1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp : kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may QUỐC PHỤC VIỆT NAM

104 186 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Để góp phần thúc đẩy nền kimh tế ngày càng phát triển hơn nữa thì lớp trẻ chúng em phải cố gắng nổ lực trong học tập, tu dưỡng đạo đức nhằm góp sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Riêng bản thân em, được bước vào học tập và rèn luyện tại trường HỌC VIỆN TÀI CHÍNH là một vinh dự và tự hào khi được sống và làm việc trong môi trường tài chính thân thương. Chính tại đây đã đào tạo biêt bao cán bộ tài chính kế toán để giúp ích cho đất nước Trong 4 năm học và tu dưỡng tại học viện tài chính em thật trân trọng và biết ơn công lao to lớn của các thầy cô những người đã không quản ngại gian nan vất vả với lòng nhiệt tình và lương tâm để chuyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích làm nền tảng sau khi ra trường Trong những năm qua nhà trường đã trang bị cho em lượng kiến thức khá lớn nhưng học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiển để khi ra trường tiếp xúc với thực tế khỏi bở ngỡ thì thực tập là một công việc không thể thiếu được với một người kế toán tương lai, thực tập giúp chúng em hiểu biết hơn về kinh nghiệm thực tế, về công tác chuyên môn của đơn vị thực tập nói riêng và nghành kế toán nói chung. Ngoài ra thực tập còn có một ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp ta vận dụng được những lý thuyết cơ bản đã học tại trường để áp dụng vào thực tế một cách linh hoạt giúp chung ta nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao chuyên môn và trình độ hiểu biết của mình để sau khi ra trường sẽ trở thành một người kế toán giỏi góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa nền kinh tế nước nhà phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân..,.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thựctế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn

Ký tên

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

LỜI NÓI ĐẦU 7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 10

1.1; sự cần thiết kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất: 10

1.1.1, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 10

1.1.1.1; Khái niệm chi phí sản xuất: 10

1.1.1.2; phân loại chi phí sản xuất: 11

1.1.1.2.1; phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí: 11

1.1.1.2.2; phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí: 11

1.1.1.3; Khái niệm của giá thành: 12

1.1.1.4; phân loại giá thành: 13

1.1.1.4.1; Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành 13

1.1.1.4.2; Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí : 14

1.1.1.5; Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 15

1.1.2; yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm: 15

1.1.3; nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: 16

1.2; KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 17

1.2.1; đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 17

1.2.2; phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 17

1.2.2.1; phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp 17

1.2.2.2; phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp 18

Trang 3

1.2.3; Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18

1.2.3.1; nội dung : 18

1.2.3.2; tài khoản sử dụng: 19

1.2.3.3; Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 19

1.2.4; kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 19

1.2.4.1; nội dung: 19

1.2.4.2; tài khoản sử dụng: 20

1.2.4.3; sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 20

1.2.5; kế toán chi phí sản xuất chung: 20

1.2.5.1; nội dung: 20

1.2.5.2; tài khoản kế toán sử dụng: 22

1.2.5.3; trình tự kê toán chủ yếu 22

1.2.6; kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp 23

Trang 4

1.4.1, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành: 28

1.4.1.1; đối tượng tính giá thành: 28

1.4.1.2; kỳ tính giá thành sản phẩm: 29

1.4.2; các phương pháp tính giá thành: 29

1.4.2.1; phương pháp tính giá thành giản đơn: 29

1.4.2.2; Phương pháp tính giá thành theo hệ số: 30

1.4.2.3; Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: 30

1.4.2.4; Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ 31

1.4.2.5; Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: trường hợp đối tượng tính giá thành là các nửa thành phẩm và các thành phẩm 31

1.4.2.6; Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: 32

1.5; sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đốivới từng hình thức sổ là: 33

CHƯƠNG II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty cổ phần may QUỐC PHỤC VIỆT NAM 34

2.1; , Tổng quan về công ty cổ phần may QUỐC PHỤC VIÊT NAM 34

2.1.1,Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 34

2.1.1.1; khái quát chung về công ty 34

2.1.1.2; quá trình hình thành và phát triển công ty: 34

2.1.2; đặc điểm tổ chức kinh doanh tại công ty cổ phần may QUỐC PHỤC VIỆTNAM: 36

2.1.2.1; đặc điểm tổ chức sản xuất: 36

2.1.2.2; quy trình công nghệ sản xuất tại công ty may QUỐC PHỤC VIỆT NAM bằng các công đoạn sau: 38

2.1.3; đặc điểm quản lý của công ty may QUỐC PHỤC VIỆT NAM: 39

2.1.4; đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 42

Trang 5

2.2.1; đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 45

2.2.1.1;đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 45

2.2.1.2; đối tượng tính giá thành: 45

2.2.2; KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP: 46

2.2.3; kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 56

2.2.3; kế toán chi phí sản xuất chung: 70

2.2.3.1; chi phí nhân viên phân xưởng( TK6271): 70

2.2.3.2; chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng:(TK6272) 72

2.2.3.3; chi phí công cụ dụng cụ(TK6273) 73

2.2.3.4; chi phí khấu hao TSCĐ(TK6274) 74

2.2.3.5; chi phí dịch vụ mua ngoài (TK6277) 79

2.2.3.6; chi phí bằng tiền khác: (TK6278) 79

2.2.5; kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: 85

2.2.6; , đánh giá sản phẩm dở dang trong công ty QUÔC PHỤC VIÊT NAM 88

2.7, tinh giá thành sản phẩm hoàn thành tại công ty QUỐC PHỤC VIÊT NAM: 91

CHƯƠNG III : MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC PHỤC VIÊT NAM 93

