Góc ngẩng Tilt, đơn vị đo: độ: - Khái niệm: Là góc xác định độ cụp, ngẩng của anten, có tác dụng điều chỉnh vùng phủ sóng của cell.. Độ cao anten đơn vị đo: m: - Là độ cao treo anten,
Trang 1PHẦN 1 MẠNG VÔ TUYẾN
I Khái niệm chung:
1 Nhóm khái niệm vùng phủ:
a Góc ngẩng (Tilt, đơn vị đo: độ):
- Khái niệm: Là góc xác định độ cụp, ngẩng của anten, có tác dụng điều
chỉnh vùng phủ sóng của cell
- Thực tiễn: Góc phương vị xác định hướng phủ sóng của cell và được
thiết kế theo mục đích phủ sóng Trong đó, ưu tiên 1: phủ sóng khu vực
dân cư, ưu tiên 2: phủ sóng đường giao thông
b Độ cao anten (đơn vị đo: m):
- Là độ cao treo anten, tính từ đáy anten đến mặt đất và được thiết kế để đảm bảo vùng phủ sóng của trạm
c Độ cao cột (đơn vị đo: m):
- Khái niệm: Là độ cao của cột treo anten, tính từ đỉnh cột đến chân cột
- Thực tiễn: Độ cao cột được thiết kế theo mục đích phủ sóng và đặc điểm
của vị trí đặt cột Độ cao cột phổ biến của Viettel là: 36m, 42m, 48m, 54m
và 60m
2 Nhóm khái niệm về tín hiệu
Công thức tính: dBm = 10 x log 10 (P/1mW) Trong đó P là công suất, đơn vị là mW
Ví dụ biết công suất đo bằng milliwatt là 30 mW, có thể đổi sang đơn vị dBm bằng công thức:
Trang 2TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
10 x log10(30) = 14.77 dBm
3
G (Gain: Độ tăng
ích của anten,
đơn vị đo: dBi)
Là thông số biểu diễn khả năng khuếch đại tín hiệu của một anten định hướng
Được xác định bằng tỷ số giữa độ lớn của công suất bức xạ của anten đang xét tại một điểm theo hướng chính tâm của búp sóng chính so với độ lớn công suất bức xạ tính tại điểm đó của anten đẳng hướng đặt cùng vị trí với anten đang xét
Khu vực miền núi: ~ 10dB Giá trị thực tế của từng khu vực địa hình sẽ được đo kiểm lại trong quá trình tối ưu
II Mạng vô tuyến 2G
Là khối chức năng điều khiển, giám sát các BTS,quản lý tài nguyên
vô tuyến trên hệ thống, có các chức năng như:
Quản lý trạm BTS: Thiết lập cấu hình, tần số, neighbour ;
Quản lý mạng vô tuyến: Xử lý các bản tin báo hiệu, điều khiển;
Quản lý kênh vô tuyến: Khởi tạo, ấn định, giải phóng kênh
vô tuyến;
Thiết lập và giải phóng quá trình chuyển giao cho MS di chuyển từ vùng phủ của trạm BTS này sang trạm BTS khác trong cùng BSC;
Tập trung lưu lượng của các thuê bao đang kết nối;
Thực hiện chức năng của khối TRAU ( Transcoder and Rate Adaption Unit: Khối chuyển đổi mã và thích ứng tốc độ); Quản lý mạng truyền dẫn đến MSC/ SGSN và BTS:
BSC kết nối với MSC qua giao diện A cho dịch vụ thoại, kết nối với SGSN qua giao diện Gb cho dịch vụ dữ liệu (data)
BSC kết nối với BTS qua giao diện Abis.Các BSC của Viettel do các Trung tâm Kỹ thuật Khu vực quản lý tập trung tại các tổng trạm
Trang 3TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
Trạm thu
phát gốc)
Dưới sự điều khiển của BSC, phát quảng bá các thông tin hệ thống trên kênh BCCH, phát các thông tin tìm gọi trên kênh PCH, ấn định các kênh dành riêng;
