Xây dựng đám mây lưu trữ riêng cho doanh nghiệp và cá nhân.Seafile là giải pháp đám mây lưu trữ riêng cho doanh nghiệp. Với Seafile, bạn có thể vận hành một đám mây lưu trữ cho doanh nghiệp, như là giải pháp đồng bộ, chia sẻ dữ liệu cho nhân viên và khách hàng. Đơn giản hơn, hãy xem Seafile như là đám mây lưu trữ Dropbox của riêng doanh nghiệp bạn.Giải pháp đám mây lưu trữ riêng Seafile có những tính năng và lợi thế tương tự như những đám mây lưu trữ công cộng khác; điểm khác biệt chính là doanh nghiệp tự vận hành và không có những hạn chế về quản trị so với những đám mây lưu trữ công cộng
Trang 1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP LƯU TRỮ
ĐÁM MÂY VỚI SEAFILE
Sinh viên thực hiện:
Trần Tấn Tuấn MSSV: 17109881 Nguyễn Khánh Duy MSSV: 17111001 Nguyễn Thanh Sang MSSV: 17111241
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm ……
Giáo viên hướng dẫn
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm ……
Giáo viên phản biện
Trang 4LỜI CẢM ƠN
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiệnNhóm 8
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Điện toán đám mây (Cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình tính toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet
Thuật ngữ "cloud computing" ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng phát triển của cơ sở hạ tầng CNTT vốn đã và đang diễn
ra từ những năm qua Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn tính toán khổng lồ như các phần cứng (máy chủ ), phần mềm, và các dịch vụ (chương trìnhứng dụng), … sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần
Nói cách khác, ở mô hình tính toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ thông tin từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải biết
về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang 7MỤC LỤC
Trang 8Chương 1: TỔNG QUAN GIẢI PHÁP LƯU TRỮ ĐÁM MÂY
1.1 Giới thiệu
Seafile là giải pháp đám mây lưu trữ riêng cho doanh nghiệp Với Seafile, bạn có thể vận hành một đám mây lưu trữ cho doanh nghiệp, như là giải pháp đồng bộ, chia sẻ dữ liệu chonhân viên và khách hàng Đơn giản hơn, hãy xem Seafile như là đám mây lưu trữ Dropboxcủa riêng doanh nghiệp bạn
Giải pháp đám mây lưu trữ riêng Seafile có những tính năng và lợi thế tương tự như nhữngđám mây lưu trữ công cộng khác; điểm khác biệt chính là doanh nghiệp tự vận hành và không có những hạn chế về quản trị so với những đám mây lưu trữ công cộng
1.2 Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là một hình thức sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấpnào đó cho phép người dùng dịch vụ của họ có thể lưu giữ, quản lý, chia sẽ và backup dữliệu của họ từ xa Dịch vụ này cho phép người dùng có thể truy cập tập tin ấy bất cứ lúcnào, miễn là có truy cập internet Dữ liệu của bạn được lưu trên server của nhà cung cấp đó
và bạn sẽ sử dụng một ứng dụng desktop hoặc ứng dụng web online của họ để truy xuấtđến dữ liệu của mình
Hiện nay có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây khác nhau như là: Google Drive, Droxbox, OneDrive,…
Hình 2.1: Có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây
Trang 91.3 Lợi ích của lưu trữ đám mây là gì?
1.3.1 Đối với doanh nghiệp
– Tổng chi phí đầu tư thấp: Thay vì bỏ một đống tiền ra mua phần cứng, ổ cứng và dự trù
thêm một khoản phí để mở rộng, bảo trì sau này Thì với lưu trữ đám mây bạn có thể thêmhoặc xóa bớt không gian lưu trữ theo nhu cầu và chỉ trả tiền cho những lưu trữ mình sửdụng thôi
– Giảm thời gian triển khai: Với tính năng lưu trữ đám mây, các quản trị viên chỉ cần xác
định số lượng dữ liệu và tổng dung lượng lưu trữ cần thiết Rồi tập trung làm việc khácthay vì loay hoay triển khai lưu trữ riêng cho công ty
– Quản lý thông tin dễ dàng: Bằng cách sử dụng tính năng quản lý của dịch vụ lưu trữ
đám mây, bạn dễ dàng thực hiện công việc quản lý thông tin vô cùng dễ dàng phân quyền,quản trị thành viên, chia sẽ dữ liệu nội bộ, cá nhân
– Khôi phục thiệt hại: Sử dụng lưu trữ đám mây nghĩa là bạn đã có 1 bản copy dữ liệu
quan trọng của doanh nghiệp Trường hợp không may dữ liệu bị hư hỏng hay mất bạn vẫn
sẽ còn bản copy này
1.3.2 Đối với cá nhân.
