Sau hơn 3 tháng làm đồ án với nhiệm vụ thiết kế nhà máy sản xuất sữa từ nguồnnguyên liệu sữa tươi, đến nay em đã hoàn thành đồ án của mình.Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn
Trang 3Tên đề tài: Thiết kế nhà máy sữa từ nguyên liệu sữa tươi, gồm hai dây chuyền:
- Phô mai tươi, năng suất 13000 tấn sản phẩm/ca
- Sữa cô đặc có đường, năng suất 28 triệu lít sản phẩm/năm
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Hoài
Số thẻ SV : 107120252
Lớp : 12SH
Nội dung tóm tắt: Đồ án bao gồm 10 chương như sau:
Chương 1: Lập luận kinh tế, kỹ thuật
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ
Chương 9: Kiểm tra sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm
Chương 10: An toàn lao động và vệ sinh xí nghiệp
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HOÁ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Nguyễn Văn Hoài Số thẻ sinh viên: 107120252
Lớp:12SH Khoa: Hoá Ngành: Công nghệ sinh học
1 Tên đề tài đồ án
Thiết kế một nhà máy sữa từ nguyên liệu sữa tươi, gồm hai dây chuyền:
- Phô mai tươi, năng suất 13000 tấn sản phẩm/ca
- Sữa cô đặc có đường, năng suất 28 triệu lít sản phẩm/năm
2 Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3 Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
- Sữa tươi có tổng chất khô 12,4%, trong đó 3,5% là chất béo
- Phô mai tươi có hàm lượng chất khô 40%
- Sản phẩm sữa cô đặc có tổng chất khô là 74%, trong đó đường chiếm 40%, tỷtrọng sữa sản phẩm là 1,363 kg/l
4 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Bìa cứng và bìa lót
Nhận xét của người hướng dẫn
Nhận xét của người phản biện
Tóm tắt
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Lời nói đầu và cảm ơn
Lời cam đoan liêm chính học thuật
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình vẽ
Mở đầu
Chương 1: Lập luận kinh tế, kỹ thuật
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ
Chương 4: Cân bằng vật chất
Trang 5Chương 6: Tính năng lượng
Chương 7: Tính tổ chức
Chương 8: Tính xây dựng
Chương 9: Kiểm tra sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm
Chương 10: An toàn lao động và vệ sinh xí nghiệp
Kết luận
Tài liệu tham khảo
5 Các bản vẽ, đồ thị
Bản vẽ sơ đồ dây chuyền công nghệ
Bản vẽ mặt bằng phân xưởng sản xuất chính
Bản vẽ mặt cắt phân xưởng sản xuất chính
Bản vẽ tổng mặt bằng tổng thể nhà máy
Bản vẽ sơ đồ đường ống hơi nước
6 Họ tên người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Lan
7 Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 10/02/2017.
8 Ngày hoàn thành đồ án: 15/05/2017.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2017
Trang 6Sau hơn 3 tháng làm đồ án với nhiệm vụ thiết kế nhà máy sản xuất sữa từ nguồnnguyên liệu sữa tươi, đến nay em đã hoàn thành đồ án của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Lan, là người trực tiếphướng dẫn làm đồ án cho em, sau đó là các thầy cô trong bộ môn cũng như trong khoa
đã tạo cho em nền tảng kiến thức và đặc biệt là gia đình cũng như bạn bè đã tận tìnhgiúp đỡ em trong quá trình làm đồ án
Tuy nhiên, do kiến thức bản thân và sự am hiểu về thực tế còn hạn chế nên khôngthể tránh thiếu sót, do đó em mong nhận được sự góp ý của thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Hoài
Trang 7Em xin cam đoan các số liệu thống kê, số liệu nghiên cứu, các kiến thức, nhậnđịnh, các thông tin về thiết bị đều được trích dẫn chính xác từ các tài liệu đã được nêutrong mục Tài liệu tham khảo với chú thích cụ thể.
Các bản vẽ có tham khảo từ đồ án cũ của các anh chị trước khoá 12 nhưng khôngsao chép nguyên mẫu
Bố cục và trình bày bài thuyết minh, bản vẽ, các giấy tờ quy định cũng được thựchiện theo đúng quy định của nhà trường
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Hoài
Trang 8TÓM TẮT
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ, KỸ THUẬT 2
1.1.Sự cần thiết của việc xây dựng nhà máy 2
1.2.Vị trí đặt nhà máy 2
1.2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đà Nẵng 2
1.2.2.Thông tin chung về khu công nghiệp Hoà Khánh 3
1.3.Nguồn nguyên liệu 3
1.4.Nguồn cung cấp điện và hơi 3
1.5.Hệ thống cấp thoát nước 4
1.6.Hạ tầng giao thông vận tải 4
1.7.Hợp tác hoá sản xuất 4
1.8.Nguồn nhân lực 4
1.9.Thị trường tiêu thụ 4
1.10.Máy móc và thiết bị cho nhà máy 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1.Giới thiệu về nguyên liệu 5
2.1.1.Nguyên liệu chính - sữa tươi 5
2.1.2.Tính chất vật lý của sữa 5
2.1.3.Tính chất hoá học của sữa 6
2.1.4.Các thành phần của sữa 6
2.1.5.Các chỉ tiêu chất lượng của sữa 11
2.1.6.Những biến đổi thành phần của sữa 13
2.1.7.Phương pháp bảo quản sữa 15
2.1.8.Nguyên liệu phụ 15
2.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa ở trong và ngoài nước 15
2.2.1.Ngoài nước 15
2.2.2.Trong nước 16
2.3.Giới thiệu về sản phẩm 17
Trang 92.3.2.Sữa cô đặc có đường 18
CHƯƠNG 3 CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 19
3.1 Dây chuyền công nghệ 19
3.2.Thuyết minh dây chuyền công nghệ 20
3.2.1.Công đoạn chung cho cả hai dây chuyền 20
3.2.2.Dây chuyền sản xuất phô mai tươi 21
3.2.3.Dây chuyền sản xuất sữa cô đặc có đường 23
CHƯƠNG 4 TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT 26
4.1.Kế hoạch sản xuất của nhà máy 26
4.2.Tính cân bằng vật chất 27
4.2.1.Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất phô mai tươi 27
4.2.2.Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất sữa cô đặc có đường 30
4.2.3.Tính cân bằng vật chất cho công đoạn chung của hai dây chuyền 32
4.3.Tính tỷ trọng sữa 33
4.3.1.Tính tỉ trọng của sữa nguyên liệu 33
4.3.2.Tính tỉ trọng nguyên liệu trong công đoạn phối trộn dây chuyền sữa cô đặc 33
4.3.3.Tính tỉ trọng của sữa đi vào dây chuyền phô mai tươi 33
4.4.Tính số hộp và số thùng cho công đoạn hoàn thiện sản phẩm 34
4.4.1.Đối với sữa cô đặc 34
4.4.2.Đối với phô mai tươi 34
CHƯƠNG 5 CHỌN VÀ TÍNH THIẾT BỊ 36
5.1.Các thiết bị dùng trong dây chuyền sản xuất của nhà máy 36
5.2.Tính toán và chọn thiết bị 37
5.2.1.Tính toán thùng chứa cho cả hai dây chuyền 37
5.2.2.Tính và chọn thiết bị dùng chung cho cả hai dây chuyền 40
5.2.3.Tính và chọn thiết bị cho dây chuyền phô sữa cô đặc có đường 42
5.2.4.Tính và chọn thiết bị cho dây chuyền phô mai tươi 47
CHƯƠNG 6 TÍNH NĂNG LƯỢNG 55
6.1.Tính cân bằng nhiệt 55
6.1.1.Cân bằng nhiệt cho thiết bị thanh trùng và làm nguội 55
6.1.2.Cân bằng nhiệt cho thiết bị nấu siro 56
6.2.Tính hơi và nhiên liệu 58
6.2.1.Tính chi phí hơi 58
6.2.2.Tính nhiên liệu 59
6.3.Tính cấp thoát nước 60
Trang 106.3.2.Tính đường ống dẫn nước 61
6.3.3.Thoát nước 61
CHƯƠNG 7 TÍNH TỔ CHỨC 63
7.1.Sơ đồ tổ chức 63
7.2.Chế độ làm việc 63
7.3.Tính nhân lực 63
CHƯƠNG 8 TÍNH XÂY DỰNG 66
8.1.Đặc điểm khu đất xây dựng nhà máy 66
8.2.Các công trình xây dựng 66
8.2.1.Phân xưởng sản xuất chính 66
8.2.2.Kho nguyên vật liệu 67
8.2.3.Kho thành phẩm 69
8.2.4.Gara ô tô 70
8.2.5.Nhà để xe 70
8.2.6.Phòng chứa dụng cụ cứu hỏa 70
8.2.7.Nhà ăn 70
8.2.8.Khu hành chính 70
8.2.9.Phòng bảo vệ 71
8.2.10.Nhà sinh hoạt vệ sinh 71
8.2.11.Khu xử lí nước thải 72
8.2.12.Trạm biến áp 72
8.2.13.Nhà đặt máy phát điện dự phòng 72
8.2.14.Bãi nhập hàng 73
8.2.15.Bãi xuất hàng 73
8.2.16.Khu cung cấp nước và xử lý nước 73
8.2.17.Đài nước 73
8.2.18.Phân xưởng lò hơi 73
8.2.19.Khu đất mở rộng 73
8.2.20.Kho chứa nhiên liệu 73
8.2.21.Kho chứa hóa chất 74
8.2.22.Phân xưởng cơ khí 74
8.2.23.Khu lạnh trung tâm 74
8.2.24.Đường giao thông trong nhà máy 74
8.3.Tính khu đất xây dựng nhà máy 75
8.3.1.Diện tích khu đất 75
Trang 11CHƯƠNG 9 KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM 77
9.1.Mục đích kiểm tra sản xuất và sản phẩm 77
9.2.Kiểm tra nguyên liệu 77
9.3.Kiểm tra công đoạn trong quá trình sản xuất 78
CHƯƠNG 10 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP 82
10.1.An toàn lao động 82
10.1.1.Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn trong quá trình sản xuất 82
10.1.2.Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động 82
10.1.3.Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động 82
10.2.Vệ sinh công nghiệp 84
10.2.1.Vệ sinh cá nhân của công nhân 84
10.2.2.Vệ sinh máy móc, thiết bị 84
10.2.3.Vệ sinh xí nghiệp 84
10.2.4.Xử lý nước thải 84
Trang 12
Bảng 4.1 Biểu đồ nhập nguyên liệu của nhà máy
Bảng 4.2 Biểu đồ làm việc của nhà máy tính theo ca
Bảng 4.3 Biểu đồ kế hoạch sản xuất của nhà máy
Bảng 4.4 Tỷ lệ hao hụt khối lượng và ẩm qua mỗi công đoạn sản xuất phô mai tươi Bảng 4.5 Bảng tiêu hao các công đoạn trong sản xuất sữa cô đặc
Bảng 4.6 Tỷ lệ hao hụt qua các công đoạn chung của hai dây chuyền
Bảng 4.7 Tổng kết nguyên liệu qua từng công đoạn
Bảng 5.1 Các thiết bị dùng trong dây chuyền sản xuất của nhà máy