Mã hoá, giải mã và ghép kênh
BTS kết nối với MS qua giao diện vô tuyến Um, với BSC qua giao diện Abis
Các BTS của Viettel được giao cho các Chi nhánh Viettel tỉnh/ TP quản lý
ME: Là máy điện thoại di động
SIM: Là thẻ nhớ thông minh được gắn trên ME, có lưu trữ thông tin về số thuê bao, mã số mạng di động, các mã số phục
vụ cho việc nhận thực thuê bao
MS kết nối với mạng thông qua BTS trên giao diện vô tuyến Um
2 Khái niệm về tài nguyên 2G
TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
Đối với băng tần 2G, Viettel được cấp phép và sử dụng thiết bị thu phát
vô tuyến điện công nghệ GSM hoạt động ở băng tần 900 MHz và 1800 MHz Trong đó:
Băng tần 900 MHz: Viettel được cấp 41 kênh, mỗi kênh có độ rộng
Trang 4TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
Khả năng phục vụ:
Ứng với mức độ sử dụng của thuê bao là 30 mErl/Sub/giờ, 1 cell cấu hình 2 TRX có dung lượng hỗ trợ tối đa là 13 Erl sẽ đáp ứng được 433 thuê bao trong 1 giờ Tương tự cell cấu hình 4TRX đáp ứng được 1147 thuê bao
- Trạm 900: Công suất phát của trạm đặt giá trị lớn nhất ~47
dBm/TRX (50W) đối với cell cấu hình 2 TRX, ~44 dBm/TRX đối với Cell cấu hình 4TRX
- Trạm 1800: Công suất phát của trạm đặt giá trị lớn nhất ~45
dBm/TRX đối với Cell cấu hình 2 TRX, ~42 dBm/TRX đối với Cell cấu hình 4TRX
C/I càng lớn thì chất lượng của tín hiệu càng tốt, ít có nhiễu và ngược
Urban), với độ cao anten trung bình
~25m:
250m-
Trang 5TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
Khu vực ngoại ô thành phố, thị xã (Urban), với độ cao anten trung bình
1.3km-
Khu vực nông thôn (Rural), với độ cao anten trung bình ~42m 3km- 4 km 2 km- 3.7km Khu vực miền núi, với độ cao anten
Không sử dụng
Cell cấu hình 2TRX: 6.5 Erl/TRX; tương ứng với 13 Erl/Cell Cell cấu hình 4TRX: 8.6 Erl/TRX; tương ứng với 34.4 Erl/Cell
III Mạng vô tuyến 3G
Là khối chức năng điều khiển, giám sát các Node B, quản lý tài nguyên
vô tuyến trên hệ thống, có các chức năng như:
Quản lý trạm Node B: Thiết lập cấu hình, tần số, neighbour ;
Quản lý mạng vô tuyến: Xử lý các bản tin báo hiệu, điều khiển;
Quản lý kênh vô tuyến: Khởi tạo, ấn định, giải phóng kênh vô tuyến;
Thiết lập và giải phóng quá trình chuyển giao cho MS di chuyển
từ vùng phủ của trạm Node B này sang trạm Node B khác trong cùng RNC;
Tập trung lưu lượng của các thuê bao đang kết nối;
Bảo mật và toàn vẹn dữ liệu Sau thủ tục nhận thực và thỏa thuận khóa, các khóa bảo mật và toàn vẹn dữ liệu được đặt vào RNC;
Quản lý mạng truyền dẫn đến MSC/SGSN và Node B: RNC kết nối với MSC/SGSN qua giao diện Iu-CS/ Iu-PS RNC kết nối với Node B qua giao diện Iub
Các RNC của Viettel do các Trung tâm Kỹ thuật Khu vực quản lý tập
trung tại các tổng trạm
2 Node B
Node B là phần tử kết nối giữa các thiết bị di động (UE) và mạng Node
