Bài thi đạt giải cấp tỉnh, trình bày công phu, nhiều hình ảnh đẹp minh họa
Trang 1(Môn học chính được vận dụng: Lịch sử Các môn học tích hợp: Địa lý, Vật lý, Sinh học, Giáo Dục Công Dân, Tin
học, Mĩ thuật, Công nghệ)
1 Tên tình huống
Trang 2VẺ ĐẸP PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Nhân ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/11/2017), em được giao nhiệm vụ tham gia phần thi thuyết trình với chủ đề: “Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”
Đây là một nội dung em rất tâm huyết, nên em đã vận dụng kiến thức các môn học, sưu tầm tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để làm bài thi thuyết trình, đồng thời chọn chủ đề này để tham gia cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn do Trường THCS&THPT Như Thanh tổ chức
Hình 1 Hai Bà Trưng ra trận
2 Mục tiêu giải quyết tình huống
- Một là: Thông qua bài thuyết trình, em muốn giúp các bạn hiểu thêm về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nhằm hình thành lòng yêu nước và lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam cũng như của dân tộc ta Qua đó, khích
lệ lòng tự hào và tự tôn ở mỗi bạn, để các bạn có thể tự tin phát huy năng lực của mình, nhất là đối với các bạn học sinh nữ
- Hai là: Thông qua cuộc thi, em sẽ có cơ hội rèn luyện thêm các kĩ năng cần thiết như kĩ năng: phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh,… đặc biệt là kĩ năng trình bày vấn đề trước đám đông Nó giúp em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, chủ động và tích cực hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức cũng như trong mọi hoạt động tập thể
- Ba là: Khi giải quyết tình huống này, em sẽ được tìm hiểu sâu rộng kiến thức của các môn học như: Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc, Tin học, GDCD… và cả những kiến thức tích lũy từ sách, báo, đài và thực tiễn cuộc sống Từ đó, giúp em vận dụng tốt hơn kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn
Trang 3- Môn Âm nhạc: những bài ca cách mạng.
- Môn Tin học: ứng dụng công nghệ thông tin tìm hiểu các nhân vật trong bài thuyết trình, tìm tranh ảnh, soạn và trình chiếu…
- Môn GDCD: những tấm gương điển hình từ thực tế cuộc sống, một số điều luật…
4 Giải pháp giải quyết tình huống
Giải pháp 1: Phân tích, tổng hợp, lựa chọn các kiến thức về vẻ đẹp người phụ
nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Giải pháp 2: Lập đề cương, xây dựng dàn ý bài thuyết trình: Trình bày được
về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ:
- Phụ nữ Việt Nam đẹp vì lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng
- Phụ nữ Việt Nam đẹp vì là một người mẹ cao cả suốt đời hi sinh cho con
- Phụ nữ Việt Nam ngày nay đẹp vì tính tích cực, chủ động
- Khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam
- Trách nhiệm của thế hệ sau
Giải pháp 3: Hoàn thành bài viết thuyết trình
5 Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống
Kính thưa quý thầy cô và các bạn học sinh!
Bác Hồ đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” Quả đúng như lời Bác, phụ nữ Việt
Nam luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của đất nước
Người phụ nữ Việt rất đẹp - một vẻ đẹp bình dị mà rạng ngời Và càng trong gian khổ, ác liệt vẻ đẹp ấy lại càng bừng sáng
Trang 4Hình 2 Lược đồ hành chính Việt Nam
Trên dải đất hình chữ S này, biết bao người phụ nữ đã ngã xuống vì màu xanh của đất Và chính những người phụ nữ được cho là phái yếu ấy đã viết nên huyền thoại về lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Lòng yêu nước chính là
vẻ đẹp cao quý và đặc sắc nhất ở người phụ nữ Việt Đúng như câu:
Trên đất nước nghìn năm chảy máu
Trang 5Nghìn năm phụ nữ vẫn cầm gươm
Chính Bà Trưng, Bà Triệu đã mở đầu cho truyền thống “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” Lời thề bà Trưng Trắc đọc trong ngày xuất quân hình như còn văng vẳng đâu đây:
“Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
(Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII)
Hai Bà Trưng đã tập hợp được sức mạnh của cả dân tộc để đánh bại quân xâm lược Hán vào mùa xuân năm 40 Đất nước ta ca khúc khải hoàn Bà Trưng Trắc được suy tôn làm vua và trở thành vị nữ vương đầu tiên trong lịch sử dân tộc
Nối gót Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã phất cờ khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Ngô Ý chí sắt đá, một lòng vì nước vì dân của bà được kết tinh trong câu
nói khảng khái: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người.”
