1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng

104 321 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 362,33 KB

Nội dung

Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong thời gian qua, kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thườngxuyên NSNN nói riêng liên tục được đổi mới và tăng cường theo hướng đơngiản hóa quy trình, tă

Trang 1

ĐOÀN THỊ THANH TOÀN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2018

Trang 2

ĐOÀN THỊ THANH TOÀN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HÒA NHÂN

Đà Nẵng - Năm 2018

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liêu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Học viên

Đoàn Thị Thanh Toàn

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của luận văn 4

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN 10

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NSNN 10

1.1.1 NSNN và chi NSNN 10

1.1.2 Phân loại chi NSNN 12

1.1.3 Hình thức chi trả các khoản chi từ NSNN 16

1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của KBNN 17

1.2 HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN 20

1.2.1 Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 20 1.2.2 Khái niệm và đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

Trang 5

1.2.4 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 26

1.2.5 Những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 27

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN ĐÀ NẴNG 32

2.1 KHÁI QUÁT VỀ KBNN ĐÀ NẴNG 32

2.1.1 Tổ chức bộ máy của KBNN Đà Nẵng 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Đà Nẵng 33

2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN ĐÀ NẴNG 34

2.2.1 Thực trạng hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng 34

2.2.2 Quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng 36

2.2.3 Chế độ cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị có cơ chế tài chính riêng 45

Trang 6

2.4 KHẢO SÁT CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 552.4.1 Mô tả mẫu và phương pháp chọn mẫu 552.4.2 Thông tin chung về đơn vị được phỏng vấn và người đượcphỏng vấn 562.4.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tạiKBNN Đà Nẵng qua kết quả điều tra 572.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNGXUYÊN NSNN QUA KBNN ĐÀ NẴNG 592.5.1 Những kết quả đạt được 592.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng 61KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN ĐÀ NẴNG 66

3.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG KHUYẾN NGHỊ 663.1.1 Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 663.1.2 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi

Trang 7

THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUAKBNN 703.2.1 Đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền về việc thanh toán khôngdùng tiền mặt đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách 703.2.2 Cần có các phương pháp tra cứu nhanh, chính xác các vănbản chế độ và xác định thống nhất nội dung chi với mục lục ngân sáchtrong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng 713.2.3 Kiểm soát chi theo kết quả đầu ra 713.2.4 Tăng cường công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và

xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm 743.2.5.Tăng cường kỷ luật thanh toán tạm ứng ngân sách Nhà nước 753.2.6 KBNN Đà nẵng cần phối hợp tốt với cơ quan tài chính vàtham mưu điều hành ngân sách cho lãnh đạo thành phố 763.2.7 Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, điều hành, KSC thườngxuyên NSNN đối với đơn vị sử dụng NSNN và cán bộ KSC của hệ thốngKBNN 763.2.8 Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghệ KBNN 783.2.9 Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị sử dụng ngân sách vớiKBNN Đà Nẵng 793.3 KIẾN NGHỊ 80

Trang 8

3.3.3 Với chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng 85KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG (bản sao)

CÁC NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN (bản sao)

BẢN TƯỜNG TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN (bản chính)

Trang 10

2.5 Ý kiến đánh giá của các đối tượng thụ hưởng ngân sách

về giải thích của nhân viên kho bạc trong nghiệp vụ giao

dịch

57

2.6 Đánh giá sự hướng dẫn của cán bộ Kho bạc về các thủ tục 582.7 Đánh giá cán bộ Kho bạc giải quyết hồ sơ đúng thời hạn 58

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế thế giới là một tiến trình quan trọng trên con đườngphát triển kinh tế của Việt Nam, mở ra thời kỳ mới với những vận hội mớicho đất nước Hệ thống tài chính quốc gia là một trong những khâu quantrọng nhất để nền kinh tế có thể hội nhập thành công và Ngân sách nhà nướcđóng vai trò đặc biệt giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình

Những năm qua công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạcnhà nước nói chung và kho bạc nhà nước Đà Nẵng nói riêng đã có nhữngchuyển biến tích cực, công tác kiểm soát chi thường xuyên đã từng bước đượchoàn thiện, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy mô và chấtlượng Kết quả thực hiện cơ chế kiểm soát chi đã góp phần quan trọng trongviệc sử dụng ngân sách nhà nước ngày càng hiệu quả hơn

Thực hiện là vai trò cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước, thời gianqua KBNN Đà Nẵng đã thực hiện tốt vai trò của mình tiết kiệm cho ngân sáchhàng tỷ đồng từ việc phát hiện và từ chối thanh toán những khoản chi thườngxuyên không đúng chế độ, mục đích được giao Tuy nhiên đứng trước yêu cầucải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020 và do sự đa dạng của các khoảnchi và sự thay đổi liên tục của cơ chế kiểm soát cũng như áp lực của cải cáchhành chính nên công tác kiểm soát chi thường xuyên vẫn còn những tồn tại,hạn chế, bất cập như: Công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN ĐàNẵng chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng lãng phí ngân sách Nhà nước; việcphân công nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN còn bất cập chưa tạo điềukiện tốt nhất cho khách hàng; Lộ trình cải cách hành chính còn chậm chạpchưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước

Xuất phát từ những khoảng trống nghiên cứu và các lý do nói trên, học

Trang 13

viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi

thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Đà Nẵng” làm đề

tài luận văn tốt nghiệp nhằm tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích thực trạng vàkiến nghị một số giải pháp nhằm giải quyết một số hạn chế còn tồn tại, gópphần đạt được những mục tiêu trong công tác kiểm soát chi thường xuyên màKBNN đã đề ra

2 Mục tiêu của đề tài

a Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN, đề tài sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác kiểm soátchi thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng, qua đó rút ra những đánh giá vềnhững kết quả, hạn chế, đồng thời nghiên cứu đề xuất các kiến nghị để hoànthiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng

b Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động KSC thường xuyên NSNNqua KBNN Đà Nẵng

- Phân tích, nghiên cứu về thực trạng hoạt động KSC thường xuyênNSNN qua KBNN Đà Nẵng, đưa ra nhận định những ưu điểm, hạn chế, tồntại và nguyên nhân trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN

- Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đề xuất những giải pháp, khuyến nghịnhằm hoàn thiện hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng

c Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu trên luận văn sẽ giải quyết các câu hỏi được đặt ra như sau:

- Hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN bao gồm những nộidung gì? Kết quả của hoạt động này được đánh giá trên những tiêu chí nào?

- Thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵngtrong thời gian qua diễn biến như thế nào? Những hạn chế nào là chủ yếu cầnkhắc phục và nguyên nhân của hạn chế đó?

Trang 14

- Cần triển khai những giải pháp chủ yếu gì để hoàn thiện công tác KSCthường xuyên qua KBNN Đà Nẵng?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu luận văn là những vấn đề thực tiễn kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng Cụ thể, tác giả sẽ thực hiệnnghiên cứu bộ phận KSC của KBNN Đà Nẵng cùng với nghiên cứu các tàiliệu sau:

+ Báo cáo số liệu hoạt động KSC thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng; + Hồ sơ KSC thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng; Báo cáo đánh giá,tổng kết tình hình KSC thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng qua các năm thựchiện nghiên cứu) trên cơ sở các quy định của luật ngân sách và các văn bảnhướng dẫn thực hiện

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: KSC thường xuyên có thể liên quan đến nhiều chủ thểkhác như Sở tài chính, kho bạc nhà nước Nhưng tác giả chỉ thực hiện nghiêncứu KSC thường xuyên thuộc chức năng của KBNN nói chung và KBNN ĐàNẵng nói riêng

+ Về không gian: Chỉ nghiên cứu hoạt động KSC thường xuyên quaKBNN Đà Nẵng

+ Về thời gian nghiên cứu: thời gian khảo sát, đánh giá thực trạng chỉgiới hạn từ năm 2015 – 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra, thu thập: Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấpđược thu thập từ các nguồn:

- Số liệu báo cáo tổng hợp hay chi tiết trong hoạt động KSC NSNN quaKho bạc nhà nước Đà Nẵng

- Các văn bản, báo cáo và nguồn số liệu thống kê

Trang 15

- Các tư liệu về hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đãđược đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết, các bài viết củacác nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các tài liệu đăng tải trên các phươngtiện thông tin đại chúng

Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu: sử dụng để thống kê mô tả các dữliệu đã được điều tra, thu thập

Phương pháp phân tích: Sử dụng để so sánh giữa các tài liệu (về khônggian và thời gian) và thực trạng hoạt động KSC thường xuyên NSNN quaKBNN qua các năm, so sánh các chỉ số qua các năm, so sánh chéo với các kếtquả nghiên cứu từ đó rút ra được những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quảtrong hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đà nẵng

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo;Luận văn được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

Chương 2: Thực trạng hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

Đà Nẵng

Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động KSC thường xuyênNSNN qua KBNN Đà Nẵng

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong thời gian qua, kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thườngxuyên NSNN nói riêng liên tục được đổi mới và tăng cường theo hướng đơngiản hóa quy trình, tăng hiệu quả và tính chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí.Công tác quản lý và phân cấp ngân sách đã có những đổi mới căn bản, nângcao quyền chủ động và trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách, thủ tụchành chính trong lĩnh vực quản lý, KSC thường xuyên đã được sửa đổi, bổsung theo hướng đơn giản, thuận tiện Tuy nhiên tình trạng dàn trải trong

Trang 16

quản lý chi NSNN chưa được khắc phục, tình trạng thất thoát, lãng phí trongquản lý và sử dụng vốn còn xảy ra phổ biến Do đó, việc hoàn thiện hoạt độngkiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN luôn được quan tâm nghiêncứu, có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu sau:

- Các luận văn cao học được bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

[1] Luận văn cao học “ Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNNqua KBNN Cẩm Lệ” của học viên Huỳnh Vũ năm 2014 bảo vệ tại trường ĐạiHọc Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong đề tài này tác giả nghiên cứu, phântích, đánh giá khá chi tiết thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN, qua

đó đề xuất những những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác này Tuynhiên, việc phân tích chưa thực sự gắn với lý luận về nội dung công tác KSCthường xuyên NSNN qua KBNN đã được tác giả trình bày trong phần cơ sở

lý luận

[2] Luận văn cao học “Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNtrên địa bàn tỉnh Đắk Nông” năm 2015 của tác giả Lê Xuân Tuấn, bảo vệ tạitrường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Qua tổng hợp lý luận và thựctrạng KSC thường xuyên qua KBNN Đắk Nông, tác giả làm rõ vai trò, vị thế

và trách nhiệm của KBNN Đắk Nông trong việc quản lý và KSC thườngxuyên NSNN cũng như trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thờiđánh giá được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại Tuy nhiênnhững nghiên cứu phân tích và giải pháp của tác giả chỉ đúng với thời điểm

mà tác giả nghiên cứu, chưa thực sự phù hợp với cơ chế đổi mới và cải cáchhành chính mới đây

[3] Luận văn cao học “Kiểm soát chi NSNN qua KBNN Krông Bông,tỉnh Đắk Lắk” năm 2015 của tác giả Huỳnh Duy Trung bảo vệ tại trường Đạihọc Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đề tài thực hiện nghiện cứu thực trạng KSC