Bảng 5.2 Bảng tổng kết các thùng chứa
Bảng 5.3 Tính năng kỹ thuật của máy tách lọc ly tâm Maxcream 15T
Bảng 5.4 Tính năng kỹ thuật của thiết bị định lượng LDT/AFM 300
Bảng 5.5 Tính năng kỹ thuật của thiết bị gia nhiệt loại TeTra Pak Plate
Bảng 5.6 Tính năng kỹ thuật của thiết bị phối trộn TeTra Almix 10
Bảng 5.7 Tính năng kỹ thuật của nồi nấu siro 2 vỏ JC-500-4
Bảng 5.8 Tính năng kỹ thuật của hệ thống cô đặc chân không 3 cấp tuần hoàn
SERES-SJN3-3000
Bảng 5.9 Tính năng kỹ thuật của máy chiết rót và ghép mí
Bảng 5.10 Tính năng kỹ thuật của máy dán nhãn thương hiệu tự động J600
Bảng 5.11 Tính năng kỹ thuật của thiết bị thanh trùng, làm nguội Tetra Plex C6
Bảng 5.12 Tính năng kỹ thuật của thiết bị lên men Tetra Alsafe Aseptic tank C2kiểu đứng
Bảng 5.13 Tính năng kỹ thuật của thùng đông tụ
Bảng 5.14 Tính năng kỹ thuật của thiết bị cắt huyết thanh Tetra Tebel O - Vat
Bảng 5.15 Tính năng kỹ thuật của máy rót hiệu BencoPack - Italy
Bảng 5.16 Tính năng kỹ thuật của máy rót hiệu BencoPack - Italy
Bảng 5.17 Bảng tổng kết thiết bị
Bảng 6.1 Bảng tổng kết chi phí hơi của các thiết bị
Bảng 6.2 Bảng tiêu hao hơi và nhiên liệu
Bảng 7.1 Bảng tổng kết nhân lực làm việc trực tiếp
Bảng 8.1 Bảng tổng kết xây dựng các công trình toàn nhà máy
Bảng 9.1 Kiểm tra nguyên liệu
Trang 13Bảng 9.3 Bảng kiểm tra thành phẩm
Trang 14Hình 2.1 Sản phẩm phô mai tươi
Hình2.2 Sản phẩm sữa cô đặc có đường
Hình5.1 Cấu tạo thùng chứa
Hình5.2 Máy lọc ly tâm Maxcream 15T
Hình5.3 Máy định lượng loại LDT/AFM 300
Hình5.4 Thiết bị gia nhiệt loại Tetra Pak Plate
Hình5.5 Thiết bị phối trộn Tetra Almix 10
Hình5.6 Nồi nấu siro JC-500-4
Hình5.7 Hệ thống cô đặc chân không 3 cấp tuần hoàn SERES-SJN3-3000Hình5.8 Máy rót lon và ghép mí
Hình5.9 Máy dán nhãn thương hiệu tự động J600
Hình5.10 Thùng tiêu chuẩn hoá
Hình5.11 Thiết bị thanh trùng, làm nguội Tetra Plex C6
Hình5.12 Thiết bị lên men Tetra Alsafe Aseptic tank C2 kiểu đứng
Hình5.13 Thiết bị cắt huyết thanh Tetra Tebel O - Vat
Hình5.14 Máy đóng hộp BencoPack – Italy
Hình5.15 Bơm ly tâm UBH-10
Trang 16MỞ ĐẦU
Sữa tươi và các sản phẩm chế biến từ sữa tươi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡngcao, đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, glucid, lipid, chất khoáng, vitamin… Những hợp chất này rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người.Tiêu biểu là phô mai, đây là nguồn cung cấp chất đạm, canxi, phốt pho cao, rất bổdưỡng và tốt cho xương, góp phần ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.Sản phẩm từ sữa bao gồm nhiều loại khác nhau như sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệttrùng, sữa cô đặc, sữa bột, sữa lên men yaourt, phô mai, bơ, kem và nhiều loại sảnphẩm khác
Tăng trưởng của ngành sữa tại Việt Nam luôn ở mức cao trong những năm qua.Với sự phát triển về quy mô dân số cũng như chất lượng cuộc sống con người ngàycàng được nâng cao thì dự báo trong những năm tới, ngành sữa vẫn có tiềm năng pháttriển lớn về cả quy mô kinh tế cũng như sự đa dạng về thương hiệu và chất lượng sảnphẩm do nhu cầu tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa ngày càng tăng cao ở cả trong vàngoài nước
Vì vậy việc xây dựng nhà máy chế biến sữa sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầucủa người tiêu dùng trong nước đồng thời hướng đến xuất khẩu ra các nước trong khuvực Điều này không những tạo thêm cơ hội cho lao động mà còn góp phần sự pháttriển kinh tế chung của địa phương bên cạnh đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nướcngoài vào Việt Nam
Chính vì các lý do trên mà em đã được giao nhiệm vụ: “Thiết kế nhà máy sữa
từ nguyên liệu sữa tươi gồm hai dây chuyền:
- Phô mai tươi, năng suất 13 tấn sản phẩm/ca.
- Sữa cô đặc có đường, năng suất 28 triệu lít sản phẩm/năm.”
Trang 17CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ, KỸ THUẬT
1.1 Sự cần thiết của việc xây dựng nhà máy
Là một quốc gia đông dân với mức tăng trưởng dân số hằng năm ở mức cao,khoảng 1,2 %/năm, tháp dân số trẻ, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năngcho các hãng sản xuất sữa và sản phẩm từ sữa Với tỷ lệ tăng trưởng GDP khá cao 6 -8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2 %/năm cùng với xu hướng cải thiệnsức khỏe và tầm vóc của người Việt khiến nhu cầu sử dụng các loại sữa và các sảnphẩm từ sữa luôn ở mức cao.[19]
Nắm bắt được lợi thế và tiềm năng này, việc đầu tư vào xây dựng một nhà máychế biến sữa công nghiệp là một lựa chọn có khả năng mang lại lợi nhuận cao
1.2 Vị trí đặt nhà máy
Việc lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy sữa có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại củanhà máy, vì vậy khi xây dựng cần phải xem xét, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Vị trí đặt nhà máy phải gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
- Giao thông vận tải thuận lợi.
- Việc cung cấp điện và nhiên liệu dễ dàng.
- Cấp thoát nước thuận lợi.
- Nguồn nhân lực dồi dào.
Từ những nguyên tắc trên, sau quá trình nghiên cứu, em quyết định chọn địađiểm xây dựng nhà máy sữa tại khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đà Nẵng
Điều kiện tự nhiên:
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ tương đối cao và ítbiến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc vàmiền Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 và mùamưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưngkhông đậm và không kéo dài
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,6ºC
Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83,4 %
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1355 mm.[20]
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta, nằm trêntrục giao thông Bắc - Nam của quốc gia về đường bộ, đường sắt, đường hàng không
Trang 18Đà Nẵng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và là mũi nhọn kinh tế trọng điểmcủa Miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Đà Nẵng là cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông - Tây - là một trongnăm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu
Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông Đây là tuyến đường bộ nối hai bờ Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương đi qua bốn quốc gia, bắt đầu từ Myanma, đi qua Thái Lan,Lào và điểm đến cuối cùng là cảng Tiên Sa - Đà Nẵng của Việt Nam Hành lang kinh
tế Đông - Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnhhợp tác phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, mà còntạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp cận tốt hơn các vùng nguyênliệu, thị trường dịch vụ, nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ mà còn tạo điềukiện thuận lợi cho thương mại xuất nhập khẩu và phát triển du lịch.[21]
1.2.2 Thông tin chung về khu công nghiệp Hoà Khánh
Khu công nghiệp Hòa Khánh được thành ngày 12/12/1996, thuộc phường HòaKhánh, quận Liên Chiểu với tổng diện tích ban đầu là 423,5 ha, nằm cách sân bayquốc tế Đà Nẵng 10 km, cảng biển Tiên Sa 20 km, cảng sông Hàn 13 km, cảng biểnLiên Chiểu 5 km Các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp điện, cấp nước, cơ
sở hạ tầng giao thông vận tả được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng phục vụ cácnhà đầu tư đến đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất và kinh doanh.[22]
1.3 Nguồn nguyên liệu
Đà Nẵng không phải là nơi chú trọng đến chăn nuôi nông nghiệp như nuôi bòsữa, vì vậy phần lớn nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy sẽ được nhập khẩu từnước ngoài và một phần nhỏ cung cấp từ các tỉnh thành phát triển mạnh về chăn nuôi
bò sữa như Gia Lai, Lâm Đồng, các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ như BìnhDương, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu haySơn La
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâu dài thì việc đầu tư xây dựngtrang trại bò sữa đạt chuẩn quốc tế ngay trong thành phố Đà Nẵng hoặc các tỉnh lâncận như Quảng Nam, Huế, Quảng Trị là thực sự cần thiết Điều này không chỉ gópphần giảm chi phí mua nguyên liệu và vận chuyện, mà còn tạo được sự chủ động trongsản xuất, góp phần nâng cao năng suất nhà máy và tạo thêm nhiều việc làm cho ngườidân địa phương
1.4 Nguồn cung cấp điện và hơi
Nhà máy sử dụng mạng lưới điện cùng với mạng lưới điện của khu công nghiệpvới điện áp 220/380V
Trang 19Trong nhà máy, hơi được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đun nóng,thanh trùng, tiệt trùng, phục vụ máy rót, vệ sinh khử trùng máy móc thiết bị Hơi nướcphải là hơi bão hoà và được cung cấp bởi lò hơi hoặc hơp tác hoá với các nhà máykhác để mua hơi phục vụ cho sản xuất.
