1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN

88 699 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. CÁN BỘ DUYỆT

  • II. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

  • III. Thạc sĩ : Lâm Tăng Đức

  • IV. Thông qua bộ môn

  • V. Thạc sĩ : Lâm Tăng Đức

  • NHIỆM VỤ

  • CHƯƠNG I

  • TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG

    • Ngày nay với xu hướng phát triển quá trình sản xuất, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp, vấn đề tự động hoá quá trình sản xuất có một ý nghĩa rất lớn quyết định đến sự phát triển kinh tế.

    • II. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

    • Hệ thống điều khiển TĐH - QTSX là một hệ thống lớn có cấu trúc phức tạp và được phân thành các hệ con và tổ chức theo kiểu phân cấp. Các thông tin trước tiên được xử lý ở cấp dưới, sau đó truyền về cấp cao hơn. Ở cấp cao người điều khiển nhận các thông tin này và các thông tin bổ sung để đưa ra các quyết định điều khiển.

    • Cấp 0 : Là cấp tiếp xúc giữa hệ thống điều khiển (HTĐK) và cơ cấu chấp hành, sử dụng kỹ thuật truyền tin số để kết nối các thiết bị thuộc cấp điều khiển (PC, PLC) với nhau và với các thiết bị của cấp chấp hành, cấp 0 gồm các thiết bị như: cảm biến, các thiết bị đo, các cơ cấu chấp hành, động cơ, rơ le... Cấp 0 còn gọi là bus trường hay bus thiết bị. Nhiệm vụ của cấp này là chuyển dữ liệu quá trình lên cấp điều khiển để xử lý và chuyển quyết định điều khiển xuống các cơ cấu chấp hành.

    • Cấp 1 : Là cấp điều khiển cục bộ, các hệ thống mạng công nghiệp được dùng để kết nối các máy tính điều khiển và các máy tính điều khiển cấp trên với nhau. Các hệ thống điều khiển ở đây như PID, PLC... sẽ nhận thông tin từ cấp dưới (cấp 0) và thực hiện theo chương trình tự động đã được cài đặt trước. Một số thông tin về quá trình sản xuất và kết quả của việc điều khiển sẽ được đưa lên cấp trên. Cấp 1 còn gọi là bus hệ thống hay bus quá trình. Qua bus hệ thống các máy tính điều khiển có thể phối hợp hoạt động, cung cấp dữ liệu quá trình cho các trạm kỹ thuật và trạm quan sát cũng như nhận mệnh lệnh, tham số điều khiển từ các trạm cấp trên. Thông tin không những được trao đổi theo chiều dọc mà còn được trao đổi theo chiều ngang.

    • Cấp 2 : Là cấp điều khiển tự động hoá quá trình công nghệ (TĐH-QTCN) tại đây có các máy tính hay mạng máy tính có các chức năng kết nối các máy tính văn phòng thuộc cấp điều hành với cấp điều khiển giám sát. Thông tin được gửi lên trên bao gồm các trạng thái làm việc của các quá trình kỹ thuật, các hệ thống điều khiển tự động (ĐKTĐ), các số liệu tính toán, các số liệu thống kê về diễn biến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.

    • II.2. Phân loại các HTĐK TĐH - QTSX

    • II.2.1. Phân loại theo cấu trúc phân cấp

      • Hệ thống ĐK TĐH-QTCN là điều khiển một quá trình công nghệ nhất định ứng với cấp 2 trong cấu trúc phân cấp của hệ thống điều khiển.

      • II.2.2. Phân loại theo mức độ tự động hoá

      • Các hệ thống tự động hoá hiện nay bao gồm các dạng sau:

      • II.3. Cấu trúc HTĐK TĐH – QTSX

      • Cấp thấp nhất là các thiết bị đầu cuối. Đó là các thiết bị tiếp xúc giữa hệ thống điều khiển và QTSX, làm nhiệm vụ thu nhận thông tin từ các sensor, thiết bị đo lường và lưu trữ, xử lý sơ bộ rồi truyền lên các trạm trung gian, các trạm trung gian xử lý tiếp thông tin rồi chuyển lên trung tâm điều khiển. Tại trung tâm điều khiển, thông tin được xử lý và truyền trở lại trạm trung gian để đưa tín hiệu điều khiển xuống các thiết bị đầu cuối tác động đến quá trình sản xuất.

      • Không có trạm trung gian, do đó giảm được đường liên lạc giữa các bộ phận của hệ thống. Tuy nhiên các thiết bị đầu cuối không trực tiếp trao đổi thông tin với nhau được.

    • I. I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ SCADA

      • SCADA (Supervisory Control And Data Acquistion): Là hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu. Đây là phần không thể thiếu trong một hệ thống tự động hoá hiện đại.

      • Phần cứng : Bao gồm các máy tính (PC), các thiết bị đầu cuối (RTU), các thiết bị giao diện người sử dụng và các thiết bị giao diện thông tin...

      • Phần mềm : Bao gồm các phần mềm hệ thống, phần mềm trợ giúp, phần mềm ứng dụng...

      • Phần hỗ trợ : Phần hỗ trợ sử dụng để kiến tạo sơ đồ hệ thống, trợ giúp tình trạng sự cố trong hệ thống. SCADA là công cụ trợ giúp cho việc điều hành kỹ thuật ở các cấp trực ban, điều hành của sản xuất công nghiệp từ các cấp phân xưởng, xí nghiệp cho tới cấp cao nhất của một công ty.

    • III. I.2. Chức năng cơ bản của hệ SCADA

      • Điều khiển: Chức năng này cho phép người điều hành điều khiển các thiết bị và giám sát mệnh lệnh điều khiển.

    • Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu qua đường truyền số liệu về quá trình sản xuất, sau đó tổ chức lưu trữ số liệu như số liệu sản xuất, chất lượng sản phẩm, sự kiện thao tác, sự cố... dưới dạng trang ghi chép hệ thống theo một cơ sở dữ liệu nhất định.

      • Trạm điều khiển trung tâm: Có nhiệm vụ thu thập, lưu giữ, xử lý số liệu và đưa ra các lệnh điều khiển xuống các trạm cơ sở.

      • Mạng lưới truyền tin: Được xây dựng trên cơ sở mạng máy tính và mạng truyền thông công nghiệp có chức năng đảm bảo thông tin hai chiều giữa trạm trung tâm và các trạm cơ sở.

      • Giao diện người - máy (sơ đồ công nghệ, đồ thị, phím thao tác...)

      • Cơ sở dữ liệu quá trình: Cơ sở hạ tầng truyền thông công nghiệp hay các thiết bị phục vụ cho việc truyền thông.

      • Phần mềm kết nối với các nguồn dữ liệu (những bộ phận điều khiển cho các PLC, các module vào/ra cho các hệ thống bus trường).

      • Các chức năng hỗ trợ trao đổi tin tức và xử lý sự cố, hỗ trợ cho việc lập báo cáo.

