Tiểu luận Kinh tế vĩ mô: SỬ DỤNG MÔ HÌNH CUNG CẦU ĐỂ PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG DẦU & CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT,KIỂM SOÁT
11vn 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ Đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH CUNG CẦU ĐỂ PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG DẦU & CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT,KIỂM SOÁT MHP : 210700403 GVHD : Th.S Lương Mỹ Thùy Dương Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 21 tháng 06 năm 2011 Danh sách nhóm Lê Văn Đại 08242941 Phạm Nguyễn Trà My 10166331 Đinh Thị Thanh Nga 10225891 Phạm Thị Ngọc Nguyệt 10247161 Trần Thị Ánh Sương 10045241 Trần Tuấn Tài (NT) 08221421 Đỗ Thị Tám 10236121 Lê Thị Thao 10058531 Lê Thị Trang 10051501 Nguyễn Thị Vân Trang 10003084 Nguyễn Tài Trung 10007225 2 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, từ khi Việt Nam gia nhập WTO giá cả của các mặt hàng đều tăng một cách đột biến và đặc biệt là giá xăng dầu. Giá xăng dầu tăng kéo theo sự tăng giá của tất cả hàng hóa phụ thuộc vào nó. Giá cả tăng làm ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống mội cá nhân nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trước tình hình đó Chính phủ và Nhà nước cũng đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp để giải quyết . Để có cái nhìn rõ ràng, đúng đắn về cung- cầu dầu mỏ cũng như những tác động của nó đối với nền kinh tế và các chủ trương chính sách của Chính Phủ về vấn đề này nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “SỬ DỤNG MÔ HÌNH CUNG CẦU ĐỂ PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG DẦU & CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT,KIỂM SOÁT” 3 NỘI DUNG Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG – CẦU DẦU MỎ Trên thị trường, sự cân bằng giá cả của hàng hóa xăng dầu là trạng thái khi cung hàng hóa xăng dầu thỏa mãn cầu đối với nó trong một thời kì nhất định. Với cách định nghĩa này, giải thích diễn biến giá của xăng dầu trên thị trường là việc đi tìm hiểu đặc điểm tính chất cung - cầu của loại hang hóa này trên thị trường, ngoài ra có thể xem xét đến một số yếu tố phi kinh tế có ảnh hưởng đến giá cân bằng. Xét về khía cạnh cung: Có thể khẳng định rằng thị trường dầu mỏ bị chi phối bởi một số nước nhỏ sản xuất dầu lửa, bao gồm các nước thuộc nhóm OPEC- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Hiện nay trong khối OPEC có 7 nước thuộc khối Arap độc quyền kiểm soát và chi phối thị trường dầu lửa thế giới, tự do áp đặt giá dầu. Trong số các nước thành viên có 11 nước Hồi giáo chiếm tới 75% trữ lượng dầu và trữ lượng khí đối trong tổng trữ lượng dầu khí thế giới. Ngày nay nguồn cung cấp dầu mỏ không chỉ tập trung ở khu vực Trung Đông mà còn nhiều nơi như Biển Bắc, ngoài khơi Angola…Các nước ngoài khối OPEC cung cấp khoảng 40% sản lượng dầu thế giới. Những nước non-OPEC cũng xuất khẩu dầu mỏ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường dầu thế giới: : đứng đầu la Canada, tiếp theo là Anh, Mexico, Na Uy, Trung Quốc, Mỹ, Nga, . Khi xảy ra biến động chính trị ở các quốc gia dầu mỏ cũng làm cho giá dầu biến động. Chẳng hạn như cuộc chiến tại Irag hoặc những xáo trôn tại Nigenia, khả năng Iran( nắm giữ 10% trữ lượng dầu thế giới) bị quốc tế áp đặt lệnh trừng phạt về vấn đề hạt nhân… khiến cho giá dầu từ giữa năm 2005 biến động mạnh, có ngày vượt qua 70 USD/thùng( trong khi mức giá bình quân thường được giữ ở mức 25-28 USD/thùng từ hàng chục năm qua). Trữ lượng dầu mỏ theo quốc gia - số liệu năm 2008 (Ảnh: BP) Đường cung của thị trường dầu mỏ biểu hiện trên đồ thị là đường có độ dốc lên từ trái qua phải, biểu thị khi giá tăng lên thì lượng cung cũng tăng lên theo. 4 Đồ thị 1: Biểu diễn đường cung xăng dầu trên thị trường thế giới Xét về khía cạnh cầu: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về dầu mỏ ngày càng tăng lên, bên cạnh đó cầu quốc tế đối với loại hang này rất không co giãn vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phụ thuộc vào dầu và có quá ít hang hóa thay thế sẵn có đối với sản phẩm dầu. biểu diễn đường cầu trên đồ thị là đường có độ dốc từ trái qua phải nhưng độ dốc tương đối lớn. Đồ thị 2: Biểu diễn đường cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới Với đường cầu có độ dốc như vậy, bất cứ khi nào cung thay đổi, mặc dù thay đổi với một lượng nhỏ thì cũng ảnh hưởng đến giá cân bằng. Có thể lấy ví dụ nhỏ để minh họa: Vào năm 1974 OPEC đã đon phương quyết định tăng giá dầu thô quốc tế trên 400%, nhưng lượng cầu chỉ giảm xuống 30%, như vậy hệ số co giãn Ed= -30/400= -0.075 tức là hệ số co giãn gần bằng 0. Kết hợp đồ thị cung-cầu xăng dầu ở trên ta có đồ thị thị trường của xăng dầu trên thế giới. 5 Đồ thị 3: Biểu diễn đường cung – cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới. Với khả năng chi phối thị trường , các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu trên thế giới có thể hành động như một nhóm độc quyền, có nghĩa là một vài nhóm “cấu kết với nhau” bán một sản phẩm nhất định. Bằng cách thỏa thuận tăng vọt giá bán, trong khi cầu dầu thô của tg không thay đổi họ có thể tăng thu nhập của mình lên gấp nhiều lần. Khi các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới phát hiện và tin rằng: giá dầu tăng lên với 1 lượng rất lớn thì chỉ làm giảm một lượng nhỏ trong khi lượng dầu được bán ở trên thị trường. Với niềm tin như vậy, từ năm 1973, giá cả của xăng dầu trên thị trường thế giới thường xuyên tăng lên đột ngột và ở mức giá cao. Bên cạnh việc giá cân bằng của dầu mỏ trên thị trường thế giới bị ảnh hưởng bởi Cung – Cầu, giá cả của hang hóa này còn bị ảnh hưởng một số yếu tố phi kinh tế: Thứ nhất: việc khai thác dầu phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Khi thời tiết lạnh, mưa bão, .dầu không khai thác được, khi đó lượng cung giảm, nhưng do cầu co giãn rất it so với giá nên giá sẽ có sự thay đổi rất lớn. Thứ hai, là yếu tố chính trị, đối với một số nước có sức mạnh về chính trị, khi nhập khẩu dầu, họ thương lượng với các nước xuất khẩu nhăm làm giảm chi phí nhập khẩu xuống, tuy nhiên khi có sự bùng phát về chính trị, mâu thuẫn giữa các nước không thể dung hòa được sẽ khiến cho giá dầu mỏ tăng lên rất nhiều. Thời gian qua, giá dầu thô trên thị trường thế giới luôn luôn biến động và tăng cao, có thời điểm vượt ngưỡng 75 USD/thùng. Tính trung bình từ đầu năm 2006 đến nay, giá dầu thô trên thế giới đã tăng khoảng 20%. Sự tăng giá đó phải kể đến cuộc khủng hoảng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, bạo lực gia tăng tại Ni-giê-ri-a, bạn hàng xuất khẩu lớn thứ năm của Mỹ. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thế giới, giá dầu tiếp tục biến động và có thể tăng lên mức 100USD/thùng nếu Iran, nước xuất khẩu dầu lờn hàng đầu thế giới, bị tiến công quân sự phải ngừng xuất khẩu dầu vài tháng. Yếu tố thứ ba là, do sản phẩm dầu xuất khẩu của OPEC trong đó 90% là sản phẩm dầu thô, việc lọc dầu lại diễn ra ở các nước giàu có như Mỹ, Singapo, Nhật Bản…Mà nhu cầu của thế giới tăng, giá cả của dầu mỏ cũng bị chi phối bởi các quốc gia đó. Do vậy, giá cả của xăng dầu thế giới luôn luôn biến động. Theo tính toán của OPEC, với chi phí cận biên của việc khai thác dầu bằng 0 vì việc khai thác dầu chỉ bỏ ra chi phí ban đầu trong việc thăm dò sau đó lắp đặt hệ thống hút dầu và khai thác dầu cho nên lượng dầu tối đa của các nước xuất nhập khẩu là 22.8 USD/thùng. Với giá bán thực tế luôn cao hơn mức giá cân bằng khiến cho cầu luôn nhỏ hơn cung. Trong thực tế 6 khi có mâu thuẫn xảy ra trong OPEC, một quốc gia muốn tăng sản lượng để thu thêm lợi nhuận nhưng các quốc gia còn lại không thống nhất sẽ khiến giá dầu mỏ trên TG bị giảm xuống. ngược lại khi mức giá bán trên thị trường thấp hơn mức cân bằng, có nghĩa cầu lớn hơn lượng cung, khi đó lượng dầu mỏ không đáp ứng được nhu cầu của TG, với mức giá thấp, nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, dầu mỏ bị khai thác quá mức và có nguy cơ bị cạn kiệt. Do đó hạn chế lượng cung là điều kiện cần thiết. Đồ thị 4: biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế Ban đầu, thị trường xăng dầu cân bằng tại mức giá P1 và Q1 do các yếu tố phi kinh tế đẩy đường cung (S) lên (S’) điểm cân bằng mới của thị trường là (P2;Q2). Sự tác động của các yếu tố phi kinh tế làm cho sản lượng giảm từ Q1 xuống Q2, một lượng nhỏ nhưng tăng mạnh từ mức giá P1 đến P2. 7 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP VÀO GIÁ XĂNG, DẦU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 1. TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu; dĩ nhiên sự gia tăng giá xăng dầu trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu tại thị trường Việt Nam . Tuy nhiên, nhờ nhiều biện pháp can thiệp kịp thời của Chính phủ nên biến động giá xăng dầu ở nước ta chưa đến mức cao như mức bình quân trên thị trường thế giới, nhưng giá xăng dầu cũng đã khá cao này nếu duy trì trong một thời gian dài cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế đáng để các nhà hoạch định chính sách xem xét. Nhìn chung, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhiều hơn là nhập khẩu xăng dầu. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam , trừ phần phải trả cho đối tác liên doanh nước ngoài, phần thực sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập dầu còn lại được dùng để bù lỗ cho giá xăng dầu nhập khẩu ngày càng tăng cao. Có thể nói rằng, về mặt ngân sách, việc giá xăng dầu tăng cao không đem lại lợi ích nhiều cho Việt Nam; do phần chênh lệch giữa xuất và nhập phần lớn được dùng để bù lỗ cho việc giữ giá xăng dầu ở mức thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới. Theo lý thuyết, một sự gia tăng mạnh giá xăng dầu có thể tạo ra gánh nặng đối với các nền kinh tế theo hai cách thức khác nhau, tùy thuộc vào mức độ mà một quốc gia phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu (về phương diện này thì các nước châu Á trong đó có Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với các nước như Mỹ, Anh .) và việc tiêu thụ xăng dầu tương đối so với tổng sản phẩm quốc dân (về phương diện này thì các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là châu Á trong đó có Việt Nam, chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với các quốc gia công nghiệp do có tỷ lệ tiêu thụ xăng dầu so với tổng sản phẩm quốc dân cao hơn: ví dụ tỷ lệ này của Việt Nam là khoảng 5% so với của Mỹ chỉ là 2,5%). Thứ nhất, việc giá xăng dầu cao và ngày càng tăng làm giảm mức sống của dân cư xuống dưới mức lẽ ra đã có thể đạt được do tổng tiêu dùng cho sản phẩm xăng dầu tăng lên tương đối so với thu nhập ( mặt hàng xăng dầu tương đối không co giãn so với giá - nghĩa là giá tăng