Trang 17

NSNN qua KBNN Krông Bông với các phương pháp và tiêu chí khác nhau đãgiúp tác giả có cái nhìn tổng quan và rõ nét nhất về tình hình công tác kiểmsoát chi thường xuyên từ đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện công tácKSC NSNN qua KBNN Krông Bông Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá, vàđưa ra các giải pháp của tác giả chỉ nằm trong phạm vi nghiên cứu địa bànhuyện Vì vậy, nếu áp dụng cho KBNN tỉnh, thành phố sẽ không còn phù hợp[4] Luận văn cao học “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN Buôn Đôn, Tỉnh Đắk Lắc” năm 2017 của tác giả NguyễnQuốc Thắng bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đề tài đãlàm rõ được cơ sở lý luận khá chi tiết, đưa ra những chỉ tiêu đánh giá công tácKSC thường xuyên NSNN qua KBNN làm căn cứ để phân tích thực trạngKSC thường xuyên NSNN qua KBNN Buôn Đôn và đưa ra những giải phápphù hợp với nơi nghiên cứu Tuy nhiên phần phân tích tực trạng còn thiên về

mô tả, thiếu sự phân tích, nhận xét, đánh giá

[5] Luận văn cao học “Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNĐăk R’ Lấp, tỉnh Đắk Nông” năm 2017 của tác giả Lê Thị Ngọc Quỳnh bảo

vệ tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Cũng như các luận căn ởtrên tác giả cũng thực hiện nghiên cứu làm rõ thực trạng KSC NSNN quaKBNN Đăk R’ Lấp, tỉnh Đắk Nông, việc sử dụng các phương pháp nghiêncứu đa dạng và các nguồn dữ liệu thu thập được tác giả đã đưa ra được những

ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong thực trạng KSC thường xuyên NSNNtại nơi nghiên cứu và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện công tác KSCthường xuyên NSNN qua KBNN Đắk R’ Lấp Tuy nhiên, trong phần trìnhbày hạn chế công tác KSC thường xuyên NSNN tác giả có đề cập đến vấn đềcấp phát thanh toán ghi thu – ghi chi, nhưng phần khuyến nghị tác giả vẫnchưa đưa ra được giải pháp hoàn thiện vấn đề này

6 Luận văn cao học “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Huyện

Trang 18

Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam ” năm 2017 của tác giả Phan Duy Hưng bảo

vệ tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đề tài thực hiện nghiện cứulàm rõ được thực trạng quản lý chi NSNN tại Huyện Bắc Trà My, TỉnhQuảng Nam và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện công tác quản lý chiNSNN tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Tuy nhiên, cũng như các bàiluận văn ở trên, tác giả đưa ra rất nhiều hạn còn tồn tại, nhưng phần giải phápvẫn chưa đi sâu hướng tới hoàn thiện những hạn chế này

- Các bài nghiên cứu được đăng trên “Tạp chí Ngân quỹ Quốc Gia”

[1] Tác giả Dương Thanh Bình với bài viết “Giải pháp nâng cao hiệuquả quy trình giao dịch một cửa” trên tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia số

178 tháng 04/2017 Bài viết phân tích đánh giá kết quả thực hiện quy trìnhmột cửa trong KSC thường xuyên theo quyết định số 1116/QĐ – KBNN ngày24/11/2009, tuy nhiên tác giả cũng nêu một số hạn chế và đưa ra những biệnpháp để tháo gỡ

[2] Tác giả Võ Thị Thu Thủy – Phan Thị Thanh Thảo với bài viết “Thựchiện Kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Bến Tre: kết quả và kiến nghị”trên Tạp chí: Quản lý Ngân quỹ quốc gia số 180 tháng 6 năm 2017 Trong bàiviết này tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình kiểm soát chi thường xuyêncủa KBNN Bến Tre và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tácKSC thường xuyên NSNN qua KBNN Bến Tre trong bối cảnh Bộ tài chínhban hành thông tư 39 ngày 01/03/2016 sửa đổi bổ sung thông tư 161/2012/TT– BTC quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi qua KBNN

[3] Tác giả Vũ Nguyệt Vân với bài viết “Đơn giản hóa thủ tục hànhchính trong thu, chi NSNN” số 185 tháng 11/2017, tác giả cho rằng với sựphát triển kinh tế đất nước hiện nay, KBNN là một trong những cơ quan đầunão, vậy cần phải cải cách thủ tục hành chính hơn nữa để có thể hội nhập sựphát triển kinh tế một cách dễ dàng

Trang 19

[4] Tác giả THS Lương Thị hồng Thúy – Nguyễn Thị Cẩm Bình với bàiviết “Kết quả triển khai thí điểm thống nhất đầu mối kiểm soát chi và kế hoạchtriển khai diện rộng” số 182 tháng 08/2017, bài viết phân tích tình hình thựchiện công tác thống nhất đầu mối KSC ở một số tỉnh thí điểm, nêu lên nhữngkết quả đã được được cũng như những khó khăn khi triển khai dự án Từ đónêu kế hoạch thực hiện cụ thể cho cả hệ thống trong những năm tiếp theo.[5] Tác giả Lâm Hồng Cường với bài viết “giải pháp hạn chế chi NSNNqua KBNN bằng tiền mặt” số 182 tháng 08/2018, bài viết phân tích ý nghĩaquan trọng trong việc không dùng tiền mặt trong giao dịch đồng thời so sánhgiữa chi bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt, từ đó đưa ra những giải phápnhằm hạn chế việc chi bằng tiền mặt qua KBNN.