    • V. I.3. Cấu trúc phân cấp của hệ SCADA

      • Ngày nay, kỹ thuật tự động hoá đã đạt được nhiều tiến bộ cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn IC, LSI, VLSI... của kỹ thuật số, kỹ thuật vi xử lý cũng như của các kỹ thuật tính toán và công nghiệp máy tính, công nghệ mạng và kỹ thuật quản lý, xử lý thông tin. Mô hình SCADA (hiểu theo nghĩa rộng) được phân thành các cấp như sau:

    • VI. I.3.1. Cấp quản lý hiện trường

      • Trong cấp này các bộ điều khiển nối tiếp với các loại thiết bị tại hiện trường như các thiết bị đo lường, các cơ cấu chấp hành, các thiết bị cảnh báo...Để thực hiện các chức năng đo lường và điều khiển. Đồng thời cấp này cũng được nối cấp quản lý quá trình để nhận thông tin quản lý và đồng thời chuyển lên cho cấp quản lý quá trình các số liệu về đặc tính của các thiết bị cũng như số liệu về các tham số tại hiện trường trong thời gian thực. Hiện nay nhờ xuất hiện các thiết bị hiện trường mà thông tin về trạng thái, thông số, cấu hình... của thiết bị có được dễ dàng. Toàn bộ các thiết bị hiện trường cũng như các bộ điều khiển kết nối với nhau thành một mạng các thiết bị trường. Tất cả các thông tin từ mạng này được cung cấp cho người sử dụng cũng như các chương trình ứng dụng một cách nhất quán.

    • VII. I.3.2. Cấp quản lý quá trình

      • Cấp này bao gồm các trạm quản lý như trạm thao tác, trạm giám sát. Cấp này có nhiệm vụ tự động thu thập, tổng hợp thông tin về hiện trường từ các trạm ở cấp quản lý hiện trường, hiển thị tập trung và thay đổi các tham số điều khiển.

    • VIII. I.3.3. Cấp quản lý kinh doanh

      • Cấp này có trong các hệ SCADA mở rộng và thực hiện các nhiệm vụ như: Tích hợp các thông tin thu thập được từ cấp dưới vào hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và thống kê đặt hàng lập kế hoạch sản xuất. Doanh nghiệp có thể tích hợp hệ SCADA với các cơ sở dữ liệu và bảng tính sẵn có tạo ra một hệ thống đáp ứng được các yêu cầu cụ thể.

    • XI. II. TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP

      • Mạng truyền thông công nghiệp hay mạng công nghiệp (MCN) là một khái niệm chung để chỉ các hệ thống mạng truyền thông số, truyền bit dữ liệu nối tiếp được sử dụng để ghép nối các thiết bị công nghiệp.

    • XII. II.2. Cấu trúc mạng

      • Để tìm hiểu cấu trúc thông dụng trong mạng truyền thông công nghiệp ta đưa ra một số định nghĩa cơ bản sau:

      • Liên kết điểm - điểm (Point to Point): Là liên kết chỉ có hai đối tác tham gia.

      • Liên kết điểm - nhiều điểm (multi - drop): Là liên kết có nhiều đối tác tham gia, tuy nhiên chỉ có một đối tác cố định duy nhất (trạm chủ) có chức năng phát trong khi nhiều đối tác còn lại (các trạm tớ) thu nhận thông tin cùng một lúc.

      • Liên kết nhiều điểm (multipoint): Trong một mối liên kết có nhiều đối tác tham gia và có thể trao đổi thông tin qua lại tự do theo bất kỳ hướng nào. Bất kỳ một đối tác nào cũng có thể phát và nhận được.

    • XIV. II.2.1. Cấu trúc bus

      • Với cấu trúc này các thành viên của mạng đều được nối trực tiếp với một đường dẫn chung. Đặc điểm cơ bản của cấu trúc bus là việc sử dụng chung một đường dẫn duy nhất

      • cho tất cả các trạm. Vì vậy tiết kiệm được cáp dẫn và công lắp đặt. Có ba kiểu cấu hình trong cấu trúc bus: Daisy-chain, Trunk-link/Drop-line và mạch vòng không tích cực.

      • Với cấu trúc này các thành viên trong mạng được nối từ điểm này đến điểm khác một cách tuần tự trong một mạch vòng khép kín. Ưu điểm cơ bản của cấu trúc này là mỗi nút đồng thời có thể là một bộ khuếch đại. Vì vậy, khi thiết kế mạng theo kiểu này có thể thực hiện với khoảng cách và số trạm rất lớn, mỗi trạm có khả năng vừa nhận vừa phát tín hiệu cùng một lúc. Có hai kiểu mạch vòng phổ biến sau:

    • XV. II.2.3. Cấu trúc hình sao

      • Cấu trúc hình sao là cấu trúc mà trong đó trạm trung tâm quan trọng hơn tất cả các nút khác. Trạm trung tâm sẽ điều khiển sự truyền thông của toàn mạng, các thành viên được kết nối gián tiếp với nhau qua trạm trung tâm.

    • XXIII. II.2.4. Cấu trúc cây

      • Cấu trúc cây chính là sự liên kết của nhiều mạng con có cấu trúc đường thẳng, mạch vòng hoặc hình sao. Đặc trưng của cấu trúc cây chính là sự phân cấp đường dẫn. Cấu trúc cây dùng các bộ nối tích cực (Active coupler), nếu muốn tăng số trạm cũng như phạm vi của một mạng đồng nhất có thể dùng các bộ lặp (Repeater), trong trường hợp c mạng con hoàn toàn khác loại thì phải dùng tới các bộ liên kết mạng khác như Bridge, Router, và Gateway.

      • Một hệ thống truyền thông cung cấp dịch vụ truyền thông cho các thành viên tham gia nối mạng. Các dịch vụ đó được dùng cho các nhiệm vụ khác nhau như trao đổi dữ liệu, báo cáo trạng thái, tạo lập cấu hình và tham số hoá thiết bị trường, giám sát thiết bị và cài đặt chương trình.

    • XXIV. II.3.2. Giao thức

      • Giao thức chính là cơ sở cho việc thực hiện và sử dụng các dịch vụ truyền thông. Một qui chuẩn giao thức bao gồm các thành phần sau:

      • Việc thực hiện một dịch vụ truyền thông trên cơ sở các giao thức tương ứng được gọi là xử lý giao thức. Quá trình xử lý giao thức có thể là mã hoá (xử lý giao thức bên gửi) và giải mã (xử lý giao thức bên nhận).

      • Giao thức HDLC

      • HDLC cho phép chế độ truyền bít nối tiếp đồng bộ hoặc không đồng bộ. Một bức điện, hay còn gọi là khung có cấu trúc như sau:

      • Bit khởi đầu (start) bao giờ cũng là 0 và bit kết thúc (stop) bao giờ cũng là 1. Các bit trong một ký tự được truyền theo thứ tự từ bit thấp (LSB) tới bit cao (MSB). Giá trị của bit chẵn lẻ P (parity) phụ thuộc vào cánh chọn.

    • XXVI. II.3.3. Kiến trúc giao thức OSI (Open System Interconnection)

      • Trên thực tế khó có thể xây dựng được một mô hình chi tiết thống nhất về chuẩn giao thức và dịch vụ cho tất cả các hệ thống truyền thông, nhất là khi các hệ thống đa dạng và tồn tại độc lập. Chính vì vậy năm 1983 tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (International Standard Organization) đã đưa ra một kiến trúc giao thức với chuẩn ISO 7498, được gọi là mô hình qui chiếu OSI nhằm hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống truyền thông có khả năng tương tác. OSI chỉ là một mô hình kiến trúc phân lớp với mục đích phục vụ việc sắp xếp và đối chiếu các hệ thống truyền thông có sẵn, trong đó có cả việc so sánh, đối chiếu các giao thức và dịch vụ truyền thông cũng như cơ sở cho việc phát triển các hệ thống mới.