B có các chức năng cơ bản như điều phối đa truy nhập cho nhiều thiết bị người dùng, cấp phát tài nguyên vô tuyến, tập trung lưu lượng người dùng vào kênh truyền dẫn
Trang 6TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
Node B Viettel hoạt động trên dải tần 2110 – 2170 MHz
Node B kết nối với RNC qua giao diện Iub Các Node B của Viettel được phân cho các Chi nhánh Viettel tỉnh/ TP quản lý
USIM: Là thẻ nhớ thông minh được gắn trên UE, lưu trữ thông tin như
số điện thoại, mã số mạng di động, các mã số phục vụ cho việc nhận thực thuê bao
Thông thường, công xuất phát của cell đặt giá trị lớn nhất:
Công suất phát cell 3G là: 43 dBm (20W) Công suất phát trên kênh CPICH (tương tự kênh BCCH): 33dBm (2W)
- Là mức tín hiệu vô tuyến thu được tại MS hoặc Node B; đánh giá
mức độ mạnh/yếu của tín hiệu vô tuyến
Trang 7TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
Thực tiễn:
Bán kính phủ sóng dịch vụ data 512 kbps (DL):
Địa hình Bán kính phủ sóng
Khu vực trung tâm thành phố (Dense Urban),
với độ cao anten trung bình ~23m: 180m - 300m
Khu vực ngoại ô thành phố, thị xã (Urban),
với độ cao anten trung bình ~27m: 300m - 550m
Khu vực đồng bằng đông dâ cư (SubUrban), với độ ca anten trung bì h ~33m: 0.6km - 1km Khu vực nông thôn (Rural), với ộ cao
Khi chuyển giao UE ngắt kết nối vô tuyến cũ (bao gồm cả báo hiệu và dữ liệu) và thiết lập kết nối vô tuyến mới với mạng
Chú ý: Khi kết nối vô tuyến bị ngắt trong chuyển giao, mạng lõi vẫn duy trì thông tin về UE
UE (thiết bị đầu cuối) chỉ có một kết nối vô tuyến trong chuyển
giao (Tương tự
chuyển giao 2G)
Chuyển giao mềm (SHO)
Trong khi chuyển giao UE thiết lập vô tuyến mới trước khi giải phóng kết nối vô tuyến cũ
UE (thiết bị đầu cuối)
có từ hai kết nối vô tuyến trong chuyển giao
Thời gian GĐTT của NodeB
Thời gian trạm NodeB ngừng phát sóng
Dưới 30 phút/lần GĐTT
4 Một số hành động tối ưu
TT Thuật ngữ Khái niệm/ Đặc điểm
Tối ưu mạng vô tuyến 2G
1 Tối ưu
vùng phủ
Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để thay đổi vùng phủ sóng của mạng: thu hẹp vùng phủ để giảm nhiễu, mở rộng vùng phủ để tăng dung lượng mạng…Việc tác động căn cứ vào kết quả đo kiểm drivingtest, phản ánh khách hàng và theo dõi các chỉ số KPI của hệ thống tại khu vực đó: CDR, CSSR, HOSR, RxLev Có các hành động sau:
Trang 8TT Thuật ngữ Khái niệm/ Đặc điểm
- Kiểm tra, khắc phục các lỗi phần cứng của trạm (nếu có)
- Thay đổi các thông số mềm trên hệ thống: ACCMIN, công suất phát, tính năng TCC/PBT…
- Thay đổi tilt, azimuth, độ cao treo anten
- Thay đổi độ cao/ vị trí cột anten
- Sử dụng các thiết bị phụ trợ TMA, TMB, Repeater
- Thay đổi loại tủ theo băng tần đang sử dụng (900/1800)
- Lắp thêm trạm mới hoặc huỷ bỏ vị trí trạm không phù hợp
- Kiểm tra, khắc phục các lỗi phần cứng của trạm (nếu có)
- Thay đổi các thông số mềm trên hệ thống