Trang 6

3.1, ý nghĩa của việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : 933.2,nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may QUỐC PHỤC VIÊT NAM: 943.2.1, những ưu điểm cơ bản: 95KẾT LUẬN 100

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước đã và đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển toàn diện về mọi mặtkinh tế chính trị xã hội Cùng với sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, từ khi thực hiệnđường lối chính sách nhiều thành phần, nền kinh tế của nước ta đã được thúc đẩymạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới

Để góp phần thúc đẩy nền kimh tế ngày càng phát triển hơn nữa thì lớp trẻchúng em phải cố gắng nổ lực trong học tập, tu dưỡng đạo đức nhằm góp sức củamình trong công cuộc xây dựng đất nước Riêng bản thân em, được bước vào học tập

và rèn luyện tại trường HỌC VIỆN TÀI CHÍNH là một vinh dự và tự hào khi được

sống và làm việc trong môi trường tài chính thân thương Chính tại đây đã đào tạobiêt bao cán bộ tài chính kế toán để giúp ích cho đất nước

Trong 4 năm học và tu dưỡng tại học viện tài chính em thật trân trọng và biếtơn công lao to lớn của các thầy cô những người đã không quản ngại gian nan vất vảvới lòng nhiệt tình và lương tâm để chuyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ íchlàm nền tảng sau khi ra trường

Trong những năm qua nhà trường đã trang bị cho em lượng kiến thức khá lớnnhưng học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiển để khi ra trườngtiếp xúc với thực tế khỏi bở ngỡ thì thực tập là một công việc không thể thiếu đượcvới một người kế toán tương lai, thực tập giúp chúng em hiểu biết hơn về kinhnghiệm thực tế, về công tác chuyên môn của đơn vị thực tập nói riêng và nghành kếtoán nói chung Ngoài ra thực tập còn có một ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp ta vậndụng được những lý thuyết cơ bản đã học tại trường để áp dụng vào thực tế một cáchlinh hoạt giúp chung ta nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao chuyênmôn và trình độ hiểu biết của mình để sau khi ra trường sẽ trở thành một người kếtoán giỏi góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa nền kinh tế nước nhà pháttriển và nâng cao đời sống của nhân dân

Bước đầu thực tế, đối với em là một vấn đề hết sức mới mẻ trước sự thay đổicủa cơ chế thị trường hiện nay Nay em được nhà trường tổ chức cho thực tập từ

Trang 8

ngày: 06/2/2012 đến ngày 28/4/2012 Qua thời gian thực tập em thấy rất hữu ích vàkhông thể thiếu với cá nhân em, vì đây là thời gian mà nhà trường tạo điều kiện chochúng em đi vào với thực tế, làm quen với các nghiệp vụ trên cơ sở lý thuyết đã đượchọc ở trường Những ngày thực tập tại Công ty cổ phần may QUỐC PHỤC VIÊTNAM em đã cố gắng học hỏi, nghiên cứu tài liệu và những kinh nghiệm thực tế củacác bác, các cô, các anh, các chị trong cơ quan Qua hơn hai tháng thực tập tại cơquan đã được giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các cô chú, các anh chị trong cơ quan Nayem đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may QUỐC PHỤC VIÊT NAM,cũng trong thời gian này em đã rút ra được những kinh nghiệp hết sức bổ ích cho bảnthân Đây là thời gian vô cùng quý giá cho bản thân em hiểu thế nào là: “Học đi đôivới hành” xong đối với một cán bộ tài chính kế toán thì chưa đủ mà còn phải học hỏihơn nữa, hiểu biết hơn nữa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nghiêncứu, tìm tòi những tài liệu và những điều luật mới ban hành sửa đổi

Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty Quốc Phục Viêt Nam, Tuy vẫn cònnhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của tập thể ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũcán bộ công nhân viên trong Công ty nên công việc thực tập của em đã có nhữngbước tiến triển đáng kể Hơn hai tháng không phải là thời gian dài nhưng em cũng cốgắng tìm hiểu biết thêm công tác chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác tàichính kế toán

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiếnthức cơ bản của người cán bộ tài chính tương lai Ngoài ra em cũng chân thành cảmơn sự giúp đỡ nhiệt tình của bàn lãnh đạo và các cô chú, các bác, các anh, các chịtrong Công ty nói chúng và trong phòng kế toán nói riêng đã giúp đỡ em trong suốtthời gian thực tập tại cơ quan

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình kế toán tài chính – nhà xuất bản tài chính năm 20102) Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC

3) Tài liệu liên quan đến công ty: hồ sơ năng lực, các sổ kế toán

CHƯƠNG I

Trang 10

NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNHTRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1; sự cần thiết kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất:

1.1.1, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:1.1.1.1; Khái niệm chi phí sản xuất:

sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất.Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vậnđộng và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất, nói cách khác qúa trìnhsản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp giữa ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng laovà sức lao động Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêuhao của chính bản thân các yếu tố trên, như vậy để tiến hành sản xuất hàng hoá phảibỏ ra chi phí về thù lao lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động vì thế sựhình thành nên các chi phí sản xuất sẽ tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu kháchquan, không phụ thuộc vào ý trí chủ quan của người sản xuất

Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) Nói cách khác chi phísản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thựchiện sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm

Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngoài các hoạt động có liên quan đếnquá trình sản xuất sản phẩm hoặc lao vụ thì còn có những hoạt động khác không cótính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp và cáchoạt động mang tính sự nghiệp Song chỉ những chi phí của hoạt động sản xuất mớiđược coi là chi phí sản xuất