    • Lớp ứng dụng (application layer)

      • Lớp ứng dụng là lớp trên cùng của mô hình OSI, có chức năng cung cấp các dịch vụ cao cấp (trên cơ sở các giao thức cao cấp) cho người sử dụng và các chương trình ứng dụng, các hàm chức năng trao đổi thông tin, các dịch vụ truyền thông. Ví dụ, có thể sắp xếp các dịch vụ và giao thức theo chuẩn MMS cũng như các dẫn suất của nó sử dụng trong một số hệ thống bus trường thuộc lớp ứng dụng. Các dịch vụ thuộc lớp ứng dụng hầu hết được thực hiện bằng phần mềm. Để có thể sử dụng dễ dàng một chương trình ứng dụng, ví dụ như điều khiển cơ sở hay điều khiển giám sát, nhiều hệ thống cung cấp các dịch vụ này thông qua các khối hàm (function block). Một số thiết bị trường hiện nay không những mang tính chất của dịch vụ truyền thông mà còn được tích hợp một số chức năng như xử lý thông tin, điều khiển tại chỗ...còn được gọi là các thiết bị trường thông minh. Đây chính xu hướng mới trong việc chuẩn hoá lớp ứng dụng cho các hệ thống bus trường, hướng tới cấu trúc điều khiển phân tán.

    • Lớp biểu diễn dữ liệu (presentation layer)

      • Trong một mạng truyền thông, ví dụ mạng máy tính, các trạm máy tính có thể có kiến trúc rất khác nhau, sử dụng các hệ điều hành khác nhau vì vậy cách biểu diễn dữ liệu cũng có thể khác nhau, như độ dài hay cách sắp xếp các byte dữ liệu khác nhau. Chức năng của lớp biểu diễn dữ liệu là chuyển đổi các dạng dữ liệu khác nhau về cú pháp thành một dạng chuẩn, nhằm tạo điều kiện cho các đối tác truyền thông có thể hiểu được nhau mặc dù chúng sử dụng các kiểu dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, lớp này còn có thể cung cấp một số dịch vụ bảo mật dữ liệu, ví dụ qua phương pháp sử dụng mã khoá.

      • Lớp kiểm soát nối có chức năng kiểm soát mối liên kết truyền thông giữa các chương trình ứng dụng, bao gồm các việc tạo lập, quản lý và kết thúc các đường nối giữa các chương trình ứng dụng, bao gồm các việc tạo lập, quản lý và kết thúc các đường nối giữa các ứng dụng đối tác. Mối liên kết giữa các chương trình ứng dụng mang tính chất logic. Một mối liên kết vật lý (giữa hai trạm hay giữa hai nút mạng) có thể tồn tại song song dưới dạng nhiều đường nối logic. Thông thường kiểm soát nối thuộc chức năng của hệ điều hành. Để thực hiện các đường nối giữa hai ứng dụng đối tác, hệ điều hành có thể tạo các quá trình tính toán song song. Như vậy, nhiệm vụ đồng bộ hoá các quá trình tính

      • toán này đối với việc sử dụng chung một giao diện mạng cũng thuộc chức năng của lớp kiểm soát nối. Vì vậy lớp này còn được gọi là lớp đồng bộ hoá.

      • Khi một khối dữ liệu được chuyển đi thành từng gói, cần phải đảm bảo tất cả các gói đều đến đích và theo đúng trình tự lúc chúng được chuyển đi. Chức năng của lớp vận chuyển là cung cấp các dịch vụ cho việc thực hiện vận chuyển dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng một cách tin cậy, bao gồm cả việc khắc phục lỗi và việc điều khiển lưu thông. Nhờ vậy mà các lớp trên có thể thực hiện được các chức năng cao cấp mà không cần quan tâm tới cơ chế vận chuyển cụ thể. Các nhiệm vụ cụ thể của lớp vận chuyển bao gồm:

      • Để thực hiện việc vận chuyển một cách hiệu quả, tin cậy, một dữ liệu được chuyển đi có thể được chia thành nhiều đơn vị vận chuyển (Data segment unit) có đánh số thứ tự kiểm soát trước khi bổ sung các thông tin kiểm soát lưu thông.

    • Lớp mạng (Network layer)

      • Trong mạng diện rộng WAN là sự liên kết của nhiều mạng tồn tại độc lập. Mỗi mạng đều có một không gian địa chỉ và cách đánh địa chỉ riêng, sử dụng công nghệ truyền thông khác nhau. Một bức điện từ đối tác này sang đối tác khác của một mạng khác có thể có nhiều đường đi khác nhau. Vì vậy thời gian, quãng đường vận chuyển và chất lượng cũng khác nhau. Chức năng của lớp mạng là tìm một đường đi tối ưu cho việc vận chuyển dữ liệu, giải phóng sự phụ thuộc của các lớp phía trên vào phương thức chuyển giao dữ liệu và công nghệ

      • chuyển mạch dùng để kết nối các hệ thống khác nhau. Điều này có ý nghĩa rất lớn nhằm giảm được thời gian, quãng đường truyền thông từ đó giảm giá thành dịch vụ.

    • Lớp liên kết dữ liệu (Data link layer)

      • Lớp liên kết dữ liệu có chức năng truyền dẫn dữ liệu một cách tin cậy thông qua mối liên kết vật lý, trong đó bao gồm việc điều khiển truy cập môi trường truyền dẫn và bảo

      • toàn dữ liệu. Lớp liên kết dữ liệu thường được chia thành hai lớp con tương ứng với hai chức năng trên.

    • Lớp vật lý (Physical layer)

      • Lớp vật lý là lớp dưới cùng trong mô hình phân lớp chức năng truyền thông của một trạm thiết bị. Lớp này đảm nhiệm toàn bộ công việc truyền dẫn dữ liệu bằng phương tiện vật lý. Các qui định sau đây mô tả giao diện vật lý giữa một trạm thiết bị và môi trường truyền thông:

    • XXVIII. II.4. Phương pháp truy nhập bus

      • Trong các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp thì các hệ thống có cấu trúc dạng bus có vai trò quan trọng và phổ biến nhất vì những lý do như: Chi phí dây dẫn thấp, dễ lắp đặt, linh hoạt, thích hợp cho việc truyền dẫn trong phạm vi vừa và nhỏ. Trong phạm vi đề tài em chỉ trình bày về phương pháp truy cập bus tức ứng với các mạng có cấu trúc dạng bus.

      • Thời gian đáp ứng tối đa với một trạm là thời gian tối đa mà hệ thống truyền thông cần để đáp ứng một nhu cầu trao đổi dữ liệu của trạm đó với một trạm bất kỳ khác.

    • XXX. II.4.2. Phương pháp chủ tớ (Master/Slave)

      • Theo phương pháp này, một trạm chủ (Master) có trách nhiệm chủ động phân chia quyền truy nhập bus cho các trạm tớ (Slave). Các trạm tớ đóng vai trò là bị động, chỉ có quyền truy nhập bus và gửi tín hiệu đi khi có yêu cầu. Trạm chủ có thể dùng phương pháp hỏi tuần tự (Polling) theo chu kỳ để kiểm soát toàn bộ hoạt động giao tiếp của cả hệ thống. Nhờ vậy mà các trạm tớ có thể gửi các dữ liệu thu thập tới trạm chủ cũng như nhận thông tin điều khiển từ trạm chủ. Trạm chủ có thể là một PLC hay một PC...

