Giáo trình “Cung cấp điện” nhằm đáp ứng cho các cử nhân cao đẳng ngành cơ điện mỏ trường Cao đẳng kỹ thuật mỏ, được biên soạn nhằm phục vụ sự nghiệp đào tạo và cải cách giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo. Giáo trình còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ giảng dạy, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên công tác trong lĩnh vực Điện mỏ. Do công nghệ khai thác mỏ có những đặc thù riêng khác xa so với những công nghệ khác, vì vậy đòi hỏi hệ thống cung cấp điện có những đặc điểm và yêu cầu đặc biệt để đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và vận hành an toàn thiết bị điện mỏ. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo trình đã giới thiệu một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, thể hiện tương đối đầy đủ nội dung phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Giáo trình gồm hai phần: Phần I: Trạm điện xí nghiệp Trong phần này, giới thiệu những kiến thức cơ bản về hệ thống cung cấp điện, phụ tải điện, trạm biến áp xí nghiệp và các phương pháp tính toán ngắn mạch trong hệ thống điện cao và hạ áp. Phần II: Mạng điện xí nghiệp Trong phần này, giới thiệu những kiến thức cơ bản về mạng điện, nguyên tắc lựa chọn thiết bị và kỹ thuật bảo vệ rơ le trong hệ thống cung cấp điện, kỹ thuật chiếu sáng trong mỏ, phương pháp và đặc điểm cung cấp điện cho tàu điện cần vẹt và ắc quy, cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện xí nghiệp.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Giáo trình “Cung cấp điện” nhằm đáp ứng cho các cử nhân cao đẳng ngành
cơ điện mỏ trường Cao đẳng kỹ thuật mỏ, được biên soạn nhằm phục vụ sự nghiệpđào tạo và cải cách giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo
Giáo trình còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ giảng dạy, cán
bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên công tác trong lĩnh vực Điện mỏ
Do công nghệ khai thác mỏ có những đặc thù riêng khác xa so với nhữngcông nghệ khác, vì vậy đòi hỏi hệ thống cung cấp điện có những đặc điểm và yêucầu đặc biệt để đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và vận hành an toàn thiết bị điệnmỏ
Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo trình đã giới thiệu một cách có hệ thống cáckiến thức cơ bản, thể hiện tương đối đầy đủ nội dung phục vụ cho việc học tập vànghiên cứu của sinh viên
Giáo trình gồm hai phần:
Phần I: Trạm điện xí nghiệp
Trong phần này, giới thiệu những kiến thức cơ bản về hệ thống cung cấpđiện, phụ tải điện, trạm biến áp xí nghiệp và các phương pháp tính toán ngắn mạchtrong hệ thống điện cao và hạ áp
Phần II: Mạng điện xí nghiệp
Trong phần này, giới thiệu những kiến thức cơ bản về mạng điện, nguyên tắclựa chọn thiết bị và kỹ thuật bảo vệ rơ le trong hệ thống cung cấp điện, kỹ thuậtchiếu sáng trong mỏ, phương pháp và đặc điểm cung cấp điện cho tàu điện cần vẹt
và ắc quy, cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện xí nghiệp
Giáo trình do tập thể tác giả: Thạc sỹ Nguyễn Văn Chung chủ biên và Kỹ sưBùi Văn Cồ Bộ môn Điện Trường cao đẳng kỹ thuật mỏ biên soạn
Tập thể tác giả chân thành cảm ơn BGH Trường cao đẳng kỹ thuật mỏ, lãnhđạo Khoa CĐ - TK, cùng các phòng ban nghiệp vụ và các cá nhân đã tạo điều kiệngiúp đỡ động viên để hoàn thành tốt giáo trình này
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng bám sát đề cương chươngtrình môn học đã được phê duyệt của Bộ giáo dục và Đào tạo, kết hợp với kinhnghiệm giảng dạy môn học này trong nhiều năm, đồng thời có chú ý đến đặc thùđào tạo các ngành của trường
Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn rằng cuốn sách cònnhiều thiếu sót Rất mong bạn đọc góp ý xây dựng
Trường mỏ, tháng 01 năm 2005
Các tác giả
Trang 2Phần I TRẠM ĐIỆN XÍ NGHIỆP Chương I HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
I.1 Khái niệm chung về hệ thống cung cấp điện xí nghiệp
Hệ thống cung điện xí nghiệp đảm nhiệm việc cung cấp điện năng một cách tin
cậy, kinh tế và với chất lượng điện cho phép, tới các hộ dùng điện trong côngnghiệp
Những hộ dùng điện này bao gồm chủ là các động cơ truyền động điện, các loạicác lò điện, các thiết bị điện phân, hàn điện, thiết bị chiếu sáng v.v …
Hệ thống cung điện xí nghiệp là một bộ phận của hệ thống điện khu vực vàquốc gia, nằm trong hệ thống năng lượng chung, phát triển trong qui luật của nềnkinh tế quốc dân
Ngày nay do công nghiệp ngày càng phát triển, hệ thống cung cấp điện cũngngày càng phức tạp, bao gồm các lưới điện:
- Cực cao áp có cấp điện áp: U>800kV
- Siêu cao áp có cấp điện áp : 330 kV< U< 800 kV
- Cao áp có cấp điện áp : 66 kV< U< 220 kV
- Trung áp có cấp điện áp : 1 kV<U<66 kV
- Hạ áp có cấp điện áp : U 1kV
Một trong các đặc trưng của xí nghiệp hiện đại là mức độ sử dụng quá trìnhcông nghệ ngày càng tăng và hầu hết các xí nghiệp lớn đều nhận điện từ hệ thốngđiện khu vực hoặc quốc gia Việc cung điện theo phương án này có rất nhiều ưuđiểm như các nhà máy điện được xây dựng tập trung với công suất lớn tại cácnguồn nguyên liệu nên giảm được giá thành điện năng, đồng thời việc phân phốiđiện hợp lý giữa các nhà máy sẽ nâng cao được độ tin cậy cung điện và giảm được
Trang 3- Phương pháp xác định phụ tải điện xí nghiệp, cấp điện áp và công suất củacác trạm biến áp.
- Tính toán bù công suất phản kháng, nâng cao hệ số cos…
Mục tiêu chính của thiết kế hệ thống cung cấp điện là đảm bảo cho hộ tiêu thụ
đủ điện năng với chất lượng điện nằm trong phạm vi cho phép
Một phương án cung cấp điện điện được xem là hợp lý khi thoả mãn các yêucầu sau:
- Vốn đầu tư nhỏ
- Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao tuỳ theo tính chất của hộ tiêu thụ
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và thiết bị
- Thuận tiện cho vận hành và sửa chữa
- Đảm bảo chất lượng điện năng chủ yếu là đảm bảo độ lệch và độ dao độngđiện áp bé nhất và nằm trong phạm vi cho phép so với định mức
Những yêu cầu trên thường mâu thuẫn nhau nên người thiết kế phải biết cânnhắc và kết hợp hài hoà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
Ngoài ra, khi thiết kế cung cấp điện cũng phải chú ý đến những yêu cầu khácnhư: Khả năng mở rộng phụ tải sau này, rút ngắn thời gian xây dựng v.v …
I.2 Đặc điểm cung cấp điện xí nghiệp mỏ
Khác với các ngành công nghiệp khác, việc cung cấp điện cho ngành khai thác
mỏ có những đặc điểm riêng, do điều kiện môi trường và quá trình công nghệ quyếtđịnh
Những đặc điểm đó bao gồm:
- Đa số các máy móc trong quá trình làm việc phải di chuyển thường xuyênhoặc định kỳ theo tiến độ của gương khai thác Đặc điểm này đòi hỏi các thiết bịđiện phải có khả năng nối vào mạng điện hoặc cắt ra khỏi mạng điện một cáchnhanh chóng và dễ dàng Việc cung cấp điện nhờ hệ thống cáp mềm và các ổ cắmđiện
- Môi trường mỏ có độ ẩm cao, nhiều bụi bẩn nhất là trong các mỏ hàm lòthường xuất hiện các khí bụi nổ là nguyên nhân gây nổ bầu không khí mỏ khi sự cốkhí hậu thời tiết khắc nghiệt Đặc điểm này đòi hỏi các thiết bị phải có tính chống
ẩm, chống rỉ cao, cách điện của thiết bị và dây dẫn phải cao để bản thân chúngkhông phải là nguyên nhân gây ra cháy nổ môi trường mỏ
- Không gian làm việc chật hẹp và hạn chế, nhất là trong các mỏ hàm lò Vìvậy các thiết bị điện cần phải chế tạo gọn nhẹ, dễ dàng tháo lắp, lắp đặt
Trang 4- Áp lực cao ở nóc và hông lò dễ dàng làm cho đất đá bị sập đổ là nguy cơphá hoại thiết bị điện Đặc điểm này đòi hỏi các thiết bị điện phải được chế tạo có
độ bền cơ học cao
- Các đường lò ẩm ướt, có hoạt tính hoá học cao kết hợp với bụi mỏ dẫn điệngây nguy hiểm về an toàn điện giật và hoả hoạn Đặc điểm này đòi hỏi các thiết bịđiện trong mỏ phải có tính chịu ẩm, chịu được nước mỏ
- Phạm vi hoạt động của công trường lộ thiên rất rộng Các máy móc di động
có công suất lớn lại ở các vị trí phân tán, vì vậy hệ thống dây dẫn và phân phối điệnrất phức tạp, trên các tầng công tác vừa phải sử dụng cả điện cao áp lẫn điện hạ áp Chính vì những đặc điểm trên việc cung cấp điện cho các xí nghiệp mỏ phảiđảm bảo các yêu cầu sau:
- An toàn: Dây dẫn cần chọn sao cho cả lúc làm việc bình thường cũng như lúc có sự cố không bị nung nóng quá mức để có thể gây hoả hoạn, nổ bầu khôngkhí mỏ và làm già hoá nhanh chóng cách điện của cáp điện
- Hợp lý về kỹ thuật: Dây dẫn cần chọn với tiết diện đủ để đảm bảo mức điện
áp cho phép trên cực phụ tải trong mọi chế độ làm việc cũng như sự cố
- Kinh tế: Cần chọn loại dây dẫn hợp lý theo quan điểm kinh tế đòi hỏi thoảmãn các yêu cầu về an toàn và kỹ thuật
- Độ bền cơ học: Tác dụng của ngoại lực không được gây ra ứng suất nguyhiểm trong vật liệu làm dây dẫn
I.3 Phân loại hộ dùng điện
I.3.1 Phân loại hộ dùng điện
Hộ tiêu thụ là một bộ phận quan trọng của hệ thống cung cấp điện Tuỳ theoyêu cầu mức độ quan trọng mà hộ tiêu thụ được phân làm 3 loại sau:
a Hộ tiêu thụ loại 1:
Là hộ tiêu thụ mà khi ngừng cung cấp điện sẽ dẫn đến nguy hiểm đối với tínhmạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến chính trị, quốcphòng của quốc gia v.v
Các hộ dùng điện loại I bao gồm:
+ Đối với các xí nghiệp công nghiệp:
Nhà máy hoá chất, văn phòng chính phủ, phòng mổ bệnh viện, lò luyện thép v.v + Đối với các xí nghiệp mỏ:
- Quạt gió chính và các thiết bị phục vụ cho nó
- Các thiết bị thông gió đặt ở giếng gió phụ trong các mỏ có khí nổ loại 3 vàsiêu hạng, quạt thông gió cục bộ cho các gương lò cụt
- Trạm thoát nước chính và cục bộ
Trang 5- Trạm ép khí ở các mỏ khai thác vỉa dốc đứng trong trường hợp quạt cục bộđược truyền động bằng khí ép.