Dù tuổi đời còn trẻ nhưng tài năng của bà thì thật là phi thường Do đó, cuộc khởi nghĩa đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia:
Có Bà Triệu tướng Vâng lệnh trời ra Trị voi một ngà Dựng cờ mở nước Lệnh truyền sau trước Theo gót Bà Vương.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, đã làm cho bọn đô hộ phải thất kinh hồn vía, bởi:
Vung giáo chém hổ dễ Giáp mặt vua bà khó.
Hình 3 Hai Bà Trưng Hình 4 Bà Triệu
Trang 6Lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn được phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vĩ đại Chính lòng dũng cảm và yêu nước sâu đậm của các nữ chiến sĩ đã khiến cho đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới phải khiếp sợ
“Mùa hoa lê - ki - ma nở
Ở quê ta miền đất đỏ Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng
Đã chết cho mùa… hoa lê - ki- ma nở Đời sau vẫn còn nhắc nhở
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau…”
(Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Đức Toàn).
Hình 5 Chị Võ Thị Sáu trên đường ra pháp trường
Những lời ca hào hùng trong bài “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” của nhạc sĩ
Nguyễn Đức Toàn đã đi vào lòng bao thế hệ người Việt Nam với lòng ngưỡng vọng
về người nữ anh hùng nhỏ tuổi mà kiên trung
Chị Võ Thị Sáu - người con gái đất đỏ - một nữ trinh sát gan dạ, thông minh Vào tháng 2 năm 1950 trong một lần làm nhiệm vụ diệt hai tên ác ôn Cả Suốt và Cả Đay, dù không may sa vào tay giặc nhưng chị vẫn tin tưởng tuyệt đối vào tiền đồ tất thắng của cách mạng Khi ra Côn Đảo, biết mình sắp bị hành hình nhưng chị vẫn gửi lòng mình với nước với dân
Trang 7Hình 6 Tượng đài chị Võ Thị Sáu
Và còn đây - đạo quân tóc dài - một đạo quân có một không hai trên thế giới chỉ toàn các mẹ và các chị Đạo quân có một không hai đó ra đời vào năm 1960, từ trong phong trào đồng khởi Bến Tre
Đây là đạo quân không chính quy chỉ toàn là phụ nữ nhưng đã khiến cho Mĩ
- Diệm bao phen thất kinh hồn vía Sức mạnh của đội quân này được đánh giá là có sức níu cánh máy bay, bịt nòng đại bác, chặn đứng chiến xa và bẻ gãy hành quân càn quét của địch Những người phụ nữ bình dị ấy thật xứng đáng với 8 chữ vàng
mà Đảng và nhân dân trao tặng: “Anh dũng Đồng Khởi, thắng Mĩ diệt ngụy” Đạo
quân tóc dài này do nữ anh hùng Nguyễn Thị Định lãnh đạo Người mà cả cuộc đời gắn liền với đất nước và nhân dân, luôn sống chân chất, mộc mạc như hạt lúa, củ khoai nhưng tài năng thì thật phi thường Đúng như lời khen tặng của Bác Hồ trong
lễ kỉ niệm 20 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, năm 1965: “Phó tổng
tư lệnh quân giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định Cả thế giới chỉ nước ta
có vị tướng quân gái như vậy Thật là vẻ vang cho cả miền Nam và cả dân tộc ta”.
Trang 8Hình 7 Đội quân Tóc dài trong kháng chiến chống Mĩ
Những hình ảnh hào hùng của đội quân có một không hai đó còn khơi nguồn cảm hứng cho người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Tý viết nên những nốt nhạc sống mãi cùng năm tháng
“ Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre
Con gái của Bến Tre Năm xưa đi trong đạn lửa đi như nước lũ tràn về
Ôi những con người làm nên Đồng Khởi…”
(Dáng đứng Bến Tre, Nguyễn Văn Tý)
Trang 9Hình 8 Nữ tướng Nguyễn Thị Định
Và còn rất rất nhiều nữ anh hùng khác đã hi sinh cả đời mình cho sự tồn vong của dân tộc, viết nên những trang sử vàng sống động về lịch sử đấu tranh chống xâm lăng
Lòng yêu nước thiết tha đã thôi thúc bao bà mẹ Việt Nam động viên chồng con lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ non sông gấm vóc Bản thân các mẹ nào chịu thua kém chồng con, dù tuổi đã cao nhưng vẫn tích cực phục vụ cách mạng đó là
mẹ Suốt ở Quảng Bình
“Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ…
Trang 10Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc sớm trưa đưa đò”.