Thực chất chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của cácyếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá

1.1.1.2; phân loại chi phí sản xuất:

Trang 11

phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo tiêu thức nhất định

Tuỳ Theo sự xem sét chi phí ở góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà người ta có thể lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp Tuy nhiên về mặt hạch toán chi phí sản xuất người ta thường phân loại như sau:

1.1.1.2.1; phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí:

Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung và tính chất của chi phí để chia racác yếu tố chi phí bao gồm các chi phí co cùng một nội dung kinh tế, không phân biệtnó phát sinh ở lỉnh vực hoạt động nào và có tác dụng ra sao.Vì vậy cách phân loại nàycòn được gọi là cách phân loại theo yếu tố chi phí.Theo cách phân loại này, chi phísản xuất được chia thành 5 yếu tố:

 Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệuphụ, nhiên liệu, chi phí phụ tìng thay thế và chi phí vật liệu khác mà doanh nghiệp đãsử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

 Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí về tiền lương phải trảcho người lao động,các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTNcho người lao đông tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

 Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số trích khấu hao của tất cả cácTSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

 Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho dịch vụ mua ngoài phục vụcho hoạt động sản xuất trong kỳ

 Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trìnhsản xuất trong kỳ

1.1.1.2.2; phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí:

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành các khoảnmục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệtchi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào Theo cách phân loại này, chi phí sản xuấtgồm những loại sau

Trang 12

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT): là chi phí các loại vật liệuchính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm trong kỳ

 Chi phí nhân công trực tiếp(CPNCTT): là toàn bộ tiền lương chính, tiềnlương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất

 Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trongphạm vi phân xương, bộ phận sản xuất sau khi đã trừ chi phí nguyên vật liệu và chiphí nhân công trực tiếp

Ngoài hai cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo nhiều tiêu thức khác, lựa chọn tiêu thức phân loại nào còn tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý chiphí sản xuất, yêu cầu cung cấp thông tin chi phí cho các đối tượng sử dụng, chẳng hạn:

 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mụctrên báo cáo tài chính (gồm có chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ)

 Phân loại theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phi vào các đối tươngkế toán chi phí (gồm có chi phí chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp)

 Phân loại vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm và quá trình kinh doanh (gồm có chi phí cơ bản và chi phí chung)

 Phân loai chi phí theo mối quan hệ chi phí với việc lập kế hoach và kiểm tra(gồm có chi phí biến đổi, chi phí cố định; chi phí hổn hợp)

 Phân loại chi phí để lựa chọn và ra quyết định (gồm có chi phí chìm, chi phícơ hội, chi phí chênh lệch)

1.1.1.3; Khái niệm của giá thành:

giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống vàlao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoànthành

Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặcgián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanhnghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp.

Trang 13

Những chi phí đưa vào giá thành của sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của tưliệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quantới việc bù đắp giản đơn các hao phí lao động sống Mọi tính toán chủ quan khôngphản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ cácquan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định được hiệu quả kimh doanh và không thựchiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mỡ rộng

1.1.1.4; phân loại giá thành:

để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá,giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ phạm vi khác nhau Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu

1.1.1.4.1; Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành

theo cách phân loại này, giá thành sản xuất sản phẩm chia thành các loại sau: Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch là giá thành sản xuất sản phẩm đượctính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạchđược tính toán trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm Giá thành kế hoạch là mục tiêuphấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất để hạ giáthành sản phẩm và để làm căn cứ phân tích, đánh giá hình thực hiện kế hoạch hạ giáthành của doanh nghiệp

 Giá thành định mức: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở cácđịnh mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Giá thành định mứcđược tính trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm Giá thành định mức là cộng cụ đểquản lý chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm, là thước đo chính xác đểxác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động , tiền vốn trong sản xuất Là căn cứ đểđánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệpđề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh

 Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơsở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh do kế toán tập và sản lượng sản phẩmthực tế sản xuất ra trong kỳ Giá thành sản xuất thực tế được tính sau quá trình sản

Trang 14

xuất Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệptrong việc sử dụng các giải pháp tổ chức kinh tế, kỷ thuật để thực hiện quá trình sảnxuất Giá thành sản xuất thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt động,sản xuất kinhdoanh

1.1.1.4.2; Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí :

Theo cách phân loại này giá thành được chia thành

 Giá thành sản xuất toàn bộ(Zsxtoàn bộ): giá thành sản xuất toàn bộ là loại giáthành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoànthành

 Giá thành sản xuất theo biến phí (Zsxbp): là loại giá thành mà trong đó chỉbao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung (phần biến phí) tính cho sản phẩm hoàn thành

Zsxbp =biến phí nguyên vật liệu trực tiếp +biến phí nhân công trực tiếp +biếnphí sản xuất chung

 Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý định phí sản xuất (Zsxhl): là loại giáthành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoànthành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở hoạt động thực tế so vớimức hoạt động theo công xuất thiết kế

Zsxhl = biến phí sản xuất +định phí sản xuất*n/N

Trong đó: N là mức hoạt động chuẩn; n là mức hoạt động thực tế Phần định phí còn lại chưa phân bổ là: định phí sản xuất *N-n/N

 Giá thành toàn bộ theo biến phí (Zbp): là loại giá thành sản phẩm trong đóbao gồm toàn bộ biến phí(biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lýdoanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ

Zbp = Zsxbp +biến phí bán hàng + biến phí quản lý doanh nghiệp

Trang 15

 Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chiphí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ : Ztb =Zsxtoàn bộ + chi phíbán hàng +chi phí quản lý doanh nghiệp