      • Ưu điểm: Phương pháp Master/Slave là phương pháp có kết nối đơn giản, kinh tế, trạm chủ thường là các thiết bị điều khiển do đó dễ dàng tích hợp thêm chức năng xử lý truyền thông.

      • Nhược điểm:

      • Hiệu suất trao đổi thông tin giữa các trạm tớ bị giảm do dữ liệu phải đi qua trạm trung gian là trạm chủ, dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng đường truyền.

      • Chính vì hai lý do trên mà phương pháp Master/Slave chỉ được dùng phổ biến trong các hệ thống bus cấp thấp, tức bus trường hay bus thiết bị hay khi việc trao đổi thông tin

      • hầu như chỉ diễn ra giữa trạm chủ là thiết bị điều khiển và các trạm tớ là các thiết bị trường hay các module vào/ra phân tán.

    • XXXI. II.4.3. Phương pháp đa truy nhập phân chia thời gian TDMA (Time Division Multiple Access)

      • Trong phương pháp đa truy nhập phân chia thời gian TDMA. Mỗi trạm được phân một thời gian truy nhập bus nhất định. Các trạm có thể lần lượt thay nhau gửi thông tin trong khoảng thời gian cho phép gọi là khe thời gian hay lát thời gian (time slot, time slice) theo một tuần tự qui định sẵn. Việc phân chia thời gian này được thực hiện trước khi hệ thống đi vào hoạt động (tiền định). Khác với phương pháp chủ/tớ, phương pháp này có thể có hoặc không có trạm chủ. Nếu có một trạm chủ thì trạm chủ chỉ thực hiện việc giữ đúng lát thời gian của các trạm khác. Mỗi trạm đều có khả năng đảm nhiệm vai trò chủ động trong giao tiếp trực tiếp với các trạm khác. Hình vẽ sau đây minh hoạ cách phân chia thời gian cho các trạm trong một chu kỳ bus.

    • XXXII. II.4.4. Phương pháp Token Passing

      • Token là một bức điện ngắn không mang dữ liệu, có cấu trúc đặc biệt để phân biệt với các bức điện mang thông tin nguồn, được dùng đặc biệt như một chìa khoá. Một trạm nào đó trong mạng đang giữ thông tin thì nó có quyền truy nhập bus và gửi thông tin đi. Khi không còn nhu cầu gửi thông tin, trạm đang có token phải gửi token tới một trạm khác theo một trình tự nhất định. Nếu trình tự này đúng với trình tự sắp xếp vật lý trong một mạch vòng thì ứng với phương pháp Token Ring. Còn nếu sắp xếp có tính chất logic như ở cấu trúc bus thì ta dùng khái niệm Token Bus.

    • XXXIV. II.4.5. Phương pháp thâm nhập ngẫu nhiên phân tán CSMA/CD

      • Theo phương pháp CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection), mỗi trạm đều có quyền truy nhập bus mà không cần một sự kiểm soát nào. Phương pháp được tiến hành như sau:

    • Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, linh hoạt. Việc ghép thêm hay bỏ đi một trạm trong mạng không ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống. Vì vậy phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong mạng Ethernet.

    • Nhược điểm: Vì các trạm đều như nhau trong mạng nên quá trình chờ ở một trạm có thể lặp đi lặp lại, không xác định được thời gian chính xác. Hiệu suất sử dụng đường truyền thấp.

      • II.5. Thiết bị liên kết mạng

      • Để cho dòng dữ liệu giữa hai phần mạng có thể truyền qua lại cho nhau được người ta sử dụng các thiết bị liên kết đặc biệt. Thông thường mỗi phần mạng được thiết lập các giao thức truyền thông riêng, các giao thức này có thể giống nhau hoặc khác nhau so với phần mạng còn lại. Do vậy cần phải liên kết hai mạng lại mà người sử dụng không cần phải thiết lập lại giao thức truyền thông. Tuỳ theo những đặc điểm

      • giống và khác nhau giữa hai phần mạng cần liên kết ta có thể chọn các loại thiết bị liên kết cho phù hợp như bộ lặp (Repeater), cầu nối (Bridge), bộ định tuyến (Router) và gateway. Các thiết bị liên kết này được chọn theo nhiệm vụ của chúng theo mô hình ISO/OSI.

    • XXXV. II.5.1 Bộ lặp (Repeater)

      • Bộ lặp thực chất là một bộ sao chép thông tin trên đường truyền và khuếch đại thông tin đó. Vì thông tin phát ra trên đường truyền khi tới các trạm khác bao giờ cũng bị suy giảm và biến dạng tuỳ thuộc vào đặc tính của cáp truyền và đặc tính tần số của tín hiệu. Vì vậy bộ lặp được dùng trong mạng để mở rộng khoảng cách truyền cũng như nâng cao số trạm tham gia.

    • XXXVI. II.5.2. Cầu nối (Bridge)

      • II.5.3. Bộ định tuyến (Router)

      • Router có nhiệm vụ liên kết hai mạng với nhau trên cơ sở lớp 3 theo mô hình OSI. Router cũng có chức năng xác định đường đi tối ưu cho một gói dữ liệu cho hai đối tác thuộc các mạng khác nhau. Các mạng liên kết có thể khác nhau ở hai lớp 1 và 2, nhưng bắt buộc giống nhau ở lớp 3. Mỗi mạng có một không gian địa chỉ riêng, nghĩa là hai trạm thuộc hai mạng khác nhau có thể có cùng một địa chỉ, tuy nhiên chúng được phân biệt bởi địa chỉ mạng. Nếu một router ghép nối với n mạng thì bản thân nó có n địa chỉ. Các trạm trong một mạng chỉ có thể nhìn thấy một địa chỉ của router.

      • Trong việc giao tiếp liên mạng thì mã địa chỉ trong một bức điện bao gồm nhiều thành phần, trong đó có các địa chỉ nơi gửi, nơi nhận cũng như các thành phần mô tả địa chỉ mạng mà bức điện cần đi qua.

      • II.5.4. Gateway

      • Gateway được sử dụng để liên kết các hệ thống mạng khác nhau (các hệ thống bus khác nhau). Nhiệm vụ chính của gateway là chuyển đổi giao thức ở cấp cao, thường được thực hiện bằng các thành phần phần mềm. Như vậy, gateway không nhất thiết phải là một thiết bị đặc biệt, mà có thể là một máy tính PC với các phần mềm cần thiết. Tuy nhiên cũng có phần cứng chuyên dụng thực hiện chức năng gateway.

