Quê hương Kinh Bắc là một quê hương có nhiều di tích, văn hoá điển hình, Tôinhận thấy cần phải có sự hiểu biết sâu rộng hơn về những di sản văn hoá, những néttinh hoa của nghệ thuật truy
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng mỹ thuật cổ Việt Nam có một mảng tranh rất quy giá còn lưu truyềnđến ngày nay Đó là tranh dân gian Tranh dân gian là sản phẩm của những người thợcày, thợ cấy sáng tác trong khi rảnh rỗi việc nhà nông Họ là người nghệ nhân, lànhững nghệ sĩ dân gian, muốn vẽ lại những hình ảnh đẹp trong cuộc sống, từ nhữngước mơ rất bình dị, ước mong của một c/s thanh bình, no ấm và hạnh phúc Song thậtkhó mà thực hiện được điều đó trong một xã hội phong kiến, cường quyền Chính vì
lẽ đó mà họ đã gửi tâm hồn và ước vọng vào các tác phẩm của mình và đã được hếtthảy quần chúng lao động yêu quý và đón nhận
Tranh được sản xuất ở nhiều vùng khác nhau trên khắp đất nước ta suốt từ Bắc đếnNam Cũng chính vì thế nên có nhiều dòng tranh khác nhau, rất đa dạng về nội dungcũng như thể loại Chính vì vậy đã có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loạitranh dân gian Việt Nam Theo cách làm thông thường, tiêu chí để phân loại tranh làdựa vào nội dung được diễn tả trong tranh Ngoài ra, còn có một tiêu chí nữa, đó làcăn cứ vào chức năng của từng loại tranh Do vậy đã có nhiều thể loại tranh được đưa
ra
Vậy nên việc phân tích tìm hiểu vẻ đẹp của tranh dân gian nói chung và hiểu đúnghơn về việc phân loại các thể loại tranh dân gian nói riêng là việc làm cần thiết, vớinhững người làm công tác giảng dạy và học tập môn mỹ thuật Từ đó nâng cao sựhiểu biết đồng thời thấy được sự đa dạng của thể loại tranh dân gian
Quê hương Kinh Bắc là một quê hương có nhiều di tích, văn hoá điển hình, Tôinhận thấy cần phải có sự hiểu biết sâu rộng hơn về những di sản văn hoá, những néttinh hoa của nghệ thuật truyền thống mà ông cha ta để lại, và nay cũng là động lựcthúc đẩy bản thân lựa chọn đề tài :
“ Sự đa dạng về thể loại của tranh dân gian”
Trang 2PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I
MỘT SỐ NÉT VỀ NGHỆ THUẬT DIỄN TẢ TRONG TRANH
DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
1.Một số nét về tranh dân gian Đông Hồ.
Là sản phẩm của tập thể qua nhiều thế hệ, tranh dân gian Đông Hồ được sản xuấthàng loạt, khắc trên ván gỗ in trên nền giấy dó, nền được quét điệp với những thớkhoẻ mạnh lấp lánh ánh bạc hoặc rực rở màu vàng, màu da cam…
Nghệ nhân tranh khắc Đông Hồ vốn là nông dân, hầu như họ đã thuộc lòng nhiềutình tiết phong phú đa dạng của cảnh vật và những sinh hoạt ở nông thôn Vì vậy đềtài, hình tượng dù phức tạp đến mấy họ cũng tìm được cách thể hiện that đơn giản và
dễ hiểu nhưng vẫn đạt được hiệu quả thẩm mĩ cao Họ vẽ theo cảm hứng và kinhnghiệm là chính, với óc quan sát tinh nhạy và năng khiếu bẩm sinh họ đã đưa đượclên tranh những hình ảnh đầy ý vị và bố cục khá độc đáo Với đường nét họ đã tạo rahình dáng, tính cách thể chất của đối tượng
Ví dụ: Các nhân vật trong tranh ‘ Hứng dừa” chứa đầy sự dí dỏm, hồn nhiên hay trongtranh “ Đánh ghen” với sự chua ngoa đanh đá hoặc ở tranh “ Đám cưới chuột” với sựkhép nép sợ sệt…
Mặt khác đường nét cũng làm rõ những đặc điểm cây cỏ, đồ đạc và các động vậtnhư: Chiếc án thư bệ vệ, chắc chắn trong “ Thày đồ cóc” Bức bình phong bề thế “Đánh ghen” Lợn ăn lá dáy thì gầy guộc, lợn mẹ con thì múp míp…
Đường nét trong tranh khắc gỗ Đông Hồ nói chung đều to, đậm và gọn sắc, đúng vớiyêu cầu là “ Tròn vành rõ chữ” tuy tiết kiệm nhưng đầy đủ , tuy thô khoẻ nhưngduyên dáng
Màu sắc trong tranh khắc gỗ Đông Hồ là màu tự pha chế bằng thực vật, đất đá trongthiên nhiên đậm đà tươi sáng Màu được dùng in tranh Đông Hồ là các màu trắng,
Trang 3điệp, vàng, hoè, đỏ vang, đen than lá tre, nâu son, xanh tràm, xanh rỉ đồng, đỏ gấc, dacam , son tươi, vàng thau, tím nhiễu.