1.1.1.5; Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ

với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm Chi phí biểu hiện mặt hao phí sản xuất còngiá thành biểu hiện mặt kết quả sản xuất Đây là hai mặt thống nhất của một quátrình, vì vậy chúng giống nhau về chất Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đềubao gồm các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ratrong quá trình sản xuất sản phẩm.Tuy nhiên chúng lại khác nhau về lượng, cụ thể:

chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sảnphẩm luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định

chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng khi có chi phí sảnxuất cuối kỳ và đầu kỳ, khi đó: giá thành sản phẩm = chi phí sản xuất dở dang đầukỳ +chi phi sản xuất phát sinh trong kỳ - chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.Vì vậy vớicác ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm dở dang đầu kỳ bằngsản phẩm dở dang cuối kỳ thì giá thành sản xuất bằng với chi phí sản xuất

1.1.2; yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm:

Đối với doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ thì giá thành luôn là yếutố quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận Mặt khác,giá thành còn là công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể kiểm soát tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh Có thể nói giá thành là một tấm gương phản chiếu toàn bộbiện pháp, tổ chức quản lý kinh tế, liên quan đến tất cả các yếu tố chi phí trong sảnxuất

Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằmkhông những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thịtrường.

Trang 16

Do vậy nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và thoả mãn yêu cầu quản lýđề ra

Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm sau:

Phản ánh kiệp thời đầy đủ toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh

Kiểm tra tình hình định mức vật tư lao động và các dự toán chi phí khác, phát hiện kiệp thời các khoản chênh lệch vượt định mức, các khoản phát sinh ngoài kế hoạch các khoản hư hại, mất mát trong quá trình sản xuất để có biện pháp sử lý kiệp thời

Tính toán hợp lý giá thành các sản phẩm lao vụ hoàn thành trong kỳ của doanh nghiêp và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành theo từng kỳ, từ đó vạch ra các biện pháp để hạ giá thành

Đánh giá đúng đắn trị giá của sản phẩm làm dở cuối kỳ và đầu kỳ

1.1.3; nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmchính xác hợp lý, đúng đắn và đầy đủ có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phívà giá thành, trong việc kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của việc pháp sinh các chi phítrong doanh nghiệp Thông qua số liệu kế toán ghi chép, tập hợp được về chi phí giáthành, người quản lý doanh nghiệp biết được tình hình thực tế về chi phí giá thành củatừng loại, từng lô sản phẩm từ đó để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hìnhsử dụng nguồn lao động, vật tư là tiết kiệm hay lảng phí Qua đó đưa ra các biệnpháp hạ giá thành phù hợp với doanh nghiệp Hạ giá thành mà vẫn đảm bảo được chấtlượng là điều kiện sống còn của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh như ngàyhôm nay Tính đúng, tính đầy đủ giá thành sản phẩm là điều kiện cần thiết để xác địnhkết quả kinh doanh trong kỳ Như vậy, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp

Trang 17

1.2; KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

1.2.1; đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, đặc biệt quantrong đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Lựa chọnđúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất giúp phản ánh một cách đầy đủ trung thực vàkiệp thời toàn bộ các chi phí thực tế pháp sinh theo từng loại chi phí, từng nơi gây rachi phí và từng đối tượng chịu chi phí, góp phần tổ chức tốt công tác quản lý sản xuấtcà hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phínhằm phục vụ việc kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm Thực chấtcủa việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí(tổ sản xuất, phân xưởng ) hoặc là đối tượng chịu chi phí (từng đơn hàng, lôhàng )

Các căn cứ để xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là: căn cứ vào đặcđiểm của sản phẩm; căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ

1.2.2; phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sảnxuất để tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đãxác định Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụngphương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho thích hợp

1.2.2.1; phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí đã xác định trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng cụ thể sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó

Trang 18

1.2.2.2; phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp và phân bổ các chi phí gián tiếp, đólà các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xácđịnh mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp chi phí này cho các đối tượng đó Theođó, trước tiên kế toán căn cứ vào các chi phí đã phát sinh để tập hợp chung các chiphí liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm hoặc nội dung tập hợp chi phí, sau đóphân bổ các chi phí cho từng đối tượng cụ thể theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý

Việc phân bổ chi phí được tiến hành theo hai bướcBước 1: xác định hệ số phân bổ theo công thức:

Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ(C)

Hệ số phân bổ =

Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ(T)

Bước 2: xác định đối tượng chi phí cần phan bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể

Ci = Ti * H

Trong đó: H : là hệ số phân bổ

Ti :là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng

Ci : là đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ cho đối tượng

Sử dụng phương pháp này gảm bớt được khối lượng công việc, kế toán khôngphải theo dõi, chi tiết cụ thể mỗi lần chi cho từng đại lượng Tuy nhiên, việc phân bổgián tiếp có độ chính xác không cao, phụ thuộc chủ yếu vào tiêu thức phân bổ Vì vậy,những chi phí mà tìm được tiêu thức phân bổ hợp lý thì có thể dùng phương pháp này

1.2.3; Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.2.3.1; nội dung :

chi phí nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm: nguyên vậtliệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp choviệc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ

Trang 19

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.3.2; tài khoản sử dụng:

để hạch toán khoản mục CPNVLTT kế toán sử dụng TK – 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công dung: TK621 dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng

trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong các doanh nghiệpNgoài ra còn sử dụng một số TK liên quan như: TK 111, TK112 , TK152

1.2.3.3; Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: NVL không dùng hết nhập kho

