1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp)

59 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y

Khóa học: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y

Khóa học: 2013 – 2017 Giảng viên hướng dẫn: T.S Nuyễn Đức Hùng

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 3

LỜI CĂM ƠN

Suốt 4,5 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất

Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn,

sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, và công ty TNHH EMIVEST FEEDMILL VIỆT NAM

Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn, sự giúp đỡ, cổ

vũ động viên của người thân trong gia đình

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo T.S Nguyễn Đức Hùngđã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành

công khóa luận này

Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo

điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới lãnh đạo công ty TNHH EMIVEST FEEDMILL VIỆT NAM, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm , theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này

Em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích 2

3 Yêu cầu 2

Phần 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Điều kiện cơ sở nơi thục tập 3

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 3

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 4

1.1.3 Tình hình công tác chăn nuôi 6

1.1.4 Tình hình công tác thú y 6

1.1.5 Đánh giá chung 8

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 8

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 8

1.3 Giới thiệu về giống gà nuôi tại trang trại 21

1.3.1 Nguồn gốc 21

1.3.2 Đặc điểm ngoại hình 21

1.3.3 Sức sản xuất 22

Phần 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 24

2.1 Đối tượng 24

2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 24

2.3 Nội dung thực hiện 24

2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 24

2.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi 24

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 25

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 26

PHẦN 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Tình hình chăn nuôi gà thương phẩm tại trang trại gà công ty Emivet 27

3.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà thương phẩm 27

3.2.1 Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng 27

Trang 5

3.2.2 Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng 32

3.3 Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho gà thương phẩm 38

3.3.1 Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh 38

3.3.2 Thực hiện quy trình tiêm phòng bệnh bằng vaccin 39

3.4 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh 40

3.4.1 Bệnh E.coli 40

4.4.2 Bệnh cầu trùng 41

3.4.3 Bệnh CRD 41

3.4.4 Bệnh ORT ( hen phức hợp) 42

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

1 Kết luận 45

2 Đề nghị 45

3 Tồn tại 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Lịch tiêm phòng vaccin của công ty 7

Bảng 1.2 Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500, con trống (Nguồn trích dẫn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) 22

Bảng 1.3 Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500, con mái (Nguồn trích dẫn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) 23

Bảng 1.4 Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500

(Nguồn trích dẫn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500) 23

Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gà giai đoạn từ 1-7 ngày tuổi 29

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gà giai đoạn từ 8-21 ngày tuổi 30

Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gà giai đoạn từ 22-7 ngày trước khi xuất 31

Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gà giai đoạn 7 ngày trước khi xuất 32

Bảng 3.5 Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà thương phẩm 33

Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 34

Bảng 3.7 Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn nuôi 35

Bảng 3.8 Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi 37

Bảng 3.9 Kết quả thực hiện quy trình tiêm phòng vaccin cho đàn gà thương phẩm tại trại 39

Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả điều trị bệnh cho gà thương phẩm 44

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng giữ vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì

và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật, chăn nuôi gà ở nước ta được phát triển mạnh về số lượng và chất lượng Quy mô chăn nuôi đã và đang được chuyển dịch theo hướng tích cực từ quy

mô gia đình, nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, tập trung, phương thức chăn nuôi cũng có chuyển biến mạnh mẽ, từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi công nghiệp Nhờ đó việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn và tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn Các sản phẩm từ gà như: trứng, thịt là nguồn thực phẩm trong đời sống của nhân dân Ngoài ra, chăn nuôi gà còn cung cấp các sản phẩm cho ngành công nghiệp chế biến.Phát triển chăn nuôi gà đã mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho người dân, cũng như tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền Bắc mùa hè nóng ẩm, mùa đông có mưa phùn gió bấc Những yếu tố thời tiết đó rất thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển Khi gà bị bệnh sẽ gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gia cầm Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có những giải pháp như: Nâng cao nhận thức, kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh dịch bệnh từ chính phía người chăn nuôi, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thú y

cơ sở và nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng

Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, được sự đồng ý của BCN khoa CNTY và thầy giáo hướng dẫn, sự hỗ trợ kỹ thuật của trại công ty EMIVEST, chúng tôi tiến hành thực

Trang 9

hiện đề tài:“Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng

và trị một số bệnh trên đàn gà thương phẩm tại trang trại công ty Emivesttrên địa bàn xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội”

Trang 10

Phần 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Điều kiện cơ sở nơi thục tập

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lí: phía Tây Bắc giáp xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ; phía Tây Nam giáp xã Võng Xuyên và Long Xuyên; phía Đông Nam giáp xã Thượng Cốc; phía Đông Bắc giáp xã Vân Nam, Vân Phúc, huyện Phúc Thọ