Màu đặt đúng chỗ tạo ra sự duyên dáng, tính chất của vật thể
Ví dụ: Chất da thịt mát mịn của các cô gái trong tranh “ Hứng dừa” “ Đánh gen” Chất
da thịt của các chàng trai nở căng săn chắc trong “ Rước trống”, “ Vật”…
Trong tranh dân gian Đông Hồ còn tạo cho người xem cảm giác vui buồn hay sôisục huyết quản
Kỹ thuật in màu trong tranh Đông Hồ lại càng kì diệu Họ in màu như in triện,màu của tranh hoàn toàn phụ thuộc vào bảng màu của mỗi gia đình Màu được phatheo tỷ lệ thuận mắt, khi in không quy định màu giống nhau
Sức sống của tranh Đông Hồ để nó tồn tại qua thời gian giữ được vị trí trong cảm xúcthẩm mĩ của mỗi người ngoài giá trị tư tưởng, còn vì ở vẻ đẹp hài hoà của nó Bắtnguồn từ cách nhìn, cách nghĩ của nghệ sĩ, từ quan niệm thẩm mĩ của nhân dân laođộng, từ đời sống xã hội nông nghiệp cày cuốc của nước ta, cái đẹp của tranh dân gianĐông Hồ là cái đẹp tổng thể của đường nét, của màu sắc, của cách sắp xếp hình vàcủa chính bản thân những chất liệu tạo nên nó
2.Vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ.
Phần lớn nghệ nhân là những người nông dân làm tranh thực thụ, họ rất am hiểutình cảnh và con người của xã hội nông nghiệp Và người mua tranh, thưởng thứctranh cũng là người lao động, trong đó hầu hết là nông dân Tranh ra đời từ nhữnglàng quê, trong các căn nhà gianh, để rồi lại được trưng lên vách tường của những cănnhà tương tự, cũng ranh tre lụp xụp hay gỗ ngói sơ sài, nó ăn nhập với
ngoại cảnh và đi thẳng vào lòng người Tờ tranh do được tập thể những người laođộng sáng tác lại được chắt lọc qua nhiều thế hệ, cái đọng lại là cái đẹp phóngkhoáng, khoẻ mạnh, đậm đà, tinh giản nhưng vẫn tươi mát, hồn hậu và dí dỏm
Trong tranh dân gian Đông Hồ các hình tượng cho dù có nguồn gốc từ trong thực tiễncuộc sống hay do óc tưởng tượng của con người dựa trên một quan niệm về tínngưỡng, tôn giáo hay dựa theo truyền thuyết vẽ ra thì cũng đều là những hình tượng
Trang 4được các nghệ nhân cân nhắc, chọn lọc kỹ để trở thành những hình tượng điển hình có
ý nghĩa sâu sắc đối với người xem
Đó là những hình tượng điển hình được cách điệu và mang tính trang trí cao
Cái đẹp và cũng rất độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ đó là, tranh tuy không tảthực nhưng người xem vẫn nhận biết được không gian và thời gian ở trong tranh doyếu tố tạo hình trên tranh gợi ý
Tranh Đông Hồ được vẽ theo lối ước lệ, việc chọn lựa các hình tượng trong tranhđều được diễn tả theo quan niệm “ lấy hình gợi ý, lấy ý gợi hình”
Ví dụ: Tranh “ Đấu vật”
Chỉ với những dáng điệu của các nhân vật trên tranh và hình ảnh hai xâu tiềnthưởng cũng đã gợi lên cho người xem tranh thấy được hội vật được tổ chức vào mùaxuân
CHƯƠNG II
SỰ ĐA DẠNG VỀ THỂ LOẠI CỦA TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
A.Nguồn gốc và sự ra đời của tranh dân gian việt nam
Tranh dân gian là một thể loại tranh ra đời từ rất lâu, được truyền từ đời này quađời khác và đến tận ngày nay Tranh được sáng tạo ra nhờ trí tuệ của tập thể, của nhândân và gồm nhiều thể loại, trong đó có thể kể đến hai thể loại chính: tranh tết và tranhthờ