- Bơm cứu hoả và các thiết bị để hạn chế sự xuất khí nổ từ các vỉa than
- Trục tải trở người và các bị phục vụ cho nó
Các phụ tải loại một kể trên phải được cung cấp từ hai nguồn độc lập và cótrang bị hệ thống tự động đóng nguồn dự phòng vào làm việc
b Hộ tiêu thụ loại 2:
Là hộ mà khi ngừng cung cấp điện sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế như hư hỏngcác bộ phận các máy móc thiết bị, gây phế phẩm, sản xuất bị ngừng trị, công nhânphải nghỉ việc
Các hộ dùng điện loại 2 bao gồm :
* Đối với các xí nghiệp công nghiệp:
Nhà máy cơ khí, nhà máy thực phẩm, các khách sạn lớn, trạm bơm tướitiêu
* Đối với xí nghiệp mỏ:
- Các thiết bị trên mặt mỏ: Trục tải, trạm ép khí, các thiết bị chất dỡ và vậnchuyển, các thiết bị ở xưởng tuyển khoáng
- Trong hầm lò các phụ tải loại 2 là tất cả các máy móc thiết bị tham gia vàodây chuyền sản xuất
Đối với các hộ loại 2 cho phép ngừng cung điện trong thời gian đóng nguồn
dự phòng vào làm việc bằng tay Việc cung cấp cho các phụ tải loại 2 được phépbằng một đường dây trên không, nếu là đường cáp 6 kV thì ít nhất phải có 2 đường
c Hộ tiêu thụ loại 3:
Là hộ tiêu thụ mà khi ngừng cung cấp điện không ảnh hưởng đáng kể đến quátrình sản xuất của xí nghiệp, phụ tải loại 3 bao gồm: Tất cả các máy móc phụ trợ,phân xưởng cơ điện, nhà kho, khu dân cư v.v…
Đối với hộ tiêu thụ loại 3 cho phép mất điện trong thời gian tương đối dài đểsửa chữa và khắc phục sự cố, nhưng không quá 1 ngày đêm
Với các phụ tải loại này không cần có nguồn dự phòng
I.4 Sơ đồ cung cấp điện
Để truyền tải điện năng từ nguồn cung cấp đến phụ tải có thể được thực hiệntheo các sơ đồ sau đây:
- Sơ đồ hướng kính với phụ tải được cung cấp từ một phía (hình I-1), ưuđiểm của sơ đồ là dễ phát hiện chỗ bị hư hỏng, dễ dàng thực hiện các hình thức bảo
vệ Nhược điểm của sơ đồ là độ tin cây cung cấp điện thấp, vì thế sơ đồ được sửdụng để cung cấp điện cho phụ tải loại II và loại III (hình I-1.a) Để cung cấp chophụ tải loại I cần phải bố trí đường dây dự phòng (hình I-1.b) Loại sơ đồ (hình I-1)
Trang 6thường được ỏp dụng để cung cấp cho phụ tải ở gần nguồn (mỏy phỏt hoặc trạmbiến ỏp chớnh, trạm biến ỏp vựng).
Hỡnh I-1: Sơ đồ cung cấp Hỡnh I-2: Sơ đồ mạch chớnh cú một đầu cung cấp
ướng kớnh a, đơn;b, kộp a,đơn;b, kộp; c,đơn thụng qua; d,kộp thụng qua
b: vòng thông qua đơn
b: Hệ thốnga: Hệ thống
b: Hệ thốnga: Hệ thống
Hỡnh I – 4: Sơ đồ mạch chớnh được cung cấp từ hai đầu:
a: Kộp rẽ nhỏnh sõu
b: Kộp thụng qua
Trang 7Sơ đồ mạch chính (hình I-2) thường được sử dụng để cung cấp cho các phụtải nằm trên một hướng so với nguồn Trong trường hợp các phụ tải ở gần mạchchính nên sở dụng sơ đồ thông qua (hình I-2.c,d) còn ở xa so với mạch chính thì sửdụng sơ đồ rẽ nhánh sâu ( hình I-2.a,b) Ưu nhược điểm của sơ đồ này cũng tương
tự như sơ đồ (hình I-2) Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cần sử dụng biệnpháp tự động đóng lặp lại sau khi cắt do sự cố và tự động đóng nguồn dự phòng
Sơ đồ mạch vòng (hình I-3) Trong sơ đồ này mỗi phụ tải được cung cấp từhai phía Sơ đồ rẽ nhánh sâu (hình I-3) có độ tin cậy cung cấp điện thấp, do đó chỉđược cung cấp cho các phụ tải loại I và loại II Nhược điểm của sơ đồ mạch vòng làviệc phát hiện chỗ sự cố phức tạp do đó hệ thống bảo vệ phức tạp
Sơ đồ cung cấp điện cho các xí nghiệp có công suất tiêu thụ lớn nên truyềntải đến trạm áp chính điện năng với cấp điện áp cao áp (đến 220kV) Việc phânphối điện trong nội bộ xí nghiệp cũng được thực hiện theo các sơ đồ trên đây
I.5 Các yêu cầu đối với việc lựa chọn phương án cung cấp điện.