- Quy hoạch, tối ưu lại tần số
- Thay đổi ngưỡng HR, share tải;
- Nâng/hạ cấu hình;
- Lắp thêm tủ (cosite, đấu TG);
- Thiết kế và lắp thêm trạm mới
Tối ưu mạng vô tuyến 3G
1 Tối ưu
vùng phủ
Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để thay đổi vùng phủ sóng của mạng: thu hẹp vùng phủ để giảm nhiễu, mở rộng vùng phủ để tăng dung lượng mạng Việc tác động căn cứ vào kết quả đo kiểm drivingtest, phản ánh khách hàng và theo dõi các chỉ số KPI của hệ thống tại khu vực đó: CDR, CSSR, RSCP Có các hành động sau:
- Kiểm tra, khắc phục các lỗi phần cứng của trạm (nếu có)
- Thay đổi các thông số mềm trên hệ thống: …
- Thay đổi tilt, azimuth, độ cao treo anten
- Thay đổi độ cao/ vị trí cột anten
- Kiểm tra, khắc phục các lỗi phần cứng của trạm (nếu có)
- Thay đổi các thông số mềm trên hệ thống
- Quy hoạch lại tần số
3 Tối ưu Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để nâng cao/ giảm bớt năng
Trang 9TT Thuật ngữ Khái niệm/ Đặc điểm
dung
lượng
mạng
lực đáp ứng của mạng tại một địa điểm/ khu vực cụ thể Việc tác động căn
cứ vào kết quả đo kiểm driving test, phản ánh khách hàng và theo dõi hiệu suất hệ thống (TU) và mức độ nghẽn (TCR, SCR) tại khu vực đó Theo mức độ tác động đến dung lượng, có các hành động sau:
- Thay đổi ngưỡng HR, share tải;
- Nâng/hạ cấu hình;
- Lắp thêm tủ (cosite);
- Thiết kế và lắp thêm trạm mới
Trang 10PHẦN 2 TỐI ƯU CHẤT LƯỢNG MẠNG VÔ TUYẾN
- Thực hiện các hành động tối ưu hằng ngày để đạt chỉ tiêu của KPI đặt ra, gồm:
+ Xác định cell tồi theo các chỉ tiêu KPI
+ Kiểm tra nguyên nhân lỗi và xử lý lỗi trạm
+ Phân tích nguyên nhân tồi dựa trên dữ liệu thống kê và xác định giải pháp khắc phục
+ Thực hiện đo tại trạm để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục
+ Yêu cầu TT KTKV hỗ trợ các trường hợp khó
- Báo cáo kết quả các hành động tối ưu (nếu có yêu cầu) và cập nhật các thông số thiết kế phần cứng khi
thực hiện điều chỉnh trong quá trình tối ưu
HD.02.KTTC.81/TƯVT:
HD xử lý lỗi trạm BTS 2G
và 3G HD.02.KTTC.82/TƯVT:
HD chỉnh Tilt, Azimuth anten
- Máy điện thoại thông thường hoặc máy Netmonitor (máy điện thoại cài phần mềm Netmonitor, hiển thị
được mức thu cường độ sóng) hoặc máy TEMS hoặc máy đo chuyên dụng có chức năng tương tự
- Thiết bị lấy tọa độ GPS hoặc điện thoại có chức năng lấy tọa độ từ hệ thống định vị toàn cầu GPS
2 Thu thập thông tin vùng lõm
Thông tin vùng lõm được lấy từ các nguồn: Phản ánh khách hàng; Cán bộ công nhân viên Viettel; Trong
quá trình đo kiểm, công tác tại địa bàn; Dữ liệu cell nghi ngờ lõm hệ thống
3 Bài đo xác định vùng lõm
Đo kiểm vùng lõm phủ đường
Để máy đo ở chế độ rỗi (không gọi), đi dọc theo tuyến đường cần đo với tốc độ <30 km/h
Khi phát hiện vị trí sóng yếu, thực hiện đo lan tỏa ra khu vực xung quanh để xác định quy mô và đường kính vùng lõm