Đến ngày nay, khi xem các tập tranh dân gian do nhà xuất bản Mỹ thuật, hay dochính các nghệ nhân ở làng tranh Đông Hồ giới thiệu ta thấy tranh dân gian có nộidung phong phú Mỗi nội dung được biểu hiện trong một thể loại tranh dân gian Đểtìm nguồn gốc và thời điểm ra đời của tranh dân gian, nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật
đã đưa ra nhiều sự phỏng đoán khác nhau, dựa trên nhiều căn cứ: văn thơ, sử sách Mỗi dự đoán đều có cơ sở lí luận và sự lập luận xác đáng Tuy vậy những dựđoán đó vẫn chưa được các nhà lí luận thống nhất Mỗi người một con đường tiếp cận
Trang 5với tranh dân gian Trong khi chờ các nhà lí luận chung sức, chung lòng đưa ra mộtkết luận xác đáng về thời điểm ra đời của tranh dân gian, chúng ta đành bằng lòng vớimột kết luận rất chung chung đã nêu lên từ đầu Vấn đề quan trọng là ta xem tranhdân gian, tìm hiểu giá trị của tranh để hiểu thêm về tài năng của ông cha ta trong nghềthuật tạo hình Mặc dù không xác định được niên đại chính xác nhưng chúng ta đềubiết rằng một trong những mảng tranh dân gian là tranh tết Vậy thì những bức tranhtết phaỉ được sáng tác để phục vụ nhu cầu tranh trong ngày tết cho mọi tầng lớp người
xã hội Đó là một cơ sở giúp ta tìm hiểu sự ra đời của tranh dân gian Mặt khác, dântộc ta có truyền thống tín ngưỡng lâu đời: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ đạo mẫu,thờ các vị thần linh Vì vậy tranh dân gian còn được ra đời từ nhu cầu tôn giáo, tínngưỡng Như vậy cùng với tranh Tết còn có tranh thờ của dân tộc Kinh và các dân tộcmiền núi được sản xuất và bán quanh năm
Tranh dân gian là một phần quan trọng trong toàn bộ nền văn hoá dân tộc, ở đó thểhiện những nét độc đáo trong sinh hoạt, vui chơi, lễ hội và truyền thống dântộc Tranh có cội nguồn từ xa xưa và ra đời phục vụ cho nhu cầu chơi tranh nhân dịptết đến, xuân về và nhu cầu thờ cúng của đông đảo quần chúng nhân dân trước kiacũng như hiện nay Khi những nhu cầu đó không thể thoả mãn trong dòng nghệ thuậtchính thống cũng chính là lúc đòi hỏi phải có một dòng nghệ thuật dân gian ra đời.Dòng nghệ thuật dân gian do chính những người dân sáng tạo ra, mang theo nhữngnội dung người dân yêu thích và được thể hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản
B Các thể loại tranh dân gian Việt Nam
Trước đây, có nhiều nhà nghiên cứu ly luận và nghệ thuật học đã phân loại tranhdân gian Theo cách thông thường, tiêu trí để phân loại tranh là dựa vào nội dungđược diễn tả trong tranh Ngoài ra, còn có một tiêu trí nữa, đó là căn cứ vào chức năngcủa từng loại tranh Do vậy có nhiều loại tranh dân gian Vài chục năm trước, tranhdân gian được chia làm tám loại:
- Tranh chúc tụng
- Tranh tôn giáo thờ cúng
Trang 6- Tranh cảnh vật
- Tranh sinh hoạt
- Tranh châm biếm đả kích
- Tranh lịch sử
- Tranh truyện
- Tranh tuyên truyền cổ động
Cách chia như trên sẽ không dõ tiêu chí phân loại Hơn nữa, có lẽ trong tranh dângian không có tranh mang tính chất châm biếm đả kích Ngay cả những bức tranh như
“Đánh ghen”, :Trạng chuột vinh quy” cũng vẫn là tranh sinh hoạt, phản ánh nhữnghiện thực đang xảy ra trong hiện thực cuộc sống đương thời Có chăng đó chỉ lànhững lời nhắc nhở nhẹ nhàng, dí dỏm, mang tính giáo dục Gần đây, cuối năm 2002,
Giáo sư Chu Quang Trứ xuất bản hai tập sách Văn hoá Việt Nam nhìn từ mĩ thuật.