    • XXXVIII. II.5.5. Card mạng

      • Một mạng công nghiệp luôn được đặc trưng bởi cấu trúc ghép nối vật lý và phương thức thực hiện truyền thông giữa các phần tử trong mạng. Trong một mạng truyền thông các trạm giao tiếp với môi trường truyền thông qua Card mạng. Card mạng đảm nhận nhiệm vụ truyền dữ liệu từ một nút mạng này đến một nút mạng khác và theo chiều ngược lại nó nhận dữ liệu từ một trạm khác gửi đến. Để đảm nhận được nhiệm vụ đó, card có các chức năng sau:

      • III. CÁC CHUẨN TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP

      • Phương pháp truyền dữ liệu nối tiếp, không đồng bộ là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp. Với phương pháp này các bit dữ liệu được truyền từ bên gửi đến bên nhận một cách tuần tự trên cùng một đường truyền. Có một số chuẩn truyền thông công nghiệp phổ biến như sau:

      • III.1. Phương thức truyền dẫn tín hiệu

      • Tín hiệu được dùng để truyền tải thông tin. Nếu không kể môi trường truyền dẫn thì các thành phần cơ bản trong một hệ thống truyền tín hiệu gồm có:

      • Một thiết bị vừa có khả năng thu và phát tín hiệu còn gọi là bộ thu-phát (Transceiver). Có hai phương thức truyền dẫn tín hiệu cơ bản được dùng trong các hệ thống truyền thông công nghiệp. Đó là phương pháp chênh lệch đối xứng và phương pháp không đối xứng.

      • Truyền dẫn không đối xứng

      • Truyền dẫn chênh lệch đối xứng

      • Truyền dẫn chênh lệch đối xứng sử dụng điện áp giữa hai dây dẫn để biểu diễn trạng thái logic (0 và 1) của tín hiệu. Phương pháp truyền này không phụ thuộc vào đất và có khả năng chống nhiễu tốt.

      • III.2. Chuẩn truyền dẫn TIA /EIA

      • EIA (Electronic Industry Assiciation) và TIA (Telecomunication Industry Assiciation) là các hiệp hội đã xây dựng và phát triển một số chuẩn giao diện cho truyền thông công nghiệp, trong đó có các chuẩn truyền dẫn nối tiếp. Theo nghĩa truyền thống một chuẩn truyền dẫn trước hết được hiểu là các quy định được thống nhất về giao diện vật lý giữa các thiết bị đầu cuối xử lý dữ liệu DTE (Data Terminal Equipment) và các thiết bị truyền dẫn dữ liệu DCE (Data Communication Equipment).

      • Chuẩn RS-232 tương ứng với chuẩn Châu Âu là CCITT. Được dùng chủ yếu trong việc giao tiếp điểm-điểm giữa hai DTE, ví dụ giữa hai máy tính (PC, PLC...), giữa máy tính và máy in hoặc giữa một DTE và một DCE như giữa PC và MODEM.

      • Ưu điểm: Chuẩn RS-232 sử dụng công suất phát tương đối thấp, nhờ trở kháng đầu vào và hạn chế trong phạm vi từ 3-7k.

      • Khác với RS-232, RS-485 sử dụng điện áp chênh lệch đối xứng giữa hai dây dẫn, nhờ vậy giảm được nhiễu và cho phép tăng chiều dài dây dẫn một cách đáng kể. Đặc điểm của RS-485 là khả năng ghép nối được nhiều điểm, vì thế được dùng phổ biến trong các bus trường. Cụ thể, 32 trạm có thể ghép nối, được định địa chỉ và giao tiếp đồng thời trong một đoạn RS-485 mà không cần bộ lặp. Để đạt được điều này, trong một thời điểm chỉ có một trạm được phép kiểm soát đường dẫn và phát tín hiệu, vì thế mỗi bộ kích thích đều phải đưa về chế độ trở kháng cao mỗi khi rỗi, tạo điều kiện cho các bộ kích thích ở các trạm khác tham gia. Chế độ này được gọi là tri - state. Một số vi mạch RS-485 tự động xử lý tình huống này, trong nhiều trường hợp khác, việc đó thuộc về trách nhiệm của phần mềm điều khiển truyền thông.

      • Khoảng cách tối đa giữa trạm đầu và trạm cuối trong một đoạn mạng là 1200m, không phụ thuộc vào số trạm tham gia. Tốc độ truyền dẫn có thể lên tới 10Mbit/s.

      • Thực tế hầu hết các máy tính hiện nay đều trang bị cổng nối tiếp RS-232. Vì vậy khi ghép nối máy tính với các giao diện ghép nối khác như PLC ta phải chuyển đổi từ RS-232 sang RS-422 hay RS-485. Sơ đồ khối bộ chuyển đổi như sau:

    • XXXIX. IV. MỘT SỐ MẠNG CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN

      • Bitbus ra đời sớm nhất và do hãng INTEL thiết kế vào đầu năm 1990. Đến năm 1991 Bitbus trở thành chuẩn hoá quốc tế theo chuẩn IEEE-1118 và hiện nay được duy trì bởi hiệp hội người dùng BEUG (Bitbus European Users Group). Bitbus dựa trên công nghệ truyền dẫn của RS-485 sử dụng đôi cáp xoắn (cho tốc độ truyền 375 Kbit/s hoặc 62.5 Kbit/s) hoặc cáp quang (1.5 Mbit/s). Cấu trúc của mạng Bitbus bao giờ cũng bao gồm một trạm chủ, các trạm tớ, có thể có đến 249 Slave và các bộ lặp khi cần mở rộng đường truyền.

      • Mạng CAN (Controller Area Network)

      • Giao thức truyền thông của CAN là giao thức theo chuẩn hoá ISO 11898. Giao thức này đầu tiên được phát triển do hãng BOSCII với mục đích ứng dụng cho ngành sản xuất ôtô ở Châu Âu. Tuy nhiên ngày nay CAN được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hoá công nghiệp cũng như công nghiệp chế tạo sản xuất ôtô. Giao thức CAN có thể sử dụng tốt trong các hệ điều khiển phân tán. Tốc độ truyền trên mạng của CAN phụ thuộc vào khoảng cách truyền.

      • Mạng DeviceNet

      • DeviceNet là giải pháp mạng của các thiết bị công nghiệp ở cấp trường (field level, như mạng ghép nối các sensor, các công tắc giới hạn, van điều khiển, các bộ khởi động motor...) và hãng Allen Bradley phát triển từ năm 1994.

      • DeviceNet dựa trên cấu trúc giao thức truyền CAN và được xem là một chuẩn hoá bus trường mở.

      • Mạng ControlNet

      • ControlNet là mạng công nghiệp mở đảm bảo yêu cầu về truyền tốc độ theo thời gian thực khi liên kết giữa các thiết bị điều khiển trong mạng. Khi sử dụng cáp đồng trục tốc độ truyền lớn nhất có thể lên đến 5Mbit/s, ở khoảng cách truyền 1000m giữa hai trạm hoặc 250m khi số trạm sử dụng là 48. Khoảng cách truyền có thể lên đến 3000m khi dùng cáp quang khi số lượng trạm làm việc có thể định địa chỉ tới 99 trạm. Với tốc độ truyền nhanh, ControlNet thích hợp cho việc trao đổi số liệu theo thời gian thực giữa các trạm điều khiển.

      • Mạng Industrial Ethernet (IE)

      • Mạng Industrial Ethernet (IEEE-802.2) dựa trên Ethernet thường được thiết kế lại sao cho sử dụng phù hợp với môi trường công nghiệp và do tổ chức IEA/ (Industrial Ethernet Association) quản lý. Mạng IE phục vụ cho lớp quản lý và lớp điều khiển để thực hiện việc truyền thông giữa máy tính và các hệ thông tự động hoá. Nó phục vụ cho việc trao đổi một dung lượng thông tin lớn và truyền trong một

      • khoảng cách lớn. Về phương diện vật lý mạng IE cũng là một mạng điện. Các cáp dùng trong mạng là cáp đồng trục có trán cách điện và có bọc hay cáp quang.