Từ tháng 5 đến tháng 10: là mùa nóngvà ẩm Mùa hè gió thổi từ Nam đến Đông – Nam, mang theo nhiều hơi nước nên hay mưa và giông bão Mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8 Nhiệt độ trung bình mùa hè là 26°C

Từ tháng 11 đến tháng 4: là mùa khô, lạnh, nhiệt độ trung bình trong mùa là 18°C Nhiệt độ trung bình tháng 11 là 21°C, tháng 12 và tháng giêng

Trang 11

là 17°C, độ ẩm khoảng 40 – 45%, tháng 2 và tháng 3 trời lắm sương mù và thường có mưa phùn

Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,6°C Độ ẩm không khí trung bình

từ 75-85% Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.622mm

1.1.1.3 Điều kiện đất đai

Diện tích đất tự nhiên của xã là 494, 43 ha, dân số có 5.415 người, 1.385 hộ

Xuân phú là xã có địa hình tương đối bằng phẳng Đất đai ở đây chủ yếu được

sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc canh tác của nhân dân Mặt khác, cơ cấu đất đai đa dạng nên rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại kinh tế khác nhau

Trang trại của công ty Emivest Feedmill nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn, cách xa khu dân cư thuộc thôn Ân Phú

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

1.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội địa phương nơi trại cư trú

Trong những năm gần đây, kinh tế của xã có những bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định Năm 2015, thu nhập bình quân 35 triệu đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp 43%, Tiểu thủ Công nghiệp và Xây dựng 15%, Dịch vụ 42% Mục tiêu chung của toàn xã, phấn đấu đến năm 2017, Xuân Phú trở thành xã nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, hiện đại, văn minh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao

Là vùng đất cổ, xã Xuân Phú là nơi lưu giữ bảo tồn hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Tính đến tháng 3/ 2015, xã có 4/12 di tích đã được xếp hạng, với các loại hình như: chùa, đền, đình, miếu… Trong đó, có 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố Tiêu biểu

Trang 12

như đình Ân Phú, đình Phú Châu, thích hợp cho việc phát triển nghành du lịch

1.1.2.2 Cơ sở vật chất của trang trại gà

- Trại được thiết kế xa khu dân cư với diện tích 1 ha, có hệ thống bảo

vệ xung quanh được xây tường rào bao quanh trại

- Trại được trang bị máng ăn thủ công, máng uống nước tự động, mỗi chuồng có 5 đường máng ăn, 6 đường nước và 1 bình nước 500 lít

- Trang trại có 4 kho cám: chuồng 1 và chuồng 2 chung 1 kho cám, chuồng 3,4,5 mỗi chuồng 1 kho riêng, được thiết kế ở đầu chuồng và 1 kho thuốc

- Trong mỗi chuồng có 10 quạt thông gió, 9 quạt thiết kế ở cuối chuồng, 1 quạt ở đầu chuồng và 1 lò sưởi được thiết kế ở đầu chuồng

- Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng bằng nước giếng khoan và có bể chứa để khử trùng nước

- Sân trại và lối đi giữa các chuồng được bê tông hóa

- Hệ thống điện sử dụng dòng điện 3 pha, có 7 máy phát điện, có hệ thống đèn cảnh báo

- Trại có 2 khu nhà ở cho công nhân, 1 nhà kho để chứa dụng cụ chăn nuôi

- Trại gồm có: 5 chuồng, mỗi chuồng có diện tích 900 𝑚2 nuôi từ 7000 – 9000 con gà

1.1.2.3 Mô hình tổ chức của trang trại

- Cơ cấu của trại tổ chức như sau:Đội ngũ cán bộ, quản lý,kỹ thuật, công nhân gồm:

- 01 quản lý có trình độ kỹ sư

- 01 đầu bếp

- 01 bảo vệ

Trang 13

- 07công nhân

- 03 sinh viên thực tập

- Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại đã tạo điều kiện chỗ ăn, chỗ ở

và sinh hoạt theo công nhân

1.1.3 Tình hình công tác chăn nuôi

1.1.3.1 Quy mô,cơ cấu của đàn gà

Trại có nhiệm vụ chủ yếu là nuôi gà thịt thương phẩm, nên chỉ có 1 loại

gà Quy mô chăn nuôi gồm 5 chuồng với diện tích mỗi chuồng 900 𝑚2, các dãy chuồng được xây dựng song song với nhau có cơ cấu từ 7000 – 9000 nghìn gà/chuồng nuôi.Được sự phân công của quản lý, tôi trực tiếp tham gia chăm sóc gà ở chuồng 2 với số gà là 8000 nghìn con

1.1.3.2 Năng suất, sản phẩm chủ yếu của trang trại

Trại cung cấp sản phẩm chủ yếu cho thị trường là gà thịt, với năng suất của trại khoảng 40.000 nghìn gà/tháng (tương đương 128 tấn/tháng) Căn cứ vào nhu cầu của thị trường mà quy mô của trại được sử dụng tối đa hoặc một phần công suất