Việc lựa chọn phương án cung cấp điện bao gồm: Chọn điện áp, nguồn điện,
sơ đồ nối dây, phương thức vận hành
Phương án được chọn là hợp lý nếu thoả mãn các yêu cầu về chất lượng điệnnăng, tính cung cấp điện liên tục, tính an toàn và kinh tế, cũng như phải xét đến khảnăng phát triển của xí nghiệp
I.5.1 Đảm bảo chất lượng điện năng
Chất lượng điện năng được đánh giá theo các chỉ tiêu chủ yếu là tần số vàđiện áp Các thông số này phải nằm trong phạm vi cho phép
a.Tần số: Được đánh giá theo hai chỉ tiêu sau:
Độ lệch tần số là hiệu số trung bình trong khoảng thời gian 10 phút giữa giátrị thực tế của tần số cơ bản với giá trị định mức Độ lệch cho phép bằng ± 0,1Hz(f=50 ± 0,1Hz)
Dao động tần số là hiệu giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tần số cơ bảntrong quá trình tần số thay đổi đủ nhanh với tốc độ thay đổi không bé hơn0,2Hz/sec Dao động tần số không được vượt quá 0,2Hz lên trên độ lệch cho phép0,1Hz
b Điện áp: Được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
Trang 8Độ lệch điện áp là hiệu số giữa điện áp định mức Udm với điện áp thực tế Utt
thường được tính trong hệ đơn vị tương đối:
100 %
U
U U
% U
Dao động điện áp Ut là hiệu giữa điện áp lớn nhất Umax và điện áp nhỏ nhất
Umin trong quá trình điện áp thay đổi đủ nhanh với tốc độ không nhỏ hơn 1%/sec:
100 ,%
U
U U
U
dm
min max
t
(I-2)
Dao động điện áp cho phép được quy định cho từng loại phụ tải
Tính không đối xứng của điện áp được đặc trưng bằng giá trị điện áp thứ tựngược tần số cơ bản U– tính bằng % so với điện áp định mức:
U–= ,%
3
fC fB
fA ïd
aU U
a U
U (I-3)
Với Ufd- điện áp pha định mức;
UfA, UfB, UfC- giá trị điện áp của các pha A, B, C;
Tính không đối xứng của điện áp phải đảm bảo U 2%
I.5.2 Đảm bảo tính cung cấp điện liên tục
Tính cung cấp điện liên tục phụ thuộc vào loại hộ dùng điện Tuy nhiên trong
điều kiện cho phép người ta cố gắng chọn phương án cung cấp điện càng cao càngtốt
1.5.3 Đảm bảo tính an toàn
Việc tổ chức hệ thống cung cấp điện, lựa chọn các phần tử trong hệ thống vàviệc trang bị các hình thức bảo vệ thích hợp để đảm bảo an toàn cho người, môitrường và các phần tử trong hệ thống
Trang 91.5.4 Đảm bảo tính kinh tế
Việc tổ chức hệ thống cung cấp điện đã thoả mãn các yêu cầu kể trên, cầntính toán kinh tế để chọn phương án lợi nhất
Trong mỗi phương án các chi phí tính toán bao gồm:
a Chi phí đầu tư K gồm các chi phí để mua sắm và lắp đặt
b.Chi phí vận hành:
C=CÄA+Cnc+Cbq+Ckh+Cmd+Cphụ (I-4)
trong đó: Chi phí tổn thất điện năng CÄA =Co A, đồng/năm
A- tổn thất điện năng hàng năm, kW/năm
Co- đơn giá điện năng, đồng/kW.h
Cnc- chi phí để trả lương cho cán bộ, công nhân vận hành hệ thống đượcthiết kế, đồng/năm
Cbq- chi phí để tu sửa, bảo quản, đồng/năm
Ckh- chi phí khấu hao để phục hồi vốn cơ bản và để đại tu, đồng/năm
Cmd- chi phí về thiệt hại do mất điện, đồng/năm
Nếu KII>KI thì CII>CI thì phương án I là có lợi
Nếu KII>KI thì CII<CI thì thời gian thu hồi chênh lệch vốn đầu tư do tiết kiệmchi phí vận hành bằng:
Trang 10T= ,
C C
K K
II I
I II
năm (I-5)
Khi T<Tqc thì phương án II có lợi:
Khi T>Tqc thì phương án I có lợi:
Với Tqc- thời gian quy chuẩn thu hồi vốn đầu tư, hiện tại ở Việt Nam lấy
Tqc=5năm
Khi T≈Tqc thì các phương án có thể xem như là tương đương về kinh tế, việcchọn phương án nào là dựa trên cơ sở lập luận về tính thuận lợi trong vận hành, khảnăng phát triển của hệ thống…
Để so sánh nhiều phương án thường dùng phương pháp chi phí tính toánhàng năm bé nhất Chi phí tính toán hàng năm của mỗi phương án được tính bằng: Z=kqcK+C, đồng/năm (I-6)
trong đó kqc =1/Tqc
Câu hỏi và bài tập
1 - Đặc điểm cung cấp điện cho các xí nghiệp mỏ là gì ? Việc cung cấp điệncho xí nghiệp mỏ cần phải đảm bảo các yêu cầu nào ?
2 – Có mấy loại hộ dùng điện ? Việc phân hộ dùng điện như vậy nhằm mụcđích gì ?
3 – Các yêu cầu cơ bản đối với việc lựa chọn phương án cung cấp điện ? Mộtphương án cung cấp điện được xem là hợp lý cần thoả mãn nhưỡng yêu cầu nào ?Hãy phân tích các yêu cầu đó ?
4 – Chất lượng điện năng được đánh giá qua các chỉ tiêu nào ? Các chỉ tiêu
đó là gì ?
Trang 11
Chương II PHỤ TẢI ĐIỆN CỦA XÍ NGHIỆP
II.1 Đặt vấn đề
Khi thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một công trình nào đó nhiệm vụ đầutiên của chúng ta là xác định phụ tải điện của công trình ấy Tuỳ theo qui mô củacông trình mà phụ tải điện phải được xác định theo phụ tải thực tế hoặc phải kể đếnkhả năng phát triển của xí nghiệp trong tương lai 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa
Ví dụ xác định phụ tải điện cho một phân xưởng thì chủ yếu là dựa vào máy mócthực tế đặt trong phân xưởng đó, xác định phụ tải điện cho một xí nghiệp thì phải
kể đến khả năng mỏ rộng của xí nghiệp trong tương lai gần Như vậy xác định phụtải điện là giải bài toán dự báo phụ tải ngắn hạn hoặc dài hạn
Việc dự báo phụ tải dài hạn là một vấn đề lớn và phức tạp ở đây không trìnhbày, khi cần bạn đọc có thể tham khảo ở tài liệu khác
Dự báo phụ tải ngắn hạn tức là xác định phụ tải của công trình ngay sau khi đivào vận hành Phụ tải đó gọi là phụ tải tính toán Ptt Người thiết kế cần biết phụ tảitính toán để lựa chọn các thiết bị điện như: Máy biến áp, dây dẫn, thiết bị đóng cắtbảo vệ v.v…Để tính tổn thất công suất, điện áp, chọn thiết bị bù v.v…
Như vậy phụ tải tính toán là một số liệu quan trọng để thiết kế hệ thống cungcấp điện
II.2 Đồ thị phụ tải
Đồ thị phụ tải đặc trưng cho sự tiêu dùng năng lượng điện của các thiết bị điện riêng lẻ, của phân xưởng cũng như của toàn xí nghiệp Nó là một hàm theo thờigian và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm của quá trình công nghệ, chế
độ vận hành v.v…
Đường biểu diễn sự thay đổi của phụ tải tác dụng P phụ tải phản kháng Q hoặcdòng điện I theo thời gian gọi là đồ thị phụ tải tác dụng, phụ tải phản kháng và đồthị phụ tải dòng điện
Trang 12Đối với mỗi loại hộ tiêu thụ của một ngành công nghiệp đều có thể đưa ra một dạng đồ thị phụ tải điển hình
Khi thiết kế nếu biết đồ thị phụ tải điển hình, ta sẽ có căn cứ để chọn thiết bị điện và tính điện năng tiêu thụ Lúc vận hành, nếu biết đồ thị phụ tải điển hình thì
có thể định phương thức vận hành các thiết bị sao cho kinh tế và hợp lý nhất
II.2.1 Đồ thị phụ tải hàng ngày
Là đồ thị phụ tải trong một ngày đêm 24 giờ Trong thực tế vận hành có thể dùng dụng đo tự ghi để vẽ đồ thị phụ tải, hay do nhân viên vận hành ghi lại sau từng khoảng thời gian nhất định Để thuận lợi khi tính toán đồ thị phụ tải được vẽ theo hình bậc thang như (hình I-1 a, b)
Hình II-1: Đồ thị phụ tải ngày a- Phụ tải tác dụng; b- Phụ tải phản kháng 1- Phụ tải thực tế; 2- Phụ tải ngày nghỉ II.2.2 Đồ thị phụ tải hàng tháng Là đồ thị được xây dựng theo phụ tải tải trung bình hàng tháng Nghiên cứu đồ thị phụ tải này ta có thể biết được nhịp độ làm việc của các hộ tiêu thụ và từ đấy có thể định ra lịch vận hành sửa chữa thiết bị hợp lý, đáp được yêu cầu thực tế sản xuất (hình II-2 )
P(kW)
20
40
60
80
60
80
Q%
40
Trang 13Hình II-2: Đồ thị phụ tải tháng
Hình II-3: Đồ thị phụ tải năm
1 Đồ thị phụ tải điển hình của một ngày mùa hè
2 Đồ thị phụ tải điển hình của một ngày mùa đông
3 Đồ thị phụ tải năm
II.2.3 Đồ thị phụ tải năm
Là dạng đồ thị được xây dựng căn cứ vào đồ thị phụ tải điển hình của một ngàycủa mỗi mùa mà ta có thể vẽ được đồ thị phụ tải năm (hình II-3:1,2,3) Nghiên cứu
đồ thị phụ tải hàng năm ta biết được điện tiêu thụ hàng năm và thời gian sử dụngcông suất lớn nhất Tmax Những số liệu này được dùng để chọn dung lượng máybiến áp, chọn thiết bị điện và đánh giá mức độ sử dụng điện và tiêu hao điện năng
II.3 Các tham số đặc trưng của phụ tải điện
Thiết bị dùng điện hay còn gọi là thiết bị tiêu thụ là những thiết bị tiêu thụ điiệnnăng như: Động cơ điện, lò điện, đèn điện v.v …
Hộ tiêu thụ là tập hợp các thiết bị điện của phân xưởng hay xí nghiệp hoặc củakhu vực
Phụ tải điện là một đặc trưng cho công suất tiêu thụ của các thiết bị hoặc các
hộ tiêu thụ điện năng
Trang 14Là công suất ghi trên nhãn hiệu máy hay công suất ghi trong lý lịch máy Đốivới động cơ công suất định mức ghi trên nhãn máy chính là công suất cơ trên trụcđộng cơ Công suất đầu vào của động cơ gọi là công suất đặt Vậy công suất đặtcủa động cơ là:
Pđ = Pđm/đc, (II-1)
trong đó:
đc- là hiệu suất định mức của động cơ
Vì đc= 0.8 0.9 khá cao nên để tính toán đơn giản cho phép lấy Pđ= Pđm
II.3.2 Công suất đặt P đ
a- Đối với thiết bị chiếu sáng công suất đặt là công suất tương ứng với số ghitrên đế hay bầu đèn
b- Đối với các thiết bị điện làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại: Như cần trục,máy hàn, khi tính phụ tải điện của chúng, ta phải qui đổi về công suất định mức ởchế độ làm việc dài hạn, tức là qui đổi về chế độ làm việc có hệ số tiếp điện %=100% Công suất qui đổi như sau:
- Đối với động cơ:
Pđ- công suất định mức đã qui đổi về chế độ làm việc dài hạn