TK 152(611) Tk 621 TK 154(631) Xuất kho NVL dùng cho sản xuất

TK 331 Kết chuyển CPNVLTT Mua NVL sử dụng ngay

TK 111;112 Không nhập kho TK 632 TK 113 chi phí NVLTT vượt Trên mức bình thường

1.2.4; kế toán chi phí nhân công trực tiếp:1.2.4.1; nội dung:

chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả, phải thanh toán cho côngnhân trực tiếp sản xuất gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp, khôngbao gồm các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép và các khoản trích theo lươngcủa công nhân trực tiếp sản xuất

Trang 20

1.2.4.2; tài khoản sử dụng:

kế toán sử dụng TK622- chi phí NCTT để tổng hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK khác như: TK 334; TK338; TK111

1.2.4.3; sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

TK 622

TK 334 TK 154(631) Tiền lương công nhân cuối kỳ kết chuyển

Trực tiếp sản xuất CPNCTT

TK 335 TK 632 Trích trước tiền lương nghỉ

Phép CNSX chi phí NCTT vượt Mức bình thường TK338

Các khoản trích theo lương Vào chi phí

1.2.5; kế toán chi phí sản xuất chung:1.2.5.1; nội dung:

chi phí sản xuất Chung là những khoản cần thiết khác phục vụ cho quá trìnhsản xuất sán phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.chi phí sản xuấtChung bao gồm

o Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhânviên phân xưởng, bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp Theo lương, các

Trang 21

khoản chích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho nhân viên phânxưởng

o Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu dùng Chung cho phân xưởng, nhưvật liệu dùng cho sửa chửa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý,

o Chi phí vật liệu sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ,dụng cụ sản xuất dùngcho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc, gá lắp,dụng cụ cầm tay .

o Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định sửdụng ở phân xưởng sản xuất, như khấu hao của máy móc thiết bị, khấu hao của nhàxưởng, phương tiện vận tải

o Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụcho các hoạt động của phân xưởng như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí, điện nước,điện thoại

o Chi phí khác bằng tiền: phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những khoảnchi phí kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí tiếp khách, hộinghị

Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sảnxuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung cònphải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi cuối kỳ sau khi đã tậphợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toán và phân bổchi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởngtheo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chungtính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ mức công xuất hoạt động thực tếcủa phân xưởng

Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơnvị sản phẩm được dựa trên công xuất bình thường của máy móc sản xuất trường hợpnức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thương thì chi phí sản xuất cốđịnh phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh Trường hợp mức sản xuất sản phẩm thấphơn công xuất bình thường, thì chỉ được phân bổ theo mức công xuất bình thường,

Trang 22

phần chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất chungtrong kỳ

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế

1.2.5.2; tài khoản kế toán sử dụng:

để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 – chi phí sản xuấtchung Tài khoản này được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí

TK627 – chi phí sản xuất chung có 6 TK cấp 2:

- TK 6271 – chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272 – chi phí vật liệu

- TK 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất- TK 6274 – chi phí khấu hao TSCĐ- TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài- TK 6278 – chi phí bằng tiền khác

1.2.5.3; trình tự kê toán chủ yếu

TK 334;338 TK 627

Chi phí nhân viên TK 154 (631)

TK153(142;242)(611) phân bổ cuối kỳ Chi phi CCDC

Trang 23

1.2.6; kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp1.2.6.1; nội dung:

trong kỳ, các khoản chi phí sản xuất phát sinh của hoạt động sản xuất được tổng hợp bên nợ các tài khoản tưong ứng là: TK621 ; TK 622 ; TK627 Đến cuối kỳ, toàn bộ chi phí sản xuất sẽ được tổng hợp vào một tài khoản duy nhất để xác định chi phí thực tế trong kỳ đối với doanh nghiệp sản xuất thì có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ

1.2.6.2; tài khoản sử dụng:

kế toán sử dụng tài khoản: TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí hoặc sử dụng TK 631- giá thành sản xuất nếu như doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản như sau: TK632; TK621

1.2.6.3; sơ đồ kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp(trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)

TK621 TK 154 TK152;138 Kết chuyển chi phí NVLTT Kết chuyển các khoản

TK632 Làm giảm giá thành Chi phí NVLTT vượt TK 157 Trên mức bình thường Sản phẩm gữi

TK632 Đi bán TK 155 Phần vượt mức bình thường Nhập kho thành phẩm

Kết chuyển chi phí SXC Bán ngay không qua kho

Định phí sản xuất chung do hoạt động dưới công xuất

Trang 24

sơ đồ kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp(trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

TK 154 TK 631 Kết chuyển chi phí sản

Suất dở dang đầu kỳ TK138; 811

hoàn thành TK 627

Kêt chuyển chi phí SXC

Phần vượt mức bình thưòng

Trang 25

1.3; đánh giá sản phẩm làm dở

1.3.1; khái niệm:

sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất,giacông chế biến trên các gia đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vàiquy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới hoàn thành sản phẩm

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu

Nội dung phương pháp này như sau

Chỉ tính cho sản phảm dơ phần chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp,còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chếbiến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác địnhtheo giá thành nữa thành phẩm gia đoạn trước chuyển sang

Chi phí sản xuất dở dang được xác đinh theo công thức Theo phương pháp bình quân

Ddk + Cv

Dck = x Qdck Qht + Qdck

Trong đó: Ddk ; Dck là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ,cuối kỳ

Cv là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ Qdck là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trang 26

Qht :là số lượng sản phẩm hoàn thành tronh kỳ Theo phương pháp nhập trước xuất trước