Ví dụ: Đi đo trên tuyến đường phát hiện điểm lõm A, thì thực hiện đánh dấu và đo lan tỏa theo các hướng
(3 hướng còn lại), tiếp tục đo dọc tuyến đường đến khi phát hiện vùng sóng tốt (điểm B) thì dừng lại và đo
Trang 11lan tỏa theo hai hướng của tuyến đường phát hiện điểm sóng tốt C và điểm sóng tốt D Từ đó xác định
được vùng lõm và thực hiện đo đường kính vùng lõm (là khoảng cách xa nhất giữa 2 điểm sóng yếu)
Đo kiểm vùng lõm khu vực dân cư
Chế độ đo: Yêu cầu đo kiểm trong nhà, trong chế độ rỗi (Idle).Thời gian đo mỗi điểm tối thiểu 05
Cách đo: Đi vào các phòng tại tầng 1 của nhà tại trung tâm khu vực cần đo Khi sóng trong nhà tốt
thực hiện đo lan tỏa ra 4 hướng theo các bước đo đến khi hết khu vực cần đo để xác định nhà bị lõm:
20m đối với khu vực thành phố/thị xã, trung tâm thị trấn, thị tứ (khu vực Dense Urban, Urban, Suburban)
200m đối với khu vực nông thôn đồng bằng (thôn, xóm, làng…)
400m đối với khu vực nông thôn miền núi (thôn, bản, làng…)
Khi phát hiện ra nhà sóng yếu, thực hiện đo lan tỏa theo 4 hướng ra các nhà xung quanh để xác định quy
mô và đường kính vùng lõm Theo các bước đo 20m tính từ nhà bị lõm đến khi gặp điểm sóng tốt Nếu đo
tiếp 4 điểm với bước đo là 20m nhưng sóng tốt thì kết luận đó không phải vùng lõm
Điểm bắt đầu sóng
sóng tốt
(B)
Điểm sóng tố t
Điểm
Trang 124 Xác định tọa độ vùng lõm
Sau khi có quy mô và đường kính vùng lõm, di chuyển về vị trí trung tâm (giữa) vùng lõm lấy tọa độ
(định dạng: Độ thập phân (Decimal Degrees) Ví dụ: 105.12345/19.12345 trên GPS
Ghi lại địa chỉ khu vực vùng lõm (số nhà/tổ đội/tên đường - thôn xóm - xã/phường - quận/huyện)
5 Phân loại vùng lõm của khu vực: Đối với các vùng lõm liền sát nhau tạo thành khu vực lõm thì gộp lại
thành một vùng lõm lớn hơn Từ quy mô, đường kính và số hộ dân vùng lõm phân loại vùng lõm thuộc
Tối ưu vùng phủ (chỉnh tilt &
Azimuth), tăng công suất, sửa lỗi phần cứng trạm
- Áp dụng cho tất cả các loại vùng lõm
- Không tác động đến vùng phủ xung quanh
- Các vùng lõm do trạm phục vụ bị lỗi phần cứng, vùng phủ chưa tối ưu
3 TCC và sử dụng thiết bị phụ trợ TMA - Áp dụng cho vùng lõm nhỏ và trung bình và
lớn
4 Giải pháp thêm cell (đối với trường hợp vùng lõm sẽ được khắc phục khi thực - Áp dụng cho vùng lõm nhỏ, trung bình, lớn
Trang 13hiện xoay búp sóng chính về phía vùng lõm)
5 Giải pháp nâng độ cao cột và độ cao
6 Sử dụng thiết bị phụ trợ: TMB (01 TMB)
- Áp dụng cho vùng lõm nhỏ và trung bình và lớn
7
Di chuyển vị trí đặt trạm: Vị trí hiện tại của trạm không tối ưu, bị che chắn, thực hiện di chuyển lên vị trí cao hơn đảm bảo phủ tốt khu vực cũ và khu vực lõm
- Áp dụng cho tất cả các loại vùng lõm
8 Sử dụng thiết bị phụ trợ Repeater - Áp dụng cho vùng lõm nhỏ, trung bình
9 RRU kéo dài - Áp dụng cho tất cả các loại vùng lõm
10 Giải pháp đề xuất trạm mới - Áp dụng cho tất cả các loại vùng lõm