– Sử dụng dễ dàng: Như mình có nói ở trên, các dịch vụ lưu trữ đám mây đều cung cấp
giao diện ứng dụng cho máy tính hoặc ứng dụng web online Giao diện đều thân thiện vànhiệm vụ của bạn là kéo/thả dữ liệu của bạn từ ổ lưu trữ cục bộ vào ổ cứng lưu trữ đámmây thôi
– Băng thông: Tùy vào các dịch vụ, nhưng đa số băng thông đều cao Thay vì bạn gửi mail
cho sếp, mất khoảng thời gian để tải tập tin lên (mà còn giới hạn 25MB nữa chứ) thì bạnchỉ cần dán 1 link đến tập tin bạn lưu trữ, chia sẻ quyền xem thế là xong
– Tính truy cập cao: Mọi dữ liệu chứa ở đám mây có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc
nào thông qua internet
– Tiết kiệm chi phí: Không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả cá nhân cũng vậy, thay vì tốn cả
triệu mua ổ cứng di động chẳng hạn, bạn chỉ tốn hơn 1,000 vnđ để có 1GB dữ liệu trênmây mỗi tháng và chỉ trả cho những gì mình dùng thôi
Trang 10Hình 3.1: Những lợi ích mà đám mây đem lại
1.4 Phân loại lưu trữ đám mây:
Dịch vụ lưu trữ đám mây có thể phân thành 4 loại như sau:
– Personal Cloud: Chúng ta sử dụng loại hình thức này trong cuộc sống hằng ngày để đảm
bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu trên smartphone của mình Bạn chẳng may làm mấtđiện thoại thì cũng không lo mất số danh bạ hay có thể truy cập file backup trên cloud đểcài đặt, đưa lên lại thiết bị mới một cách vô cùng thuận tiện
Trang 11thì toàn bộ tài nguyên bao gồm phần cứng, ứng dụng… đều do nhà cung cấp dịch vụ nàyquản lý nói cách khác là tài nguyên dùng chung vì đúng như cái tên nó xây dựng mục đíchphục vụ công cộng Bạn chỉ cần bỏ tiền mua dịch vụ, việc bảo mật dữ liệu của bạn cứ để
họ lo Ưu điểm là phục vụ được đại đa số cộng đồng
– Private Cloud: Đây là loại hình dành cho doanh nghiệp và các công ty vừa và lớn Vì
đây là mô hình triển khai riêng biệt, với phần cứng mà doanh nghiệp thuê sẽ được đặt tạicông ty hoặc đặt tại nhà cung cấp mà họ mua (hoặc thuê) mà không phụ thuộc bất cứ phầncứng nào đang chạy dịch vụ khác của bên nhà cung cấp Với cơ chế đồng bộ 2 chiều, thíchhợp với ứng dụng lớn như database hay hệ thống ERP vì độ trễ thấp và hiệu xuất cao Ưuđiểm lớn nhất là lưu giữ thông tin nội bộ tốt, không bị bên thứ 3 là nhà cung cấp can thiệp(mặc dù tất cả nhà cung cấp đều cam kết không can thiệp dữ liệu khách hàng)
– Hybird Cloud: Là sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud Cho phép ta lựa chọn
môi trường Public hay Private linh hoạt cho ứng dụng Mang đến cho doanh nghiệp nhiềulựa chọn triển khai hơn vì sự linh hoạt mạnh mẽ kết hợp ưu điểm của cả hai loại hình.Nhược điểm là chi phí tốn kém và thời gian triển khai chắc chắn sẽ tốn kha khá thời gian