1.1.4 Tình hình công tác thú y

1.1.4.1 Tổ chức thú y của trại

Để đảm bảo công tác thú y vệ sinh phòng bệnh, trại có một bác sĩ thú y chịu trách nhiệm chính Ngoài bác sĩ thú y, đội ngũ công nhân và sinh viên thực tập cũng được hướng dẫn công tác vệ sinh, phòng và trị bệnh Đội ngũ này giúp bác sĩ thú y trong công tác vệ sinh, phòng và điều trị bệnh cho gà

1.1.4.2 Công tác vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh

a) Công tác vệ sinh, phòng bệnh

Trại thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh chăn nuôi gồm: sát trùng cho toàn bộ nền, vách, nóc, máng, chụp sưởi và các dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng ASI- CIDE Sau khi sát trùng cần bỏ trống chuồng ít nhất từ 7

Trang 14

– 10 ngày Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho chuồng nuôi, trong 10 ngày đầu cần rửa sạch máng ăn uống 2 lần/ngày tránh tình vi khuẩn có cơ hội phát sinh Luôn giữ ấm cho cho gà.Tùy theo điều kiện thời tiết để điểu chỉnh nhiệt độ cho phù hợp Nuôi gà cần giữ cho chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ Cửa chuồng có hố sát trùng bằng ASI- CIDE 2,5ml/lit nước

b) Công tác phòng bệnh

Trong chăn nuôi, khâu phòng bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết,

nó là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi.Do vậy, trong quá trình chăn nuôi, ngoài việc phải thường xuyên quét dọn chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống, cũng như phải sát trùng giầy dép, quần áo trước khi vào chuồng gà Trại đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vaccin cho toàn bộ gàtheo lịch quy định

Bảng 1.1 Lịch tiêm phòng vaccin của công ty Ngày

tuổi Tên vacxin Liều lượng và phương pháp sử dụng

1

ND Broiler 500ml 0,1ml/ con/ tiêm da cổ

IBND polybanco B1 2500 dos 1 lọ/2500 con/ nhỏ mắt

7

IBD GM97 1000 dos 17 lít/1000 con, cho uống

IB 491 2500 dos 17 lít /1000 con, cho uống

H5N1 250ml 0,5ml/con, tiêm da cổ

11 IB-ND Shohol 2500 dos 20 lít/1000 con, cho uống

14 IBD Xtreme 2500 dos 25 lít/1000 con, cho uống

21 IB-ND Shohol 2500 dos 35 lit/1000 con, cho uống

30 IB-ND Shohol 2500 dos 35 lít/1000 con, cho uống

Trang 15

Khí hậu nóng ẩm, gió mùa làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh của gà

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

1.2.1.1 Đặc điểm của gà thịt thương phẩm

Gà thương phẩm là giống gà được lai tạo, chọn lọc để chăn nuôi nhằm mục đích chuyên về việc sản xuất thịt gà

Gà hướng thịt có đặc điểm chung là tầm vóc lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, cơ thể có dạng hình khối vuông, bộ lông phát triển không ép sát vào thân, đầu to, cổ to ngắn, mỏ to chắc, ngực sâu rộng, lưng dài, rộng, phẳng, đùi lườn phát triển, xương thô, thành thục muộn, bản năng ấp bóng cao nên sản lượng trứng thấp (150-170 trứng/năm), khối lượng trứng lớn (58-60g/quả) Tỷ

Trang 16

lệ thụ tinh và ấp nở thấp, tính tình hiền lành, chậm chạp Đại diện tiêu biểu cho hướng thịt là giống gà Cornic

Các giống gà thịt thương phẩm được nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay là: gàHybro, gà Hubbard, gà Arbor Acress, gà Ross

a) Giống gà Hybro

- Nguồn gốc: Gà Hybro (HV 85) là giống gà hướng thịt công nghiệp có nguồn gốc từ Hà Lan Đây là bộ giống của Hà Lan và đã được nuôi phổ biến

ở nhiều nước trên thế giới Bộ giống được nhập vào Việt Nam từ Cu Ba năm

1985, với ba dòng thuần chủng, được nuôi tại xí nghiệp Tam Đảo

- Ngoại hình:Màu lông trắng, ngực rộng, thân hình vạm vỡ, tăng trọng nhanh, mào đơn màu đỏ tươi, da, mỏ, chân màu vàng

