Quảng cáo phản cảm – Quảng cáo là một nét văn hóa hiện đại, ngay cả những sản phẩm khá “tế nhị” nếu qua cây bút khéo léo của nhà viết kịch và tài biến hóa của đạo diễn cũng có thể khiến người xem thích thú, đặc biệt là
Những quảng cáo phản cảm khiến người xem bức xúc Quảng cáo phản cảm – Quảng cáo là một nét văn hóa hiện đại, ngay cả những sản phẩm khá “tế nhị” nếu qua cây bút khéo léo của nhà viết kịch và tài biến hóa của đạo diễn cũng có thể khiến người xem thích thú, đặc biệt là hình thức quảng cáo trên truyền hình. Thế nhưng nhiều biểu hiện “lệch chuẩn” của văn hóa quảng cáo thời gian gần đây lại làm khán giả bức xúc . Chèn sóng “vô duyên” Với khán giả xem truyền hình, chương trình phim truyện dài tập là một trong những “món” hấp dẫn nhất, nếu là phim giờ vàng thì lại càng hút khách. Nhiều khán giả mong ngóng cả ngày để đến giờ xem bộ phim yêu thích, nhưng phim chiếu được khoảng 5 phút thì âm lượng của tivi thay đổi đột ngột, nếu không phải là tiếng vỡ bát đĩa, có thể là tiếng pháo nổ váng trời: lại quảng cáo! Điều làm khán giả bức xúc nhất là cách bố trí lịch phát sóng các mẩu quảng cáo của các nhà đài, kể cả truyền hình miễn phí lẫn có thu tiền. Bộ phim đang đến đoạn hấp dẫn, xúc động nhất thì bỗng nhiên bị “chém” ngang một cách không thương tiếc. Chương trình càng ăn khách bao nhiêu thì càng bị quảng cáo “băm nát” bấy nhiêu. Đó là chưa kể tình trạng nhiều mẩu quảng cáo phản cảm gây bức xúc vì có hình ảnh khá “mất vệ sinh” xuất hiện trên màn hình đúng vào . bữa ăn. Quảng cáo gây phản cảm thường xuyên phát sóng vào bữa ăn tối Giá như đó là những quảng cáo hay mang tính trí tuệ, sáng tạo thì người xem sẽ cảm thấy thích thú, giống như họ được xem một đoạn phim ngắn vậy, và cho dù những mẩu quảng cáo thú vị được phát đi phát lại cũng không gây nhàm chán, bực bội. Nhưng đáng tiếc, quảng cáo bây giờ đều thích chạy theo xu hướng “điện giật”, nghĩa là thích gây sốc khán giả bằng những âm thanh và hình ảnh phản cảm. Thực tế là để chiều lòng số đông khán giả không dễ chút nào, nhất là khi quảng cáo truyền tải đến nhiều lứa tuổi. Khó ở chỗ quảng cáo thuần kiểu Tây đầy tính hiện đại, trẻ trung nhưng lắm khi người tiêu dùng Việt Nam . không hiểu. Quảng cáo thuần kiểu Việt lại xem ra . quê mùa với những tiện ích của sản phẩm. Yếu tố văn hóa là điều không thể né tránh trong các thông điệp quảng bá. Xu hướng “nửa Tây nửa ta” được khai thác mạnh mẽ trong thời điểm này có khơi gợi được yếu tố cảm xúc nơi người tiêu dùng Việt Nam hiện đại như mong muốn của các doanh nghiệp? Sử dụng hình ảnh bừa bãi Chưa hết ngán ngẩm với những mẩu quảng cáo phản cảm gây bức xúc trên truyền hình, người xem lại được phen tá hỏa với văn hóa quảng cáo ngoài trời. Ý thức được tác dụng của mặt tiền nên những người làm kinh doanh cứ “vô tư” sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng bá cho thương hiệu của mình. “Nạn nhân” bị sử dụng hình ảnh một cách vô tội vạ chính là các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng thế giới. Không ít người hốt hoảng vì bỗng dưng một tài tử Hollywood nào đó sẵn sàng quảng bá cho một thương hiệu bánh mỳ tại Việt Nam, hay ông vua nhạc Pop thế giới lại “vui vẻ” quảng bá cho một tiệm cắt tóc . trong ngõ. Ngay cả người Việt cũng phải lắc đầu khi bắt gặp những hình ảnh quảng cáo “hồn nhiên” như thế nữa là khách quốc tế. “Ép” người xem Mới đây, trong chương trình truyền hình thực tế "Cặp đôi hoàn hảo", thương hiệu mỳ gói của nhà tài trợ được mang cả vào chương trình, gắn cả lên trang phục của thí sinh để quảng cáo cho sản phẩm. Điều này khiến khán giả bức xúc, khi càng ngày họ càng bị "chết chìm" trong những quảng cáo phản cảm mỗi khi ngồi trước màn hình tivi. Nhưng xem ra dẫu cho khán giả có tức tối, thì những hình thức quảng cáo gián tiếp này sẽ không bao giờ chấm dứt, một khi quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa chưa có quy định nào cấm việc này. Cặp đôi hoàn hảo - Mỹ Lệ - Khương Ngọc với trang phục biểu diễn trong liveshow 6 Mới đây nhất, một sự kiện được cho là quảng cáo cũng làm không ít người sốc. Chuyện là các thí sinh của một cuộc thi nhan sắc đã trình diễn bikini trên một chuyến bay của một hãng hàng không Việt Nam. Màn trình diễn này gây rất nhiều ý kiến trái chiều từ cư dân mạng bởi xưa nay môi trường ở trên máy bay luôn nghiêm túc, đảm bảo tối đa sự yên tĩnh cho hành khách. Trên chuyến bay này, không những mặc bikini, các cô gái trẻ còn trình diễn và nhảy múa. Điều đáng nói là trên chuyến bay có rất nhiều người cao tuổi và trẻ em, không ngoại trừ khách nước ngoài. Màn quảng cáo phản cảm trên máy bay Sự kiện phản cảm trên dường như ngay lập tức nhận được “phản hồi” từ các nhà chức trách. Cục Hàng không Việt Nam đưa ra quyết định phạt 20 triệu đồng đối với “sàn catwalk” trên không, và mặc dù sự cảnh cáo này chỉ mang tính “giơ cao đánh khẽ” nhưng cũng là một bài học kinh nghiệm dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo đang có xu hướng lệch chuẩn. . Những quảng cáo phản cảm khiến người xem bức xúc Quảng cáo phản cảm – Quảng cáo là một nét văn hóa hiện đại, ngay cả những sản phẩm khá. trạng nhiều mẩu quảng cáo phản cảm gây bức xúc vì có hình ảnh khá “mất vệ sinh” xuất hiện trên màn hình đúng vào... bữa ăn. Quảng cáo gây phản cảm thường xuyên