Cv

Dck = x Qdck Qbht + Qdck

Trong đó Qbht là khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ

1.3.2.2; phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khói lượng sản phẩm hoàn thành tương đương :

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm dởdang

Nội dung của phương pháp tính: tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp và các chi phí sản xuất khác, khối lượng sản phẩm dơ dang cuối ký được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang

Tuỳ theo yêu cầu quản lý, kiểm soát chi phí, doanh nghiệp có thể đánh giá theophương pháp nhập trước xuất trước hoặc phương pháp bình quân gia quyền

 Theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Giả thiết khối lượng sản phẩm sản xuất trước xẽ hoàn thành trước, do đó sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí của lần sản xuất cuối cùng Phương pháp này được áp dụng, đòi hỏi phải theo dỏi được khối lượng tương đương và đơn giá chi phí cho từng lần sản xuất

Công thức xác định:

xác định đơn giá chi phí của từng lần sản xuất:

Trang 27

DdkCo =

Qdđk x mđ

CC1 =

Qdđk(1-mc) + Qdck x mcTrong đó :

Co : chi phí đơn vị thuộc lần sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này

C1 : chi phí đơn vị thuộc khối lượng sản phẩm phải đầu tư chi phí trong kỳ nàyQdđk ; Qdck ;là khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Md ; mc là mức độ chế biến thành phẩm của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Qbht là khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ ( Qbht = Qht –Qdđk)

 Theo phương pháp bình quân gia quyền: chi phí dở dang cuối kỳ được xác định xác định dựa trên khối lượng tươn đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đơn giá bình quân

Dđk + CCbq =

Qdđk x mđ + [ Qdđk(1 – mđ) + Qbht ] + Qcdk x mc

Dck = Cbq x ( Qdck x mc)

Mứt độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặcđiểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đấu quy trìnhcông nghệ( thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bướctrước chuyển sang)thì mức độ chế biến hoàn thành của sán phẩm dở dang là 100%

1.3.2.3; phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức kếhoạch:

Trang 28

Phương pháp này áp dụng phù hợp nhất ở những doanh nghiệp mà hệ thống kế hoạch chi phí có độ chính xác cao Theo phương pháp này, chi phí dản xuất dở dang cuối kỳ được tịnh theo giá thành kế hoạch

Công thức:

Chi phí sản xuấtdở dang cuối kỳ = ∑ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ × Tỷ lệ hoànthành × Chi phí địnhmức của mỗi sản phẩm1.4; tính giá thành sản phẩm hoàn thành:

1.4.1, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành:1.4.1.1; đối tượng tính giá thành:

là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoànthành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổchức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,chu kỳ sản xuất sảnphẩm, tính chất của sản phẩm và trình độ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác địnhlà đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hang loạt theo đơn đặthang thì từng loạt sản phẩm và đơn vị sản phẩm thuộc từng đơn đặt hàng hoàn thànhlà đối tượng tính giá thành Doanh nghiệp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, mặt hàngổn định thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ và đơn vị sảnphẩm dịch vụ sản xuất hoàn thành

Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giảnđơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của công nghệ,cón các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giáthành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối

Trang 29

1.4.2; các phương pháp tính giá thành:

1.4.2.1; phương pháp tính giá thành giản đơn:

Điều kiện áp dụng: trường hợp từ khi đưa nguyên vật liệu vào quy trình sảnxuất cho đến khi tạo ra sản phẩm là một quy trình khép kín, kết thúc quy trình tạo ramột loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệsản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành của quytrình công nghệ đó

Nội dung: Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ.

Công thức: Z = Ddk + C - Dck Z

Z = Qht

Trong đó Z ; Z là tổng giá thành và giá thành đơn vị

Ddk; C ; Dck lần lượt là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ; chi phí sản xuất phápsinh trong kỳ;chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Trang 30

1.4.2.2; Phương pháp tính giá thành theo hệ số:

trường hợp quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, kếtthúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau,còn gọi là quy trình sản xuất liên sảnphẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm, đối tượng tập hợp giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành

Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:

Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A,B,C sản lượng sản phẩm hoànthành tương ứng là: Qa ,Qb ,Qc và hệ số tương ứng là Ha, Hb, Hc

Bước 1, tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ; quy đổi sảnphẩm hoàn thành thành phẩm chuẩn

Tương ta tính ra Zb và Zc

1.4.2.3; Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

trường hợp quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, kếtthúc quy trình công nghệ tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại khác nhau về kích cỡ,hoặc phẩm cấp, thì đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, đốitượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành

Giả sử quy trình công nghệ sản xuất n nhóm sản phẩm cùng loại: A1; A2;A3’ An trình tự tính giá thành được được thực hiện như sau

Bước : tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính chi phí sản xuấtcủa các nhóm sản phẩm đã hoàn thành (= Dđk + C - Dck )

Trang 31

Bước 2: xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành Tiêu chuẩn phân bổ giá thànhcó thể là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác dịnh theo sản lượng thực tế

TAi = Q1Ai x Zđi hoặc TAi = Q1Ai x Zki

1.4.2.4; Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ

Trường hợp quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại chi phí nguyên vật liệuchính, kết quả ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, để tính giá thànhsản phẩm phải loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ

Z = Dđk + C - Dck - Cp

Trong đó Cp là chi phí sản xuất sản phẩm phụ, được xác định theo chi phí ướctính hoặc xác định dựa trên giá có thể bán được sau khi trừ lợi nhuận định mức