- Khả năng sản xuất (sinh trưởng): Tiêu tốn thức ăn 2,2 kg thức ăn cho

1 kg tăng trọng Nuôi 49 - 50 ngày, con mái đạt trọng lượng 2 - 2,2 kg, con trống đạt 2,1 - 2,3 kg Lượng thức ăn tiêu tốn cho mỗi kilogam tăng trọng là 2,2 kg

b) Giống gà Hubbard

- Nguồn gốc: là giống gà thịt công nghiệp cao sản có nguồn gốc từ Mỹ

- Đặc điểm: Gà có lông màu trắng, ngực rộng, thân hình nỡ nang Sau 4 tháng gà mái đạt trọng lượng 3,6 – 3,8 kg, gà trống đạt 4 – 4,2 kg Tiêu tốn thức ăn 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng Có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ

lệ nuôi sống cao từ 96-98%, thời gian nuôi từ 38-45 ngày, đạt trọng lượng từ 3,0-3,3 kg, tiêu tốn thức ăn từ 1,86 kg thức ăn/kg tăng trọng Giống gà này phù hợp với những gia đình chăn nuôi có điều kiện về đất đai, vốn đầu tư, chuồng trại đồng bộ, hiện đại và người chăn nuôi phải có tay nghề cao

- Khả năng sản xuất: Trên đàn gà thương phẩm nuôi thịt, gà Hubbard nuôi thịt đến 07 tuần tuổi thì tỷ lệ nuôi sống đạt 96% Khối lượng cơ thể trung bình đạt 2995g/con Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của cơ thể: 1,99 kg

Trang 17

Tỷ lệ thân thịt lúc 06 tuần tuổi trung bình đạt 74,49%, tỷ lệ thịt đùi là 24,29%,

tỷ lệ thịt ngực là 27,71%, tỷ lệ thịt đùi + ngực đạt 51,99% và tỷ lệ mỡ bụng là 1,36% Đối với gà Hubbard nuôi thịt xuất bán ở 06 tuần tuổi (42 ngày tuổi)cho hiệu quả kinh tế cao nhất

c) Giống gà Arbor Acress

- Nguồn gốc: Gà Arbor Acres hay còn gọi là gà AA là giống gà hướng thịt công nghiệp cao sản có nguồn gốc từ Mỹ

- Đặc điểm: Gà có thân hình to cao cân đối, chân cao, ngực phẳng, đùi dài, ức phẳng, đùi, lườn rất phát triển, cho thịt nhiều, tỷ lệ thịt lườn chiếm 16-17% và thịt đùi 15-16% so với thịt xẻ Lông gà có màu lông trắng tuyền Da chân, mỏ màu vàng nhạt, mào cờ (màu đơn), khả năng thích ứng rộng

- Khả năng sản xuất (sinh trưởng): Gà thịt AA sinh trưởng nhanh, gà thịt nuôi lúc 49 ngày tuổi con trống đạt trọng lượng 2,5 kg, con mái đạt trọng lượng 2,3 kg Lúc 49 ngày tuổi gà trống đạt 2,8 kg (2,4 - 2,5 kg), gà mái đạt 2,6 kg (2,3 -2,4 kg) Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng từ 2,1 -2,2, kg Giống gà này rất được ưu chuộng, tuy nhiên vì lớn nhanh nên yêu cầu về nuôi dưỡng và kỹ thuật cao chỉ phù hợp với những cơ sở chăn nuôi lớn

d) Giống gà Ross

- Nguồn gốc: Gà Ross còn gọi là gà Linh Phượng hay gà Ross 308 là một giống gà công nghiệp chuyên thịt cao sản có nguồn gốc từ vùng Aisơlen thuộc Anh

- Ngoại hình: Có ngoại hình của giống gà chuyên thịt, thân hình cân đối, ngực sâu rộng, chân chắc, ức phát triển, có thiết diện vuông, gà có màu lông trắng, mỏ vàng, chân vàng, da vàng, mào đỏ Gà con lông màu vàng nhạt, lớn lên màu trắng, mào đơn, mào dưới dài Gà từ giai đoạn 1 ngày tuổi thấy gà Ross mới nở có màu lông trắng, chân và mỏ có màu vàng nhạt, trong quá trình nuôi có thể phân biệt con trống, mái bằng tốc độ mọc lông Gà trưởng

Trang 18

thành có màu lông trắng tuyền, mào cờ, tích tai phát triển có màu đỏ tươi, da

và chân màu vàng nhạt

- Khả năng sản xuất (sinh trưởng): Gà thịt thương phẩm lúc 7 tuần tuổi đạt 2,29 kg Mỗi kg thể trọng tiêu tốn khoảng 2 kg thức ăn (1,97 kg) Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn của chúng khoảng 1,8 kg/1 kg tăng trọng Tiêu tốn 2,0-2,l kg cho l kg tăng trọng Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần thì con trống 2,7 kg, con mái 2,2 kg, tỷ lệ thịt lườn là 16- 17%, thịt đùi là 15 – 16% Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi thịt lườn rất cao Tỷ lệ thân thịt đạt 74-75%, thịt đùi chiếm 15-16%, thịt lườn chiếm 16- 17%