1.5 Hệ thống cấp thoát nước
Đối với mọi ngành sản xuất công nghiệp thì nước là một yếu tố không thể thiếu.Đặc biệt đối với nhà máy sữa thì càng cần một nguồn nước đạt chuẩn để đáp ứng yêucầu sản xuất Nước sẽ được cung cấp trực tiếp từ nhà máy nước của khu công nghiệphoặc từ nhà máy nước thành phố Ngoài ra nguồn nước còn được lấy từ các giếngkhoan và sau đó được xử lí để đạt yêu cầu công nghệ sản xuất
Nước thải của nhà máy được xử lí tại khu xử lý riêng của nhà máy để đạt yêu cầutrước khi xả thải, sau đó sẽ được thải ra khu nước thải tập trung của khu công nghiệp
1.6 Hạ tầng giao thông vận tải
Giao thông vận tải của nhà máy khá thuận lợi, nằm ngay trên đường quốc lộ 1Agần sân bay, và cảng biển Tiên Sa Đà Nẵng là cửa ngõ giao thông giữa các tỉnh phíaBắc Và phía Nam Việt Nam Đây là một thuận lợi lớn cho việc vận chuyển nguyênliệu, nhiên liệu, sản phẩm và máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của nhàmáy
1.7 Hợp tác hoá sản xuất
Khu công nghiệp Hoà Khánh với nhiều loại hình nhà máy khác nhau nên việchợp tác hoá giữa các nhà máy đem lại thuận lợi lớn về mặt kinh tế, tạo sự phát triểnbền vững
1.8 Nguồn nhân lực
Đà Nẵng là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, đại họccủa cả nước Đặc biệt có trường đại học bách khoa - đại học Đà Nẵng là nơi đào tạođội ngũ kỹ sư với chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu củacác doanh nghiệp, nhà máy tại địa phương và các khu vực lân cận trong nước
1.9 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của nhà máy là thành phố Đà Nẵng và khu vực miềnTrung Bên cạnh đó cũng hướng tới thị trường miền Nam, nơi có nhu cầu tiêu thụ sữa
và phô mai rất lớn
1.10 Máy móc và thiết bị cho nhà máy
Hầu hết các máy móc thiết bị quan trọng đều nhập từ các hãng sản xuất lớn ởnước ngoài về nhằm tối ưu hoá quy trình sản xuất Bên cạnh đó vẫn có một số thiết bịđặt mua từ các hãng sản xuất cơ khí trong nước
Trang 20CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Giới thiệu về nguyên liệu
2.1.1 Nguyên liệu chính - sữa tươi
Sữa là chất lỏng sinh lý do các tuyến sữa tổng hợp được từ các hợp chất có trongmáu,được tiết ra từ tuyến vú của động vật và là nguồn thức ăn để nuôi sống độngvật non Sữa có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể Nhữngchất này có khả năng đồng hóa cao vì vậy từ lâu con người đã biết sử dụng sữanhư một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể nhất là đối với trẻ sơ sinh
Trong sữa có một số thành phần như: lipid, glucid, protein, chất khoáng,vitamin, ngoài ra còn có chất màu và nhiều chất khác Trong các chất trên trừnước và những chất bay hơi khi chế biến thì những chất còn lại gọi là chất khôcủa sữa Hàm lượng chất khô của sữa khoảng 10 - 20% tùy theo loại sữa, chất khôcủa sữa càng nhiều thì giá trị thực phẩm càng cao, nếu không kể đến lipid thì chấtkhô trong sữa gọi là chất khô không béo
Thành phần hóa học của các loại sữa không giống nhau, chúng luôn thay đổi
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời kỳ tiết sữa, thành phần thức ăn, phươngpháp vắt sữa, điều kiện chăn nuôi, sức khỏe, độ tuổi, độ lớn của con vật, loài, giống
và nhiều yếu tố khác.[19]
2.1.2 Tính chất vật lý của sữa
Sữa là chất lỏng đục, độ đục là do chất béo, protein và một số chất khoáng trongsữa tạo nên Màu sắc phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng β - caroten có mặt trong chấtbéo sữa Sữa bò thường có màu trắng đến vàng nhạt Sữa bò có mùi vị đặc trưng vàhơi ngọt
Một số yếu tố vật lý cơ bản của sữa bao gồm:
Giá trị pH của sữa: Thường được xác định ở 20oC Sữa tươi có giá trị pH trungbình là 6,6 Khi sữa bị nhiễm vi sinh vật như nhóm vi khuẩn lactic, chúng sẽ chuyểnhóa đường lactose trong sữa thành acid lactic và làm giảm giá trị pH của sữa
Độ chua: Trong công nghiệp thực phẩm, độ chua được xác định bằng phương
pháp chuẩn độ
Tỷ trọng sữa: Do hàm lượng các chất khô trong sữa quyết định Các chất béo có
tỷ trọng 1g/cm3 Hàm lượng chất béo trong sữa càng cao thì tỷ trọng sữa càng thấp
Điểm đông đặc: Người ta thường sử dụng chỉ số này để kiểm tra xem sữa có bị
pha nước không Tuy nhiên khi xử lý sữa ở nhiệt độ cao, điểm đông đặc của sữa sẽ giatăng do sự kết tinh của một số muối phosphate có trong sữa.[1]
2.1.3 Tính chất hoá học của sữa
Trang 21Một số tính chất hoá học đặc trưng của sữa:
Độ axit chung: Cho biết lượng mililit NaOH 0,1N đã dùng để trung hòa axit tự
do có trong 100ml sữa Độ axit chung phụ thuộc vào các thành phần của sữa mà chủyếu là các muối axit của axit phosphoric và limonic, các protein (casein, albumin,globumin) và CO2 tồn tại dưới dạng hòa tan trong sữa
Giá trị trung bình độ axit của sữa bò là 16 - 18°T (độ Thorner) Đối vợi sữa đầu,
độ axit có thể rất cao do có hàm lượng protein và muối cao
Độ axit hoạt động: Độ axit hoạt động biểu thị tính hoạt động của các ion H+ Giátrị pH = 6,5 - 6,8, trung bình là 6,6 Độ pH của sữa không đặc trưng cho độ tươi củasữa
Tính chất oxy hóa - khử của sữa: Sữa là một chất lỏng phức tạp mà trong đó
ngoài các thành phần chính: protein, lipid và lactose còn chứa hàng loạt các chất khác
dễ bị oxy hóa, bị khử (vitamin C, E, B2, enzyme, chất màu,…)
Tính chất keo của sữa: Về phương diện hóa lý người ta coi sữa như một thể keo,
gồm các cầu béo (đường kính 3 - 5µm) và các mixel protein (đường kính gần 0,1 µmtrong pha phân tán là nước)
Sữa là một dung dịch keo có 3 pha tồn tại đồng thời:
Sữa là một hỗn hợp bao gồm các thành phần chính: nước, lactose, protẹin, một sốchất béo Ngoài ra sữa còn chứa một số khác với hàm lượng nhỏ như các hợp chấtchứa nitơ phi protein, vitamin, hooc-môn, chất màu và khí
Phổ biến nhất ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam vẫn là sữa bò Mặc dù việcchăn nuôi trâu sữa, dê sữa đã có ở nước ta khá lâu nhưng vì nhiều lý do nên sản lượnghai loại sữa này còn rất thấp Vì vậy cho đến nay nguyên liệu chủ yếu cho ngành sữavẫn là sữa bò
Nước:
Nước tồn tại trong sữa ở hai dạng nước tự do và nước liên kết trong đó nước tự
do chiếm 96 - 97% tổng lượng nước
Nước tự do chiếm 96 - 97% tổng lượng nước, phân bố tương đối đồng đều trongsản phẩm và có thể bốc hơi trong quá trình cô đặc, sấy vì không có liên kết hoá học
Trang 22với chất khô Khi bảo quản sữa bột, nước tự do xâm nhập vào làm cho sữa bột bị vóncục
Nước liên kết chiếm một tỉ lệ nhỏ, khoảng 3 - 4% Hàm lượng nước liên kết phụthuộc vào các thành phần nằm trong hệ keo: protein, phosphatide, polysaccharide.[2]
Chất béo:
Chất béo của sữa được coi là thành phần quan trọng Về mặt dinh dưỡng, chấtbéo có độ sinh năng lượng cao, có chứa các vitamin hòa tan trong chất béo Đối vớicác sản phẩm sữa lên men thì chất béo ảnh hưởng đến trạng thái và mùi vị của sảnphẩm Chất béo của sữa có hai loại:
Chất béo đơn giản (glycerid và sterid): có hàm lượng 35 - 45g/l gồm acid béo no
và không no (acid oleic, acid palmitic, acid stearic)
Chất béo phức tạp: thường có chứa một ít P, N, S trong phân tử Tên gọi chung làphosphoaminolipid, đại diện là lexitin và xephalin
Về cấu trúc, chất béo trong sữa tồn tại dưới dạng huyền phù của các hạt nhỏ hìnhcầu (cầu mỡ) hoặc hình ovan với đường kính từ 2 - 10 µm tùy thuốc vào giống bò sảnsinh ra sữa Mỗi thể cầu mỡ được bao bọc bằng một màng mỏng có thành phần chủyếu từ protein và các phosphatit Màng bao của các cầu mỡ rất bền, có tác dụng bảo
vệ, giữ cho chúng không bị phá hủy bởi các enzyme có trong sữa Các cầu mỡ cóđường kính trung bình từ 3 - 4 µm Trong 1ml sữa có khoảng 3000 - 4000 triệu cầu
mỡ Các cầu mỡ là thành phần nhẹ nhất trong sữa (tỷ trọng: 0,925 g/cm3) và chúng có
xu hướng nổi lên trên bề mặt sữa