Pđm, Sđm, cosđm, đm- là các tham số định mức đã cho trong lý lịch máy
II.3.3 Phụ tải trung bình P tb
Phụ tải trung bình là một đặc trưng tĩnh của phụ tải trong một thời gian nào đó,tổng phụ tải trung bình của các thiết bị cho ta căn cứ để đánh giá giới hạn dưới của phụ tải tính toán Trong thực tế phụ tải trung bình được tính theo công thức sau:
ptb= P/ t ; qtb = Q/ t (II-4)
trong đó :
P, Q - điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian khảo sát; ( kW.h,kVAR.h)
t - thời gian khảo sát,
phụ tải trung bình của 1 nhóm thiết bị được tính theo công thức sau:
Ptb = pi ; Qtb= qi (II-5)
Biết phụ tải trung bình có thể đánh giá được mức độ sử dụng thiết bị, mức độkhai thác thiết bị Phụ tải trung bình là số liệu quan trọng để xác định phụ tải tínhtoán, tính tổn hao điện năng v.v…Thông thường phụ tải trung bình được xác địnhứng với một ca làm việc, một tháng hoặc một năm
Trang 15
II.3.4 Phụ tải cực đại P max
Phụ tải cực đại Pmaxđược chia làm 2 nhóm:
a Phụ tải cực đại Pmax
Là phụ tải trung bình lớn nhất trong khoảng thời gian tương đối ngắn (thường lấy bằng 5,10 hoặc 30 ph) ứng với ca làm việc lớn nhất trong ngày Đôi khi người tadùng phụ tải cực đại được xác định như trên làm phụ tải tính toán, tính tổn thấtcông suất lớn nhất, để lựa chọn các thiết bị, chọn dây dẫn và cáp theo điều kiện mật
độ dòng kinh tế v.v…
Là phụ tải cực đại xuất hiện trong khoảng thời gian 1-2s Phụ tải đỉnh nhọnđược dùng để kiểm tra dao động điện áp, điều kiện khởi động của động cơ, kiểm trađiều kiện làm việc của cầu chì, tính dòng khởi động của rơ le bảo vệ v.v…
II.3.5 Phụ tải tính toán P tt
Phụ tải tính toán là số liệu cơ bản dùng để thiết kế cung cấp điện Phụ tải tínhtoán Ptt là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi tương đương với phụ tải thực tế (biếnđổi ) về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất Nói một cách khác phụ tải tính toán cũng làmnóng dây dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất do phụ tải phụ tải thực tế gây
ra Như vậy nếu chọn các thiết bị điện theo phụ tải tính toán thì có thể đảm bảo antoàn (về mặt đốt nóng) cho các thiết bị đó trong mọi trạng thái vận hành Quan hệgiữa phụ tính toán với các phụ tải khác được nêu trong bất đẳng thức sau :
n 1
p /
t P t P k
n 2
1 dm
n n 2
2 1 1 sd
Trang 16Hệ số sử dụng nói lên mức độ sử dụng, mức độ khai thác công suất thiết bịđiện trong một chu kỳ làm việc Hệ số sử dụng là một số liệu quan trọng để tínhphụ tải tính toán.
Hình II- 4: Đồ thị phụ tải tác dụng
II.3.8 Hệ số cực đại k max
Hệ số cực đại là tỉ số giữa phụ tải tính toán và phụ tải trung bình trong khoảngthời gian đang xét
kmax = Ptt / Ptb (II-10)
Hệ số cực đại thường được tính ứng với ca làm việc có phụ tảilớn nhất , nóphụ thuộc vào hệ số thiết bị hiệu quả nhq , hệ số sử dụng ksd và các yếu tố đặc trưngcho các thiết bị làm việc trong nhóm Công thức tính kmax rất phức tạp, trong thực
tế để tính kmax người ta dựa vào đường cong kmax = f( ksd, nhq) hoặc tra bảng Hệ số
kmax thường tính cho phụ tải tác dụng
II.3.9 Hệ số nhu cầu knc
Là tỉ số giữa phụ tải tính toán với công suất định mức:
P 1
t
P 2
P 3
Trang 17Số thiết bị hiệu quả nhq là số thiết bị giả thiết có cùng công suất và chế độ làmviệc, chúng đòi hỏi phụ tải bằng phụ tải tính toán của nhóm phụ tải thực tế ( gồmcác thiết bị có chế độ làm việc và công suất khác nhau ) công thức để tính nhq nhưsau:
2 dmi 2
n 1 i dmi
n (II-12)
Khi số thiết bị dùng điện trong nhóm n 5 tính nhq theo công thức trên kháphiền phức, vì vậy trong thực tế người ta tìm nhq theo bảng hoặc theo đường congcho trước, trình tự tính như sau:
n* = n1/ n ; P* = P1/ P (II-13)
trong đó:
n- số lượng thiết bị trong nhóm;
n1- số thiết bị có công suất không nhỏ hơn một nửa công suất của thiết bị
có công suất lớn nhất;
P và P1 - tổng công suất tương ứng với n và n1 thiết bị;
Sau khi tính được n* và P* thì tra bảng hoặc đường cong để tìm *
II.4 Các phương pháp tính phụ tải tính toán
Phụ tải điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Như công suất và số lượng các máy,chế độ vận hành của chúng, qui trình công nghệ sản xuất, trình độ vận hành củacông nhân v.v… Vì vậy để xác định chính xác phụ tải tính toán là một nhiệm vụ rấtkhó khăn nhưng quan trọng Bởi vì nếu phụ tải tính toán được xác định nhỏ hơnphụ tải thực tế thì sẽ giảm tuổi thọ các thiết bị, có khi dẫn tới cháy nổ rất nguyhiểm Nếu phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế nhiều thì các thiết bị được chọn
sẽ quá lớn so với yêu cầu, do đó gây lãng phí Do tính chất quan trọng như vậy nên
từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và có nhiều phương pháp tínhphụ tải điện Song vì phụ tải điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố cho nên cho đến naychưa có phương pháp nào hoàn toàn chính xác và tiện lợi Những phương pháp đơngiản, tính toán thuận tiện, thường cho kết quả không thật chính xác Ngược lại nếu
độ chính xác được nâng cao thì phương pháp tính lại phức tạp Vì vậy tuỳ theo giaiđoạn thiết kế, tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà chọn phương pháp tính cho thích hợp.Sau đây sẽ trình một số phương pháp xác định phụ tải tính toán thường dùng nhất
II.4.1 Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu
Để tính phụ tải tính toán theo phương pháp này người ta thường tiến hành chiaphụ tải thành các nhóm sau :
- Nhóm các phụ tải cùng loại
- Nhóm các phụ tải cùng dây truyền công nghệ
Trang 18- Nhóm các phụ tải cùng khu vực công tác (cùng vị trí địa lý) v.v…
- Công thức tính như sau :
Ptt = knc
n 1 i di
p (II-18)
trong đó:
Pđi, Pđmi - công suất đặt và công suất định mức của phụ tải thứ i
Ptt, Qtt, Stt- công suât tác dụng, công suất phản kháng, công suất toàn phầntính toán của nhóm thiết bị; kW, kVAr, kVA;
n- số thiết bị trong nhóm;
Nếu hệ số cos của các thiết bị trong nhóm không giống nhau thì phải tính hệ
số công suất trung bình theo công thức:
costb =
n 2
1
n n 2
2 1 1
p
p p
cos p
cos p cos p
knc = ksd kmax có nghĩa là phụ thuộc vào chế độ vận hành và số thiết bị trong nhóm
Vì vậy, nếu chế độ vận hành và số thiết bị trong nhóm thay đổi nhiều thì kết quảtính phụ tải tính toán theo hệ số nhu cầu không chính xác
II.4.2 Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất
Công thức tính như sau:
Ptt = p0 F, (II-20)
trong đó: p0- Suất phụ tải trên 1m2diện tích sản xuất kw/m2(có thể được tra trongcác sổ tay)
F- Diện tích sản xuất m2(tức là diện tích dùng để đặt máy sản xuất )
Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng, vì vậy nó thường dùng trong giaiđoạn thiết kế sơ bộ và cũng được dùng để tính phụ tải các phân xưởng có mật độ
Trang 19máy móc sản xuất phân bố tương đối đều, như phân xưởng gia công cơ khí, dệt, sảnxuất ôtô, vòng bi v.v…
II.4.3 Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm
(II-21)
trong đó: M- Số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong 1năm;
W0- Suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm;
Tmax- Thời gian sử dụng công suất lớn nhất; h
Phương pháp này thường dùng để tính toán cho các thiết bị điện có đồ thị phụ tải
ít biến đổi: Như quạt gió, bơm nước, máy nén khí, thiết bị điện phân v.v…Khi đóphụ tải tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tương đối chính xác
Khi cần nâng cao độ chính xác của phụ tải tính toán thì nên dùng phương pháptính theo hệ số cực đại:
Công thức tính:
Ptt = kmax ksd.Pđm (II-22)
trong đó: Pđm- Công suất định mức, kw
ksd- Hệ số sử dụng được tra trong các sổ tay cung cấp điện
kmax - Hệ số cực đại được tính theo đường cong kmax = f( ksd, nhq ) hoặc trabảng
Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác vì khi xác định số thiết bịhiệu quả, ta đã xét đến một loạt các yếu tố quan trọng như ảnh hưởng của số lượngthiết bị trong nhóm, số thiết bị có công suất lớn cũng như sự khác nhau về chế độlàm việc của chúng
Khi tính phụ tải theo phương pháp này, trong một số trường hợp cụ thể có thểdùng các công thức gần đúng sau :
1- Trường hợp n3 và nhq 4 phụ tải tính toán được tính theo công thức:
Ptt =
n 1 i dmi
p (II-23)
đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại thì:
Stt =
875 0
Trang 20Ptt =
n 1
p
trong đó: kpt - Là hệ số phụ tải của từng máy, nếu không có số liệu chính xác thì hệ
số phụ tải có thể được lấy gần đúng như sau:
- kpt = 0,9 đối với thiết bị làm việc ở chế dộ dài hạn;
- kpt = 0,75 đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại;
3- Đường cong kmax = f( ksd , nhq ) chỉ cho đến trị số nhq = 300 Nếu nhq 300 và
ksd 0.5 thì lấy hệ số cực đại kmax được ứng với nhq = 300 Còn khi nhq 300 và
5- Nếu trong mạng có các phụ tải 1 pha thì phải cố gắng phân phối đều các thiết bị
đó lên 3 pha của mạng
Câu hỏi và bài tập
1 – Phụ tải điện của xí nghiệp là gì ? Thế nào là đồ thị phụ tải điện ? Đồ thị phụ tải điện đặc trưng cho cái gì ?