2.2.1.2 Chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt thương phẩm

a) Chuẩn bị quây úm

Quây úm phải được chuẩn bị kỹ, mỗi quây úm có đường kính 2m cho

500 con gà,độ cao của quây úm khoảng 45-50 cm

Đèn úm: có thể úm bằng bóng đèn tròn hoặc chụp úm gà.Một bóng 75w có thể úm được từ 100-110 con.Nếu úm bằng chụp úm gas thì một chụp

Chỉ nên mua gà con từ các nguồn tin cậy, gà bố mẹ đã được kiểm tra

không mắc các bệnh bạch lỵ, thương hàn, Mycoplasma… Gà con phải đồng

Trang 19

đều, nhanh nhẹn Gà con không được dị tật về mắt, mỏ, chân,bề mặt chân sáng, bóng và tròn trịa Gà con phải khỏe, bụng gà không bự và cứng

e) Phương pháp úm gà

Ngay khi gà về đến trại, phải nhanh chóng cho gà vào quây úm Cho

gà uống đầy đủ nước có hoà vitamin C và đường glucose (thường 2g vitamin

C +50 g glucose trong 1 lít nước cho 80-100 con gà)

- Cho gà uống nước trong vòng 2-4 giờ đầu sau đó mới đổ cám cho gà con tập ăn

- Nhiệt độ úm: rất quan trọng, nhiệt độ quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của gà.Nhiệt độ thích hợp cho gà trong tuần đầu là 32-34°Cvà cứ sau một tuần nhiệt độ sẽ giảm xuống 2°C

- Quan sát gà con trong quây úm, ta có thể xác định nhiệt độ úm có thích hợp hay không

+ Nếu gà con tụ tập dưới bóng đèn úm nghĩa là nhiệt độ quá thấp ta phải tăng nhiệt độ lên

+ Nếu gà con tản xa đèn úm nghĩa là nhiệt độ úm quá cao, cần phải giảm nhiệt độxuống

+ Nếu gà con phân bố đều trong quây úm có nghĩa là nhiệt độ đã thích hợp

- Thời gian úm: Tuỳ theo người chăn nuôi, thường là từ 10-14 ngày

- Mật độ nuôi: Gà tăng trọng rất nhanh trong vài ngày đầu,do đó ta phải theo dõi và nới rộng quây úm để đảm bảo đủ chỗ cho gà

- Khi gà được 15 ngày trở lên, mật độ nuôi khoảng 8-10 con/𝑚2

f) Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn: Trong chăn nuôi gà công nghiệp, ngày nay có nhiều loại thức

ăn và chương trình cho gà công nghịêp khác nhau

Trang 20

Cách cho ăn: Khi gà còn nhỏ cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần

bỏ một ít thức ăn, thức ăn phải luôn luôn mới Trước khi đổ thức ăn mới, phải làm sạch khay đựng thức ăn Sau 2 tuần số lần cho ăn trong ngày sẽ giảm dần

Gà càng lớn thời gian ăn càng nhanh hơn, nên chỉ cho gà ăn vào buổi sáng và buổi chiều mát để tránh hiện tượng gà bị chết nóng

2.2.1.3 Vệ sinh, phòng bệnh đối với gà thương phẩm

Nếu việc phòng bệnh tốt sẽ hạn chế được khả năng bệnh tật của gà, giảm

tỉ lệ loại thải và giúp gà tăng trọng nhanh.Việc phòng bệnh bao gồm qui trình

vệ sinh chuồng trại, việc làm vaccin và uống thuốc phòng

a) Vệ sinh chuồng trại

- Chuồng trại và các dụng cụ, máng ăn,máng uống phải được vệ sinh sạchsẽ hàng ngày

- Phải luôn giữ cho nền chuồng khô ráo

- Hạn chế cho người lạ vào trại, các xe ra vào trại phải được xịt thuốc sáttrùng

- Khi ra vào trại phải giậm chân vào nước sát trùng

- Tắm rửa sạch sẽ và thayđồ mới khi vào trại

- Hạn chế nguồn lan truyền bệnh như chuột, chim……

- Thực hiện nuôi gà “cùng vào cùng ra”

b) Phòng bằng vaccin

Tuỳ từng vùng và tình hình dịch bệnh của vùng mà có chương trình

vaccin khác nhau, và nên thực hiện theo sự chỉ dẫn của các hãng

1.2.1.4 Một số bệnh thường gặp ở gà thương phẩm và biện pháp phòng, trị

a) Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm (IB)