Các hạt cầu béo có thành phần chủ yếu là glycerid, photpholipid và protein Sựsắp xếp các thành phần này trong hạt cầu béo đến nay chưa nghiên cứu sâu Nhiều nhàkhoa học cho rằng các photpholipid giữ vai trò “cầu nối trung gian” để liên kết giữacác glycerid và protein Phân tử photpholipit có hai đầu: đầu ưa béo (không phân cực)
sẽ tương tác với các phân tử glycerid ở tâm cầu; đầu ưa nước (phân cực) sẽ kết hợp vớimàng protein bao xung quanh hạt cầu béo.[1]
Protein:
Nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng nhất cửa sữa là protein Hàm lượngprotein của các loại sữa không chênh lệch nhiều, chúng thường nằm trong giớihạn 3,0 - 4,6% Riêng đối với sữa bò hàm lượng protein khoảng 3,3 - 3,5%.Các protein của sữa là những protein hoàn thiện Trong thành phần proteincủa sữa có đến 19 loại axit amin khác nhau, trong đó có đầy đủ các acid aminkhông thay thế được như: lyzin, valin, lơxin, izolơxin, metionin, threonin,phenylalanin, tryptophan
Trang 23Trong sữa có 3 loại protein chủ yếu: Casein chiếm khoảng 80%, lactalbuminchiếm 12% và lactoglobulin chiếm 6% trong toàn bộ lượng protein có trong sữa
và còn một vài loại protein khác nhưng hàm lượng không đáng kể
Casein là nhóm protein chủ yếu trong protein của sữa Nó bao gồm nhiều
loại casein khác nhau, β - casein, γ - casein, κ - casein, α - casein là thể phức hợpphosphoryl gồm có αs1, αs2, αs3, αs4, αs5, αs6 - casein β - casein là thành phần chủyếu có trong sữa bò nhưng lại là thứ yếu trong sữa người κ - casein là mộtglycoprotein và nó hiện diện khắp nơi trong thể mixen casein Chính vì vậy màmixel ở trạng thái ổn định
α - casein và β - casein không tan trong sữa tươi Các protein này chứa nhómphotphat (photpho chiếm khoảng 0,8% trong toàn casein) và nhóm photphat nàykết hợp với ion Ca2+ Sự trung hòa một phần lớn các điện tích âm ngăn ngừa α - casein
và β - casein kết khối và kết tủa
Hai phân tử casein có thể tồn tại một cách ổn định trong sữa là do có sự hiệndiện của γ - casein Casein không tồn tại tự do trong sữa nhưng tồn tại dưới dạngcác hạt mixel có kích thước từ 0,003 μm đến 0,3 μm Trung bình mỗi hạt chứam đến 0,3 μm đến 0,3 μm Trung bình mỗi hạt chứam Trung bình mỗi hạt chứahàng ngàn phân tử α - casein và β - casein Hiệu quả bảo vệ của γ - casein có thể là
do nó góp phần gia tăng điện tích âm của hạt mà không kết hợp với ion Ca2+
Mỗi hạt casein chứa khoảng 70% nước và 30% chất khô Trong thành phầnchất khô, casein chiếm khoảng 93% và muối (chủ yếu là muối canxi photphat) chiếmkhoảng 7%
Lactoglobulin còn gọi là globulin của sữa Hàm lượng lactoglobulin trong
sữa khoảng 0,1% theo khối lượng và chiếm tỉ lệ 3% so với lượng protein chung.Globulin sữa có nhiều trong sữa non, thuộc loại protein đơn giản và là proteinhoàn thiện Trong sữa, globulin tồn tại dưới dạng keo và có độ phân tán kém hơn
so với albumin sữa khoảng 18000 lần
Lactoalbumin còn gọi là albumin của sữa Hàm lượng lactoalbumin trong
sữa không nhiều khoảng 0,5 - 1,0% tùy từng loại sữa Trong sữa non có nhiềulactoalbumin hơn sữa thường
Khác với casein, lactoalbumin ở trong sữa dưới dạng hòa tan Dưới tác dụngcủa nhiệt độ cao lactoalbumin bị đông tụ Trong môi trường acid, khi tăng nhiệt
độ thì mức độ đông tụ nhanh và mau Các enzim làm đông tụ casein không cókhả năng làm đông tụ lactoalbumin Sau khi đông tụ, lactoalbumin mất khảnăng hòa tan lại trong nước, nó chỉ có thể hòa tan lại trong một vài loại dungmôi.[1,30]
Glucid:
Trang 24Glucid có ở trong sữa chủ yếu là lactose Hàm lượng lactose trong sữa khoảng4,5 - 5,1% tùy theo từng loại sữa Đối với sữa bò hàm lượng này khoảng 4,9%lactose ở trong sữa dưới dạng hòa tan.
Lactose là một disaccharide do một phân tử glucose và một phân tử galactoseliên kết tạo thành Lactose trong sữa có ý nghĩa quan trọng vì nó dễ bị một số vi sinhvật gây lên men tạo acid lactic và các sản phẩm khác như aceton, metyl, diacetyl tạonên mùi vị của các sản phẩm sữa
Trong sữa đường lactose ở dạng hoà tan và là đường khử Độ ngọt của lactosethấp hơn nhiều so với các disaccharide và monosaccharide khác (kém 30 lầnsacharose) Lactose có thể bị thuỷ phân thành hai đường monosaccharide là glucose vàgalactose do enzyme β -galactosedase.[30]
Chất khoáng:
Nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận lượng chất khoáng của sữa có thểthỏa mãn đầy đủ nhu cầu về chất khoáng cho cơ thể.Hàm lượng chất khoáng trong sữa khoảng 0,6 - 0,8% tùy từng loại sữa Hàmlượng khoáng trong sữa bò khoảng 0,7% Chất khoáng trong sữa có rất nhiềuloại như: kali, canxi, natri, magiê, sắt, mangan, iốt,… Trong đó kali và canxi nhiềunhất Các loại muối khoáng ở trong sữa có nhiều loại, phổ biến là muối photphat,clorua, citrat, caseinat…
Trong tất cả muối trên, muối canxi có ý nghĩa rất lớn đối với con người đặc biệt
là trẻ em Sự cân bằng giữa hai dạng muối canxi (Ca2+ của các muối hòa tan được phân
ly và Ca2+ ở dạng phức của các thể keo) là điều kiện đặc biệt cho sự ổn định của sữa
Sự tăng lên của Ca2+ làm tăng khả năng ổn định của sữa khi đun nóng hoặc dưới tácdụng của các men dich vị Để tránh hiện tượng này, thông thường người ta cho thêmvào sữa những dạng phức tạp đó là các muối phức (phosphat hoặc citrat) với liềulượng thích hợp
Muối canxi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chế biến các sản phẩm sữa Khisữa có hàm lượng canxi thấp, sữa sẽ không bị đông tụ hoặc đông tụ chậm Ngược lạinếu sữa có hàm lượng canxi cao thì sữa sẽ bị đông tụ bởi renin nhanh hơn nhưng quệnsữa (gel đông tụ) lại không mịn Trong sữa canxi nằm trong các hợp chất canxicaseinat, canxi phosphat, canxi limonat…
Muối kali và natri có vai trò giữ cân bằng muối trong sữa, giữ áp suất thẩm thấu
ở trạng thái bình thường Các muối của axit phosphoric là những hợp chất đệm điểnhình có tác dụng giữ cân bằng hệ muối và hệ keo của sữa.[5]
Vitamin:
Trang 25Sữa là thức ăn có chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, nhưng hàmlượng các vitamin không cao lắm Số lượng và hàm lượng các loại vitamin trongsữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn, điều kiện chăn nuôi, giống loài vàtuổi của các loại gia súc.
Trong sữa bò có rất nhiều loại vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E,K…), nhóm vitamin tan trong nước (vitamin B1, B2, B12, C, PP…)
Vitamin A: Có nhiều trong sữa, nhất là trong sữa non và có nhiều trong các
sản phẩm chế biến từ sữa nhất là trong bơ Hàm lượng vitamin A trong sữakhoảng 0,2 - 2 mg/l sữa Hàm lượng vitamin A trong sữa nhiều hay ít thường phụthuộc vào hàm lượng carotene có trong thức ăn của gia súc
Vitamin D: Hàm lượng vitamin D trong sữa khoảng 0,002 mg/l sữa Vitamin
D không bị biến đổi trong quá trình khử trùng sữa
Vitamin B1: Hàm lượng khoảng 0,4 mg/l sữa Trong quá trình khử trùng và
bảo quản, hàm lượng vitamin B1 giảm dần, có thể giảm tới 15 - 20% hoặc hơnnữa
Vitamin B2: Hàm lượng trong sữa khoảng 1,7 mg/l sữa Hàm lượng vitamin B2
có nhiều nhất là trong sữa non, những ngày vắt sữa tiếp theo thì hàm lượng vitamin B2giảm dần
Vitamin B12: Hàm lượng trong sữa khoảng 0,1 - 0,3 mg/l sữa.
Vitamin PP: Hàm lượng trong sữa khoảng 1,5 mg/l sữa Thức ăn của bò không
Enzyme lipaza: Có tác dụng xúc tác quá trình thủy phân chất béo của sữa, tạo
thành glycerin, acid béo và một số sản phẩm khác Những chất này gây cho sữa
có mùi vị lạ và làm giảm chất lượng của sữa Nhiều vi sinh vật có khả năng sảnxuất enzyme lipaza, đặc biệt là vi khuẩn bacillus sản xuất ra enzyme lecithinase tấncông vào hợp chất licethin, một loại phospholipid chứa trong màng hạt béo
Trang 26Lecithin là hợp chất của glycerol hai acid béo, acid phosphoric và choline, enzymelecithinase hydrate hóa hợp chất này thành diglycerid và phosphoryl choline.Lớp màng chất béo do đó bị phá hủy, các hạt béo kết tụ lại tách thành lớp kemtrên bề mặt dịch sữa.