- Các bài nghiên cứu được đăng trên “Tạp chí Tài chính”

[1] Bài đăng trên tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 2 năm 2018 đề cập đếnvấn đề “Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN qua KBNN”trong bài viết tác giả cũng đề cập đến những chuyển biến tích cực trong hoạtđộng kiểm soát chi trong năm qua, nhưng cũng nêu lên được những khó khăn,vướng mắc và đưa ra những định hướng trong năm 2018

[2] Bài đăng trên tạp chí tài chính tháng 7/2017 của PGS.TS Lâm ChíDũng – Đại học Đà Nẵng, TS Phan Quảng Thống – PGĐ KBNN Đà Nẵng vớibài nghiên cứu “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý quỹ ngân sáchnhà nước của Kho bạc nhà nước” trong bài nghiên cứu tác giả đã đưa ra thựctrạng quản lý quỹ ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay, phân tích đượcnhững vấn đề đã đạt được và những vấn đề còn khó khăn vướng mắc trong việcdùng những tiêu chí hiện có để đánh giá hiệu quả Từ đó, tác giả đưa ra hệ tiêuchí mới góp phần đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ rõ ràng hơn

 Khoảng trống nghiên cứu:

Nhìn chung các công trình nói trên đề cập đến những khía cạnh, góc độ,

Trang 20

phạm vi không gian và thời gian khác nhau cả về lý thuyết và thực tiễn liênquan đến hoạt động KSC nói chung và KSC thường xuyên NSNN qua KBNNnói riêng.

- Về mặt lý thuyết: hiện nay với việc các quy định, các văn bản pháp quymới chính thức có hiệu lực, đặc biệt là luật ngân sách 2015, nghị định 163,thông tư 324 về thay đổi mục lục ngân sách làm thay đổi cách hạch toán củacác khoản chi thay ngân sách rất nhiều so với những văn bản pháp quy cũ đãhết hiệu lực như luật ngân sách 2003, nghị định 60, thông tư 59 Vì vậy, cácnghiên cứu trên chưa cập nhật đầy đủ những đổi mới trong hoạt động KSCthường xuyên NSNN qua KBNN như hiện nay

- Về mặt thực tiễn: các công trình nghiên cứu trước đây, chưa có côngtrình nào đánh giá chuyên sâu thực trạng KSC thường xuyên NSNN quaKBNN Đà Nẵng nhằm hoàn thiện công tác này một cách hệ thống, đầy đủ cả

về lý luận, xây dựng hệ thống chỉ tiêu, quy trình để hoạt động KSC hiệu quảhơn Mặc khác, những khuyến nghị của các tác giả trên không còn phù hợpvới thực tiễn hiện nay khi mà yêu cầu thực hiện cải cách hành chính đượcthực hiện ngày càng mạnh mẽ

Trang 21

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NSNN

1.1.1 NSNN và chi NSNN

a Khái niệm NSNN

Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế lịch sử gắn liềnvới sự ra đời của Nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ Qua chắtlọc, đúc kết từ những kinh nghiệm và thực tế hình thành NSNN của các nướctrên thế giới; ứng với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lịch sử Việt Nam vàđiều kiện kinh tế của Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng Luật NSNN trong đó NSNNđược quy định như sau:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dựtoán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củaNhà nước (Khoản 14, điều 4,Luật NSNN số 83/2015/QH13)

NSNN phản ánh mối qua hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinhtế-xã hội trong phân phối tổng sản phẩm xã hội thông qua việc tạo lập sửdụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước chuyển dịch một bộ phận thu nhậpbằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nướcchuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể thụ hưởng nhằm thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của Nhà nước

NSNN là nơi biểu hiện tập trung nhất các mối quan hệ kinh tế Hoạtđộng của NSNN không hề mang tính tự phát hoặc nằm ngoài sự kiểm soátcủa Nhà nước

Trang 22

b Chi NSNN

- Khái niệm

Chi NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tậptrung được vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và

xã hội của Nhà nước trong từng công việc cụ thể Chi NSNN có quy mô rộng

và mức độ rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, tại các địa phương và các cơquan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

- Vai trò chi NSNN

Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến đến việc thực hiệncác chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong nhữngnhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lýNhà nước

Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổnđịnh và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thựchiện các chính sách xã hội… góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điềuchỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước

Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốcphòng, an ninh

- Đặc điểm chi NSNN

Trong mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, chi NSNN mang nhữngnội dung cơ cấu khác nhau, song chúng đều có cùng những đặc điểm sau:Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụkinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước phải đảm đương trong thời kỳ Nhànước với bộ máy càng lớn thì phải đảm đương càng nhiều nhiệm vụ thì mức

độ và phạm vi chi của NSNN càng lớn

Thứ hai, các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ

Trang 23

mô Điều đó có nghĩa là các khoản chi của NSNN phải được xem xét mộtcách toàn diện dựa trên cơ sở của việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xãhội đề ra.

Thứ ba, các khoản chi của NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp.Điều này được thể hiện qua việc các tổ chức hoặc cá nhân nhận được vốn,kinh phí từ NSNN không phải ghi nợ, và cũng không phải hoàn trả lại mộtcách trực tiêp cho ngân sách Mặt khác, không phải mọi khoản thu với mức

độ, số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới các khoản chicủa NSNN

1.1.2 Phân loại chi NSNN

Chi NSNN bao gồm: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảoquốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ củaNhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật( Điều 4, Luật NSNN 2015) Có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chiNSNN, song tựu chung lại có thể sắp xếp theo những tiêu thức phân loại chủyếu sau:

a Căn cứ vào lĩnh vực chi của NSNN, chi NSNN được phân thành

+ Chi cho phát triển văn hoá, giáo dục, y tế xã hội;

+ Chi cho quốc phòng, an ninh như: chi xây dựng cơ sở vật chất, trangthiết bị, vũ khí; chi trực tiếp cho đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ; chi thường xuyêncho các lực lượng quốc phòng, an ninh thực hiện nhiệm vụ;

+ Chi cho phát triển kinh tế như chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh

tế như: giao thông, thuỷ lợi, điện, hệ thống thông tin liên lạc …; chi đầu tưtrực tiếp cho một số ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế; cáckhoản chi khác như: chi cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ…

+ Chi cho nhiệm vụ đối ngoại như việc đóng góp vào các quỹ Tài chínhQuốc gia; chi phí cho đoàn ra, đoàn vào; chi cho việc tổ chức hội nghị, giao