      • Mạng AS-I (Actuator Sensor Interface)

      • AS-I là một giải pháp mạng công nghiệp tự động đơn giản nhất chủ yếu dùng cho mạng các điểm đo và cơ cấu chấp hành ở cấp trường. Mạng AS-I có đặc điểm cấu trúc mạng hình cây sử dụng đôi dây cáp không cần bọc nhiễu cho truyền tải thông tin và năng lượng (nguồn 24V DC). Độ dài cáp có thể lên đến 100m và cho phép tải trên nó một trạm chủ với lớn nhất là 31 trạm tớ, với thời gian thực chu kỳ quét trên mạng khoảng 5ms. Mục đích sử dụng duy nhất của AS-I là kết nối các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành số với cấp điều khiển.

      • Mạng PROFIBUS

      • Profibus là bus trường mở theo chuẩn hoá châu Âu EN 50170 năm 1996 và chuẩn hoá quốc tế IEC 61158 năm 2000. Được phát triển dựa trên cơ sở mạng công nghiệp SINEC-L2 của hãng SIEMENS và hiện do tổ chức PNO (Profibus User Organization) kiểm soát. Đây là bus trường đã được ứng dụng nhiều và xuất hiện khá sớm ở Việt Nam. Profibus là một hệ thống bus dùng để kết nối thiết bị trường với các thiết bị điều khiển và giám sát. Profibus là hệ thống bus nhiều chủ, cho phép các thiết bị điều khiển tự động, các trạm kỹ thuật và hiển thị quá trình cũng như các phụ kiện phân tán cùng làm việc trên cùng một bus.

    • XLI. IV.1. Mạng PROFIBUS

      • Ưu điểm:

      • Vì được chuẩn hoá theo chuẩn Châu Âu EN 50170 nên có thể bảo đảm việc ghép các thiết bị của các hãng khác nhau trong cùng một bus mà không cần phải có các bộ chuyển đổi riêng.

      • Nhược điểm:

      • Nhược điểm lớn nhất của Profibus là giá thành thiết bị cao.

    • XLIII. IV.1.2. Kiến trúc giao thức của mạng PROFIBUS

    • XLIV.

    • XLV. Do những yêu cầu đặc trưng truyền thông của cấp trường mà PROFIBUS-FMS chỉ thực hiện các lớp: lớp vật lý (Physical, lớp 1), lớp liên kết số liệu (Data link, lớp 2), và lớp ứng dụng trên cùng (Application, lớp 7) theo mô hình đối chiếu OSI, trong khi kiểu PROFIBUS-DP và PA chỉ chuẩn hoá ở lớp 1 và lớp 2 như được minh hoạ trong hình vẽ 2.24:

      • Lớp 1: Là lớp qui định về kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu, môi trường truyền dẫn, 485 hay cáp quang.

    • XLVI. IV.1.3. Kỹ thuật truyền dẫn

      • Profibus sử dụng 3 công nghệ truyền dẫn là: RS-485 (sử dụng cặp đôi dây dẫn) hoặc cáp quang cho Profibus FMS/DP hoặc cấu trúc phức hợp cả hai công nghệ này tuỳ theo yêu cầu thực tế của bài toán Profibus PA sử dụng công nghệ truyền IEC 1158-2. Trong đó RS-485 là công nghệ thường dùng do tính chất bảo đảm tốc độ truyền cao, tin cậy, lắp đặt dễ dàng và chi phí thấp.

    • Truyền dẫn với RS-485

      • Chuẩn PROFIBUS theo EN 50170 qui định các đặc tính điện học và cơ học của giao diện RS-485 cũng như môi trường truyền thông để trên cơ sở đó các ứng dụng có thể lựa chọn các thông số thích hợp. Các đặc tính điện học bao gồm:

      • Bảng chiều dài tối đa của một đoạn mạng PROFIBUS (đôi dây xoắn)

      • Tốc độ (KBit/s)

      • 9.6

      • 19.2

      • 93.75

      • 187.5

      • 500

      • 1500

      • 12000

      • Chiều dài

      • 1200m

      • 1200m

      • 1200m

      • 1000m

      • 400m

      • 200m

      • 100m

    • XLVII. IV.1.4. Truy nhập Bus

      • Profibus FMS/DP/PA sử dụng cùng một giao thức truy cập bus. Giao thức này được thực hiện thông qua lớp 2 (FDL). Nó bao gồm cả an toàn dữ liệu và thực hiện giao thức truyền.

    • XLVIII. IV.1.5. Cấu trúc bức điện

      • Một bức điện (Telegram) trong giao thức thuộc lớp 2 của Profibus được gọi là khung. Ba loại khung có khoảng cách Hamming 4 (HD = 4) và một loại khung đặc biệt đánh dấu một Token được quy định như sau:

      • Khung với chiều dài thông tin cố định, mang 8 byte dữ liệu:

      • Token:

      • Các ô DA, SA, FC và DU được xem là phần mang thông tin Trừ ô DU, mỗi ô còn lại trong một bức điện đều có chiều dài 8 bit với các ý nghĩa cụ thể như sau:

      • Bảng ngữ nghĩa khung bức điện FDL:

      • Ký hiệu

        • Byte kiểm soát khung (FC) dùng để phân biệt các kiểu bức điện, ví dụ bức điện gửi hay yêu cầu dữ liệu cũng như xác nhận hay đáp ứng. Bên cạnh đó, byte FC còn chứa thông tin về việc thực hiện hàm truyền, kiểm soát lưu thông để tránh việc mất mát hoặc gửi đúng dữ liệu cũng như thông tin kiểu trạm, trạng thái FDL.

    • L. IV.1.5. PROFIBUS-DP

      • PROFIBUS được phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về tính năng thời gian trong trao đổi dữ liệu dưới cấp trường, ví dụ giữa thiết bị điều khiển khả trình PLC hoặc máy tính cá nhân công nghiệp với thiết bị trường phân tán như I/O, các thiết bị đo, truyền động và van. Việc trao đổi dữ liệu ở đây chủ yếu được thực hiện theo phương pháp chủ/tớ. Các dịch vụ truyền thông cần thiết được định nghĩa qua các hàm DP cơ sở theo chuẩn EN 50 170.

      • Cấu hình hệ thống và kiểu thiết bị

      • Với số trạm tối đa trong một mạng là 126, DP cho phép sử dụng cấu hình một trạm chủ (Mono-Master) hoặc nhiều trạm chủ (Multi-Master). Cấu hình hệ thống định nghĩa số trạm, gán các địa chỉ cho các địa chỉ vào/ra, tính nhất quán của dữ liệu vào ra, khuôn dạng các thông báo chuẩn đoán và các tham số bus sử dụng.

      • Đặc tính vận hành hệ thống

      • Chuẩn DP mô tả chi tiết vận hành hệ thống để đảm bảo tính tương thích và khả năng thay thế lẫn nhau của các thiết bị. Trước hết đặc tính vận hành hệ thống được xác định qua các trạng thái hoạt động của thiết bị chủ:

      • Trao đổi dữ liệu tuần hoàn

      • Trao đổi dữ liệu giữa trạm chủ và các trạm tớ gán cho nó được thực hiện tự động theo một trình tự qui định sẵn. Khi đặt cấu hình hệ thống bus, người sử dụng định nghĩa các trạm tớ cho một thiết bị DPM1, qui định các trạm tớ tham gia và các trạm tớ không tham gia trao đổi dữ liệu tuần hoàn.