Enzyme photphataza: Có trong sữa tươi, nó có tác dụng xúc tác quá trình thủy
phân photpho glycerin của sữa, tạo thành glycerin, acid béo, acid photphatrit vàmột số một số sản phẩm khác Sự hiện diện của enzyme phosphataza trong sữađược xác định bằng cách thêm vào sữa ester của acid photphoric và chất chỉ thịmàu có màu sắc thay đổi khi tác dụng với rượu được giải phóng Phosphataza bịphân hủy bởi nhiệt độ cao trong thời gian ngắn
Enzyme peroxidaza: Trong sữa tươi mới vắt, chưa khử trùng đã có mặt của
enzyme peroxidaza Enzyme này có tác dụng xúc tác quá trình oxi hóa chất béo củasữa, làm cho chất lượng của sữa giảm dần
Enzyme peroxidaza bị phá hủy ở nhiệt độ 80°C trong vài giây Vì vậy, người tadựa trên sự có mặt của enzyme này ở trong sữa để xác định xem sữa đã qua khửtrùng hay chưa Nếu đã qua khử trùng, sữa không còn hoạt tính enzymeperoxidaza
Enzyme lactaza: Đường lactose thuộc nhóm hydratcacbon, là nguồn năng
lượng lớn trong chế độ ăn Nó phân hủy thành những hợp chất có năng lượngcao, có thể tham gia vào các phản ứng sinh học, hydratcacbon là nguyên liệutổng hợp nên các hợp chất hóa học quan trọng trong cơ thể Lactose bị tấn côngbởi vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn này sản sinh ra enzyme phân hủy lactose gọi
là lactaza thành glucose và galactose Galactose chuyển thành các acid khácnhau trong đó có acid lactic rất quan trọng khi sữa bị chua tức là đã có sự lênmen lactose thành acid lactic [30]
Nếu sữa bị xử lý nhiệt độ cao và lưu ở nhiệt độ đó, nó trở nên có màu nâu và
có vị caramel, quá trình này gọi là caramel hóa và là kết quả của phản ứng giữalactose và protein gọi là phản ứng maillard
2.1.5 Các chỉ tiêu chất lượng của sữa
Khi đánh giá chất lượng của sữa tươi, người ta thường tiến hành đánh giáđồng thời các chỉ tiêu như sau:
- Các chỉ tiêu về cảm quan gồm trạng thái, màu sắc, mùi vị,…
- Các chỉ tiêu về lý hóa bao gồm tỷ khối, hàm lượng chất khô, hàm lượng chấtbéo, hàm lượng protein, độ acid,…
- Các chỉ tiêu về vi sinh gồm tổng số vi sinh vật, vi trùng gây bệnh, nấm mốc, [30]
Trang 27Chỉ tiêu cảm quan:
Trạng thái: Ở điều kiện bình thường sữa tươi là một khối chất lỏng đồng nhất,
không vón cục, không có lớp chất béo nổi trên mặt, có độ nhớt khoảng 1,1 - 2,5 đơn vị(lấy độ nhớt của nước là một đơn vị), không có cặn, tạp chất lạ, rác bẩn
Thông qua trạng thái bên ngoài của sữa có thể nhận xét tổng quát về chấtlượng sữa Chẳng hạn khi các chất protein của sữa bị đông tụ thì sữa tạo thànhnhững vón cục lợn cợn, khi chất béo của sữa ít thì độ nhớt của sữa thấp, khi sữa
bị biến đổi do tác dụng của các loại vi khuẩn như vi khuẩn lactic, vi khuẩnbutyric,…cũng làm cho sữa bị vón, độ nhớt thay đổi…
Màu sắc:Sữa tươi có màu sắc thay đổi từ trắng ngà đến vàng nhạt Qua màu sắccủa sữa có thể phán đoán sơ bộ được chất lượng của sữa Sữa có nhiều chất béo thìmàu vàng hơn những loại sữa bình thường, ngược lại khi sữa đã bị lấy đi mộtphần chất béo hoặc bị pha thêm nước thì thường có màu vàng nhạt hơn sữa bìnhthường hoặc có màu vàng ánh xanh, sữa có màu xám hoặc ánh hồng có thể do vú
bò bị viêm hoặc do ảnh hưởng của thức ăn lạ
Một số loại vi sinh vật cũng có thể làm thay đổi màu sắc của
sữa Ví dụ như vi khuẩn pseudomonas synantha, bactricum synxanthum phát
triển trong sữa đã đun sôi không còn vi khuẩn lactic sinh màu vàng kim loại
Mùi vị:Sữa tươi có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, vị hơi ngọt Khi sữa có mùi vị lạchứng tỏ sữa đã bị biến đổi chất lượng.[30]
Chỉ tiêu lý hoá:
Tỷ khối:Tỷ khối của sữa phụ thuộc vào hàm lượng chất khô có trong sữa Sữa cónhiều chất khô thì tỷ khối của sữa sẽ cao hơn Nếu hàm lượng chất béo trong sữa tănglên thì tỉ khối của sữa giảm đi, và ngược lại Tỉ khối của sữa tươi thường thay đổi trongphạm vi 1,028 - 1,038 Khi sữa tươi bị pha thêm nước thì tỉ khối giảm xuống
Do thành phần hóa học của sữa phụ thuộc vào điều kiện thời tiết chăn nuôi vàchế độ vắt sữa, nên tỉ khối của sữa cũng thay đổi theo thời tiết Về mùa lạnh vàkhô thì tỉ khối của sữa thường lớn hơn mùa nóng và ẩm
Độ acid:Độ acid của sữa là số ml dung dịch NaOH hay KOH nồng độ 0,1N cầnthiết để trung hòa lượng acid có trong 100ml sữa tươi, với chất chỉ thịphenolphthalein Độ acid của sữa được ký hiệu là °T
Độ acid của sữa tươi mới vắt khoảng 16 - 18°T, tuy vậy có loại sữa tươi mớivắt có độ acid thấp hơn 16°T hoặc cao hơn 18°T Sau khi vắt một thời gian vikhuẩn lactic ở trong sữa phát triển làm tăng lượng acid lactic ở trong sữa nên độacid của sữa tăng dần Khi bảo quản hay vận chuyển, nhất là trong điều kiện khí hậu
Trang 28nóng ẩm của nước ta, độ acid của sữa sẽ tăng dần lên, có thể tới 20 - 25°T hayhơn nữa.
Đối với sữa tươi dùng để uống trực tiếp thường khống chế độ acid trongphạm vi không lớn hơn 20°T Đối với sữa tươi dùng để chế biến ra các sản phẩmkhác thì khống chế độ acid lớn hơn một chút không sao, nhưng tối đa chỉ đạt là
từ 23 - 25°T.[30]
Chỉ tiêu vi sinh:
Sữa là môi trường rất thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, do đó khi visinh vật xâm nhập vào sữa chúng phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là trongđiều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta
Những vi sinh vật này chúng xâm nhập vào sữa và gây ra những hư hại như:làm chua sữa, làm biến đổi màu của sữa, gây mùi
Vì thế khi thu nhận nguyên liệu sữa tươi người ta thường kiểm tra rất cẩnthận bằng cách thử hoạt lực của enzyme reductaza và phân loại sữa ra thành nhiềuloại tốt, trung bình hay xấu để đưa vào chế biến cho phù hợp và có năng xuấtcao.[30]
2.1.6 Những biến đổi thành phần của sữa
Thay đổi khi bảo quản:
Chất béo và protein sữa bị thay đổi hóa học trong quá trình bảo quản Nhữngthay đổi này có 2 dạng: sự ôi hóa và sự phân giải lipid Sản phẩm tạo nên có mùikhó chịu và thường xảy ra đối với bơ sữa và bơ
Sự ôi hóa chất béo: Xảy ra tại các nối đôi của các acid béo không no
tạo nên mùi kim loại, trong đó lecithin là chất dễ tấn công nhất
Sự ôi hóa protein: Do sự ôi hóa amino acid dưới tác dụng của ánh
sáng, gây ra mùi khó chịu Chỉ một vài phút để dưới ánh sáng cũng đủ gây raphản ứng này, do đó sữa không nên để trực tiếp dưới ánh sáng
Sự phân giải lipid: Là sự phân cắt chất béo thành glycerol và acid béo,
tạo mùi vị chua, mùi này gây ra bởi sự hiện diện của các acid béo tự do thấpphân tử Sự phân cắt này tạo ra dưới tác dụng của enzyme lipaza Tuy nhiênquá trình này không xảy ra cho đến khi lớp màng của hạt béo bị phá hủy vàchất béo bị lộ ra Trong công nghệ sữa sự phá hủy màng rất dễ xảy ra dướitác dụng cơ học như bơm, khuấy, đánh sữa Để tránh xảy ra quá trình nàysữa nên được thanh trùng ở nhiệt độ cao để phân hủy enzyme lipaza [30]
Ảnh hưởng của việc xử lý nhiệt lên các thành phần hoá học trong sữa:
Trang 29Chất béo: Chất béo không bị ảnh hưởng ở nhiệt độ dưới 100°C Sự kết tụ các
hạt béo xảy ra ở nhiệt độ cao Sự phân tách chất béo bị giảm nếu sữa bị gia nhiệt caohơn 75°C
Protein: Casein không thấy bị thay đổi ở nhiệt độ dưới 100°C, nhưng rất dễ
thấy sự biến đổi của casein micelle khi nhiệt độ của sữa trên 65°C Protein dịchsữa bị biến tính ở nhiệt độ trên 65°C và hầu như bị biến tính hoàn toàn ở nhiệt độ90°C trong 60 phút Vài protein có thể khôi phục một phần tính chất của nó trongthời gian lưu trữ vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị xử lý nhiệt Sau khi xử lýnhiệt ở nhiệt độ 75°C và lưu nhiệt ở đó trong một phút hoặc ít hơn sữa bắt đầu cómùi nấu, đó là do sự giải phóng hợp chất chứa sulphur từ β - lactoglobulin và cácprotein chứa sunphur khác
Enzyme: Các enzyme bị vô hoạt bởi nhiệt Nhiệt độ vô hoạt phụ thuộc kiểu
enzyme
Vitamin: Vitamin C rất nhạy với nhiệt độ, đặc biệt là khi có mặt của không
khí và kim loại Thanh trùng nhiệt độ cao trong thời gian ngắn trong thiết bị traođổi nhiệt dạng đĩa hầu như không làm mất vitamin C Vitamin khác chịu ảnhhưởng hoặc không bị ảnh hưởng dưới sự xử lý nhiệt vừa phải
Lactose: Ở nhiệt độ cao trên 100°C, lactose phản ứng với protein gây ra màu
nâu của sữa.[30]
Các quá trình sinh hoá xảy ra trong sữa:
Sữa tươi là môi trường rất thích hợp cho sự xâm nhập và phát triển của cácloại vi sinh vật Do sự phát triển của vi sinh vật nên trong sữa tươi có xảy ranhiều quá trình sinh hóa phức tạp, trong đó có biến đổi có lợi như sự lên menlactic, nhưng chủ yếu là các quá trình biến đổi có hại, làm giảm chất lượng củasữa và cuối cùng là dẫn đến hư hỏng
Một số quá trình biến đổi chủ yếu xảy ra trong bảo quản sữa tươi:
Sự lên men lactic (còn gọi là sự lên men chua của sữa): Là quá trình phân giải
đường lactose thành nhiều chất phức tạp, chủ yếu là tạo thành acid lactic Sự lênmen lactic được ứng dụng trong việc sản xuất sữa chua
Sự lên men lactic xảy ra chủ yếu do tác động của vi khuẩn lactic Vi khuẩnlactic không bền vững dưới tác động của nhiệt độ cao, khi đun nóng sữa tới 60-65°C trong khoảng 15 - 30 phút vi khuẩn lactic sẽ bị tiêu diệt
Sự lên men butyric: Là quá trình biến đổi không có lợi của sữa Dưới tác
động của vi khuẩn này, đường lactose và các muối của acid lactic bị lên men tạo
Trang 30thành acid butyric, một số chất khí, một số hợp chất acid làm giảm chất lượngcủa sữa Vi khuẩn butyric hoạt động mạnh ở nhiệt độ khoảng 40°C.