Lứa tuổi bi ̣ bê ̣nh

Gà t ừ 2 đến 45 ngày tuổi và lúc gà đẻ nguy c ơ và tỷ lệ m ắc bê ̣nh cao nhất

Trang 21

Nguyên nhân gây bê ̣nh

Do vi rút coronavirus gây nên

Triê ̣u chứng lâm sàng

- Gà bị bệnh hen sâu, tiếng rít như sáo

- Ỉa chảy nặng ở gà con

- Giảm đẻ đột ngô ̣t và rất nhanh ở gà đang đẻ

Biê ̣n pháp phòng

Hiê ̣n nay có v ắc xin phòng đó là ND – IB (dùng 1 loại phòng được hai

bê ̣nh Newcastlevà bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ) Cách dùng là nhỏ tr ực

tiếp vào mồm ho ặc cho uống vào 7 ngày và 14 ngày nếu bệnh xảy ra liên tục,ở các lứa ta dùng thêm lần 3 vào 21 ngày.Áp dụng biện pháp phòng tr ừ tổng hợp như vê ̣ sinh khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

Biê ̣n pháp điều tri ̣

Khi bê ̣nh xảy ra nh ững con ốm vì bê ̣nh IB thì tiểu hủy còn nh ững con còn lại dùng v ắc xin ND – IB nhỏ tr ực tiếp vào mồm Kết hợp với sử dụng Vitamin C + Bcomplex + Paracetamol + Glucose pha vào n ước cho gà uống Đểđiều tri ̣ kế phát ta dùng mô ̣t trong các thuốc nh ưđiều tri ̣ bê ̣nh hen gà do

Mycoplasma.Nếu đàn gà ghép bệnh thì ta nên xác định rõ bệnh ghép để có

hướng điều tri ̣

b) Bệnh cầu trùng

Lứa tuổi bị bệnh

Gà ở 10 ngày tuổi trở đi đối với nuôi lứa đầu và 6 ngày tuổi với lứa sau

Nguyên nhân gây bệnh

Do cầu ký trùng , cầu ký trùng gây bệnh cầu trùng trên gà tồn tại rất lâu ngoài môi trường và rất khó tiêu diệt bằng các loại thuốc sát khuẩn cũng như vôi bột vì vậy đàn gà rất dễ bị mắc bệnh từ môi trường

Triệu chứng lâm sàng

Trang 22

- Những con gà bị bệnh biểu hiện rù, xã cánh, gầy yếu, ỉa chảy phân có máu tươi sau đó chuyển dần thành mầu cà phê

- Mổ khám: Manh tràng chứa đầy máu, ruột non có thể bạc mầu, hoại tử từng nố

Biện pháp phòng

Dùng các loại thuốc có thành phần sau đểđiều tri ̣ cầu trùng : Vina Cox, Bioanticoc, Anticocic, Hancoc, vimecox… 50g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống cho gà uống từ 10 ngày tuổi đối với lần đầu và 6 ngày tuổi với các lứa sau

Biện pháp điều trị

Dùng các loại thuốc sau đểđiều tri ̣ cầu trùng :

- Toltrazuril 50ml/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

- Diclazuril 50ml/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

- Vina Cox 50ml/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống

- Hoặc dùng các thuốc dùng phòng ở trên với liều gấp đôi

- Kết hợp với kháng sinh để chống kế phát

- Vitamin k 30g/100kg P/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống để cầm máu c) Bệnhviêm đường hô hấp mãn tính (tên khoa học – CRD)

Nguyên nhân

Vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây nên, chúng ít mẫn cảm với

kháng sinh thông thường nên điều trị phải lựa chọn, chúng có nhiều serotype khác nhau có loại gây viêm đường hô hấp, có loại gây viêm khớp, có loại gây viêm túi khí

- Sức đề kháng:Mycoplasma có sức đề kháng rất yếu, ngoài thiên nhiên nó

bị tiêu diệt rất nhanh Các chất sát trùng thông thường cũng dễ dàng tiêu diệt

Nó có khả năng tồn tại trong phân, chất độn chuồng ẩm ướt khá lâu Đặc biệt

Trang 23

là Mycoplasma có sức đề kháng cao với kháng sinh như: Penicilin và Thalium

axetat

- Loài mắc bệnh: Trong thiên nhiên gà và gà thương phẩm dễ mắc

bệnh Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít bị bệnh hơn Thường gà lớn và gà đẻ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gà con nhưng tỷ lệ chết thấp hơn Gà nuôi theo hướng công nghiệp bị bệnh nhiều hơn gà nuôi gia đình vì mật độ gia cầm cao rất thuận tiện cho việc lan truyền bệnh theo đường hô hấp

- Đường lây nhiễm: Mầm bệnh lấy trực tiếp từ ngoài không khí (do gà

bệnh hắt hơi sổ mũi bắn ra), vào cơ thể gà khoẻ mạnh qua đường hô hấp gà trống bị bệnh có khả năng truyền bênh sang gà mái qua đường sinh dục