      • Đồng bộ hoá dữ liệu vào/ra

      • Trong các giải pháp điều khiển sử dụng bus trường, một trong những vấn đề cần phải giải quyết là việc đồng bộ hoá các đầu vào và đầu ra. Mỗi thiết bị chủ có thể đồng bộ hoá việc đọc các đầu vào cũng như đặt các đầu ra qua các bức điện gửi đồng loạt.

      • Tham số hoá và chẩn đoán hệ thống

      • Để thực hiện truyền nạp các bộ tham số hoặc đọc các tập dữ liệu tương đối lớn. Profibus-DP cung cấp các dịch vụ không tuần hoàn là DDLM_Read và DDLM_Write. Trong mỗi chu kỳ bus trạm chủ chỉ cho phép thực hiện được một dịch vụ. Tốc độ trao đổi dữ liệu vì thế không bị ảnh hưởng đáng kể. Dữ liệu không tuần hoàn được định địa chỉ qua số thứ tự của khe căm đó. Mỗi khe cắm cho phép truy nhập tối đa là 256 tập dữ liệu.

    • LVI. IV.1.7. Mạng Industrial Ethernet (IE)

      • Mạng Industrial Ethernet (IEEE 802.2) dựa trên cơ sở Ethernet thường nhưng được thiết kế lại cho sử dụng phù hợp trong môi trường công nghiệp và do tổ chức IEA quản lý. Mạng IE phục vụ cho lớp quản lý và lớp điều khiển để thực hiện việc truyền thông giữa máy tính và các hệ thống tự động hoá. Nó phục vụ cho việc trao đổi một dung lượng thông tin lớn và truyền trong một khoảng cách lớn. Về phương diện vật lý mạng IE cũng là một mạng điện. Các cáp dùng trong mạng là cáp đồng trục có tráng cách điện và có bọc, cáp quang.

      • Bảng các thông số kỹ thuật của mạng IE:

      • SIMATIC PCS 7 là một hệ thống điều khiển quá trình cho toàn hệ thống tích hợp tự động hoá thuộc họ SIMATIC. PCS 7 là hệ thống điều khiển quá trình được chọn trên thế giới. Nó mở ra một nền tảng vững chắc, giải quyết vấn đề kinh tế hướng tới sự phát triển công nghiệp trong tương lai.

      • Thiết bị vào ra phân tán SIMATIC ET 200M là một hệ thống vào ra kiểu mới được nâng cấp từ SIMATIC DP. Chúng được ghép nối với đối tượng điều khiển thông qua các module tương tự là AI (Analog Input) và AO (Analog Output).

    • LVII. V. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WINCC

      • Trong các hệ thống tự động hoá, các dây chuyền sản xuất các thiết bị như IPC (Industrial Personal Computer), PLC (Programmable Logic Controller), CNC (Computer Numerical Control)... được sử dụng phổ biến. Một hệ thống có khả năng tự động hoá cao, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thì việc nối mạng, phối hợp hoạt động và xử lý quá trình giữa các thiết bị là một vấn đề tất yếu. Thực tế cho thấy việc nối mạng các thiết bị trong hệ thống đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.

      • V.1. Đặc trưng cơ bản của WinCC

      • Hệ điều hành ngầm định của WinCC là hệ điều hành Microsoft Windows 9x và WinNT là các hệ điều hành mạnh về thiết kế các giao diện đồ hoạ. Vì vậy WinCC cũng kế thừa được toàn bộ sức mạnh của hệ điều hành. Hơn nữa nó cũng được thiết kế có tính mở để thông qua đó tích hợp được nhiều ứng dụng, dịch vụ của hệ điều hành. Vì vậy với WinCC ta có thể có nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết công việc:

    • LVIII. V.2. Giao diện Người-Máy HMI (Human Machine Interface)

      • Giao diện Người-Máy (HMI) là công nghệ giao tiếp chủ yếu dựa trên cơ sở giao tiếp giữa con người với các hệ thống máy hay thiết bị điều khiển (PLC, CNC...). Do khả năng con người thường dễ dàng nhận biết các quá trình thông qua các sơ đồ, hình vẽ hoặc câu chữ có tính trực quan hơn là sử dụng các con số nên giao diện HMI được đưa vào sử dụng, nó có thể giúp người vận hành theo dõi được quá trình làm việc, thay đổi các tham số, công thức hoặc tiến trình hoạt động, hiển thị các giá trị hiện thời cũng như giao tiếp với quá trình công nghệ thông qua các hệ thống tự động. Giao diện HMI cho phép giám sát các quy trình và cảnh báo, báo động hệ thống khi cần thiết. Nó thật sự cần thiết trong các hệ thống có quá trình tự động hoá phức tạp.

    • LIX. V.3.1. Truyền thông với SIMATIC S5

      • Phương pháp truyền thông nối tiếp: Nối tiếp sử dụng giao thức AS 511 và nối tiếp sử dụng giao thức RK 512.

    • LXI. V.3.2. Truyền thông với SIMATIC S7

      • Win CC truyền thông với Simatic S7 qua các chuẩn sau:

      • V.3.3. Truyền thông với WinCC

      • Kết nối truyền thông giữa hai trạm WinCC thông qua OPC (OLE for Process Control). Cả hai trạm WinCC có thể được kết nối với nhau bằng bất kỳ phương pháp kết nối nào.Ví dụ như kết nối Ethernet thông qua TCP/IP.

  • CHƯƠNG III

    • PLC viết tắt của Programmable Logic Controller là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

    • Tất cả các PLC đều có thành phần chính là :

    • II.2. Nguyên lý hoạt động của PLC

    • Đơn vị xử lý trung tâm

      • CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

      • Hệ thống Bus

      • Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền dữ liệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu song song.

      • Bộ nhớ

      • PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp :

    • 1.5.1. Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 - 1000 dòng lệnh tuỳ thuộc vào công nghệ chế tạo.

    • 2.5.1. Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K - 16K, có khả năng chứa từ 2000 - 16000 dòng lệnh.

      • Các ngõ vào ra I/O

      • Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối vào các Modul (các đầu vào của PLC) các cơ cấu chấp hành được nối với các Modul ra (các đầu ra của PLC).

      • III. CÁC HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ Ở BÊN TRONG PLC

      • Khi một chương trình đã được nạp vào bộ nhớ của PLC, các lệnh sẽ được đặt trong một vùng địa chỉ riêng lẻ trong bộ nhớ.

    • Đầu tiên, bộ xử lý đọc trạng thái của tất cả đầu vào. Phần chương trình phục vụ công việc này có sẵn trong PLC và được gọi là hệ điều hành.

    • Tiếp theo, bộ xử lý sẽ đọc và xử lý tuần tự lệnh một trong chương trình. Trong khi đọc và xử lý các lệnh, bộ vi xử lý sẽ đọc tín hiệu các đầu vào, thực hiện các phép toán Logic và kết quả sau đó sẽ xác định trạng thái của các đầu ra.

    • Cuối cùng, bộ vi xử lý sẽ gán các trạng thái mới cho các đầu ra tại các modul đầu ra.