1.4.2.5; Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:

trường hợp đối tượng tính giá thành là các nửa thành phẩm và các thành phẩm

Trang 32

Giả sử một quy trình sản xuất chế biến liên tục gồm n gia đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí theo sơ đồ sau:

GIAI ĐOẠN GIAI ĐOẠN 2 GIAI ĐOẠN n NVL chính ZN1 chuyển ZN-1 chuyển

Chi phí chế biến Chi phí chế biến chi phí chế biến

1.4.2.6;Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm:

có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí theo sơ đồ

GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2 …… GIAI ĐOẠN n

Trang 33

Phương pháp này đòi hỏi trước hết phải xác định được chi phí sản xuất củatừng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí,sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằmtrong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm phương pháp này còngọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song

1.5; sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm đối với từng hình thức sổ là:

Đối với hình thức nhật ký chung:

- bảng phân bổ vật liệu; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng phânbổ tiền lương

- nhật ký chung; nhật ký chi tiết; nhật ký mua hàng- sổ cái TK 621; 622; 627; 154

- sổ chi tiết TK 621; 622; 627; 154đối với hình thức nhật ký chứng từ:

- bảng phân bổ vật liệu; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng phânbổ tiền lương

- bảng kê số 4; bảng kê số 7- sổ cái TK 621; 622; 627; 154- sổ chi tiết TK 621; 622; 627; 154đối với hình thức chứng từ ghi sổ:

- bảng phân bổ vật liệu; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng phânbổ tiền lương

- chứng từ ghi sổ; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ- sổ cái TK 621; 622; 627; 154

- sổ chi tiết TK 621; 622; 627; 154đớ với hình thức nhật ký sổ cái:

- nhật ký sổ cái

Trang 34

2.1.1.1; khái quát chung về công ty

Tên doanh nghiệp: QUỐC PHỤC VIÊT NAM

Trụ sở chính : SỐ 47A7C, NGÕ 79 ;PHỐ 8/3 ;PHƯỜNG QUỲNHMAI ;QUẬN HAI BÀ TRƯNG ;HÀ NÔI

Hình thức hoạt động : may comple, veston, áo sơ mi, nhận may đồng phục sảnphẩm khi được hoàn thành thì sẽ được giao bán cho khách hàng thông qua đại lý, cửahàng trực thuộc hoặc nhập kho chờ tiêu thụ

Tình hình tài chính: vốn điều lệ : 19.000.000.000 VNĐĐơn vị tiền tệ kế toán : tiền việt nam(VNĐ)

2.1.1.2; quá trình hình thành và phát triển công ty:

Cơ chế kinh tế thay đổi, cũng như các nghành sản xuất khác, nghành may mặcviệt nam cũng tự mình vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể từ chỗ lànhững sản phẩm thứ yếu,ngày nay sản phẩm của nghành may mặc đã trở thành sảnphẩm quan trọng trong chiến lược pháy triển kinh tế của nước ta

Hoà nhập với su thế chung các doanh nghiệp tư nhân lần lượt ra đời trong đócó công ty cổ phần may QUỐC PHỤC VỊÊT NAM

Công ty cổ phần may QUỐC PHỤC VIÊT NAM là công ty tư nhân được thànhlập theo quyết định kinh doanh số 0102018578 ngày 17 tháng 3 năm 2005.Do ông nguyễn mạnh Tú và một số người góp vốn và sáng lập khi mới hình thành công ty cótổng cộng 40 cán bộ công nhân viên.sau 7 năm phát triển công ty đã lớn mạnh và từng bước thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế

Với sự đóng góp của mình công ty đã giành được nhiều danh hiệu cao quý do các tổ chức và cơ quan nhà nước trao tặng

Trang 35

sau khi được thành lập,công ty vẫn tiến hành các biện pháp cũng cố hoạt động ,ổn định lại tổ chức, cải tiến phương pháp kinh doanh ,mở rộng mạng lưới cửa hàng văn phòng đại diện ,tích cực hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguồn hàng

+Tổ chức huy động vốn dưới nhiều hình thức ,tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện cơ bản để cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển ,có điều kiện phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh

+Cũng như bao doanh nghiệp khác công ty cũng có những thăng trầm lớn qua các thời kỳ đổi mới đất nước tuy nhiên bằng hướng đi đúng đắn công ty đã vượt qua được những thử thách và phát triển ngày càng vững chắc Trong những năm gần đây công ty luôn đạt được mức doanh thu cao ,mức doanh thu này không chỉ làm cho tiềm lực tài chính của công ty thêm bền vững mà còn giúp cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân trong công ty và đóng góp vào ngân sách nhà nước

Sau đây là một số chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính của công ty trong một vài năm gần đây:

Chỉ tiêu Đơnvị

Năm 20111 ,bố chí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

1.1 ,bố chí cơ cấu tài sản

1.2 , bố chí cơ cấu nguồn vốn

2 , khả năng thanh toán

3 ,tỷ xuất sinh lời

3.1,tỷ xuất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 12,1 13,2

3.3 ,tỷ xuất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 6,4 6,65bảng chỉ tiêu khái quát đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty cỗ phần mayQUỐC PHỤC VIÊT NAM được tính từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty

Trang 36

Với tầm nhìn chiến lược của ban giám đốc cộng với đội ngũ cán bộ công nhânlành nghề có trình độ trong vài năm qua công ty đã không ngừng lớn mạnh, tình hìnhtài chính của công ty đã có những bước tiến theo chiều hướng tích cực

Qua bảng trên ta có thể thấy quy mô của công ty không ngừng tăng lên vềlượng đồng thời tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn kỳ này so với kỳ trướccũng đã tăng lên thể hiện công ty làm ăn co lợi nhuận

Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành của công tytương đối cao và có chiều hướng gia tăng điều này đồng nghĩa rằng tình hình tàichính của công ty rất ổn định và bền vững

Lợi nhuận năm 2009 là 3,2 tỷ; năm 2010 là 4,3 tỷ; năm 2011 là 6 tỷ Lợi nhuậncác năm đều tăng chứng tỏ 3 năm liên tiếp công ty đều làm ăn có lãi, có tình hình tàichính tốt.