2 – Có mấy loại đồ thị phụ tải điện ? Mục đích của việc xây dựng các loại đồthị phụ tải điện để làm gì ?
3 – Các tham số đặc trưng của phụ tải điện là gì ?
4 – Phụ tải tính toán là gì ? Mục đích của việc xác đích phụ tải tính toán của
xí nghiệp ? Các phương pháp xác định phụ tải tính toán, ưu nhược điểm và phạm viứng dụng của các phương pháp đó ?
Bài tập 1: Yêu cầu xác định phụ tải điện của nhóm máy công cụ có các số liệu cho
ở bảng sau:
TT Tên máy Số lượng Uđm (v) Pđm (KW) Cos Đặc điểm
Trang 21Bài tập 2: Hãy xác định phụ tải tính toán của phân xưởng phục vụ cho công tác sửa
chữa, có các số liệu cho ở bảng sau:
Trang 22Chương III TRẠM BIẾN ÁP XÍ NGHIỆP III.1 Khái quát và phân loại
Các trạm điện của xí nghiệp là nguồn cung cấp điện cho các phụ tải trong nội
bộ xí nghiệp
Tuỳ theo nguồn cung cấp điện năng mà trạm điện của xí nghiệp có thể là:
1 Trạm phát điện cục bộ: Trạm gồm các máy phát điện để cung cấp đủ điệnnăng cho các phụ tải dùng điện trong xí nghiệp Trạm phát điện cục bộ chủ yếu chỉ
có ở trong các xí nghiệp không thể cung cấp điện từ hệ thống điện quốc gia do lý
do kinh tế quá lớn, hoặc do kỹ thuật không thể khắc phục được, ví dụ như ở cácgiàn khoan ngoài biển khơi
2 Trạm biến áp chính: Trạm nhận điện từ hệ thống điện có điện áp 15220kV biến đổi thành cấp điện áp 15kV, 10kV hay 6kV Cá biệt có khi xuống đến0,4kV
3 Trạm hỗn hợp: Trạm này gồm các máy biến áp nhận điện từ hệ thống điện,đồng thời được bố trí một số máy phát cục bộ Loại trạm này thường được sử dụngtrong trường hợp xí nghiệp có nhiều phụ tải loại I nhưng vì lý do kinh tế mà khôngđảm bảo dự phòng chắc chắn là nguồn cung cấp là hệ thống điện
Về phương diện cấu trúc thường phân ra trạm ngoài trời và trạm trong nhà.Trạm ngoài trời: Loại trạm này chủ yếu áp dụng đối với trạm biến áp chínhcủa xí nghiệp Ở trạm này các thiết bị phía điện áp cao và máy biến áp đặt ở ngoàitrời, còn phần phân phối điện áp thấp đặt ở trong nhà Việc xây dựng trạm ngoàitrời sẽ tiết kiệm được kinh phí xây dựng hơn so với trạm trong nhà
Trạm trong nhà: Ở trạm này, tất cả các thiết bị đều được đặt trong nhà
III.2 Chọn vị trí trạm
Vị trí trạm điện chính cần thoả mãn các điều kiện chủ yếu sau:
- Gần tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp điện đưa đến;
- An toàn, liên tục cung cấp điện;
- Thao tác vận hành và bảo quản dễ dàng;
- Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành hành năm là bé nhất;
Trang 23- Ngoài ra nếu có các yêu cầu đặc biệt như có khí ăn mòn, bụi bặm nhiều, môi trường dễ cháy…cũng cần được lưu ý.
Hệ thống cung cấp điện trong phạm vi xí nghiệp được xem là tối ưu, nghĩa là
có chi phí tính toán hàng năm là bé nhất nếu vị trí trạm được bố trí ở tâm phụ tải.Tâm phụ tải được xác định như sau:
Trên bản đồ mặt bằng của xí nghiệp, xác định hình tròn phụ tải của từngphân xưởng có tâm đặt ở vị trí đặt máy biến áp hoặc trạm phân phối của phânxưởng diện tích hình tròn ẽ.R12 với tỷ lệ xích m bằng phụ tải tính toán của phânxưởng
P1= ẽ.R12.m (III-1)
Từ đó bán kính của vòng tròn:
R1=
m ,
P1
(III-2)
Trong đó: P1- công suất tính toán của phân xưởng, kW
m- tỷ lệ xích, kW/cm2.Trên biểu đồ mặt bằng của xí nghiệp định ra một hệ trục toạ độ xoy, do đóxác định tậm hình tròn phụ tải của phân xưởng thứ i là xi, yi
Tâm phụ tải của xí nghiệp là trọng tâm của các hình tròn phụ tải của phânxưởng và bằng:
n 1 i i 0
p
x p
n 1 i i 0
p
y p
y ; (III-3)
III.3 Sơ đồ nối dây của trạm
Sơ đồ nối dây của trạm phải thoả mãn điều kiện:
- Đảm bảo tính cung cấp điện liên tục theo yêu cầu của phụ tải;
- Sơ đồ nối dây rõ ràng, thuận tiện trong vận hành và sử lý sự cố;
- An toàn lúc vận hành và lúc sửa chữa;
- Hợp lý về kinh tế trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật;
Với xí nghiệp nhận được điện năng từ hệ thống thì trạm điện được thực hiệntheo dạng sau:
Trang 24- Nối đến hệ thống năng lượng bằng một hay hai tuyến đường dây với điện
áp định mức bao gồm giữa 15, 35 và 110kV
- Phía điện áp từ hệ thống đưa đến thường dùng sơ đồ không có thanh cái(khối đơn hay hai khối, có hay không có đường dây nối ngang qua)
- Phía điện áp thứ cấp dùng sơ đồ với thanh cái đơn hay thanh cái kép
- Số lượng máy biến áp được biến thiên giữa một và ba, và thông dụng nhất
là trạm với hai máy biến áp
- Sau đây sẽ giới thiệu một số sơ đồ nối dây của các loại trạm khác nhau
1 Sơ đồ trạm một máy biến áp
( hình III-1): Loại trạm này thường để phục vụ
cho các hộ tiêu thụ loại II và loại III Loại trừ
trường hợp có thêm máy phát cục bộ hoặc có
đường dây dự phòng đưa điện áp hạ áp từ nơi khác
đến và bố trí tự động đóng nguồn dự phòng thì có
thể phục vụ cho hộ tiêu thụ loại I với tải không lớn
2 Sơ đồ trạm hai đường dây cung cấp
hai máy biến áp ( hình III-2).
Loại trạm này tương ứng với những điều
kiện bảo đảm yêu cầu tốt nhất của hộ tiêu thụ
loại I
Trên phần điện áp phía sơ cấp thường
dùng sơ đồ hình H kinh tế hơn sơ đồ có thanh
cái Trên phần điện áp phía thứ cấp thường
dùng sơ đồ thanh cái đơn hay kép, có phân
đoạn hay không phân đoạn tuỳ theo số lượng các khởi hành
Với trạm loại này có thể áp dụng các hình thức dự phòng sau:
- Dự phòng nguội: Trong đó có một hệ thống làm việc, một hệ thống dựphòng hoàn toàn
- Dự phòng nóng: bình thường cả hai hệ thống làm việc, khi xảy ra sự cố ởmột hệ thống thì các hệ thống còn lại sẽ cung cấp cho phụ tải loại I và những phụ
Hình III.1 Sơ đồ trạm một máy
biến áp
Hệ thống 15, (35, 220kV)
Máy cắtCầu dao phụ tải
Máy biến
áp
Thanh cái 6 (10kV)
Tủ phân phối
hạ ápMáy cắt
Trang 25tải loại II quan trọng Việc cắt cung cấp cho các phụ tải còn lại được thực hiện tựđộng hoặc do người trực trạm.