Trang 24

+ Chi sự nghiệp kinh tế: Trong nền kinh tế, hoạt động sự nghiệp kinh tếrất đa dạng như hoạt động khảo sát, thăm dò; hoạt động thúc đẩy ứng dụngkhoa học kỹ thuật; hoạt động nông lâm nghiệp, thuỷ lợi, công cộng … tất cảcác hoạt động sự nghiệp này với mục đích là nhằm phục vụ cho yêu cầuhoạch định và phát triển kinh tế Vì vậy cần phải có sự tài trợ của Nhà nướctạo điều kiện vật chất để các đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt động có hiệu quả.Xét về mặt nội dung khoản chi sự nghiệp kinh tế từ NSNN bao gồm: Chilương và phụ cấp lương; Chi mua sắm nguyên vật liệu, mua sắm, sửa chữaduy tu các phương tiện làm việc trong các đơn vị sự nghiệp …

+ Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: Đây là một trong những khoản chiquan trọng nó gắn liền với việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, gắnliền với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội Vềnội dung chi sự nghiệp giáo dục đào tạo bao gồm: chi cho giáo dục phổ thông,phổ thông dân tộc nội trú; chi về đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trunghọc chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác.Trong điều kiện khoa học kỹ thuật, công nghệ trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp thì các khoản chi cho giáo dục đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng

và có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi NSNN

+ Chi về nghiên cứu khoa học và công nghệ: để nhanh chóng tiếp cận

Trang 25

với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, ứng dụng cho mục tiêuphát triển kinh tế thì việc đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học và côngnghệ là vô cùng cần thiết Nội dung chi này bao gồm: chi cho mạng lưới các

cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ như các trung tâm nghiên cứukhoa học, các viện, phân viện khoa học và công nghệ …

+ Chi về sự nghiệp y tế: đây là khoản chi chiếm tỷ trọng khá lớn trongtổng chi thường xuyên của NSNN Bên cạnh nguồn kinh phí của NSNN cònhuy động nhiều nguồn thu khác như: viện phí, bảo hiểm y tế… nhằm tăngcường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở y tế, nâng cao chất lượng hoạtđộng khám, chữa bệnh cho nhân dân Nội dung chi cho sự nghiệp y tế baogồm: chi phòng bệnh, chữa bệnh, chi cho các chương trình trọng điểm củangành y tế và các khoản chi sự nghiệp y tế khác

+ Chi sự nghiệp văn hoá - xã hội, thể dục thể thao: Đây là lĩnh vực hoạtđộng phong phú, đa dạng Mục tiêu của các hoạt động này nhằm nâng cao trithức, thẩm mỹ cho mọi tầng lớp dân cư cũng như đảm bảo đời sống của ngườilao động khi gặp khó khăn, tai nạn, già yếu, trợ cấp cho các đối tượng chínhsách, người nghèo neo đơn, chi giúp đỡ nhân dân ở những vùng xảy ra thiêntai và những sự cố bất ngờ

+ Chi quản lý hành chính Nhà nước và tổ chức chính trị, chính trị xã hội:Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quanquản lý Nhà nước từ Trung ương đến Địa phương, tổ chức Đảng và các tổchức chính trị, chính trị - xã hội

Nội dung chi quản lý hành chính Nhà nước bao gồm: Cho hoạt động của

bộ máy Nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, Hội đồng nhândân, Uỷ ban nhân dân các cấp …; chi cho hoạt của các tổ chức chính trị,chính trị xã hội: Đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên …

+ Chi cho quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội: đây là những

Trang 26

khoản chi nhằm đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo trật tự an toàn xã hộigóp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế, xã hội.

Nội dung các khoản chi này bao gồm: chi đảm bảo đời sống vật chất,tinh thần, chính sách cho lực lượng vũ trang; chi trang bị cơ sở vật chất, kỹthuật; chi đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học kỹ thuật; các khoản chikhác cho an ninh, quốc phòng

- Chi đầu tư phát triển: Đây là khoản chi mang tính chất tích luỹ, mức độđầu tư phụ thuộc vào nguồn thu nhập quốc dân và nó ảnh hưởng trực tiếp đếntăng năng suất xã hội và các quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi cơ bản sau đây:

+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộikhông có khả năng thu hồi vốn là khoản chi lớn của Nhà nước nhằm pháttriển kết cấu hạ tầng, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội Đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội là khoản chi đầu tưxây dựng các công trình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàngkhông,… các công trình Bưu chính Viễn thông, điện lực, cấp thoát nước, cáccông trình văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng…đây là những khoảnchi về đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, nó được thực hiện bằng chế độcấp phát không hoàn trả từ NSNN

+ Chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổchức tài chính của Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanhnghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước

+ Chi bổ sung dự trữ Nhà nước đó là những khoản chi từ NSNN nhằmmục đích dự trữ những vật tư, thiết bị, hàng hoá chiến lược phòng khi cónhững biến cố bất ngờ xẩy ra như: thiên tai, địch hoạ …

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Trang 27

c Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội, chi NSNN được phân thành chi tích luỹ và chi tiêu dùng

- Chi tiêu dùng là những khoản chi nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầutrước mắt và thường được sử dụng hết sau khi đã chi cho bộ máy Nhà nước,

an ninh, quốc phòng, văn hoá - xã hội … cụ thể đó là: các khoản chi lương,các khoản có tính chất lương và chi hoạt động Nhìn chung, chi tiêu dùng lànhững khoản chi có tính chất thường xuyên

- Chi tích luỹ là những khoản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài,các khoản chi này chủ yếu được sử dụng để phát huy hiệu quả trong tương lainhư: chi xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế - kỹ thuật, chi nghiên cứu khoa học –công nghệ, công trình công cộng, bảo vệ môi trường …

1.1.3 Hình thức chi trả các khoản chi từ NSNN

a Chi trả theo hình thức rút dự toán

- Đối tượng:

+ Cơ quan hành chính nhà nước

+ Đơn vị sự nghiệp công lập

+ Tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phíthường xuyên

+ Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩmquyền

- Quy trình:

+ Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn

vị sử dụng ngân sách lập và gửi hồ sơ thanh toán theo quy định gửi Kho bạcNhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ của đơn vị sử dụngngân sách theo quy định, nếu đủ điều kiện theo quy định, thì thực hiện chi trả

Trang 28

trực tiếp cho người hưởng lương và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặcchi trả qua đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Khi thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước,Kho bạc Nhà nước thực hiện chi cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đảmbảo các khoản chi đáp ứng các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định

và hạch toán theo đúng quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành

b Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền

- Đối tượng chi trả theo hình thức lệnh chi tiền bao gồm:

+ Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệthường xuyên với ngân sách nhà nước;

+ Chi trả nợ nước ngoài;

+ Chi cho vay của ngân sách nhà nước;

+ Chi kinh phí ủy quyền (đối với các khoản ủy quyền có lượng vốn nhỏ,nội dung chi rõ) theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính

+ Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tàichính

- Quy trình chi trả theo hình thức lệnh chi tiền:

+ Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tínhchất và kiểm soát hồ sơ chứng từ của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiệnthanh toán chi trả ngân sách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này; ra lệnhchi tiền gửi Kho bạc Nhà nước để chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách

+ Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách và chi trả cho đơn vị

sử dụng ngân sách theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính

1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của KBNN

Trên thế giới kho bạc là cơ quan đặc biệt có lịch sử hình thành và pháttriển lâu đời Tuy có chức năng cơ bản giống nhau nhưng thực tế cho thấy môhình tổ chức và cách thức hoạt dộng của kho bạc ở mỗi nước đều có những

Trang 29

điểm khác biệt nhất định.

Các mô hình tổ chức kho bạc nhà nước trên thế giới có thể được kháiquát thành ba dạng chính sau đây:

Mô hình thứ nhất: kho bạc là cơ quan trực thuộc chính phủ, theo mô hình

tổ chức này kho bạc là cơ quan ngang bộ thường được gọi là bộ ngân khố,đứng đầu kho bạc là bộ trưởng ngân khố do nghị viện bổ nhiệm, có vai tròlãnh đạo, kiểm soát toàn bộ hoạt động của hệ thống cơ quan ngân khố trong

Trang 30

hành công trái và trái phiếu.

- Thực hiện và cụ thể hoá các chức năng nêu trên, Chính phủ, Bộ Tàichính quy định nhiệm vụ của KBNN bao gồm những nhiệm vụ chuyên môntheo chức năng và nhiệm vụ quản lý nội ngành

b Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước

- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính của Nhà nước

+ Quản lý quỹ NSNN: KBNN có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoảntiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của NSNN các cấp, cụ thể:

KBNN có nhiệm vụ tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thuNSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN do các tổ chức và cánhân nộp tại hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấpngân sách

KBNN tổ chức thực hiện chi NSNN KBNN quản lý, kiểm soát, thanhtoán, chi trả các khoản chi từ NSNN bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu

tư xây dựng cơ bản

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, KBNN có quyền trích từ tàikhoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biệnpháp hành chính khác để thu NSNN KBNN có quyền từ chối thanh toán, chitrả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của phápluật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

+ Quản lý quỹ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước

KBNN các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các quỹ dự trữtài chính của Trung ương, của các cấp chính quyền địa phương, quỹ ngoại tệtập trung của Nhà nước và một số quỹ tài chính Nhà nước khác

Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của cácđơn vị, cá nhân gửi tại KBNN

Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các khoản tạm thu, tạm giữ,

Trang 31

tịch thu, ký quỹ, thế chấp theo quyết định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Hạch toán kế toán NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước

- Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhànước, KBNN các cấp tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán NSNN, kếtoán các quỹ và tài sản do Nhà nước giao

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn

- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển

- Quản lý, cấp phát, cho vay đối với các chương trình mục tiêu củaChính phủ

1.2 HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN

1.2.1 Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm củacác ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sửdụng NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyếttoán chi tiêu NSNN, trong đó hệ thống Kho bạc Nhà nước giữ vai trò đặc biệtquan trọng Đối với nước ta hiện nay, kiểm soát chi thường xuyên NSNN có ýnghĩa đặc biệt quan trọng bởi xuất phát từ những lý do sau đây:

Thứ nhất, do yêu cầu của công cuộc đổi mới: đổi mới về cơ chế quản lýtài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọikhoản chi của NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.Trong điều kiện hiện nay, khi khả năng NSNN còn hạn hẹp mà nhu cầu chiphát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ cáckhoản chi NSNN thực sự là một trong những mối quan tâm hàng đầu củaĐảng, Nhà nước và của các ngành, các cấp Thực hiện tốt công tác này có ýnghĩa quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập

Trang 32

trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần kiềmchế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; đồngthời, nó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai tròcủa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý

và điều hành NSNN

Thứ hai, do hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi NSNN: cơ chếquản lý chi NSNN tuy đã thường xuyên được sửa đổi và hoàn thiện, nhưngvẫn chỉ quy định được những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc, dẫnđến không thể bao quát hết tất cả các hiện tượng phát sinh trong quá trìnhthực hiện quản lý kiểm soát chi NSNN Mặt khác, cùng với sự phát triểnkhông ngừng của các hoạt động kinh tế - xã hội, các nghiệp vụ chi NSNNcũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn Do vậy, cơ chế quản lý chi NSNNnhiều khi không theo kịp với biến động của hoạt động chi NSNN Tình trạngnày đã tạo kẽ hở trong cơ chế quản lý chi NSNN Từ đó, một số đơn vị, cánhân đã tìm cách lợi dụng, khai thác những kẽ hở của cơ chế quản lý nhằmtham ô, trục lợi, gây lãng phí tài sản và công quỹ của Nhà nước Từ thực tếtrên, đòi hỏi phải có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và Khobạc nói riêng thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phíNSNN của các cơ quan, đơn vị nhằm ngăn chặn kịp thời những hiện tượngtiêu cực, phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý để từ đókiến nghị với các ngành, các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời để các cơ chếquản lý và kiểm soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và chặtchẽ hơn

Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: các đơn vị thụhưởng kinh phí NSNN thường có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng hết sốkinh phí đã được cấp, không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đốitượng và dự toán được duyệt Các đơn vị thường lập hồ sơ, chứng từ thanh

Trang 33

toán sai chế độ, chính sách như: không có trong dự toán chi NSNN đã đượcduyệt hoặc không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước;thiếu hồ sơ, chứng từ có liên quan… Vì vậy, cần thiết phải cơ quan chức năng

có thẩm quyền (độc lập khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, trách nhiệmpháp lý) để thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản chi của cơ quan,đơn vị có trong dự toán hay không; có đúng mục đích, đối tượng đã đượcduyệt không; có đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu không; có đầy đủ

hồ sơ, chứng từ thanh toán không… Qua đó, phát hiện và chấn chỉnh kịp thờicác gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụngkinh phí NSNN của các đơn vị, đảm bảo mọi khoản chi của NSNN được sửdụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả

Thứ tư, do tính đặc thù của các khoản chi NSNN: các khoản chi củaNSNN thường mang tính chất không hoàn trả trực tiếp như các đơn vị đượcNSNN cấp phát kinh phí sẽ không phải hoàn trả lại trực tiếp cho Nhà nước về

số kinh phí đã sử dụng; cái phải “hoàn trả” cho Nhà nước chính là “kết quảcông việc” đã được Nhà nước giao Tuy nhiên, việc dùng các chỉ tiêu địnhlượng để đánh giá kết quả của các khoản chi NSNN trong một số trường hợp

sẽ gặp khó khăn và không toàn diện Do vậy, cần thiết phải có một cơ quannhà nước có chức năng, nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chicủa NSNN để đảm bảo cho việc chi trả của Nhà nước là phù hợp với cácnhiệm vụ đã giao

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Trang 34

Kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trìnhKBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theocác chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định

và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chínhtrong từng giai đoạn

b Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Với khái niệm trên thì kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNđược quy định thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát tuân thủ ( tuân thủ nguyêntắc quản lý tài chính, tuân thủ chế độ, tuân thủ chính sách, tuân thủ tiêuchuẩn, định mức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ chế độ kếtoán…) và kiểm soát chuẩn theo quy định pháp lý Nhà nước được biểu hiệnqua hình thức chuẩn biểu mẫu chứng từ chi NSNN và các quy định mã hoánhư: mã đơn vị sử dụng NSNN, mã hệ thống mục lục NSNN…

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình kiểm soátngay trong quá trình chi tiêu NSNN của đơn vị sử dụng NSNN, được tiếnhành thường xuyên khi phát sinh chi tiêu NSNN và được thực hiện trên từngkhoản chi NSNN(không kiểm soát theo hình thức chọn mẫu)

Khác với kiểm soát chi NSNN qua KBNN, kiểm tra - kiểm soát của đơn

vị là công tác kiểm tra - kiểm soát các hoạt động của đơn vị với chủ thể bởibản thân đơn vị (kiểm tra - kiểm soát nội bộ: kiểm soát chi phí, kiểm soát bánhàng, kiểm soát doanh thu, kiểm soát lợi nhuận ), đồng thời có thể được tiếnhành bởi các cơ quan, tổ chức kiểm tra - kiểm soát chuyên nghiệp (kiểm tra -kiểm soát từ bên ngoài).Hình thức của kiểm tra - kiểm soát đơn vị có nhiềuhình thức hơn: kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, kiểm soát toàn bộ hay chọnmẫu, kiểm soát thường xuyên hay định kỳ

Trang 35

1.2.3 Nguyên tắc và yêu cầu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

a Nguyên tắc kiểm soát chi NSNN qua KBNN

- Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soáttrong quá trình chi trả, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán ngânsách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩmquyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngườiđược ủy quyền quyết định chi

- Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng ViệtNam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước.Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công laođộng được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giáhiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

- Việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhànước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho ngườihưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợpchưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiệnthanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

- Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhànước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vàoquyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhànước theo đúng trình tự quy định

b Yêu cầu đối với hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

Hoạt động kiểm soát chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồmnhiều khâu, nhiều giai đoạn (lập dự toán ngân sách, duyệt dự toán và phân bổ

dự toán, cấp phát thanh toán cho các đơn vị quan hệ ngân sách (ĐVQHNS),

Trang 36

kế toán và quyết toán NSNN), đồng thời nó có liên quan đến tất cả các Bộ,ngành, địa phương, vì vậy, hoạt động kiểm soát chi NSNN đối với các cơquan quản lý tài chính Nhà nước nói chung, mà trực tiếp là cơ quan KBNNnói riêng phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Hoạt động kiểm soát chi NSNN phải thực sự đem lại hiệu quả cao nhấttrong việc quản lý, sử dụng ngân sách, để phát triển kinh tế - xã hội và chi chocác chương trình mục tiêu quốc gia Vì vậy, hoạt động kiểm soát chi NSNNqua KBNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát và thanh toán theohướng: khi cấp phát kinh phí, KBNN phải căn cứ dự toán NSNN năm đãđược duyệt Về phương thức thanh toán, phải bảo đảm mọi khoản chi củaNSNN được chi trả trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ và đốitượng sử dụng NSNN Trong quá trình sử dụng NSNN phải được Thủ trưởngđơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi, phù hợp với chính sách, chế độ, tiêuchuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước quy định