Ưu tiên triển khai các giải pháp theo thứ tự từ 1 đến 10 Tất cả các vùng lõm phải thực hiện giải
pháp điều chỉnh vùng phủ trước khi thực hiện các giải pháp tiếp theo
2 Hướng dẫn xử lý
1.1 Giải pháp cho nhóm 1 2.1.1 Xử lý lỗi phần cứng gây giảm vùng phủ
Lỗi card gây suy giảm công suất phát:
Cách xác định: Sử dụng máy BIRD thực hiện bài đo công suất đầu ra của card, nếu công suất đo được
kém hơn công suất đã khai báo trên hệ thống > 1dBm card lỗi (Chú ý khi card sử dụng combiner thì
phải trừ suy hao của combiner 3.5dB)
Biện pháp xử lý: Thay card
Các card liên quan đến phần phát bao gồm: Alcatel (TRE, ANc), Ericsson (DRU đối với tủ 2216 hoặc dTRU, CDU đối với tủ 2x06), Huawei (DFRU đối với tủ 3900 hoặc DTRU, DDPU đối với tủ 3012), Nokia(EXxA, ERxA)
Trang 14 Lỗi các dây TX (nếu có) trong tủ: Có thể do hỏng các dây Tx, hoặc đấu nối các dây Tx tiếp xúc
chưa tốt với các card
Cách xác định: Nếu sau khi tiến hành đo công suất đầu ra card và đã tiến hành thay card mà công suất
phát vẫn không đạt yêu cầu thì xác định lỗi phần dây Tx
Biện pháp xử lý:Tiến hành lau chùi điểm tiếp xúc và vặn chặt lại, nếu chưa được thì tiến hành thay dây
Tx
Lỗi hệ thống anten, feeder, jumper:
Cách xác định: Sử dụng máy BIRD thực hiện các bài đo Measure Match để xác định lỗi anten, bài đo
fault location để xác định lỗi của đầu connector, van thoát sét, jumper, feeder, các điểm tiếp xúc
Biện pháp xử lý: Đối với anten, feeder, jumper thì tiến hành thay thế thiết bị hỏng, đối với đầu connector
thì tiến hành làm lại đầu hoặc thay thế, đối với các điểm tiếp xúc thì tiến hành lau chùi và vặn chặt lại
Lỗi sai feeder 1 sợi:
Cách xác định: Dựa vào cảnh báo lỗi mất phân tập thu tại trạm và số liệu thống kê từ hệ thống, đồng thời
đo driving test quanh trạm để xác định lỗi sai feeder 1 sợi
Biện pháp xử lý: Dò feeder từ anten đến card và tiến hành đảo lại jumper cho đúng
2.1.2 Tối ưu tham số phần mềm ảnh hưởng đến vùng phủ
Công suất phát chưa đặt tối đa: Tiến hành đặt lại công suất phát tối đa để mở rộng vùng phủ tối
đa (thường chỉ áp dụng cho vùng trạm thưa)
Thiếu Relation, BA list: Add đủ Relation và BA list
Tham số tại trạm, phần cứng và đài BSC chưa đồng bộ: Khai, load lại phần mềm để đồng bộ giữa phần cứng, phần mềm tại trạm và BSC
2.1.3 Điều chỉnh các tham số cơ khí (tilt, azimuth)
Điều chỉnh azimuth, tilt một hoặc một số trạm xung quanh vùng lõm để vùng phủ là tối ưu nhất, khắc phục vùng lõm
Cách tính giá trị tilt cho khu vực bị che chắn:
Tilt được tính dựa vào độ cao tương đối (độ cao tương đối = độ cao anten + độ cao vị trí đặt trạm –
độ cao của điểm che chắn cao nhất) Dựa vào phần mềm Kathrein Calculator tính góc tilt sao cho điểm giữa của búp sóng chính rơi vào đỉnh của điểm che chắn cao nhất Khi đó một nửa năng
Trang 15lượng của búp sóng chính sẽ vượt qua điểm che chắn cao nhất và cường độ sau điểm che chắn sẽ là cao nhất
