lợi, các đường điện, hệ thống cáp Các công trình ngầm nổi
- Các loại đường hiện có đầy đủ thể hiện được mép nhựa, chân taluy, vai đường
- Những địa vật quan trọng như các di tích, đền miếu, nghĩa trang,
- Cứ 2 đến 3cm trên bản đồ có 1 điểm độ cao
Các hạng mục công việc trên được xây dựng theo hệ toạ độ VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 1070 15’, độ cao nhà nước theo quy định hiện hành
2 Trình tự thực hiện khảo sát
+ Thu thập tài liệu, số liệu gốc trắc địa có trong khu vực;
+ Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát;
+ Lập và phê duyệt phương án khảo sát;
+ Thi công lưới khống chế mặt bằng và độ cao;
+ Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ;
+ Báo cáo kết quả khảo sát;
+ Hoàn thiện hồ sơ, nghiệm thu bàn giao
V TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ÁP DỤNG
- TCVN 9398 : 2012 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình –
Yêu cầu chung”.
- TCVN 9401 : 2012 “Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong
trắc địa công trình”.
- Tiêu chuẩn ngành: 96 TCN 43-90 Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ
lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000 (phần ngoài trời).
- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000 của Tổng
cục Địa chính ban hành ngày 19 tháng 11 năm 1994 (nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trường).
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao ngày 18 tháng
02 năm 2008 - QCVN 11: 2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 5- Thông tư 68/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ
sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000;
- Thông tư 63/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm và
đo đạc bản đồ;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới tọa độ QCVN 04:2009;
- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000
*Các tiêu chuẩn trên áp dụng cho công tác khảo sát trong các giai đoạn sau:
+ Lập nhiệm vụ khảo sát
+ Lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao
+ Bình sai tính toán
+ Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình
+ Biên tập bản vẽ
+ Viết báo cáo kết quả khảo sát
+ Bàn giao nghiệm thu
VI KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT DỰ KIẾN
hình
1 Tam giác hạng IV (Đo GPS) 04 điểm IV
2 Đường chuyền cấp 2 (Đo GPS) 11 điểm IV
5
Đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500, đồng mức 0,5m, (đo chờm khoảng 50m)
VII SẢN PHẨM GIAO NỘP
+ 07 bộ bản đồ tỷ lệ 1/500
+ 07 bộ báo cáo kỹ thuật
+ 02 đĩa CD chứa toàn bộ file bản đồ, báo cáo
VII THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH
Trang 620 ngày kể từ ngày nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát địa hình được phê duyệt