1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Hóa học 8 bài 38: Bài luyện tập 7

4 233 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về - Thành phần và tính chất hoá học của nước.. - Khái niệm, công thức, phân loại, cách gọi tên axit, bazơ, muối.. Kỹ năng: HS nhận biết các lo

Trang 1

GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8 BÀI 38: BÀI LUYỆN TẬP 7

I Mục tiêu:

1 Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về

- Thành phần và tính chất hoá học của nước

- Khái niệm, công thức, phân loại, cách gọi tên axit, bazơ, muối

2 Kỹ năng: HS nhận biết các loại phản ứng và giải bài tập.

3 Thái độ : Tiếp tục chỉ dẫn và rèn luyện cho HS phương pháp học tập, đặc biệt là phương

pháp so sánh, khái quát hoá

II Chuẩn bị

1 Giáo viên:

- Giao nhiệm vụ ôn tập

- Phiếu học tập

2 Học sinh:

- Chuẩn bị bảng tổng kết

- Đọc kiến thức cần nhớ

III Tiến trình

1 Ổn định tổ chức (30”)

2 Bài mới

a Vào bài (30”): Nước là một trong những hợp chất có vai trò rất quan trọng trong đời sống,

công nghiệp giao thông, nông nghiệp Những kiến thức về nước các em đã được nghiên cứu qua các bài học ở chương 6 Hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hoá những kiến thức đó để giải các bài tập Đó là nội dung bài luyện tập 7

b Hoạt động dạy và học:

Trang 2

.GV: Giao cho các nhóm làm bài tập

Hoàn thành các phương trình hoá học sau

1/ H2O + Ca

2/ H2O + BaO

3/ H2O + SO3

4/ H2O + N2O5

a/ Nêu tính chất hoá học của nước? Các

phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?

b/ Sản phẩm tạo thành thuộc loại hợp chất

gì? Gọi tên?

.GV: Gọi HS nhận xét, bổ sung.

.GV: Muối là hợp chất như thế nào? Lấy ví

dụ, gọi tên?

.GV: Nêu công thức của nước, thành phần

định tính, thành phần định lượng?

.HS: Làm bài tập theo nhóm

1/ 2H2O + Ca  Ca(OH)2 + H2

2/ H2O + BaO  Ba(OH)2 3/ H2O + SO3  H2SO4

4/ H2O + N2O5  2 HNO3

a/ Tính chất của nước: Tác dụng với một số kim loại tạo ra kiềm và khí hiđro; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra kiềm; tác dụng với oxit axit tạo ra axit

Phản ứng 1 là phản ứng thế Phản ứng 2, 3, 4 là phản ứng hoá hợp

b/ Sản phẩm tạo thành:

Ca(OH)2 : Canxi hiđroxit Ba(OH)2 : Bari hiđroxit Bazơ

H2SO4 : Axit sunfuarric HNO3 : Axit nitric Axit

.HS: Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên

tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

Ví dụ:

CaCO3: Canxi cacbonat Mg(HCO3): Magie hiđro cacbonat

.HS: Nước có công thức hoá học: H2O

- Thành phần địmh tính: Nước tạo bởi hai nguyên tố là H và O

- Thành phần định lượng:

VH2 : VO2 = 2 : 1

mH : mO = 1 : 8

Hoạt động 2: (7’)

Trang 3

Hoạt động 2: Bài tập 1

.GV: Treo bài tập:

Nước phản ứng với tất cả các chất nào sau

đây:

A K, Na2O, N2O5, Fe3O4

B BaO, CO2, Na, Al2O3

C Na, Ba, CaO, P2O5

D CuO, NO, Na, Mg

Viết các phương trình hoá học xảy ra

.GV: Yêu cầu HS chọn đáp án đúng, 1 HS

viết các phương trình hoá học xảy ra

.GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: Bài tập 3

.GV: Yêu cầu HS đọc bài 3 – Trang 132.

.GV: Hớng dẫn HS giải bài tập 3.

Hoạt động 4: Bài tập 5

.GV: Gọi 1 HS giải trên bảng

.GV: Tóm tắt cách giải.

.HS: Chọn đáp án đúng:

C Na, Ba, CaO, P2O5

Viết các phương trình hoá học xảy ra:

2Na + H2O  2NaOH + H2

Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2

CaO + H2O  Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O 2H3PO4

.HS: Nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: (8’)

.HS: Đọc bài 3 – Trang 132 HS: 1 HS trình bày lời giải:

Công thức hoá học của các muối:

CuCl2, ZnSO4, Fe2(SO4)3, Mg(HCO3)2,

Ca3(PO4)2, Na2HPO4, NaH2PO4

Hoạt động 4: Bài tập 5 (13’)

.HS: Giải bài tập 5.

Phơng trình phản ứng:

Al2O3 + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2O 102g 294g

17 g 49 g Khối lượng nhôm phản ứng là 17 g Vậy nhôm oxit còn dư, khối lượng dư là:

60 - 17 = 43 (g)

Trang 4

V H ớng dẫn về nhà (1’)

- Làm bài tập 2,4 SGK – Trang 132

- Bài 4: Gọi công thức của oxit là: MxOy

Khối lợng kim loại trong một mol oxit là: ( 160 x 70 ): 100 = 112 (g)

Khối lợng oxi: 160 – 112 = 48 (g)  16 x = 48  x = 3

M y = 112  56 y = 112  y = 2

- Đọc chuẩn bị bài thực hành 6: Tính chất hoá học của nước

Ngày đăng: 17/09/2018, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w