Trong đó ông đã phân loại tranh dân gian ra làm bốn nhóm: tranh thờ, tranh chúctụng, tranh sinh hoạt, tranh minh hoạ văn học và lịch sử để so sánh với tranh dân gianTrung Quốc Kết hợp những y kiến trên ta thấy tranh dân gian có thể được chia thànhmột số thể loại sau: tranh sinh hoạt; tranh lịch sử; tranh tôn giáo, thờ cúng; tranh chúctụng;
tranh truyện Ngoài ra ở tranh dân gian còn có nhiều bộ tứ bình, nhị bình Nội dungcủa tứ bình, nhị bình rất phong phú như Tứ quy (Vẽ về bốn mùa Xuân – Hạ - Thu -Đông với đề tài mang tính tượng trưng), Tứ dân (bốn lớp người lao động với bốnnghề Ngư – Tiều – Canh – Mục: đánh cá, kiếm củi, làm ruộng, chăn trâu) hay Tố nữ(bốn cô gái đẹp trong bốn động tác: thổi sáo, đánh xênh, múa quạt, gảy đàn) Tranhtruyện cũng được trình bày dưới hình thức một bộ tứ bình Bộ nhị bình gồm hai tranh,
nội dung tương ứng như bộ Cá chép trông trăng đi đôi với Chim công múa thể hiện
sự thành đạt, kiên trì và sự thịnh trị thái bình, yên vui
1 Tranh sinh hoạt.
Có lẽ đây là mảng tranh quan trọng và phong phú nhất trong tranh dân gian Mọimặt của cuộc sống đều được đưa vào tranh Tranh sinh hoạt không chỉ diễn tả cảnh lao
Trang 7động, làm ăn như tranh công việc nhà nông; tăng gia sản xuất; thợ cày, thợ bừa vớicon bò, con trâu; chợ quê mà còn diễn tả những ước mơ, những quan hệ tình cảm tự
nhiên của con người như Hứng dừa; Một mảng sinh hoạt được các nghệ nhân diễn tả
khá thành công đó là những trò chơi dân gian, lễ hội như Kéo co; Đu đôi; Bịt mắt bắtdê; Múa rồng Cho dù ở mảng sinh hoạt làm ăn hay vui chơi, tình cảm , các nhận vật cũng đều được diễn tả trong không khí thảnh thơi, an nhàn và vui vẻ, hoan hỉ.Trong những tranh diển tả nghề nông ta thấy người nông dân làm việc trong cảnhthanh bình, yên ả, không thấy nỗi vất vả lam lũ Trong các tranh về đề tài lễ hội thìtưng bừng, nhộn nhịp, hớn hở Đây là một nét độc đáo trong tranh dân gian Việt Nam.Các nghệ nhận đã đưa vào tranh hiện thực cuộc sống Song hiện thực đó vào tranh vớitinh thần, với tâm lí, với mĩ cảm của dân tộc Đó là y thức dân tộc, là tinh thần lạcquan, cần cù hay lam hay làm, đó là tất cả những gì người dân mong muốn, mơ ướcđạt tới
Trong mảng tranh sinh hoạt còn có một số tranh phản ánh hiện thực song có y nhắcnhở mọi người về lối sống và quan niệm hạnh phúc trong gia đình, trong xã hội.Tranh như những tiếng cười dí dỏm, hóm hỉnh về những thói xấu trong cuộc sống Ởđây các tác giả còn sử dụng thủ pháp dùng hình tượng con vật để diễn tả, để nóichuyện về cuộc sống con người