Sự thối rữa: Hiện tượng sữa tươi bị thối rữa là do nhiều loại vi sinh vật phát
triển phân hủy các hợp chất protein của sữa thành những sản phẩm có mùi thốikhó chịu Ngoài ra, bản thân các loại vi khuẩn gây thối rữa có thể tự tiết ra cácchất độc hoặc phân giải protein thành các chất độc làm cho sữa bị nhễm độc,chất lượng của sữa giảm dần, thậm chí không còn dùng làm thực phẩm đượcnữa.[30]
2.1.7 Phương pháp bảo quản sữa
Sữa sau khi vắt, lượng vi sinh vật thay đổi khá nhiều Bản thân sữa còn chứanhiều hệ enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa làm giảm giá trị của sữa Đểhạn chế sữa bị giảm chất lượng, người ta tiến hành bảo quản sữa bằng nhiềuphương pháp khác nhau ở điều kiện thích hợp như là:
- Phương pháp vật lý: Làm lạnh, đun nóng.
- Phương pháp hóa học: Dùng một số hóa chất để tiêu diệt hoặc ức chế
sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật
- Phương pháp sinh học: Chủ yếu nhờ quá trình lên men lactic để ức
chế sự phát triển của vi sinh vật khác.[30]
2.1.8 Nguyên liệu phụ
Chất béo: Sử dụng cream có hàm lượng chất béo là 40%
Tác nhân đông tụ: Sử dụng enzyme chymosin có hoạt độ 1/10000 - 1/15000 đểtăng khả năng đông tụ của casein Chế phẩm này ở dạng bột mịn hoặc dạng lỏng,được bảo quản ở nhiệt độ thấp (4 - 6°C)
Sử dụng đường saccharose 99,98% để nấu siro
Sử dụng vi khuẩn lactic ưa ấm leuconostoc lactic để lên men.
Một số chất phụ gia như: CaCl2
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa ở trong và ngoài nước
2.2.1 Ngoài nước
Theo báo cáo của hiệp hội ngành sữa quốc tế số 485/2016, (bulletin of theInternational Dairy Federation 485/2016) thì năm 2015 là một năm đánh dấu sự mấtcân bằng trong sản xuất và tiêu thụ trong ngành sữa nói chung Tổng sản phẩm sữaước tính vào khoảng 818 triệu tấn, cao hơn 2% so với năm 2014 Sự phân phối các loạisản phẩm sữa phong phú đã dẫn đến sự tăng trưởng trong lượng sản phẩm đầu ra tất cảcác loại trừ sữa bột Trao đổi thương mại trong ngành sữa thế giới đạt bước tiến đáng
kể, cụ thể là khoảng 9% tổng sản lượng sữa hiện được tiêu thụ và phân phối thươngmại hoá quốc tế Tuy nhiên theo đánh giá thì nhu cầu sữa của các quốc gia nhập khẩu
Trang 31không tương xứng với sản lượng toàn cầu bổ sung trên thị trường thế giới, điều này đãkhiến giá sữa sụt giảm mạnh trong suốt năm qua Giá sữa trung bình thu mua trực tiếp
từ nông trường chăn nuôi bò sữa giảm mạnh so với mức trung bình năm 2014 Việc sátnhập và thu mua các công ty, tập đoàn sữa tiếp tục tăng và đang dần lan rộng ở cấp độtoàn cầu hoá Dự báo dân số thế giới sẽ đạt gần 10 tỉ người vào năm 2015, điều nàycho thấy nhu cầu về thực phẩm sẽ tăng trong vài thập kỉ tới đây Trong năm 2015,lượng sữa tiêu thụ tính theo đầu người trên toàn cầu ước tính vào khoảng 111,3 kg.Theo dự báo tùe hai tổ chức OECD và FAO thì con số này sẽ tăng thêm 12,5 % vàonăm 2025, đặc biệt kỳ vọng sẽ tăng mạnh hơn nữa mức tiêu thụ sữa ở các nước đangphát triển Điều này này được khẳng định bởi các chuyên gia quốc tế khi thực hiệncuộc khảo sát mang tên “Global Marketing Trends” về mức tiêu thụ sữa theo hộ giađình trong vài thập kỷ tới.[10]
2.2.2 Trong nước
Sữa là thực phẩm quan trọng và thiết yếu nhưng do giá thành quá cao nên ngườiViệt phải cắt giảm chi tiêu Chi tiêu cho sữa chiếm hơn 10% trong tổng chi tiêu cho
thực phẩm tại Việt Nam GDP bình quân đầu người tăng trưởng ổn định là yếu tố quan
trọng thúc đẩy tiêu thụ sữa Trong những năm gần đây, doanh thu ngành sữa tại cácthành phố không tăng trưởng hoặc liên tục tăng trưởng âm, trong khi đó tiêu thụ sữatại nông thôn liên tục tăng trưởng ở mức hai chữ số
Việc Việt Nam tham gia TPP sẽ giúp cắt giảm thuế nhập khẩu sữa và các sảnphẩm từ sữa dần về 0% đến năm 2018 Các doanh nghiệp Việt Nam được dự đoán sẽgặp nhiều khó khăn trên thị trường sữa bột vốn đã được chiếm lĩnh bởi các doanhnghiệp nước ngoài
Chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi vốn đầu tư và kỹ thuật cao, nhưng mô hìnhchăn nuôi tại Việt Nam còn thiếu bài bản, phân tán khiến năng suất thấp, giá thành sảnxuất cao, chất lượng sữa không ổn định Giá thu mua ở Việt Nam hiện nay khoảng0,63 USD/kg, cao hơn so với một số quốc gia như Mỹ, Canada,… Do giá sữa bộtnguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn hẳn so với sữa nguyên liệu trong nước, cùng với việcchưa có những quy định cụ thể về cung cấp thông tin cho khách hàng trên bao bì sảnphẩm nên hiện nay các doanh nghiệp vẫn tìm đến nguồn sữa bột nhập khẩu Trongnhững năm tới, năng lực sản xuất sữa tươi trong nước được kỳ vọng sẽ tăng mạnh docác doanh nghiệp trong ngành không ngừng mở rộng đầu tư vào sản xuất nguyên liệu.Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm cung vẫn sẽ tiếp diễn do cầu tăng trưởng với tốc độnhanh hơn Quy mô thị trường sữa của Việt Nam tăng trưởng nhanh với tốc độ trungbình 15% trong 5 năm vừa qua Thu nhập người tiêu dùng tăng, thị hiếu người tiêudùng thay đổi cùng với sự phát triển của hệ thống bán lẻ là những nguyên nhân chính
Trang 32thúc đẩy ngành Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào hai mảng chính làsữa bột và sữa nước, chiếm 74% tổng giá trị thị trường.