- Cơ chế sinh bệnh: Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm,

nó ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đương hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang quanh mũi, thành túi hơi Nếu sức đề kháng của gia cầm tốt thì quá trình viêm nhẹ có khi không nhìn thấy Nếu sức đề kháng giảm sút bệnh sẽ nặng hơn và khi này các vi khuẩn khác có sẵn trong đường hô hấp sẽ kết phát gây bệnh, gây viêm đường hô hấp nặng, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương con vật gầy, kiệt sức dần rồi chết

Triệu chứng của bệnh

Gà con những ngày đầu bị bệnh thấy dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong sau đặc lại và nhầy trắng Gà ho, thở khò khè về đêm, ăn ít, gầy Ở gà lớn thở khò khè, chậm lớn, đẻ giảm, trứng đổi màu, vỏ xù xì

Bệnh tích của bệnh

Bệnh cấp tính ở xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng, màng túi khí trắng đục Bệnh mạn tính thì màng túi khí

dầy và đục trắng như chất bã đậu Nếu kế phát bệnh E coli thì bề mặt gan,

màng ngoài bao tim và màng bụng tăng sinh, viêm dính vào gan, tim, ruột

Chẩn đoán bệnh

Trang 24

- Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu trứng lâm sàng

- Cần chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh:

+ Bệnh tụ huyết trùng gia cầm: thường xảy ra ở gia cầm lớn, khi thời

tiết thay đổi vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy hô hấp gây khó thở bại huyết và chết rất nhanh Ngoài ra còn có các bệnh tích đặc trưng là: Xuất huyết lớp mỡ vành tim và cơ tim, gan có những điểm hoại tử nhỏ, xoang ngực, xoang bao tim tích nước vàng Gia cầm chết nhanh sau những tác động mạnh

+ Bệnh Neweastle: Xác chết gầy, cũng có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi

nhưng gia cầm còn có triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững thức ăn không tiêu Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: Viêm xuất huyết, loét ruột,

dạ dày cơ và dạ dày tuyến

+ Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Chỉ xảy ra ở gà đẻ (5-12

tháng), gà con không bị bệnh, bệnh cũng có những triệu chứng hô hấp nhưng không có bệnh tích ở buồng trứng, không viên mắt, bệnh rất khó chẩn đoán

+ Bệnh nấm phổi: Chủ yếu ở gà con, phổi gà bệnh có những u nấm

màu vàng xám to nhỏ không đều

Biện pháp điều trị

Mô ̣t số loa ̣i thuốc có tác du ̣ng điều tri ̣ tốt với vi khuẩn Mycoplasma :

timycosin, tilosin, tiamulin, erythromycin, azithromycin, doxycilin

d) Bệnh ORT ( hen phức hợp)

Trang 25

Ho, hắt hơi, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi; Gà sốt cao, giảm

ăn, giảm tăng trọng, giảm đẻ; Gà khó thở, dướn cổ lên thở, ngáp, đớp không khí

Bệnh ORT cũng gây chết đột tử ở gia cầm non thường có thêm nhiễm trùng não

Ở gà trên 12 tuần tuổi, ORT gây ra viêm phổi cấp tính với tỷ lệ chết có thể lên đến 50%

Sanfo cepty liều lượng 0,2ml/kgTT tiêm dưới da cổ

1.2.1.5 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Đào Thị Hảo và cs (2007) [2], cho biết, sử dụng phương pháp kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ đặc hiệu với MG1, MG2 có kết quả tốt

Trang 26

trong việc chẩn đoán bệnh CRD Kháng huyết thanh được chế đạt tiêu chuẩn

đã giúp cho việc xác định vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh phân lập được từ

gà mắc bệnh CRD Việc chế tạo thành công kháng huyết thanh kháng MG,

MS trên thỏ, ngoài việc có giá trị lớn về mặt kinh tế, còn giúp cho công tác chẩn đoán bệnh CRD bằng phương pháp ngưng kết nhanh độ tin cậy cao, có thể áp dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [5] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30 %, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14 % và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16 % Ngoài ra bệnh còn kết hợp với

các bệnh khác như: Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm, Tụ huyết trùng, bệnh do E coli… đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [8], tác nhân gây bệnh

CRD là Mycoplasma gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là

51,6% ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30% khi gà mắc bệnh

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [6] và nhiều tác giả khẳng định: bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh

và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường Vì vậy biện pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu trùng

Theo Trần Văn Hòa và cs (2001) [3], gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi Mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳ điều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng

có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiệnđại

Trang 27

Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) [7] cho biết, tốc độ mọc lông

là tính trạng di truyền liên kết với giới tính, trong cùng một dòng gà thì gà mái có tốc độ mọc lông đều hơn gà trống, đó là Hormone tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tính Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn

Theo Nguyễn Lân Dũng và cs (1995) [1], E.coli có sức đề kháng kém, bị

diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ và ở 600C trong vòng 30 phút Các chất sát trùng

thông thườngnhư nước gia ven 0,5%, Phenol 0,5% diệt được E.coli sau 2 - 4 phút

Theo Đào Văn Khanh, (2000) [4], khi nghiên cứu năng suất thịt của gà Broiler Sinh trưởng của gà Broiler cả trống và mái vào mùa Thu là tốt nhất, tiếp sau đó là mùa Đông, thấp nhất ở mùa hè Khối lượng cơ thể của gà mái

và gà trống đều đạt cao nhất vào mùa Thu, thấp nhất ở mùa Hè Sự chênh lệch

về khối lượng cơ thể nuôi ở các mùa đối với gà trống rõ hơn gà mái.Ở 84 ngày tuổi chênh lệch về khối lượng giữa mùa Thu so với mùa Hè: gà trống là 296,72g, gà mái là 261,76g; chênh lệch mùa Đông so với mùa Hè: gà trống là 233,16g, gà mái là 93,1g; chênh lệch giữa mùa Thu so với mùa Đông: gà trống là 63,58g, gà mái là252,45g

Kolapxki và Paskin (1980) [9], bệnh cầu trùng gà là một bệnh ở gà con từ

10 – 18 ngày tuổi Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 – 6 tháng tuổi Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 – 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao

Theo Orlow (1975) [10], bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non

E.tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi E.maxima gây bệnh cho gà từ 1,5 – 2 tháng tuổi Gia cầm non mắc bệnh, gia

cầm lớn là vật mang trùng Chuồng trại chật, ẩm ướt, thức ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh nặng thêm Các ổ dịch cầu trùng thường thấy vào mùa xuân và mùaThu

Trang 28

1.2.3 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Tác giả Bencina và cs (1989) [11], đã nghiên cứu thành công kỹ thuật chẩn đoán nhanh MG và MS bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp

để chẩn đoán bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp trên của gà nghi mắc bệnh CRD tại Nam Tư Các tác giả đã xác định được tỷ lệ nhiễm MG và MS ở gà 12 tuần tuổi là 74 % và 55 % bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp

Yogev và cs (1988)[13] đã sử dụng mẫu dò trên gen rARN để phát hiện sự khác nhau bên trong và giữa hai loài MG và loài MS

Theo tài liệu của Chambers J R (1990) [12], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ

1.3 Giới thiệu về giống gà nuôi tại trang trại

1.3.1 Nguồn gốc

Giống gà Cobb 500 bố, mẹ được Công ty Emivest nhập từ Mỹ Công

ty nuôi gà Cobb 500 bố, mẹ để sản xuất ra gà con Gà con được đưa về các trại nuôi gia công, trại của công ty và một số bán ra thị trường

1.3.2 Đặc điểm ngoại hình

Gà giống Cobb 500 là gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân hình bầu đẹp Gà tăng trọng nhanh, FCR thấp, có sức đềkháng và sự thích nghi tốt Gà dễ nuôi, mau lớn

Có đặc điểm chung là tầm vóc lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, cơ thể có dạng hình khối vuông, lông màu trắng phát triển không ép sát vào thân, đầu

to, cổ to ngắn, mỏ to chắc, ngực sâu rộng, lưng dài, rộng, phẳng, đùi lườn phát triển, xương thô, thành thục muộn, bản năng ấp bóng cao nên sản lượng trứng thấp (150-170 trứng/năm), khối lượng trứng lớn (58-60 g/quả) Tỷ lệ thụ tinh và ấp nở thấp Tính tình hiền lành, chậm chạp

Trang 29

Gà hướng thịt thường có hình dạng cân đối, ngực nở, chân chắc, tiết diện hình vuông hay hình chữ nhật

Là những giống gà có tầm vóc lớn, trước đây đã có tiếng về khả năng cho thịt cao

1.3.3 Sức sản xuất

Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 giữa con trống

và con mái có sự chênh lệch nhau Con trống ở 7 ngày tuổi đạt trọng lượng bình quân là 170g và mức tiêu tốn thức ăn là 0,836 Con mái ở 7 ngày tuổi là 158g, mức tiêu tốn thức ăn là 0,876 Trọng lượng bình quân của gà Cobb ở 7 ngày tuổi 164g và tiêu tốn thức ăn là 0,856 Mức tăng trọng và tiêu tốn thức

ăn của gà trống, gà mái nói riêng và của gà thịt Cobb 500 nói chung được thể hiện trong các bảng 1.2, 1.3, 1.4:

Bảng 1.2 Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500, con trống (Nguồn trích dẫn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500).

Tuần tuổi Ngày tuổi Trọng lượng

bình quân (gam)

Hệ số chuyển hóa thức ăn

Ngày đăng: 29/09/2018, 07:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w