Trang 263 Sơ đồ cung cấp hỗn hợp (hình III-3) Loại trạm này tương tự như trạm 2
hệ thống( hình III-2), nhưng để đảm bảo tính cung cấp điện liên tục cao trạm cònđược bố trí thêm các máy phát cục bộ, phát điện với cấp điện áp tương ứng với điện
áp phía thứ cấp của máy biến áp Loại này chỉ được sử dụng cho các xí nghiệp cónhiều phụ tải loại I quan trọng, hơn nữa độ tin cậy của đường dây phía cung cấpkhông cao
Trang 274 Sơ đồ trạm hai máy biến áp ba cuộn dây (hình III- 4) Sơ đồ này được
sử dụng trong trường hợp phạm vi của xí nghiệp rộng, công suất tiêu thụ lớn do đócần phải có hai cấp điện áp ( trung áp và hạ áp) để cung cấp cho các phụ tải ở gầntrạm và xa trạm
Việc sử dụng các trạm có nhiều hơn hai máy sẽ làm sơ đồ điện phức tạp, số thiết bị đóng cắt, dụng cụ đo lường và thiết bị bảo vệ tăng lên nhiều, do đó làm tăngvốn đầu tư cho trạm
HT thanh cái
dự trữ
HT thanh cái
35kV
Trang 28III.4 Tính chọn dung lượng máy biến áp
III.4.1 Điều kiện chọn máy biến áp
Chọn dung lượng máy biến áp theo điều kiện:
- Đối với trạm một máy:
Sđm Stt (III-4)
- Đối với trạm nhiều máy:
nSđm Stt (III-5)
trong đó: n - Số lượng máy biến áp trong trạm
Sđm- Công suất định mức của máy biến áp ; KVA
Stt - Công suất tính toán của phân xưởng hoặc xí nghiệp; KVA
Ngoài ra, khi chọn máy biến áp còn phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Điện áp phía sơ cấp U1đm phải phù hợp với điện áp phía cao áp của lưới điện
- Điện áp phía thứ cấp U2đm phải phù hợp với điện áp của phụ tải
- Đúng chủng loại và phạm vi sử dụng
* Số lượng và công suất máy biến áp được xác định theo các tiêu chuẩn kinh
tế kỹ thuật sau đây:
- An toàn, liên tục cung cấp điện
- Vốn đầu tư bé nhất
- Chi phí vận hành hàng năm bé nhất
- Ngoài cần lưu ý đến việc:
+ Tiêu tốn kim loại màu ít nhất
+ Các thiết bị và khí cụ phải được mua và nhập dễ dàng v.v…
- Dung lượng của máy biến áp trong một xí nghiệp nên đồng nhất, ít chủng loại
để giảm dung lượng và số lượng máy biến áp dự phòng
- Sơ đồ nối dây của trạm nên đơn giản, chú ý đến sự phát triển của phụ tải saunày
* Sau đây ta lần lượt xét các tiêu chuẩn nêu trên:
a Đảm bảo liên tục cung cấp điện
Muốn thực hiện yêu cầu này, ta có thể dự kiến thêm một đường dây phụ nối
từ thanh cái điện áp thấp của một trạm biến áp khác của xí nghiệp nếu xí nghiệp có
từ hai trạm biến áp trở lên Hoặc về số lượng máy biến áp trong một trạm ta có thể
bố trí thêm một máy dự trữ, trong trường hợp sự cố máy này sẽ vận hành Về
phương diện công suất, trạm biến áp cung cấp điện cho các phụ tải loại I nên dùng
2 máy Khi công suất của các phụ tải loại I bé hơn 50% tổng công suất của phân
Trang 29xưởng đó thì ít nhất mỗi một máy phải có dung lượng bằng 50% công suất cuả phân xưởng đó Khi công suất của các phụ tải loại I lớn hơn 50% tổng công suất của phân xưởng đó thì mỗi một máy biến áp phải có dung lượng bằng 100% công suất cuả phân xưởng đó Ở chế độ làm việc bình thường cả 2 máy biến áp làm việc,còn trong trường hợp sự cố một máy thì ta sẽ chuyển toàn bộ phụ tải về máy không
sự cố Khi đó ta sử dụng khả năng quá tải của hoặc ta sẽ ngắt các hộ tiêu thụ không quan trọng
b.Vốn đầu tư bé nhất: Để thực hiện chỉ tiêu vốn đầu tư bé nhất thì số lượng
máy biến áp đặt trong trạm biến áp phải ít nhất Kết quả của việc giảm số lượng máy biến áp trong trạm sẽ đưa đến đơn giản hoá sơ đồ điện, tiết kiệm được thiết bị đóng cắt, dụng cụ đo lường và thiết bị bảo vệ rơ le, đồng thời từ đó nâng cao được
độ tin cậy cung cấp điện Việc sử dụng hợp lý dung lượng quá tải của máy biến áp cho phép giảm được công suất đặt và do đó thực hiện được tiết kiệm vốn đầu tư
* Đối với các máy biến áp trong chế độ vận hành bình thường có thể sử
dụng 3 qui tắc quá tải sau đây:
1 Quá tải cho phép trên cơ sở thay đổi phụ tải hàng ngày
Khi đường cong đồ thị phụ tải hàng ngày của máy biến áp có hệ số điền kín
10
% k 100
% 3
; [%] (III-6)
qui tắc này còn được gọi là qui tắc quá tải 3%
2 Quá tải cho phép trên cơ sở non tải trong thời gian mùa hè
Nếu phụ trung bình cực đại hàng ngày trong các tháng 6,7,8 của mùa hè mànhỏ hơn công suất định mức của máy biến áp thì khi cần thiết trong những ngàymùa đông có thể cho phép quá tải 1% = 1% đối với mỗi phần trăm non tải của mùa
hè nhưng mức quá tải tối đa không được quá 15% Qui tắc này được gọi là qui tắcquá tải 1%
dm
max dm
% 1
P
P P
3 Quá tải cho phép trong trường hợp tải không đối xứng
Ở các xí nghiệp có các phụ tải 1 pha, máy biến áp của xí nghiệp đó có khảnăng làm việc với phụ tải không cân bằng giữa các pha Trường hợp này ta khôngchọn dung lượng máy biến áp theo pha có phụ tải lớn nhất mà chọn theo một phụ
Trang 30tải tính toán nhỏ hơn nhưng vẫn đảm đảm bảo máy biến áp vận hành trong giói hạncho phép Khi đó: Tỉ giữa dòng điện pha A có phụ tải lớn nhất cho phép và dòngđiện pha định mức của máy biến áp là:
) ]
I
I ( ) I
I ( 1 [ 45 , 0 1
525 , 1
I I
2 A
C 2 A B dm
d.Tiêu tốn kim loại màu bé nhất
Việc tiêu tốn kim loại màu trong lưới điện cung cấp cho các hộ tiêu thụ liênquan trực tiếp tới vị trí đặt và công suất của trạm biến áp Khi trạm biến áp cànggần trọng tâm phụ tải của hộ tiêu thụ thì công suất đặt sẽ giảm và việc giảm côngsuất đặt trong trạm sẽ thực hiện tiết kiệm đáng kể kim loại màu và đồng thờicũnggiảm được tổn thất
* Đối với vị trí trạm biến áp phải thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau:
- Gần tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp đưa đến
Toạ độ tâm phụ tải được xác định:
S
S x
S
S y
y (III-9)
trong đó:
(xi, yi)- Toạ độ của phụ tải thứ i
Si- Là công suất biểu kiến của phụ tải thứ i
Nếu máy biến áp đặt gần tâm phụ tải thì đường dây cung cấp điện từ nguồn đếnphụ tải là ngắn nhất do đó tổn hao năng lượng và chi phí vận hành hàng năm làthấp nhất, với ngành mỏ tâm phụ tải chỉ là để tham khảo
- An toàn, liên tục cung cấp điện (trong ngành mỏ, nền móng phải ổn địnhtrong suốt thời gian tuổi thọ của máy là 20 năm )
- Thao tác vận hành và quản lý dễ ràng
III.4.2 Chọn máy biến áp
Trang 31Căn cứ vào các điều kiện ở trên và căn cứ vào các thông số kỹ thuật của máybiến áp ta chọn máy biến áp sao cho phù hợp Khi chọn máy biến áp cần lưu ý 2trường hợp sau đây:
- Nếu chọn máy biến áp do trong nước chế tạo thì không phải hiệu chỉnh lạitheo nhiệt độ môi trường
- Nếu máy biến áp là nhập ngoại thì phải đưa vào biểu thức trên 1 hệ số hiệuchỉnh theo nhiệt độ môi trường khc Lúc đó, điều kiện chọn công suất của máy biến
áp sẽ là:
Đối với trạm một máy: Sđm Stt/ khc (III-10)
Đối với trạm nhiều máy: nSđm Stt/ khc (III-11)
Hệ số khc được xác định như sau:
100
5 1
+ Đóng đường dây cung cấp điện:
- Đóng cầu dao cách ly thanh cái
- Đóng dao cách ly đường dây
- Đóng máy cắt điện
+ Mở đường dây cung cấp điện
- Mở máy cắt điện
- Mở dao cách ly đường dây
- Mở dao cách ly thanh cái
+ Đóng máy biến áp ba dây quấn
Trang 32- Đóng dao cách ly thanh cái trên phần điện cao áp, phần điện áp trung vàphần điện áp thấp( điện hạ áp).