    • III.2. Xử lý xuất nhập

      • Gồm hai phương pháp khác nhau dùng cho việc xử lý I/O trong PLC :

      • Cập nhật liên tục

      • Điều này đòi hỏi CPU quét các lệnh ngõ vào (mà chúng xuất hiện trong chương trình) khoảng thời gian Delay được xây dựng bên trong để chắc chắn rằng chỉ có những tín hiệu hợp lý mới được đọc vào trong bộ nhớ vi xử lý. Các lệnh ngõ ra được lấy trực tiếp tới các thiết bị. Theo hoạt động logic của chương trình, khi lệnh OUT được thực hiện thì các ngõ ra cài lại vào đơn vị I/O, vì thế nên chúng vẫn giữ được trạng thái cho tới khi lần cập nhật kế tiếp.

      • Chụp ảnh quá trình

      • Hầu hết các PLC loại lớn có thể có vài trăm I/O, vì thế CPU chỉ có thể xử lý một lệnh ở một thời điểm. Trong suốt quá trình thực thi, trạng thái mỗi ngõ nhập phải được xét đến riêng lẻ nhằm dò tìm các tác động của nó trong chương trình. Do chúng ta yêu

      • cầu Relay 3ms cho mỗi ngõ vào, nên tổng thời gian cho hệ thống lấy mẫu liên tục trở nên rất dài và tăng theo số ngõ vào.

      • IV. GIỚI THIỆU VỀ PLC SIMATIC S7 - 226

      • S7-226 là thiết bị logic khả trình loại nhỏ của hãng Siemens (CHLB Đức), có cấu trúc theo kiểu modul và có các modul mở rộng. Các modul này được sử dụng cho nhiều những ứng dụng lập trình khác nhau. Thành phần cơ bản của S7-226 là khối vi xử lý CPU 226.

      • CPU 226 có 24 cổng vào và 16 cổng ra và có khả năng được mở rộng thêm bằng modul mở rộng.

        • CPU 226 bao gồm:

        • 4096 từ đơn (8K byte) thuộc miền nhớ đọc/ghi non-volatile để lưu chương trình (vùng nhớ có giao diện với EEPROM).

      • 2560 từ đơn (5K byte) kiểu đọc/ghi để lưu dữ liệu, trong đó 512 từ đầu thuộc miền non-volatile.

      • 24 cổng vào và 16 cổng ra logic.

      • Có 7 modul để mở rộng thêm cổng vào/ra bao gồm cả modul analog.

      • Tổng số cổng vào/ra cực đại là 128 cổng vào và 128 cổng ra.

      • 256 Timer chia làm 3 loại theo độ phân giải khác nhau: 4 Timer 1ms, 16 Timer 10ms, và 236 Timer 100ms.

      • 256 bộ đếm chia làm hai loại: chỉ đếm tiến và vừa đếm tiến vừa đếm lùi.

      • SM0.0 đến SM549.7 bit nhớ đặc biệt dùng để thông báo trạng thái và đặt chế độ làm việc.

      • Các chế độ ngắt và xử lý ngắt gồm : ngắt truyền thông, ngắt theo sườn lên hoặc xuống, ngắt thời gian, ngắt của bộ đếm tốc độ cao và ngắt truyền xung.

      • 6 bộ đếm tốc độ cao.

      • 2 bộ phát xung nhanh cho dãy xung kiểu PTO hoặc kiểu PWM.

        • Cổng truyền thông:

        • S7-226 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 với phích nối 9 chân để phục vụ cho việc ghép nối với thiết bị lập trình hoặc với các trạm PLC khác. Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PPI là 9600 baud. Tốc độ truyền cung cấp của PLC theo kiểu tự do là từ 300 đến 38.400.

        • IV.2. Cấu trúc bộ nhớ

        • Bộ nhớ của S7-200 được chia thành 4 vùng với một tụ có nhiệm vụ duy trì dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định khi mất nguồn. Bộ nhớ của S7-200 có tính năng động cao, đọc và ghi được trong toàn vùng, loại trừ phần các bit nhớ đặc biệt được ký hiệu bởi SM(special memory) chỉ có thể truy nhập để đọc.

        • Là nguồn sử dụng để lưu giữ các lệnh chương trình. Vùng này thuộc kiểu non-volatile đọc/ghi được.

        • Vùng tham số

        • Là miền lưu trữ các tham số như: từ khoá, địa chỉ trạm, ... Cũng giống như vùng chương trình, thuộc kiểu đọc/ghi được.

        • Vùng dữ liệu

        • Là miền nhớ động được sử dụng để cất giữ các dữ liệu của chương trình. Nó có thể truy cập theo từng bit, từng byte, từng từ đơn (W-Word) hoặc theo từ kép (DW_Double Word), vùng dữ liệu được chia thành những miền nhớ nhỏ với các công cụ khác nhau. Chúng được ký hiệu bằng chữ cái đầu theo từ tiếng Anh, đặc trưng cho công cụ riêng của chúng như sau:

        • Vùng đối tượng

        • Bao gồm các thanh ghi Timer, bộ đếm tốc độ cao, bộ đệm vào ra, thanh ghi AC. Vùng này không thuộc kiểu non_volatile nhưng đọc/ghi được.

        • IV.3. Mở rộng cổng vào ra

        • CPU 226 cho phép mở rộng nhiều nhất 7 Modul. Các Modul mở rộng tương tự và có thể mở rộng cổng vào của PLC bằng cách nối thêm vào nó các module mở rộng về phía bên phải của CPU, làm thành một móc xích. Địa chỉ của các vị trí của các module được xác định cùng kiểu. Ví dụ như một module cổng ra không thể gán module của một cổng vào, cũng như một module tương tự không thể có địa chỉ như một module số và ngược lại.

      • I.1. III.Cấu trúc phần cứng

        • I.1.1. Các cáp nối truyền thông và các connector

        • VII.1.1. IV.Thiết kế phần mềm

          • II.2.1. 4.Chương trình giám sát hoạt động của biến tần

          • III.2.1. V.Khả năng ứng dụng và hướng phát triển của đề tài

  • CHƯƠNG V

    • II.1. I.1 Dễ dàng sử dụng

    • LXII. I.2 Hàm chuẩn

    • LXIII. I.4 Tuỳ chọn

  • I.5 Kích thước

  • Macro 3 – Preset Speeds

    • LXV. Macro 5 – PID control

    • LXVII. Macro 6 – Axis Limit control

      • III.1. III. NHỮNG CHỨC NĂNG CÓ THỂ CẤU HÌNH THÊM VÀO

      • V.1. III.2 Các chế độ điều khiển theo trình tự

      • VI.1. III.3 Có thể định trực tiếp vào/ra số

      • VII.1. III.4 Đầu vào vi sai có độ phân giải cao

      • VIII.1. III.5 Chế độ đầu vào Analog

      • X.1. III.6 Tuỳ chọn chế độ Momen

      • XI.1. III.7 Encoder Feeedback or Frequency/Direction Input/Output

        • I.2.1. III.8 Autotune

      • XIII.1. III.9 Đầu vào qui chiếu cứng (Hard Reference Input) (Close loop only)

      • XVII.1. III.11 Tính toán chi phí và sự tiêu thụ năng lượng

      • XX.1. III.12 Đèn báo bôi trơn máy móc

Nội dung

ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦNĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦNĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦNĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦNĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦNĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦNĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN

Ngày đăng: 07/09/2018, 23:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w