Thị trường sữa bột được chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp nước ngoài (thị phầnlên đến 75%) Giá sữa ngoại đang bán trên thị trường cao gấp 5 lần so với giá nhậpkhẩu Các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Nutrifood,… có giá thành tương đối
rẻ so với sữa nhập ngoại nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc nâng cao thị phần, đặcbiệt là ở các khu vực thành thị - nơi nhu cầu đã có xu hướng bão hòa, người tiêu dùng
có mức sống cao hơn và có điều kiện tiếp xúc với sữa ngoại Các doanh nghiệp trongnước đang chiếm ưu thế trên thị trường sữa nước với hai công ty tiêu biểu là Vinamilk
và FrieslandCampina Thị phần của sản phẩm sữa chua tại Việt Nam chỉ khoảng 12%,thấp hơn nhiều với nhiều nước trên thế giới (chiếm khoảng 50%) Vinamilk thống lĩnhmảng sữa chua ăn còn Yakult - một nhãn hiệu đến từ Nhật Bản chiếm ưu thế trongmảng sữa chua uống
Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD sữa, bao gồm cả sữanguyên liệu và thành phẩm Đồng thời, Việt Nam cũng là một số ít quốc gia Châu Áxuất khẩu sữa với doanh nghiệp tiêu biểu là Vinamilk Các thị trường xuất khẩu chínhcủa Việt Nam bao gồm gồm Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, khu vực Trung Đông,…(theo báo cáo chuyên sâu về ngành sữa Việt Nam, Quý 3/2016).[9]
2.3.Giới thiệu về sản phẩm
2.3.1 Phô mai tươi
Cung cấp dồi dào vitamin K2, giúp hấp thụ canxi vào xương tốt hơn, phô maitươi là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ việc phát triển chiều cao của bé
Phô mai tươi là một sản phẩm dinh dưỡng, tốt hơn cho sự phát triển cân đối củabé:
+ Với tỉ lệ đạm béo cân bằng giúp bé tăng cân khỏe mạnh Được bổ sung canxi
gấp 1,9 lần và vitamin K2 tăng khả năng hấp thụ, gắn kết canxi
+ Bổ sung 2 loại men tiêu hóa Lactococcus lactic subsp cremoris và
Lactococcus lactic subsp lactic giúp hỗ trợ hệ thống tiêu hóa non yếu của trẻ, cải thiện
hấp thu trọn vẹn dưỡng chất, tăng cường hệ thống miễn dịch
Đặc điểm nổi trội:
+ Với hương vị ngọt béo, chua chua thơm ngon tuyệt vời có thể hấp dẫn cảnhững bé khó tính nhất, cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ
+ Tỷ lệ chất đạm và béo cao, cân bằng, ngoài ra phô mai lên men tự nhiên còn
hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phát triển cân đối
+ Không chất bảo quản, an toàn cho trẻ nhỏ.[23]
Trang 33Hình 2.1 Sản phẩm phô mai tươi
2.3.2 Sữa cô đặc có đường
Sữa đặc có đường thường có màu vàng, độ nhớt cao Hàm lượng đường trong sảnphẩm này cao, làm tăng áp suất thẩm thấu của sữa tới mức hầu hết các vi sinh vật bịtiêu diệt Hàm lượng đường trong pha nước nhỏ hơn 64,5% và lớn hơn 62,5% Sữa đặc
có đường được sữ dụng rộng rải trong ngành công nghiệp thực phẩm (sản xuất kem,bánh kẹo…).[6]
Hình 2.2 Sản phẩm sữa cô đặc có đường
Trang 34CHƯƠNG 3 CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
3.1 Dây chuyền công nghệ
Sữa tươi
Tiêu chuẩn hoá
Cream40%
Định lượngKiểm tra và lọc
Đường
saccharose
99,8%
Gia nhiệt(116ºC, 30s) vàlàm nguội
(72ºC, 15s) vàlàm nguội(24ºC)
Hoạt hoá Lên men( 22ºC,
2 giờ)Nước
Mầm tinh
thể đường
Lactose
Kết tinh 30ºC) và làm
chymosin, ddCaCl2
thành phẩm
Trang 353.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ
3.2.1 Công đoạn chung cho cả hai dây chuyền
Sữa tươi nguyên liệu:
Sữa tươi là nguyên liệu chính dùng để sản xuất các sản phẩm sữa của nhà máy.Chất lượng của sữa tươi có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm Sữa tươi càngtốt thì sản phẩm có chất lượng càng cao Sữa tươi phải đạt các yêu cầu về chỉ tiêu hóa
lý, cảm quan và không bị nhiễm khuẩn
Hai chỉ tiêu hoá lý quan trọng của sữa nguyên liệu là hàm lượng chất béo và hàmlượng chất khô không béo Lượng chất béo trong sữa sẽ được hiệu chỉnh nhờ quá trìnhchuẩn hoá để phù hợp theo yêu cầu của sản phẩm
Kiểm tra và lọc:
Mục đích: Kiểm tra chất lượng sữa và loại bỏ các tạp chất còn lẫn trong sữa để
cho chất lượng sữa tốt nhằm kéo dài thời gian giữ được độ tươi cho khối sữa sau thumua
Tiến hành: Tiến hành kiểm tra bằng cách lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu cảm
quan, chỉ tiêu hóa lý và chỉ tiêu vi sinh vật của sữa tươi So sánh các kết quả kiểm travới các yêu cầu của nguyên liệu sữa tươi
Tiến hành lọc ly tâm trong thiết bị lọc ly tâm dạng bát úp Phương pháp lọc lytâm đảm bảo quá trình lọc được đều đặn và liên tục, đồng thời loại ra khỏi khối sữacác tạp chất một cách hoàn hảo hơn Khi tiến hành ly tâm khối sữa sẽ nóng lên, trongmột vài trường hợp xuất hiện khả năng khử mùi của sữa Các chất cặn được tách ra vàbám vào bên trong của thiết bị dưới dạng cặn bùn
Thiết bị: Sử dụng thiết bị tách lọc ly tâm Maxcream 15T Máy hoạt động theo
công nghệ tách cơ học, tùy thuộc vào sự khác biệt tỷ trọng hay khối lượng riêng củacác vật chất trong cùng một hỗn hợp dung dịch Chất lỏng nhẹ hơn theo trọng lượngđược tập trung vào khu vực trung tâm của tấm quay trong máy rồi theo ống dẫn rangoài Chất cặn được tách ra ngoài qua một đĩa tách
Định lượng:
Mục đích: Xác định lượng nguyên liệu cần cho mỗi ca sản xuất, đảm bảo năng suất
sản xuất của nhà máy
Tiến hành: Định lượng được thực hiện nhờ cân được làm bằng thép không rỉ, thân
hình trụ Sữa được bơm vào cân, nhờ hệ thống van định lượng đặt dưới đáy cân cho phépxác định lượng sữa nguyên liệu
Thiết bị: Sử dụng cân định lượng thể tích LTD/AFM 300 của hãng sản xuất
LIDUTA
Trang 363.2.2 Dây chuyền sản xuất phô mai tươi
Tiêu chuẩn hoá:
Mục đích: Hiệu chỉnh hàm lượng chất béo có trong sữa nguyên liệu.
Tiến hành: Cream có hàm lượng chất béo 40% từ thùng chứa được bơm vào thiết
bị chuẩn hóa theo tỷ lệ đã tính toán sẵn Dưới tác dụng của cánh khuấy, khối nguyênliệu được trộn đều
Thiết bị: Thiết bị tiêu chuẩn hóa là thùng thân hình trụ, đáy hình chỏm cầu, thân
thùng làm bằng thép không gỉ và bền Bên trong thiết bị có cánh khuấy để phân tánđều cream vào dịch sữa.[1]
Thanh trùng và làm nguội:
Mục đích: Tiêu diệt hoặc ức chế đến mức tối đa hệ vi sinh vật Làm biến tính sơ
bộ các protein sữa Nhờ đó, trong quá trình lên men lactic, khối đông được hình thànhvới cấu trúc ổn định, hạn chế sự thoát huyết thanh ra khỏi cấu trúc gel khi bảo quản
Tiến hành: Dịch sữa trong thùng chứa sau chuẩn hoá được đưa đi thanh trùng
bằng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng Chế độ thanh trùng được thiết lập ở 72°Ctrong 15 giây Sau đó, làm nguội đến 24oC
Thiết bị: Ta sử dụng thiết bị thanh trùng và làm nguội loại Tetra Plex C6 Đây là
loại thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm nhỏ gọn, được thiết kế đặc biệt cho thanh trùng,gia nhiệt hay làm lạnh các loại thực phẩm lỏng và nước giải khát.[1]
Lên men:
Mục đích: Nhằm làm đông tụ khối sữa và chuyển hóa đường sữa thành các axit
amin, tạo hương vị và màu sắc đặc trưng cho sản phẩm
Trong sản xuất phô mai, quá trình sinh học xảy ra trong hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Bao gồm tất cả các quá trình từ sữa nguyên liệu đến khi tạo thành
phô mai, giai đoạn lên men
- Giai đoạn 2: Quá trình chín sinh học.
Hai giai đoạn này có liên quan mật thiết với nhau Tuy nhiên, sự biến đổi sâu sắcsinh hoá các thành phần của sữa mà kết quả tạo ra mùi vị đặc trưng xảy ra chủ yếu ởgiai đoạn đông tụ
Quá trình sinh học xảy ra ở giai đoạn lên men:
Sự đông tụ sữa bằng enzyme chymosin là quan trọng nhất Kết quả tạo thànhcanxi paracaseinat dưới dạng gel Tính chất của gel tạo thành phụ thuộc vào các yếu tốsau:
+ Số lượng và hoạt độ của enzyme chymosin, lượng ion Ca2+ trong sữa và pH củasữa Khi cho nhiều enzyme chymosin hoạt tính cao vào sữa thì sự đông tụ càng nhanh
và tăng lượng canxi hoà tan trong sữa, quện sữa sẽ mịn
Trang 37+ Khi gia nhiệt sữa ở 70 - 800C, canxi hoà tan chuyển thành canxi photphatkhông hòa tan Ca3(PO4)2, giảm ion Ca2+, quá trình đông tụ sẽ chậm lại, quện sữa khôngmịn.