(Tố Hữu)
Hình 11 Mẹ Suốt chèo đò trên sông Nhật Lệ
Đó là hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ huyền thoại, tượng đài của lòng yêu nước, đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam Mẹ có 9 người con trai, 1 một con
rể và 2 cháu ngoại hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ của dân tộc
Ba mươi năm kháng chiến trường kỳ, bao đau thương mất mát tới tấp dội đến gia đình mẹ với “chín đứa con ra đi không một đứa trở về” Năm 1956, người con
rể Ngô Tường tham gia cách mạng từ thời chống Pháp, bị địch tra tấn dã man nhưng ông không khai báo nửa lời, bị đánh đập đến kiệt sức nên ông đã qua đời, thi thể ông được chôn tại bãi cát Cẩm Hà (Hội An) Cháu ngoại của Mẹ là Ngô Thị
Trang 11Hình 10 Bức ảnh đợi con về do nhiếp ảnh gia Trần Hồng ghi hình mẹ Thứ
Ở hậu phương, từ chống thực dân Pháp qua đánh đế quốc Mỹ, trong khu vườn của Mẹ luôn có 5 căn hầm bí mật dưới bụi tre, gốc mít, nơi Mẹ và con gái đầu
Lê Thị Trị nuôi giấu hàng nghìn lượt cán bộ, bộ đội, du kích Bao đêm dài, Mẹ thao thức canh chừng nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ ngay dưới những căn hầm bí mật trong khu vườn nhà Trên miệng hầm, Mẹ trồng thật nhiều cỏ, vừa
để ngụy trang, vừa cho bò ăn Lúc không có địch, hai mẹ con mở hé cửa hầm cho người ở dưới dễ thở, hễ có động lại giả vờ ra dắt bò, cắt cỏ để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm
Ngày 17/12/1994, Mẹ Nguyễn Thị Thứ đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Trang 12Người Mẹ Việt Nam huyền thoại ấy tuy không còn trên cõi đời này nhưng tên tuổi Mẹ Nguyễn Thị Thứ mãi mãi ngời sáng trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Hình 11 Tượng đài mẹ Thứ
Kính thưa quý thầy cô và các bạn học sinh thân mến!
Hòa vào dòng chảy lịch sử hào hùng của cả dân tộc Biết bao thế hệ phụ nữ trên quê hương Thanh Hóa đã tiếp bước thế hệ trước, lên đường theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, tranh đấu cho độc lập và tự do
Một trong số đó là nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển Bà sinh năm 1946 tại làng Nam Ngạn (nay là phường Nam Ngạn), thành phố Thanh Hóa, trong một gia đình nghèo có 6 anh chị em Lúc bé, hàng ngày bà theo cha mẹ đi làm đồng, lớn lên lại theo các anh chị đi bốc vác thuê Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ ném bom ồ ạt xuống miền Bắc, đặc biệt là những tỉnh miền Trung Chúng xác định: Từ Hà Nội vào đường mòn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó, Hàm Rồng được xem là một trong những “điểm tắc lý tưởng” nhất Do vậy, chúng điên cuồng đánh phá, nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông quan trọng, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam Lúc bấy giờ, cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa, bà náo nức tham gia vào đội dân quân Bà tâm sự: “Tuổi thanh niên khi đó vô lo vô nghĩ, nhưng cứ được nghe đến 2 chữ “đánh giặc”, là ai cũng háo hức”
Ngày 3-4-1965, từng tốp máy bay phản lực Mỹ dồn dập lao vào đánh phá Hàm Rồng Trong bom đạn mịt mù khói lửa, bà đã cùng với đồng đội truy lùng bắt giặc lái nhảy dù Vừa xong nhiệm vụ, bà lại phát hiện ra tàu chiến Hải quân mang
số hiệu T-120 đang tiến đến, bắc loa yêu cầu nhân dân giúp đỡ chuyển vỏ đạn, đưa thương binh, liệt sĩ lên bờ và tiếp thêm đạn chuẩn bị cho trận chiến đấu mới Mặc
Trang 13Hình 9 Bà Ngô Thị Tuyển vác 2 hòm đạn nặng 98kg
Sáng 4-4-1965, Mỹ huy động hàng trăm chiếc máy bay, điên cuồng trút bom đạn xuống Hàm Rồng lần nữa Không ngại nguy hiểm, bà tiếp tục cùng đồng đội gánh cơm cho bộ đội trên tàu và những trận địa trên bờ gần đó Cả đêm mùng 3 thức trắng khiến bà thấm mệt, mặc dù được khu đội cho nghỉ nhưng vừa lúc đó, lại