- Đóng máy cắt điện ở phía cuộn dây cao, trung và hạ áp
+ Mở máy biến áp ba dây quấn
- Mở máy cắt điện trên phần điện hạ áp, trung áp và cao áp
- mở dao cách ly thanh cái trên phần điện hạ áp, trung áp và cao áp
Nếu người vận hành thực hiện thao tác sai, không đúng thứ tự nêu trên sẽgây nên tai nạn cho người, làm hư hỏng thiết bị và sẽ làm gián đoạn việc cung cấpđiện cho hộ tiêu thụ
Ví dụ: Yêu cầu cần phải mở dao cách ly 2 của lộ phụ tải L2, lộ này đã được
mở máy cắt điện trước đó; song vì thao tác không đúng nên đã mở dao cách ly 1của lộ phụ tải đang mang tải L4 (hình III-5) Điều này sẽ phát sinh hồ quang tại daocách ly
Hoặc mở không đúng dao cách ly
thanh cái 2 của lộ L4 đang có tải
thay vì cần phải mở dao cách ly
thanh cái của lộ L2 là lộ mà ở đấy
máy cắt điện đã được mở rồi
Do vậy hồ quang sẽ phát sinh tại
dao cách ly 2 và sẽ tồn tại cho đến khi
tất cả các nguồn cung cấp đang
làm việc trên thanh cái II
( như máy biến áp T2, máy phát G2
và động cơ điện M) sẽ được ngắt ra Hình III-5
Chính vì vậy nên sự hư hỏng trong
trường hợp này là khá trầm trọng
Việc thao tác không đúng như trên sẽ đưa đến hậu quả là tạo nên sự cố thanhgóp có thể làm hỏng máy cắt điện đường dây L2 và L4 trong một thời gian khádài cho đến khi khôi phục lại hoàn toàn sự làm việc của thanh góp bị sự cố
Cũng cần lưu ý thêm rằng thời gian điều chỉnh của bảo vệ bằng rơ le của lộ
L4 thì bé hơn rất nhiều so với thời gian điều chỉnh của bảo vệ của máy biến áp T2,của máy phát điện G2 Do vậy khi mở không đúng dao cách ly 1 của đường dây L4
M
ITC
SBI SBII
G 1
L3
10kV
Trang 33thì thời gian tồn tại của hồ quang sẽ lớn hơn trong trường hợp khi mở dao cách lythanh cái 2 của hệ thống thanh cái II Xuất phát từ đây ta thấy rõ ràng khi cần mở
để không cung cấp điện cho lộ L4, ta phải mở máy cắt điện của lộ L4 này, sau đó
mở dao cách ly 1 của lộ L4 và cuối cùng mở dao cách ly của thanh góp 2
b Trình tự thao tác để đưa máy cắt điện của đường dây cáp 6kV (15kV) ra khỏi lưới điện để sửa chữa
Sau khi thông báo cho hộ tiêu thụ biết yêu cầu này, thì ta tiến hành trình tự thao tác như đã nêu ở phần mở đường dây cung cấp điện( mục 1), tức là:
- Mở máy cắt điện
- Mở dao cách ly lộ phụ tải
- Mở dao cách ly thanh cái
Cụ thể như sau:
- Yêu cầu hộ tiêu thụ cắt phụ tải tiêu thụ để sửa chữa cáp
- Kiểm tra xem phụ tải đã cắt chưa bằng cách nhìn đồng hồ Ampekế
- Cắt máy cắt điện
- Đặt một bảng con có ghi “ Không được đóng điện- đang làm việc” vào taycầm điều khiển máy cắt điện
- Ngắt dòng điện tác động của cơ cấu tác động của máy cắt điện
- Kiểm tra không còn điện áp ở dao cách ly của lộ phụ tải và tiến hành mởdao cách ly này
- Mở dao cách ly thanh cái của hệ thống thanh cái đang làm việc và kiểm tratrạng thái mở của nó, đồng thời kiểm tra trạng thái mở của dao cách ly thanh cáicủa hệ thống thanh cái dự trữ (hình III-6)
HT thanh cái l m àm viviệc
HT thanh cái dự trữ
57
HT thanh cái l m àm viviệcHT thanh cái dự trữ
HT thanh cái l m viàm vi ệc
HT thanh cái dự trữ
V 10kV
53+76
8 9
1042
Trang 34- Vây rào cần thiết và treo bảng thông báo
- Kiểm tra không còn điện áp ở đầu cực của máy cắt điện và nối hai tiếp đất
di động, một ở cực của máy phát điện về phía thanh cái, một ở cực kia của máy cắtđiện về phía lộ phụ tải
- Treo bảng “ Làm việc tại đây”
- Mời tổ sửa chữa đến sửa chữa máy cắt điện
c Trình tự thao tác và đưa đường dây 6kV hay 15kV vào làm việc sau khi sửa chữa
Ví dụ: Cần đưa đường dây 42 (hình III-7) sau khi đã sửa chữa vào vận hành người ta tiến hành như sau:
- Kiểm tra bao quát bên ngoài xem có thể đưa đường dây 42 sẵn sàng
vận hành không
- Tháo bộ phận nối đất di động 8 và 9 của máy cắt điện và tháo nối đất
di động 10 của dao cách ly đường dây
- Kiểm tra trạng thái mở của của máy cắt điện ( bằng cách xem xét vị trí
hệ thống dẫn động cơ khí)
- Đóng dao cách ly của hệ thống “thanh cái đang làm việc”
- Đóng dao cách ly đường dây
- Đóng máy cắt điện
- Thông báo cho hộ tiêu thụ biết là trên đường dây lộ phụ tải đã có điện áp
d Đưa máy biến áp đang làm việc song song ra khỏi lưới điện để sửa chữa
Ví dụ: Yêu cầu thao tác để đưa máy biến áp T1 đang vận hành song song ( hình III-7) ra khỏi lưới điện để sửa chữa Ta tiến hành như sau:
- Xác định giá trị phụ tải của
máy biến áp T2 cần phải đảm nhận
sau khi đưa máy T1 ra khỏi lưới để
sửa chữa Nếu cần thiết có thể hỗ trợ
thêm bằng phương pháp tăng cường
HT thanh cái dự trữ
HT thanh cái dự trữ
HT thanh cái l m viàm vi ệc
6kV
Trang 35“Không được đóng điện - đang làm việc”
ở ngay trên khoá điều khiển của máy
- Đặt rào vào những bảng thông báo cần thiết
- Kiểm tra không còn điện áp ở trên các cực của máy cắt điện của T1 6kV, vàhãy đặt tiếp đất di động ở những cực của máy cắt điện về phía máy biến áp
- Kiểm tra không còn điện áp ở trên các cực của máy cắt điện của T1 35kV,
và hãy đặt tiếp đất di động ở những cực của máy cắt điện về phía máy biến áp
- Đặt bảng thông báo “đang làm việc ở đây” trên máy biến áp này
- Mời tổ sửa chữa đến để tiến hành sửa chữa
e Đưa hệ thống thanh cái đang làm việc ra khỏi lưới điện để sửa chữa
Yêu cầu cần phải đưa hệ thống thanh cái I có điện áp 6kV ( hình III-9) Ta tiến hành theo trình tự sau:
- Kiểm tra xem xét bên ngoài xem
Trang 36đoạn ICT (sau khi đã đóng dao cách
ly phân đoạn)
- Kiểm tra xem đã có điện áp
trên hệ thống thanh cái II chưa
- Đóng dao cách ly thanh cái
của đường dây và của máy biến áp LT1,
LT2, T1, L2và L3 vào hệ thống thanh cái II,
và kiểm tra trạng thái đóng của nó
- Kiểm tra bằng cách theo dõi Ampekế xem còn phụ tải đi qua máy cắt điệnphân đoạn ICT không
- Mở máy cắt phân đoạn ICT
- Cắt dòng điện tác động cơ cấu tác động của máy cắt điện
- Kiểm tra vị trí của ICT và mở dao cách ly của ICT của hệ thống thanh cái I
và sau đó xem lại vị trí của nó có đúng không?
- Mở dao cách ly thanh cái của máy biến điện áp nối đến thanh cái I và xem lại vị trí thực tế mở của nó
- Hãy khoá toàn bộ cơ cấu tác động của dao cách ly đã được mở ra ở các lộ
ra của hệ thống thanh cái I
- Đặt rào cần thiết và treo bảng thông báo
- Kiểm tra không còn điện áp ở thanh cái I, sau đó đặt tiếp đất di động vào thanh cái I
- Đặt bảng “Đang làm việc tại đây”
- Mời tổ sửa chữa đến làm việc
g Trình tự thao tác để đưa máy biến áp ba dây quấn vào vận hành sau khisửa chữa
Ví dụ: Cần thao tác để đưa máy biến áp ba dây quấn 110/35/10kV vào làm
việc song song sau khi sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ như (hình III-10)
HT thanh cái dự trữ
HT thanh cái l m àm vi việc
Dự trữ 4
5
Trang 37Trình tự tiến hành như sau:
- Tháo tiếp đất di động 4,5,6 của máy biến áp T1
- Cắt lưới rào tạm thời để sửa chữa và tháo các bảng thông báo
- Mở các khoá đã khoá các cơ cấu tác động của dao cách ly của T1 ở phía110kV,35kV và 10kV
- Đóng dao cách ly của điểm trung tính của máy biến áp T1, nếu chế độ vậnhành yêu cầu có điểm này
- Kiểm tra vị trí mở máy cắt điện, và ta đóng dao cách ly của thanh cái củamáy biến áp T1 lên hệ thống thanh cái đang làm việc của hệ thống 110kV Sau đókiểm tra trạng thái đóng của nó xem thực tế đã đóng cách ly này chưa?