Trong đó:
H1: Độ cao của điểm che chắn cao nhất
H2: Độ cao của điểm đạt trạm
H3: Độ cao của anten so với điểm đặt trạm
ΔH: Độ cao tương đối (ΔH = H2+H3-H1)
L: Khoảng cách từ trạm tới điểm che chắn cao nhất
Ví dụ: Giả sử ΔH=30m (ΔH là Height Above Average Terrain trong Kathrein Calculator), điểm che chắn
cao nhất cách trạm L = 860m, nhập các giá trị góc tilt sao cho Mainbeam = L= 860m Ta có góc Tilt cho
trường hợp này là 2 độ
Trang 16 Phải đo kiểm đánh giá trước và sau khi điều chỉnh tilt, azimuth của KV lõm và cả KV xung quanh, tránh phát sinh vùng lõm mới sau khi điều chỉnh
2.2 Hướng dẫn áp dụng cụ thể các giải pháp nhóm 2
2.2.1 Sử dụng các giải pháp phụ trợ: Tính năng trên hệ thống (TCC/PBT) hoặc TMA
Mục đích: Khuếch đại công suất ra card Sử dụng TCC lợi 2dB đối với cell cấu hình 2 và lợi 4dB đối với
cell cấu hình 4 Khi sử dụng TCC, tài nguyên TRx của cell bị giảm 1 nửa
Trường hợp áp dụng:
Vùng lõm nhỏ và trung bình ở KV đồng bằng và miền núi ở xa trạm, các vùng lõm phủ đường
Trước khi chọn giải pháp này, yêu cầu phải tối ưu về vùng phủ của cell và bật thử tính năng TCC/PBT Sau đó đo kiểm đánh giá thoát lõm hay không Nếu thoát lõm chọn giải pháp này;
nếu không thoát lõm chọn giải pháp khác
+ Cấu hình trạm BTS hiện tại là 2TRx có TU < 50%
Trang 17Chú ý: Sau khi điều chỉnh cần đo lại vùng lõm đã được cải thiện hoặc khắc phục, không để nhiều cell có
mức thu lân cận nhau tại vùng lõm, chỉ nên chọn 01 cell tốt nhất và điều chỉnh các cell khác nhỏ nhất có
thể tại vùng lõm đó
2.2.2 Sử dụng bộ khuếch đại công suất cao TMB
Mục đích: Khuếch đại công suất đầu vào anten Sử dụng TMB lợi khoảng 6dB, tài nguyên TRx của trạm
Thay thế cho giải pháp sử dụng TCC/PBT+ TMA khắc phục được vùng lõm nhưng lại bị nghẽn
Chú ý: TMB chỉ sử dụng điện xoay chiều, công suất tiêu thụ điện rất lớn do đó chỉ áp dụng ở những khu
vực có điện lưới Khi mất điện, chạy máy nổ không bật TMB
2.2.3 Bổ sung thêm cell
Mục đích 1: Để tận dụng khả năng phủ xa của hướng beam chính của anten để khắc phục vùng lõm xa
Trường hợp áp dụng:
Vùng lõm có mức suy hao nhiều do cây cối, địa hình hoặc cự ly xa
Vùng lõm có thể khắc phục được bằng cách điều chỉnh beam chính về đúng hướng vùng lõm đó
Các cell khác không thể điều chỉnh về hướng vùng lõm đó, nếu điều chỉnh sẽ làm xuất hiện vùng lõm khác
Mục đích 2: Để mở rộng vùng phủ cho cell GSM900 đang sử dụng cấu hình 4 (combiner) bằng cách sử
dụng 01 cell hiện tại (chuyển về cấu hình 2 (uncombine) để lợi 3.5dBm) và 01 cell mới lắp thêm cấu hình 2
đồng hướng với cell hiện tại Làm như thế vừa đảm bảo cấu hình của hướng cell hiện tại, vừa mở rộng
vùng phủ vì chỉ dùng cấu hình 2 (uncombine) lợi 3.5dBm
Trường hợp áp dụng:
Vùng lõm xa, hoặc trung bình tại môi trường có mức suy hao cao (do địa hình, nhiều cây cối) có thể khắc phục lõm khi sử dụng cấu hình 2 (uncombine)