có xe ô tô tiếp đạn tới, bà cùng mọi người hối hả vác đạn Bất ngờ gặp hai hòm đạn dính vào nhau, mọi người dùng thuổng bật ra nhưng chưa được Khi đó, đạn pháo
37 li trên tàu gần cạn kiệt, chỉ cần ta ngừng bắn trả một phút là cầu Hàm Rồng có thể bị phá huỷ Tình thế thật cấp bách, cô gái trẻ Ngô Thị Tuyển quả quyết, nhờ đồng đội nâng hai hòm đạn lên vai, rồi vác luôn chúng chạy băng qua hào sâu, dưới mưa bom để tiếp đạn Hồi ấy, bà mới 19 tuổi, cân nặng chỉ có 42 kg Chính bà cũng không ngờ lúc đó lại vác được hai hòm đạn nặng 98kg, mãi sau này được các anh
bộ đội nói lại, bà mới rõ
Hình ảnh người con gái 19 tuổi, vượt qua mưa bom bão đạn, để mang trên mình hòm đạn nặng hơn gấp đôi trọng lượng cơ thể mình, đã đi vào lòng hàng triệu triệu trái tim người dân Việt Nam Bà đã trở thành biểu tượng cho ý chí chiến đấu quật cường của quân và dân Hàm Rồng Bà nhớ lại, sau đó có đoàn nhà báo Liên
Xô đề nghị bà “diễn” lại cảnh này Khi được tận mắt chứng kiến hình ảnh diệu kỳ
Trang 14đó, họ đã thốt lên: “Giờ thì chúng tôi và cả thế giới đã tin Thật tuyệt vời! Nhân dân Việt Nam thật tuyệt vời!”
Hình 10 Nữ dân quân anh hùng Ngô Thị Tuyển
Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, bà vinh dự được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, được gặp Bác Hồ 3 lần và được chính Bác tặng huy hiệu của Người, 6 lần được tặng bằng khen, giấy khen Ngày 1-1-1967, Ngô Thị Tuyển được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Người phụ nữ Việt Nam đẹp không chỉ vì lòng yêu nước sâu đậm mà còn đẹp bởi tình yêu thương bao la dành cho con, suốt đời hi sinh vì con Chín tháng
mẹ mang nặng đẻ đau, rồi vất vả nuôi con khôn lớn, mẹ nào có quản nhọc nhằn, chỉ mong con mẹ lớn khôn nên người Và khi mẹ đã già, lưng còng, gối mỏi, mẹ có được sung sướng gì vì con mẹ không như con người khác Mẹ lại vất vả mưu sinh chỉ với ước muốn giản dị là lo cho con ngày hai bữa Đó là mẹ Đặng Thị Lụa ở Cần Thơ một mình nuôi 5 người con điên dại
Trang 15Hình 12 Mẹ Đặng Thị Lụa (xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) với ước muốn giản dị là 1 ngày lo được cho con 2 bữa ăn.
Người phụ nữ Việt Nam không chỉ đẹp vì lòng yêu nước và tình yêu thương bao la dành cho con, mà người phụ nữ Việt Nam ngày nay còn đẹp bởi tính tích cực, chủ động trong công việc và cuộc sống Họ không chỉ kế thừa và phát huy những phẩm chất cao quý của người đi trước mà còn nâng nó lên cho phù hợp với yêu cầu lịch sử mới của đất nước Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, họ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội Và vai trò to lớn đó đã được thể hiện cụ thể tại Khoản 4 và 5 của Điều 11, Điều 12 và Điều 13- Luật Bình đẳng giới…
Hiện nay, người phụ nữ Việt đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực và nắm giữ nhiều vị trí rất quan trọng như bà Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh là một chính trị gia giỏi
Hình 13 Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh
Trang 16Bà Mai Kiều Liên - CEO của tập đoàn Vinamilk- là nhà quản lý năng động.
Bà từng được bầu chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á
Hình 14 Bà Mai Kiều Liên- CEO của tập đoàn Vinamilk
Đó là bà nữ Tổng giám đốc Vietjet Air- Nguyễn Thị Phương Thảo- người được mệnh danh là “người đàn bà thép”, luôn tạo ấn tượng là một nữ doanh nhân
có bản lĩnh khác biệt và thần thái tự tin, chèo lái Vietjet Air vươn lên trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 Việt Nam và bản thân bà trở thành người phụ nữ duy nhất Việt Nam lọt top 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Hình 15 CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo là người phụ nữ Việt Nam duy
nhất lọt vào danh sách của Forbes
Ở một số lĩnh vực khác, người phụ nữ Việt Nam cũng đã khiến cho nam giới