Hình 4.2: So sánh hai loại hình lưu trữ đám mây
Trang 121.5 Các trường hợp sử dụng hợp lưu trữ đám mây:
– Backup and reccovery: Sao lưu và phục hồi luôn là một phần quan trọng để đảm bảo dữ
liệu luôn được bảo vệ và lấy lại khi cần thiết Với yêu cầu ngày một tăng như hiện nay đó
là cả một thách thức Tuy nhiên lưu trữ đám mây mang lại chi phí thấp, độ bền cao và quy
mô lớn là giải pháp thích hợp cho sao lưu, phục hồi
Hình 5.1: Sao lưu và phục hồi luôn cần thiết cho cả cá nhân và doanh nghiệp
– Kiểm thử và phát triển phần mềm: môi trường kiểm tra và triển khai phần mềm, ứng
dụng luôn đòi hỏi phải tách biệt, độc lập và mỗi môi trường cũng phải giống nhau để xâydựng, quản lý Có một số công ty lớn đã đã tạo ra các ứng dụng có tốc độ nhanh bởi tậndụng được tính linh hoạt, hiệu suất cao và chi phí thấp của lưu trữ đám mây Hiện nay cácDeveloper trên thế giới cũng đang theo xu hướng chuyển sang các lựa chọn lưu trữ đámmây thay vì phải nhức đầu quản lý ở môi trường cục bộ
– Di chuyển dữ liệu đám mây: Tính sẵn sàng, độ ổn định và lợi thế về chi phí khiến các
chủ doanh nghiệp bị hấp dẫn Tuy nhiên với các quản trị viên quản lý việc lưu trữ, sao lưu,bảo mật lo ngại việc phải di chuyển một lượng lớn dữ liệu lên đám mây hoặc ngược lại vì
sợ mất thời gian, bảo mật… Hiện nay có một số nhà cung cấp ra mắt dịch vụ di chuyển dữliệu lớn đến đám mây với băng thông cao, giải quyết được vấn đề thời gian và cả bảo mật
Trang 13Hình 5.2: Không còn lo lắng khi lưu trữ dữ liệu lớn nữa
Sự tuân thủ: Việc lưu trữ dữ liệu trên “mây” sẽ làm các doanh nghiệp băn khoăn về quy
định, chính sách đặc biệt của nhà cung cấp khi dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống tuân thủcác quy định được đặt ra Với các dịch vụ mới của lưu trữ đám mây ở một số nhà cung cấp
có thể cho phép bạn kiểm soát quyền, quy định đặt ra cho dữ liệu cá nhân, nội bộ thôngqua chính sách khóa
Dữ liệu lớn: dữ liệu lớn lên theo thời gian đòi hỏi các các giải pháp mới vì giải pháp
truyền thống không phù hợp nữa với chi phí, hiệu suất và khả năng mở rộng Các dữ án với
dữ liệu lớn (big data) phải có hồ chứa dữ liệu (data lakes) để lưu trữ Hồ chứa dữ liệu đượcxây dựng trên lưu trữ đối tượng (object storage) giữ thông tin ở dạng nguyên bản và baogồm siêu dữ liệu phong phú cho phép khai thác có chọn lọc để phân tích Hồ chứa dữ liệutrên “mây” thường nằm trong vị trí trung tâm của kho dữ liệu, tiến trình xử lý, dữ liệu lớn
và công cụ phân tích
Trang 14Hình 5.3: Ưu điểm của data lake
1.6 Nhược điểm của lưu trữ đám mây:
Có ưu điểm tất có khuyết điểm và đây là những bất cập khi sử dụng lưu trữ đám mây
Hình 6.1: Đâu là khuyết điểm của lưu trữ đám mây?