+ Khi pH càng thấp thì sự đông tụ càng nhanh Tuy nhiên có giới hạn, ở pH = 6,2
là điều kiện tốt nhất để enzyme chymosin tác dụng Nếu giảm pH thấp hơn nữa thì khi
đó casein đông tụ không phải do enzyme chymosin mà là do axit
Biến đổi hoá sinh và hoá học:
+ Đường lactose sẽ được vi khuẩn lactic tiếp tục chuyển hoá thành axit lactic vànhiều sản phẩm phụ khác
+ Protein bị thuỷ phân do enzyme protease Trong sản xuất, yêu cầu mức độ thuỷphân protein trong quá trình ủ chín là sơ bộ để làm tăng khả năng tiêu hoá của phô maicho người sử dụng nhưng vẫn giữ được hình dạng và cấu trúc của sản phẩm
+ Sự phân huỷ một số acid amin tự do trong khối đông và tạo thành các sản phẩmnhư NH3, CO2, H2S,…tạo mùi khó chịu cho sản phẩm
Biến đổi vật lý:
Sự tạo thành các chất khí trong quá trình ngâm chín phô mai Hàng loạt các phảnứng hoá sinh xảy ra, giải phóng các khí amoniac, cacbon dioxit, hydro,… Các chất khítạo thành lỗ rỗng ở phô mai thành phẩm Kết quả làm biến đổi cấu trúc, trạng thái củaphô mai Sự biến đổi các thành phần và cấu trúc trong quá trình ngâm chín là kết quảcủa sự tác động kết hợp giữa renin và các vi khuẩn lactic
Tiến hành: Quá trình lên men được thực hiện ở 22ºC, trong 2 giờ Sau khi pH sữa
giảm xuống 5,8 người ta bơm hỗn hợp qua bồn đông tụ
Thiết bị: Sử dụng thiết bị lên men loại Tetra Alsafe Aseptic tank C2 kiểu
đứng.[1]
Đông tụ:
Mục đích: Chuyển casein từ trạng thái keo sang khối đông với cấu trúc gel.
Quá trình sinh học xảy ra ở giai đoạn đông tụ: Các VSV có trong khối đông tụ
bao gồm nhóm vi khuẩn, nấm men, nấm sợi tiếp tục thực hiện quá trình trao đổi chất.Tuy nhiên, tốc độ các biến đổi sinh học này diễn ra khá chậm do nhiệt độ ủ thấp (12 -
13°C) Đáng chú ý nhất là các bào tử giống Penicillium sẽ phát triển thành các khuẩn
ty thể trên bề mặt của phô mai, tạo thành các đốm xanh lấm tấm khắp bề mặt sảnphẩm
Tiến hành: Ta tiến hành bổ sung enzyme chymosin với trung bình 5g/100kg sữa.
Hòa tan enzyme chymosin với nước theo tỉ lệ 1/10 rồi cho vào bồn đông tụ Đồng thời
bổ sung ion Ca2+ dưới dạng canxi clorua để tạo độ cứng cho khối phô mai với tỷ lệ10g/100 kg dịch sữa Nhiệt độ đông tụ duy trì ở 18 - 22ºC Trong quá trình đông tụ, vi
Trang 38khuẩn lactic vẫn tiếp tục lên men tạo acid lactic và làm giảm pH trong hỗn hợp Chúngsinh tổng hợp nhiều sản phẩm phụ khác nhau Quá trình đông tụ kéo dài 4 - 6 giờ Tạithời điểm kết thúc quá trình đông tụ, giá trị pH giảm xuống 4,5 - 4,55
Thiết bị: Chọn thùng đông tụ có dạng hình trụ đứng, đáy hình cầu, làm bằng thép
không gỉ.[1]
Tách huyết thanh sữa:
Mục đích: Phân riêng sữa thành 2 dạng: Huyết thanh và khối đông Tách các chất
lỏng có trong khối đông sữa, làm ổn định cấu trúc cho khối đông để chuẩn bị cho quátrình đổ khuôn hình thành nên hình dạng của phô mai Đồng thời, quá trình này cũnglàm giảm khả năng nhiễm sinh vật trong sữa
Tiến hành: Quá trình này được tiến hành trong hệ thống Berge Đầu tiên, người
ta cho phần sữa đông tụ (đã được tách sơ bộ huyết thanh) vào các túi lọc Dưới tácdụng của trọng lực, phần huyết thanh sữa còn lại sẽ chui qua túi lọc, thoát ra ngoài vàrơi vào bể dưới Quá trình kéo dài 8 - 20 giờ, nhiệt độ duy trì ở 18 - 20°C
Thiết bị: Sử dụng thiết bị tách huyết thanh chuyên dụng loại Tetra Tebel Vat.[1]
O-Đóng gói và bảo quản:
Mục đích: Nhằm tạo kiểu dáng thích hợp cho tiêu dùng và thuận tiện khi bao gói
vận chuyển Đồng thời, cách li sản phẩm với môi trường bên ngoài nhằm kéo dài hạn
sử dụng của sản phẩm
Tiến hành: Phô mai tạo thành được đem đi bao gói bằng thiết bị bao gói tự động
ở điều kiện vô trùng với các loại bao bì khác nhau tùy từng loại sản phẩm Sau khi baogói, sản phẩm sẽ được cho vào các thùng carton và đem đi bảo quản ở kho lạnh cónhiệt độ không khí 5°C
3.2.3 Dây chuyền sản xuất sữa cô đặc có đường
Gia nhiệt và làm nguội:
Mục đích:
- Bất hoạt enzyme diataza vì hoạt động của nó gây mùi vị bất thường cho sữa.
- Loại được phần lớn vi sinh vật có trong sữa.
- Dễ hòa tan đường được bổ sung vào trước khi qua công đoạn chế biến tiếp theo.
- Tạo chân không cho sữa đã đun nóng.
- Tránh hiện tượng đặc của sản phẩm và sự kết tủa canxi citrate do liên kết canxi
phosphat hoặc kali phosphat trong quá trình tàng trữ
Chế độ xử lý nhiệt: Giá trị nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt ở giai đoạn này ảnh
hưởng đến độ nhớt của thành phẩm theo Bylund Gosta (1995), để sản phẩm sữa đặc có
độ nhớt cao, chế độ xử lý nhiệt nên duy trì ở 82ºC trong vòng 10 phút Ngược lại, để sản
Trang 39phẩm có độ nhớt thấp, nhiệt độ xử lý nên chọn ở 116ºC trong 30 giây Đối với sữa đặc cóđường này, ta chọn chế độ gia nhiệt 116ºC trong 30 giây Sau quá trình xử lý nhiệt, sữađược làm nguội về 70ºC rồi được đưa về thiết bị cô đặc.[1]
Phối trộn:
Mục đích:
- Nhằm hòa tan đường vào trong sữa để tạo độ ngọt.
- Việc bổ sung đường không những làm tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm mà
còn làm tăng áp suất thẩm thấu đến mức có thể hạn chế sự hoạt động và phát triển củamột bộ phận vi sinh vật có trong sữa đặc
Tiến hành: Sử dụng siro saccharose 70% và bổ sung vào sữa trong quá trình cô đặc.
[1]
Cô đặc:
Mục đích:
- Tăng nồng độ chất khô của sữa từ nồng độ chất khô của dịch trộn ban đầu lên
giá trị yêu cầu của sản phẩm sữa đặc
- Loại bỏ khí hòa tan trong dịch sữa nhờ sự bốc hơi trong điều kiện chân không.
Tiến hành: Sữa được bổ sung siro đường với nồng độ chất khô là 70%, tiếp theo
được tạo chân không và cô đặc ở nhiệt độ 40 - 52,5ºC [26] dưới áp suất chân không.Cần phải thận trọng điều chỉnh nhiệt độ không vượt quá 65 - 70ºC để tránh sự biếntính các loại đường và sự tăng lên về độ nhớt của sữa
Sử dụng thiết bị cô đặc trong quá trình là hệ thống cô đặc chân không 3 cấp tuầnhoàn Dịch sữa chảy theo vòng xoắn ốc từ trên xuống, thiết bị gồm ba tầng với áp suất
và nhiệt độ bốc hơi dịch sữa khác nhau
Thực hiện quá trình bốc hơi nước trong điều kiện chân không làm giảm nhiệt độcủa sữa Áp suất chân không được tạo ra bởi bơm chân không Thời điểm kết thúc quátrình cô đặc đươc xác định thông qua việc đo tỷ trọng và độ nhớt của sữa.[1]
Kết tinh và làm lạnh:
Mục đích: Điều khiển quá trình kết tinh đường lactose trong sữa, hoàn thiện sản
phẩm, giúp cho sữa sau cô đặc có một trạng thái đặc mịn
Tiến hành:
Để thực hiện quá trình kết tinh lactose, người ta làm nguội sữa cô đặc về 24 - 28oCrồi cấy mầm tinh thể lactose Sử dụng các mầm tinh thể với kích thước vài µm Trong quátrình kết tinh, các tinh thể lactose sẽ lớn lên với kích thước tối đa từ 8 - 10µm Khi sữa đạt1/3 bồn thì mở cánh khuấy đến khi mực nước sữa đạt 1/2 bồn thì tắt cánh khuấy đểtránh sự tạo bọt Sau khi cấp đầy sữa vào bồn kết tinh thì tiếp tục làm lạnh xuống 15 -18ºC càng nhanh càng tốt và bật cánh khuấy liên tục trong 1 giờ cho đều và triệt để
Trang 40Quá trình kết tinh là quá trình quan trọng nhất trong quy trình sản xuất sữa đặc cóđường Thiết bị kết tinh thường có dạng hình trụ với bộ phân điều nhiệt và cánh khuấy.
Do sản phẩm có độ nhớt cao, ta cần lưu ý chọn công suất thích hợp cho motor để cánhkhuấy hoạt động tốt.[1]
Bồn vô trùng:
Mục đích:Sữa được chứa trong bồn này để cung cấp nguyên liệu đầu vào sẵn sàng cho máy rót lon, yêu cầu đảm bảo vô trùng trước khi rót
Chiết rót và đóng hộp:
Mục đích: Cách li sản phẩm với môi trường bên ngoài nhằm kéo dài thời gian sử
dụng sản phẩm Đảm bảo thuận tiện khi bao gói và vận chuyển Tạo kiểu dáng thíchhợp và bắt mắt người tiêu dùng cho người tiêu dùng
Tiến hành: Quá trình rót hộp được thực hiện trong điều kiện vô trùng Chủ yếu
sữa cô đặc có đường được đóng vào hộp sắt loại 400g