- Hoạt động kiểm soát chi NSNN cần phải được tiến hành thận trọng.Sau mỗi bước cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình,thủ tục kiểm soát chi cho phù hợp với tình hình thực tế, có như vậy hoạt độngkiểm soát chi NSNN mới có tác dụng bảo đảm tăng cường kỷ cương, kỷ luậttài chính

- Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải gọn nhẹ theohướng cải cách hành chính, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản hoá quytrình và thủ tục hành chính; đồng thời cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm vàquyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, quản lý tài chính nhà nước,đặc biệt là Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN trong quá trình lập dựtoán, cấp phát và sử dụng kinh phí, thông tin, báo cáo và quyết toán chiNSNN để tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện Mặt khác,tạo điều kiện để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ

Trang 37

quan, đơn vị có liên quan trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

- Hoạt động kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán

và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hànhngân sách đến khâu quyết toán NSNN Đồng thời, phải có sự phối hợp thốngnhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác nhưchính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lýtài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, các đơn vị thực hiện cơ chếkhoán chi …

1.2.4 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN tiến hành thẩm định,kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN phù hợp với các chính sách, chế độ,định mức chi tiêu do nhà nước quy định Hoạt động kiểm soát chi NSNNthường xuyên NSNN của KBNN bao gồm các nội dung khái quát như sau:

- Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước,bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp cóthẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi

- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theoquy định đối với từng khoản chi

- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngânsách nhà nước, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát

Ngoài những nội dung trên, trong quá trình KSC thường xuyên NSNNqua KBNN cần thực hiện một số yêu cầu như: Trường hợp sử dụng vốn, kinhphí NSNN để đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việcphải thực hiện đúng các quy định về hình thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Trang 38

1.2.5 Những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

a Các chỉ tiêu đánh giá về khối lượng

- Số món chi thường xuyên đã thực hiện;

- Doanh số chi thường xuyên NSNN

- Tỷ lệ số khoản chi được kiểm soát so với tổng số khoản chi NSNN

- Số hồ sơ chưa chấp hành đúng qui định; Số lượng hồ sơ KBNN giảiquyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn; Tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát,thanh toán qua kiểm soát chi

b Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên

Tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công trong hoạt độngquản lý chi NSNN gồm:

- Chất lượng quy trình thực hiện

- Kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong

giao dịch với đơn vị sử dụng NSNN;

- Thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNNtrong giao dịch với đơn vị sử dụng NSNN: Cán bộ công chức, viên chứcKBNN trả lời thoả đáng những thắc mắc của đơn vị sử dụng NSNN; Đại diệngiao dịch của đơn vị sử dụng ngân sách được cán bộ công chức, viên chứchướng dẫn thủ tục đầy đủ, dễ hiểu; KBNN phục vụ công bằng với tất cả cácđối tác giao dịch;

- Đơn vị sử dụng NSNN luôn nhận được các thông tin kịp thời từ KBNN

về các vấn đề mới phát sinh; KBNN giải quyết những khiếu nại nhanh chóng,chính xác; Mức độ thuận tiện trong giao dịch; Cơ sở vật chất, tiện nghi giaodịch

Trang 39

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN

Chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN là mội quá trình liênquan đến tất cả các cấp, các ngành và nhiều cơ quan đơn vị Đồng thời nócũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:Một là, yếu tố thể chế, pháp lí Trong nhóm yếu tố này, Luật Ngân sáchnhà nước được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủyếu để kiểm soát NSNN nói chung và kiếm soát chi thường xuyên NSNNnói riêng

Luật NSNN qui định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lýquỹ NSNN, kiểm soát và kế toán các khoản chi NSNN Luật NSNN sửa đổinăm 2002 có những điều khoản liên quan đến KBNN trong công tác chiNSNN Chẳng hạn, Điều 7 quy định: KBNN là cơ quan quản lý quỹ NSNN;Điều 56 quy định: căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiệnnhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN.KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định củapháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định; tráchnhiệm của KBNN được quy định tại điều 58 như sau: thủ trưởng cơ quanKBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điềukiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình Về kế toánngân sách, Điều 61 tại Khoản 2 quy định: KBNN tổ chức thực hiện hạch toán

kế toán NSNN; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho

cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan; số liệu quyết toánchi của đơn vị sử dụng NSNN phải được đối chiếu và được KBNN nơi giaodịch xác nhận

Hai là, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN Hệ thống chế độ, tiêuchuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ

Trang 40

sở không thể thiếu để KBNN kiểm soát các khoản chi tiêu từ NSNN Để côngtác kiểm soát chi có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mứcchi phải đảm bảo tính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất

cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành,các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tínhthống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương và cácđơn vị sử dung NSNN

Ba là, dự toán NSNN Đây là một trong những căn cứ quan trọng đểKBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN Chất lượng dự toán chi ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên Vì vậy để nâng cao chấtlượng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN thì dự toán chi NSNN phảiđảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNNkiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị

Bốn là, tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi Bộ máy kiểm soát chiphải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khốilượng các khoản chi phải qua kiểm soát Thủ tục kiểm soát chi thường xuyênphải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý chi tiêuNSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN.Năm là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soátchi Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố quyết định chấtlượng công tác kiểm soát chi Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độchuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mìnhquản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đốichiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để

có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, kháchquan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái

độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình kiểm soát chi

Ngày đăng: 27/09/2018, 17:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[13].Bộ Tài chính (2008), Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.[14].Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 1441/QĐ-BTC ngày 10/6/2009 về việc ban hành hệ thống Mục lục NSNN của Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngânsách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước."[14].Bộ Tài chính (2009)
Tác giả: Bộ Tài chính (2008), Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.[14].Bộ Tài chính
Năm: 2009
[9]. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT- BTC- BNV ngày 17/01/2006 về Hướng dẫn thực hiện nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước Khác
[10].Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính Khác
[11]. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN Khác
[12].Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT- BTC của Bộ Tài chính ngày 18/11/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w