- Kiểm tra vị trí mở máy của máy cắt điện và ta đóng dao cách ly thanh cáicủa máy biến áp T1 lên hệ thống thanh cái đang làm việc của hệ thống 35kV Sau
đó kiểm tra trạng thái đóng này bằng cách xem cụ thể thực tế
- Kiểm tra vị trí mở của máy cắt điện và ta đóng dao cách ly thanh cái củamáy biến áp T1 lên hệ thống thanh cái đang làm việc của hệ thống 110kV Sau đókiểm tra trạng thái đóng này bằng cách xem cụ thể thực tế
- Nối dòng điện của cơ cấu tác động của máy cắt điện T1 về phía 10, 35 và110kV
- Đưa thiết bị làm mát cho máy biến áp T1 vào làm việc
- Đóng máy cắt điện trên phần 110kV của máy biến áp T1
- Đóng máy cắt điện trên phần 35kV của máy biến áp T1
- Đóng máy cắt điện trên phần 10kV của máy biến áp T1
Sau đó kiểm tra sự phân phối phụ tải giữa hai máy biến áp T1 và T2
III.5.2 Phiếu thao tác.
Phiếu thao tác được sử dụng để tránh những thao tác không đúng có thể xảy ra Phiếu thao tác là phiếu mà tất cả các nhiệm vụ và thứ tự phải được thực hiện
sẽ được đưa vào trong phiếu này, và phải được tôn trọng một cách tuyệt đối Mỗi
Trang 38phiếu thao tác phải được kiểm tra cẩn thận và phải ký tên ở dưới ( người được cửthao tác và người kiểm tra phiếu này phải đồng thời ký tên ở dưới phiếu) Nội dungphiếu thao tác phải được ghi ngắn gọn thứ tự từng động tác Chỉ khi nào người thựchiện thao tác nắm vững công việc mới được tiến hành thao tác Khi thao tác cần cóhai người, một người đọc từng động tác để kiểm tra, còn người thao tác cụ thể sẽnhắc lại động tác được nghe và tiến hành thao tác cụ thể , công việc này đòi hỏiphải được tiến hành nghiêm túc và chặt chẽ.
III.5.3 Kiểm tra.
a Kiểm tra thường xuyên: Đối với trạm có công nhân trực, cứ cách nhau
nửa hay một giờ phải đi kiểm tra phụ tải của máy biến áp và đường dây Phải ghi rõtừng phụ tải khi kiểm tra vào sổ trực
b Kiểm tra định kỳ: Đối với máy biến áp đang vận hành hay dự trữ và các
thiết bị khác trong trạm đều phải có chế độ kiểm tra định kỳ Nội dung kiểm tra tuỳ theo yêu cầu của từng thiết bị Ví dụ đối với máy biến áp, cần kiểm tra định kỳ như sau: (để phát hiện kịp thời các hư hỏng)
- Kiểm tra dầu ở ống chỉ mức dầu ở bình dầu phụ
- Kiểm tra nhiệt độ dầu trong máy biến áp theo nhiệt kế đặt ở trên máy biến
áp hoặc theo các nhiệt ngẫu
- Chất lượng dầu của máy biến áp theo sự biến màu của hạt hút ẩm
- Kiểm tra xem dầu có bị gỉ chảy ở các gioăng xiết dưới đáy máy, ở chân các
sứ đầu vào, đầu ra, ở các cánh làm mát
- Kiểm tra các sứ của máy biến áp, kiểm tra hiện tượng sứ bị nứt, dấu vết phóng điện trên mặt sứ
- Nên lắng nghe tiếng kêu của máy biến áp xem có bình thường không Nếu kêu khác lạ hoặc kêu to thì cần phải lưu ý
- Kiểm tra hệ thống thông gió
- Trong thời gian máy biến áp mang tải tối đa phải kiểm tra cửa ra vào, kiểm tra khoá, kiểm tra mái có bị dột không, tình trạng thông gió của máy
c Kiểm nghiệm: Đối với máy biến áp, máy cắt dầu các cáp điện phải có chế
độ kiểm nghiệm định kỳ cách điện
Các mạch và các thiết bị đo lường, bảo vệ, tín hiệu điều khiển và tự động củamạng lưới điện phải do phòng thí nghiệm hoặc đội thí nghiệm quản lý và phải kiểmnghiệm định kỳ cũng như đột xuất
Câu hỏi và bài tập
Trang 391 – Phân biệt các loại trạm điện trong xí nghiệp ? Các yêu cầu đối với vị trí trạm điện và phân tích các yêu cầu đó ?
2 – Sơ đồ nối dây của trạm cần phải thoả mãn các yêu cầu nào ? Tại sao ? Cho ví dụ về sơ đồ nối dây của trạm ?
3 – Phương pháp tính chọn dung lượng máy biến áp ? Số lượng và công suất máy biến áp được xác định theo các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật nào ? Phân tích các tiêu chuẩn đó ?
4 – Việc thực hiện thao tác máy cắt điện và cầu dao cách ly phải tôn trọng trình tự thao tác như thế nào ? Tại sao ?
5 – Hãy trình bày trình tự thao tác để đưa máy cắt điện của đường dây ra khỏi lưới điện để sửa chữa trình tự thao tác đưa đường dây 6 kv vào làm việc sau khi sữa chữa ?
6 – Hãy trình bày nội dung các bước kiểm tra thường xuyên và định kỳ trạm biến áp trong quá trình vận hành ?
Chương IV NGẮN MẠCH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
IV.1 Khái niệm chung
Ngắn mạch là tình trạng sự cố nghiêm trọng và thường xảy ra trong hệ thốngcung cấp điện Vì vậy, các phần tử của hệ thống cung cấp điện phải được tính toán
và lựa chọn sao cho không những làm việc tốt trong trạng thái bình thường mà còn
có thể chịu đựng trạng thái sự cố trong giới hạn cho phép Để lựa chọn tốt các phần
tử của hệ thống cung cấp điện, ta phải dự đoán được các tình trạng ngắn mạch cóthể xẩy ra và tính toán được các số liệu về tình trạng ngắn mạch như: Dòng ngắnmạch và công suất ngắn mạch Các số liệu này còn là căn cứ quan trọng để thiết kế
hệ thống re le bảo vệ, định ra phương thức vận hành của hệ thống cung cấp điệnv.v… Vì vậy tính toán ngắn mạch là phần không thể thiếu được khi thiết kế hệthống cung cấp điện
Ngắn mạch là hiện tượng các pha chập nhau (đối với mạng trung tính cách điệnđối với đất) hoặc là hiện tượng các pha chập nhau và chạm đất (đối với mạng trungtính trực tiếp nối đất) Nói một cách khác, đó là hiện tượng mạch điện bị nối tắt quamột tổng trở rất nhỏ có thể xem như bằng không Khi ngắn mạch tổng trở của hệthống bị giảm xuống và tuỳ theo vị trí điểm ngắn mạch xa hay gần nguồn cung cấp
mà tổng trở của hệ thống giảm xuống nhiều hay ít Khi ngắn mạch, trong mạngđiện xuất hiện quá trình quá độ nghĩa là dòng điện và điện áp đều thay đổi, dòngđiện tăng lên rất nhiều so với lúc làm việc bình thường Tuỳ theo máy phát điện có
hệ thống tự động điều chỉnh dòng kích từ hay không mà sự biến thiên cuả dòng
Trang 40điện trước lúc đạt tới trạng thái ổn định cũng khác nhau Điện áp trong mạng khixẩy ra ngắn mạch giảm so với định mức, mức độ giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào vịtrí điểm ngắn mạch so với nguồn cung cấp Thời gian điện áp giảm xuống xác địnhbằng thời gian tác động của rơ le bảo vệ và của máy cắt điện đặt gần điểm ngắnmạch
Trong thực tế, ta thường gặp các dạng ngắn mạch sau: Ngắn mạch 3pha, 2pha,1pha và 2 pha chạm đất ký hiệu và xác suất xảy ra ngắn mạch đối với từng loạingắn mạch như sau:
- Ngắn mạch 3 pha: Ký hiệu: K(3) hay N(3), xác suất xẩy ra 5%
Mặt khác, trong tính toán chọn máy cắt và khí cụ điện ta cần phải kiểm tra ổnđịnh lực điện động xuất phát từ dòng điện ngắn mạch 3 pha
Từ trên ta thấy xác suất xảy ra ngắn mạch một pha nhiều nhất (chiếm 65%)nhưng chỉ nghiên cứu có tính sơ lược, còn xác suất xảy ra ngắn mạch 3 pha là ítnhất (chỉ chiếm 5%), nhưng ta cần nghiên cứu dạng ngắn mạch này Sở dĩ ít nhưngvẫn có thể xảy ra v.v
K (3)
K (2)
K(1)