• Khả năng sử dụng: Cẩn thận với việc kéo/thả, nó có thể khiến tài liệu của bạn đi
hẳn luôn lên cloud (cut file) thay vì coppy file
• Băng thông: Một vài nhà cung cấp dịch vụ sẽ giới hạn băng thông Vì vậy khi có ý
định sử dụng lưu trữ đám mây hãy tham khảo kỹ các nhà cung cấp và tùy vào nhu cầucủa mình nữa bạn nhé
• Khả năng truy cập: Nếu không có internet bạn sẽ bó tay thôi, không thể truy cập
vào dịch vụ lưu trữ của mình được
• Phụ thuộc phần mềm: Nếu bạn muốn lấy file ở nhiều thiết bị khác nhau và từ một
vài dịch vụ lưu trữ đám mây thì bạn cần phải tải phần mềm về để cài vào đấy
• Bảo mật dữ liệu: Một số doanh nghiệp sẽ cảm thấy bất an khi dữ liệu cá nhân và
doanh nghiệp có thể nằm chung nơi lưu trữ với tổ chức khác, và còn bất an với cả nhàcung cấp dịch vụ nữa chứ Đó là chưa kể trong quá trình di chuyển dữ liệu từ cục bộlên đám mây chẳng may bị kẻ xấu xâm nhập dữ liệu công ty hoặc các nhân và lấy cắpthông tin đó (http://www.securityweek.com/man-cloud-attacks-leverage-storage-services-steal-data)
Trang 15Chương 2: SEAFILE
2.1 Giới thiệu cấu trúc đám mây lưu trữ Seafile
- Seafile nguyên bản là đám mây lưu trữ mã nguồn mở, bất kì cá nhân hay tổ chức đều
có thể sử dụng, miễn là tuân thủ quy tắc mã nguồn mở Hôm nay nhóm 8 chúng em xin giới thiệu về cấu trúc, các thành phần cấu thành đám mây lưu trữ này Hiểu được các cấu trúc sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc triển khai và duy trì hệ thống đám mây lưu trữ Seafile
2.2.3 SeafileServer
-Seaf-server Một tiến trình chạy nền xử lý các dịch vụ dữ liệu
2.3 Các thành Seafile Client
Trang 16Seafile-applet Giao diện Seafile Client
2.3.2 Seafile daemon
Seafile Một tiến trình chạy nền xử lý các dịch vụ dữ liệu
2.3.3 Ccnet daemon
Ccnet Một tiến trình chạy nền xử lý các dịch vụ mạng
3.1 Giới thiệu chung
Thị trường Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng phát triển mạnh, tuy nhiên hàm chứa nhiều rủi ro Hiện nay các công ty, tổ chức đều hướng tới thị trường cho bán lẻ Tiềm năng phát triển của thị trường tiêu dùng tại VN vẫn được đánh giá cao với hàng loạt các công ty lớn sẽ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian sắp tới
Tuy nhiên, vấn đề gây trở ngại nhất đối với phát triển thị trường này hiện nay lại chính là bài toán kết nối và ứng dụng CNTT Trong hoạt động hàng ngày, dữ liệu rất quan trọng đối với các công ty nhất là trong lĩnh vực tài chính, kế toán, chứng khoáng đòi hỏi dữ liệu phải hoạt động liên tục Ở mức cao hơn, hệ thống giao dịch cần phải đáp ứng nhu cầu như:Email, website, SQL , thông qua Internet hằng ngày lượng truy cập từ vài nghìn đến vài chục nghìn connections Một minh chứng thực tế cho thấy rằng, không ít các công ty tài chính đi lên từ công nghệ, lấy công nghệ thông tin là một tiêu chí để thu hút khách hàngcũng như nhà đầu tư
Để đáp ứng yêu cầu tăng cường tính lưu trữ và khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ, Kháchhàng yêu cầu xây dựng giải pháp kỹ thuật, phân tích cung cấp sản phẩm và dịch vụ đảm bảo sao lưu dữ liệu, đặc biệt là vùng hệ thống Internet cung cấp dịch vụ chia sẽ file, ứng dụng, , đảm bảo độ sẵn sàng cao và an toàn thông tin Dựa trên các yêu cầu đặc thù của hệ thống mạng của Khách hàng, nhóm 8 xin phân tích và xây dựng giải pháp sao lưu dữ liệu, được trình bày như dưới đây