Về nhân lực ,khi mới thành lập công ty chỉ có một phân xưởng với 40 côngnhân viên ,sau gần 7 năm phát triển đến nay công ty đã mỡ rông phát triển với 2 phânxưởng cùng với 90 công nhân viên, đi đôi với việc mỡ rộng về số lượng công nhân,ban lảnh đạo của công ty đã tìm mọi cách đễ nâng cao năng lực tay nghề cho côngnhân ,hiện nay công tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty đều được qua đào tạoơ các trường trung cấp nghề hoặc trong các trường đại học

Đây là một bước đi đúng đắn vì trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay thìyếu tố con người ngày càng được chú ý và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đếnnăng suất lao động của công ty và như vậy mức sống của cán bộ nhân viên toàn côngty cũng được cải thiện đáng kể.

2.1.2; đặc điểm tổ chức kinh doanh tại công ty cổ phần may QUỐC PHỤCVIỆT NAM:

2.1.2.1; đặc điểm tổ chức sản xuất:

ở công ty may QUỐC PHỤC VIỆT NAM các phân xưởng sản xuất được tổchức theo dây chuyền khép kín

Trang 37

sơ đồ tổ chức sản xuất ở công ty:

Tổ 2: chuyên may các sản phẩm: comple, ao dài

Tổ 3: chuyên may các sản phẩm nhận đặt từ các đơn đặt hàng , các sản phẩm đồng phục

Bộ phận kiểm tra sản phẩm: có nhiệm vụ kiểm tra các sản phẩm hoàn thành ; sửa hoặc loại bỏ những sản phẩm bị lỗi, sau đó tiến hành dán mác, đóng thùng cho sản phẩm

Trang 38

2.1.2.2; quy trình công nghệ sản xuất tại công ty may QUỐC PHỤC VIỆT NAM bằng các công đoạn sau:

-Chuẩn bị sản xuất: bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị về tiêu chuẩn kỹ thuật, về mẫu(nếu cần), về công nghệ trước khi đưa vào sản xuất mã hàng cùng với kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu.

+ Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu

+ Chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế(nếu cần vì đa phần các sản phẩm đều có mẫu sẳn)+ Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ

- Công đoạn chia cắt: bao gồm trải vải và cắt nguyên liệu, phụ liệu và một số công việc cần làm trước khi bắt đầu giai đoạn may

- Công đoạn ráp nối: bao gồm quá trình may các chi tiết, ủi định hình các chi tiết, ủi tạo hình và lắp ráp sản phẩm

- Công đoạn tạo dáng sản phẩm sau khi may: bao gồm 2 công việc chính là nhiệt ẩm định hình và ép tạo dáng Công đoạn này chỉ có ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm cao cấp như: Jacket, veston,…

- Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: bao gồm việc tẩy vết bẩn trên sản phẩm, ủi hoàn chỉnh sản phẩm, bao gói và đóng kiện

Được thực hiện song song với các công đoạn trên là quá trình kiểm tra chất lượng sảnphẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi xuất xưởng.

Trang 39

Sơ đồ công nghệ tại công ty được thể hiện như sau:

Chuẩn bị sản xuất các công đoạn sản xuất

Nguyên công thiêt chia cắt ráp tạo hoàn Phụ nghệ kế nối dáng tất Liệu

Định mức lập tiêu trải ủi nhiệt tẩy

hình nguyên phụ

cân đối liệu liệu ủi

cắt phá may ép tạo rán cắt thô chi dáng tem cắt tinh tiết

đánh số lắp ráp đóng kiện

ép, ủi

2.1.3; đặc điểm quản lý của công ty may QUỐC PHỤC VIỆT NAM:

Do không ngừng đổi mới cải tiến bộ máy quản lý và phong cách làm việc, bộmáy quản lý của công ty hiện nay được xắp sếp khá gọn nhẹ để đảm bảo yêu cầu củathị trường

Bộ máy của quản lý công ty được sắp xếp được tổ chức Theo mô hình trực tiếpchức năng nghĩa là các phòng ban của công ty có liên hệ chặt chẽ với nhau cùng chụisự quản lý của ban giám đốc

Trang 40

Sơ đồ quản lý sản xuất của công ty như sau:

PHÒNG TÀI PHÒNG TỔ PHÒNG THIẾT THỦ CHÌNH, KẾ CHỨC KẾ VÀ QUỶ

TOÁN LAO ĐỘNG MARKETING

Công nhân sản xuất và công nhân khác tại công ty

Hội đồng cổ đông: có nhiệm vụ thảo luận và thông qua điều lệ bầu cử hội

đồng quản trị và ban kiểm soát, bao gồm tất cả các thành viên có quyền biểu quyết là cơ quan có quyền quyết định cao nhất ở công ty ấn định mức thù lao và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban kiểm soát

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề liên quan đến hội đồng cổ đông quyền han và nghĩa vụ của hội đồng quản trị được quy định trong điều lệ của công ty, hội đồng quản trị của công ty gồm có 5 người

Ngày đăng: 08/10/2018, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w