Theo ý của các chữ trên tranh ta có thể hiểu sâu hơn về nội dung tranh Từ trái sangphải, từ trên xuống dưới các chữ trên tranh có ý nghĩa như sau:
Giữ thân – Chuột già - Thổi kèn – Cống lễ – Mèo
Nghênh hôn – Chú rể
Trang 8
Đám cưới chuột – Tranh dân gian Đông Hồ
Tranh nghệ nhân Đông Hồ đã khéo tạo ra hai tuyến nhân vật, chuyển động cùnghướng từ trái sang phải và vì vậy bố cục tranh cũng được chia làm hai nửa cân đốibằng nét khúc khuỷu, gập ghềnh Chính nét đó đã tạo nhịp điệu cho tranh và nó cònquyết định đường hướng, hình và sự trật tự ổn định cho sinh hoạt rước dâu chuột ởdưới Nét và mảng trong tranh rất phong phú, không những nêu bật được nội dung,chủ đề tư tưởng của tác phẩm mà còn gợi khối, tả chất rất giỏi Nét vẽ ở các con chuột
là nét vẽ ổn dịnh, định hình tạo mảng sáng tối, đậm nhạt, nét lẫn vào mảng Ở hìnhtượng con mèo, các nghệ nhân đã sử dụng hệ thống nét cong, ngắn, đứt đoạn tả chấtnhiều hơn là định hình tạo mảng Vì vậy chính bằng hệ thống nét ta thấy hình tượngcon mèo có vẻ dữ tợn, trấn át so với những chú chuột hiền lành đang khúm núm, lo
sợ Với đám rước ở dưới các nghệ nhân diễn tả rất tài tình tâm trạng của các nhân vật.Chú rể chuột cưỡi ngựa hồng đi trước song tâm trạng rất hồi hộp, lo âu vừa đi vừangoảnh đầu lại phía sau Bằng cách đó, các nghệ nhân còn tạo ra sự chú y vào trọngtâm của tác phẩm Hai con chuột đi cuối hàng cũng ngoảnh đầu lại phía sau đầy vẻ lolắng song lại cho người
xem cảm thấy đám rước còn kéo dài Như vậy không gian tranh không bị đóng kín,
có điểm bắt đầu nhưng lại không có điểm kết thúc, phần nào gợi cho ta không khí
Trang 9đông vui, nhộn nhịp của đám rước dâu đồng thời là lễ vinh quy của Trạng Chuột, mặc
dù lọng phải hạ thấp không che lên đầu trạng, biểu thì ngả nghiêng vì có sự hiện diệncủa chú mèo và đám chuột cống lễ phía trên Hình tượng này đúng về nghĩa đen vàhay về nghĩa bóng Với cách sử dụng nét và mảng trong tranh, cách tạo không gian,
đường hướng một cách độc đáo đã làm nên giá trị và sự hấp dẫn cho tác phẩm Đám
cưới Chuột trong dòng tranh dân gian Đông Hồ.
2 Tranh lịch sử
Bên cạnh tranh sinh hoạt, các nghệ nhân dân gian còn sáng tác ra rất nhiều bứctranh diễn tả về các anh hùng dân tộc, những trận đánh, những trang sử hào hùng củadân tộc Loạt tranh này vừa gợi cho mọi người nhớ về truyền thống đấu tranh dựngnước và giữ nước của dân tộc ta, vừa ghi nhớ công ơn của các anh hùng như Ngô Quyền, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Bà Triệu Trong tranh dân gian Đông Hồ các
nghệ nhân còn vẽ cả tranh “Đổng thiên vương đại phá giặc Ân”.