3.2 Tại sao cần hệ thống lưu trữ?
3.2.1 Tổng quan
Trang 17Việc lưu trữ qua mạng sẽ dần thay thế cho việc lưu trữ như hiện nay (Local sao chép qua 1
ổ cứng khác )
Thống kê từ IDC cho thấy, công suất lưu trữ hiện nay đang tăng lên với tốc độ 50%/năm khiến cho nhiều dữ liệu có thể gặp rủi ro hơn và quy trình khôi phục sẽ chậmhơn Thực tế có khoảng 70% lượng dữ liệu là bị trùng lặp và không được truy cập sử dụngtrong thời gian trên 90 ngày Nếu ứng dụng các giải pháp như Backup Exec sẽ giúp tiếtkiệm được từ 20-40% chi phí cho việc lưu trữ, đồng thời dễ dàng tìm kiếm cũng như khôiphục những thông tin quan trọng khi cần thiết
48-IDC dự báo đến năm 2011 sẽ có 25% hệ thống lưu trữ bên ngoài doanh nghiệp sửdụng iSCSI
Trang 18Hiện nay, lưu trữ là vấn đề rất quan trọng đối với hệ thống IT, đòi hỏi độ tin cậy, tính ổn định cao đối với thiết bị lưu trữ Dữ liệu của mỗi công ty phải hoạt động liên tục đáp ứng nhanh chóng việc truy cập và sử dụng của người dùng Nếu dữ liệu của công ty lưu trử phân tán trên nhiều server và các server này chạy rất nhiều ứng dụng đòi hỏi tốc độ đọc/ghi
ổ đĩa nhanh và hoạt động liên tục, thời gian backup của các server này mất khá nhiếu thời gian và cần dung lượng lớn để lưu trữ
Hầu như hiện nay nhiều công ty chưa quan tâm tới thiết bị lưu trữ chuyên dụng trong khi hệ thống có rất nhiếu server chạy ứng dụng và chứa dữ liệu họ chỉ đầu tư thêm server hoặc đầu tư thêm ổ đĩa lớn hơn khi gặp vấn đề về lưu trữ Vì vậy họ chỉ tập trung lưu dữ liệu trên các server với cấu hình cao ổ cứng tới vài trăm GigaByte Nhưng đến một lúc nào
đó server bạn quá tải hoặc gặp sự cố về software, hardware thì dữ liệu của bạn sẽ như thế nào? Bạn backup dự liệu qua 1 server khác? Thời gian bạn phục hồi lại dữ liệu như thế nào, mất bao lâu ? Giải pháp đầu tư thêm server hoặc đầu tư thêm ổ đĩa lớn hơn thay thế cho các ổ cứng hiện đang có để mở rộng thêm phần lưu trử là giải pháp không linh hoạt và không kinh tế
3.2.2.1 Thiết bị lưu trữ chuyên dụng (Storage Infortrend)
Với thiết bị lưu trữ chuyên dụng Storage Infortend thì chúng ta có thể yên tâm về mặt dữ liệu và sẽ giảm tải cho các server chạy ứng dụng (Database SQL Server, File Server, Mail Server,….)
3.2.2.2 Tốc độ đọc/ghi dữ liệu
Trang 19Hiện nay, hầu hết các thiết bị lưu trữ sử dụng chuẫn :
SAS với 15000rpm tốc độ đọc/ghi dữ liệu tối đa1607 Mb/s
SATA với 7200rpm tốc độ đọc/ghi dữ liệu tối đa 1287 Mb/s
Hỗ trợ các chuẩn RAID 0,1,5,6
3.2.2.3 Khả năng mở rộng
Thiết bị lưu trữ Infortrend khi cần mở rộng lưu trữ thì chỉ cần gắn thêm ổ cứng chuẩn SAS hoặc SATA, khả năng hỗ trợ mở rộng lên tới 60TB và có thể cấu hình cùng lúc RAID 0,1,5,6 và có khả năng xếp chồng
3.3 Đề xuất giải pháp và thiết bị phù hợp
• Sao lưu dữ liệu an toàn
• Đáp ứng nhu cầu đọc/ghi dữ liệu nhanh
• Khả năng mở rộng ổ cứng
• Quản lý iSCSI RAID bằng phần cứng
• Độ ổn định cao
• Thời gian uptime cho hệ thống nhanh
• Giảm thiểu downtime cho hệ thống
• Dễ dàng triển khai và quản lý
• Chi phí đầu tư thấp
• Tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh
• Thiết bị lưu trữ
Sử dụng storage Infortrend
Bộ công cụ backup của Veritas và backup offline qua tape