nhưng người sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vẫn phải sử dụng do không có nhiên liệu khác thay thế, do vậy khi giá xăng dầu tăng thì người tiêu dùng có ít thu nhập hơn dùng để chi tiêu cho các hàng hóa khác). Thứ hai, sự gia tăng này tác động đến nền kinh tế theo các cách thức mà rất khó để các nhà hoạch định chính sách có thể quản lý được: một mặt, sự gia tăng giá xăng dầu tạo áp lực gây ra lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các ngành kinh tế khác, nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát. Trong những tháng gần đây nhiều hãng tàu quốc tế đã thông báo tăng phụ phí xăng đối với các lô hàng từ Việt Nam đi châu Âu, đi Mỹ; giá nguyên liệu nhựa các loại đã tăng khoảng tăng 15-20%; giá thành một số loại hàng hóa dịch vụ cũng đã tăng từ 2 đến 5%, trong đó, giá thép tăng 12,5%, cước vận tải đường bộ 8 tăng 2%, đánh bắt hải sản xa bờ tăng 4,1% . Chi phí sản xuất tăng sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam . Theo tính toán của Liên bộ Tài chính và Công thương, việc tăng giá xăng dầu sẽ khiến mức tăng giá các mặt hàng từ 0,11- 10,82%. Cụ thể, điện tăng 5,6%, than tăng 2,2%, thép tăng 1,07%, xi măng tăng 1,82%. Nhóm dịch vụ vận tải tăng từ 3,82- 5,8%, trong đó, đường bộ tăng 5,17%, đường sắt tăng 3,58% và đường sông tăng cao nhất là 5,8%. Đối với lương thực, thực phẩm tăng từ 0,11- 1,51%. Với mức tăng này, thì riêng việc tăng giá xăng dầu có thể sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm 0,34%. Mức tăng này, cộng thêm mức tăng giá chung của các hàng hóa khác đã khiến chỉ số giá tăng rất mạnh. Giá xăng dầu tăng là bước ngoặt cho sự gia tăng mặt bằng giá cả nói chung. Một bạn đọc cho biết: Sau ngày giá xăng dầu tăng, đi taxi từ Nội Bài về Lạc Long Quân giá cước đã tăng từ 150.000 lên 170.000 đồng. Như vậy là giá taxi đã tăng 13%. Rồi giá điện, giá than, giá gas và nhiều mặt hàng khác sẽ lần lượt tăng theo. Cùng với đó là sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu: Đơn cử như gà Tam Hoàng làm sẵn giá 48.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng/kg), vịt 41.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg), nạc thăn 58.000 đồng/kg, đùi 53.000 đồng/kg, ba rọi 49.000 đồng/kg . Giá gạo, đường, đậu cũng tăng 200- 2.000 đồng/kg so với đầu năm 2009. Nhiều mặt hàng rau củ quả tăng cao. Giá một số mặt hàng chế biến sẵn như đồ hộp, bánh kẹo, bia rượu đã bắt đầu “đội” giá theo xăng. Đối với nền kinh tế Thế giới: Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, tác động tiêu cực của giá nhiên liệu tăng cao hiện nay đang tiến gần tới mức như tác động của cú sốc dầu lửa hồi đầu thập niên 1980. Thống kê của hãng nghiên cứu Global Insight cho thấy, người Mỹ hiện đang chi 3,7% trong tổng số thu nhập dành cho chi tiêu của họ phục vụ cho việc mua xăng dầu cho việc đi lại, so với mức thấp kỷ lục 1,9% vào năm 1998 và mức cao kỷ lục 4,5% vào năm 1981. Bên cạnh đó, các chuyên gia của tập đoàn tài chính HBSC và IMF nhấn mạnh, nếu giá dầu tiếp tục tăng cao, nền kinh tế toàn cầu sẽ đứng trước nguy cơ mất ổn định dài hạn. Theo tính toán của IMF và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), giá dầu tăng thêm 10% sẽ làm kinh tế toàn cầu giảm tăng trưởng 1-1.5%; giá dầu tăng quá cao kéo theo lạm phát và chi phí tiêu thụ năng lượng tăng dẫn đến sự suy giảm của nhiều ngành công nghiệp lớn như sản xuất ô tô, hàng không… đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy phát triển bất thường. Hiệp Hội vận tải hàng không quốc tế cho biết, phí tổn nhiêu liệu tổng cộng của tất cả các hãng hàng không trên thế giới đã vượt mức tỷ USD năm 2005, tăng 50% so với năm 2004; tình hình biến động giá xăng dầu sẽ làm cho giá vé máy bay tăng vọt một cách nhanh chóng. Nhìn chung, đối với các nước phải nhập khẩu xăng dầu nhiều thì giá xăng dầu tăng có thể làm suy giảm hoạt động kinh tế. 9 2. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP VÀO GIÁ XĂNG, DẦU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA Xét trong 2 giai đoạn: 2.1. Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008) Về cơ bản, nội dung và phương thức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chưa có sự thay đổi so với giai đoạn trước đó. Trong khi đó, từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo. Do tiếp tục chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1000 tỷ (năm 2000) lên đến 22 nghìn tỷ đồng năm 2008; loại trừ yếu tố trượt giá thì đây cũng là một tốc tộ tăng quá cao; chưa có đánh giá nào đề cập đến khía cạnh này song xét đơn thuần trên số liệu, nếu đầu tư hàng ngàn tỷ đồng này cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh doanh xăng dầu, đã có thể tạo lập một hệ thống kinh doanh xăng dầu đủ lớn và hiện đại, có khả năng cạnh tranh khi mở cửa thị trường xăng dầu trong tương lai gần. Cũng trong giai đoạn này, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2; giá xăng dầu đã dịu lại song cũng đã hình thành một mặt bằng mới; trước nguy cơ không thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng dầu. Cho đến thời điểm này, sự đổi mới cơ chế quản lý, chủ yếu là quản lý giá theo Quyết định 187 vẫn được coi là mạnh mẽ nhất với các tư tưởng cơ bản bao gồm: - Nhà nước xác định giá định hướng; doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt hàng dầu). - Hình thành 2 vùng giá bán; giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh nghiệp được phép cộng tới vào giá bán một phần chi phí vận tải nhưng tối đa không vượt quá 2% so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu. - Chỉ thay đổi giá định hướng khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi lớn, Nhà nước không còn công cụ điều tiết, bảo đảm các lợi ích của người tiêu dùng - Nhà nước và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, sự đột phá cơ chế điều hành giá trong QĐ 187 chưa được triển khai trên thực tế; cho đến hiện nay, Nhà nước tiếp tục điều hành và can thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể cả chiều tăng và giảm. Trong giai đoạn này, mặc dù chưa vận hành điều khoản về giá xong sự ra đời của QĐ 187 năm 2003 và NĐ 55 năm 2007 đã tạo ra một hệ thống phân phối rộng khắp với gần 10.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước, góp phần ổn định, lành mạnh hóa thị trường trước đây khá lộn xộn khi thiết lập quan hệ giữa người nhập khẩu và các đại lý, tổng đại lý khi gắn trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp đầu mối với các đại lý, tổng đại lý cũng như giúp cơ quan quản lý chức năng, người tiêu dùng cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đại lý, tổng đại lý trong việc chấp hành quy định kinh doanh xăng dầu. Việc quy định một mức giá trần thấp hơn so với mức giá thị trường của Chính phủ có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh đối với thị trường trong nước vì một số ngành của chúng ta hiện nay đang sử dụng xăng dầu là nguyên liệu đầu vào, nếu giá xăng dầu tăng có thể làm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, có có thể sẽ dẫn đến việc giảm khả năng cạnh tranh. Mặt khác, một tác động tích cực do định mức giá trần thấp như vậy Chính phủ nhằm duy trì 10