Mặc dù nhân vật Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết, thể hiện ước mơcon người có sức mạnh phi thường, đủ sức phá giặc ngoại xâm Tuy vậy trong tiềmthức của mỗi người Việt chúng ta khi nghĩ đến Thánh Gióng đều nghĩ đến một nhânvật có thật, hiện diện trong đời sống tâm linh của người Việt Vì vậy, khi nói đến tranhlịch sử mà vẫn đưa tranh Đổng thiên vương phá giặc Ân vào là hợp lí Đây là tranh vẽ
về một truyền thuyết lịch sử Mặt khác tác phẩm này cũng được thể hiện một cách rấthiện thực Ta thấy hình tượng người anh hùng trẻ tuổi dũng mãnh trên lưng ngựa đỏ,tay đang vung những cây tre đánh giặc khi roi sắt đã gãy Kẻ thù khiếp sợ, rạp xuốngdưới vó ngựa Không gian trong tranh thoáng, diễn tả núi non trùng điệp, mặt đất rộngmênh mông, bầu trời xanh cao Tất cả như điểm tựa, nâng bước chân của người anhhùng Trên tranh hiện rõ dòng chữ: “Đổng Thiên Vương đại phá giặc Ân” Tranh
“Ngô Vương Quyền đánh giặc Hán” lại là một sáng tạo của nghệ nhân Đông Hồ.Tranh in trên nền giấy trắng, diễn tả trận đấu oanh liệt trên sông Bạch Đằng Bằngcách bố cục chia hai tuyến nhân vật, ta thấy rõ hướng của quân ta đang tiến lên vàquân Hán đang tháo chạy Tranh không diễn tả không gian, trời và nước cùng là nền
Trang 10giấy trắng Nhưng bằng nét màu xanh đỏ đan xen lượn sóng dưới chân thuyền đã gợicho người xem về không gian sông nước, thiên nhiên Tranh được vẽ bằng ba màu:xanh, đỏ và đen cộng thêm màu trắng của nền giấy Nhưng do sự sắp xếp các mảngmàu tạo nên nhịp điệu của màu sắc và làm cho bức tranh không đơn điệu mà rất sốngđộng, phong phú.
Ngô Vương Quyền đánh quân Nam Hán Tranh dân gan Đông Hồ.
3 Tranh Tôn giáo, thờ cúng.
Mọi hình thức tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc ta đều được thể hiện trong tranh
dân gian, nhất là tranh dân gian Hàng Trống Đầu tiên phải kể đến là tranh thờ Phậtgiáo như tranh vẽ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm hay tranh Thập điện Diêm vương.Tuy vậy về sau tranh Phật giáo tập chung trong các chùa chiền là chủ yếu Một thểloại tranh thờ khác là tranh phục vụ cho các điện thờ có màu sắc Đạo giáo như cáctranh Tam phủ, Tứ phủ, Tam hoà thánh mẫu, các thần tướng Hắc Hổ, Bạch Hổ hayNgũ Hổ, đức Thánh Trần, ông Hoàng, cậu Quận Những bức tranh thờ thường được
vẽ với màu sắc mạnh, tươi sáng, rực rỡ Ở một số tranh dùng tương phản mạnh giữanét và mảng màu sắc gây hiệu quả mạnh đối với thị giác như tranh Hắc Hổ tướngquân và nhiều tranh khác
Trang 11Tranh Ngũ Hổ thường ở các điện thờ, thể hiện một bố cục cân đối vẽ năm con hổnăm màu trắng, đen, xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho năm vị thần ở năm phương:Bắc – Nam, Đông – Tây và chính giữa trung tâm Đồng thời cùng ngũ hành theo quanniệm của phương Đông: Thanh Hổ – phương Đông – Mộc khu (xanh); Bạch Hổ –phương Tây ứng với Kim khu (trắng); Xích Hổ – phương Nam ứng với Hoả khu (đỏ),Hắc Hổ – phương Bắc ứng với Thuỷ khu (đen); Hoàng Hổ – trung tâm ứng với Địakhu (vàng).
Ngũ Hổ Tranh Hàng Trống.
Xem tranh ta thấy đường nét, màu sắc bộn bề, dày đặc Tuy vậy các nghệ nhân đã
để lại những mảng trống vừa phải, thuận mắt và vừa đủ để cân bằng bố cục toàn bộtranh Đồng thời còn gợi cho người xem cảm giác về không gian: bầu trời xanh vànhững cuộn mây trắng Mặc dù tranh thể hiện đề tài mang tính tôn giáo, thần bí Songtrong cách bố cục, tạo hình lại mang tính dân gian Đó là sự cân bằng, đăng đối và tậptrung về điểm giữa của bố cục Đó là tỉ lệ của các hình tượng không phụ thuộc vàoluật phối cảnh xa gần mà phụ thuộc vào vị thế của nhân vật trong thế giới tôn giáo,thần linh hay xã hội
4.Tranh chúc tụng.