1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng III

27 3,9K 33
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 395,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện các quy định của Nhà nước trong việc tuyển dụng và sử dụng viên chức giáo dục thực hiện theo vị trí việc làm và nguyên tắc vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó. Đồng thời, người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó. Vì vậy, viên chức giáo dục phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan tuyển dụng cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ thực tế đó, việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng như bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA

Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Giáo viên TH Hạng III Lớp mở tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA

Học viên: GIANG THỊ NGỌC TRINH

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ninh Lộc

Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa, năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 2

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KĨ NĂNG CHUNG 4

I.1 Chuyên đề 1 Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước 4

I.2.Chuyên đề 2 Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo 4

I.3 Chuyên đề 3 Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6

I.4 Chuyên đề 4 Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THC 7

CHƯƠNG II KIẾN THƯC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 8

II.1.Chuyên đề 5 Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường TH 8

II.2.Chuyên đề 6 Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên TH hạng III 8

II.3 Chuyên đề 7 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường TH 9

II 4 Chuyên đề 8 Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường TH 9

II.5 Chuyên đề 9 Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường TH 10

II.6 Chuyên đề 10 Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường TH .11

CHƯƠNG III LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC 12

PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 TH: Tiểu học

2 GV: Giáo viên

3 HS: Học sinh

4 SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm

5 UBND: Ủy ban nhân dân

6 LĐLĐ: Liên đoàn Lao động

Trang 4

Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Đó là là cáchtiếp cận nêu rõ học sinh sẽ “làm được gì?” và “làm như thế nào?” vào cuối mỗi giai

đoạn học tập trong nhà trường Cách tiếp cận này cũng đòi hỏi HS nắm vững nhữngkiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năngvào thực hành, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống; tính chất và kếtquả hoạt động cũng phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú, niềm tin, đạo đức… của ngườihọc Chú trọng đến mục tiêu phát triển các phẩm chất của học sinh; phát triển cácphẩm chất chủ yếu và các năng lực chung mà mọi học sinh đều cần có, đồng thời pháttriển các phẩm chất và năng lực riêng của từng em; tập trung vào việc dạy và học nhưthế nào?

Qua quá trình giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Khánh Hòacũng như thông qua việc tự học, tự nghiên cứu, tham quan thực tế theo quy định củaChương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên TH hạng III,bản thân tôi đã tiếp thu được những tri thức mới và rút ra được một số vấn đề có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sau đây:

1) Tiếp thu tốt những kiến thức lý luận về hành chính Nhà nước; nắm vững vàvận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực

Trang 5

giáo dục nói chung và giáo dục TH nói riêng vào thực tiễn công việc của bản thân.Thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục tiểu học.

2) Cập nhật chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển giáo dục Việt Namtrong bối cảnh hiện nay; quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục và đào tạo

3) Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáodục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học

4) Học tập được một số mô hình giáo dục điển hình, nâng cao hiểu biết về thựctiễn quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

Để viết bài thu hoạch này, tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau :

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp phân loại tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp tổng hợp

Những kiến thức này được thể hiện qua nội dung ba phần học:

- Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung

- Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp

- Tìm hiểu thực tế tại trường học TH địa phương

Cụ thể những kiến thức đã học được sau khóa học như sau:

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KĨ

NĂNG CHUNG I.1 Chuyên đề 1 Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, một trong banhánh quyền lực của nhà nước Quản lý hành chính là sự tác động có tổ chức và cóđịnh hướng

Trang 6

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo mọi hànhđộng, hành vi quản lý của các cơ quan và cán bộ, công chức trong quá trình thực thichức năng, nhiệm vụ Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước được hình thành dựatrên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan, qua kết quả nghiên cứu sâu sắc các điềukiện thực tế xã hội, dựa trên bản chất chính trị xã hội của nhà nước trong thời gian,không gian và hoàn cảnh cụ thể Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước dưới sự lãnhđạo của Đảng và đảm bảo sự tham gia, kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với quản lý

hành chính nhà nước Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật và tăng

I.2 Chuyên đề 2 Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước vàtoàn dân Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, là đổi mới những vấn đề lớn, cốtlõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơchế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hện Trong quá trình đổi mới cần kế thừa pháthuy những thành tựu phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinhnghiệm của thế giới và phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp vớitừng loại đối tượng và cấp học

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo, nhân lực, bồi dưỡngnhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triểnnăng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáodục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Trang 7

Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và bảo

vệ tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan Chuyểnphát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng vàhiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng

Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học,trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục

và đào tạo

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tích cực của cơ chế thị trường, bảođảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo Phát triển hàihòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tưphát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu

số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dânchủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo Chủ động, tích cực hòa nhập quốc tế để pháttriển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp úng yêu cầu hội nhậpquốc tế để phát triển đất nước

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theohướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của con người Đổi mới căn bản hìnhthức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo tínhtrung thực và khách quan Hoàn thành hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệthống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập Đổi mới căn bản côngtác quản lý giáo dục và đào tạo, đảm bảo dân chủ thống nhất; tăng quyền tự chủ vàtrách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục vàđào tạo Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ,đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý Chủ động hội nhập và nâng caohiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo

I.3 Chuyên đề 3 Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 8

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm coi đó làchìa khóa để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội hóa đất nước Quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta về giáo dục - đào tạo là cùng với khoa học và công nghệ, giáodục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàndân Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là: 1/Giáo dục con người Việt Nam phát triểntoàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp 2/ Hình thành vàbồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng vàbảo vệ tổ quốc; 3/ Mở rộng quy mô nâng cao chất lượng hiệu quả và thực hiện côngbằng xã hội 4/ Đáp ứng yêu cầu dân trí, nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước; 5/ Đáp ứng nhu cầu học của mọi tầng lớp xã hội tiến tới một xã hộihọc tập Giáo dục luôn chịu sự tác động của tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, nhưngđồng thời giáo dục cũng giữ vị trí hàng đầu trong thúc đẩy một cách có hiệu quả kinh

tế - xã hội

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đa thành phần ở nước ta một mặt tạo ranhững nguồn lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế một mặt khác cũng đặt ra nhu cầumới về đa dạng giáo dục - đào tạo của các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tếtrong xã hội Chính sách bao cấp về giáo dục- đào tạo đã không còn thích ứng vớinhững đòi hỏi mới của đời sống xã hội Do vậy trong đời sống giáo dục- đào tạo, chủtrương đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng không chỉ cho nhu cầu Nhà nước,

mà cho nhu cầu toàn xã hội, người đi học phải đóng học phí, bãi bỏ chế độ phân phốicứng nhắc học sinh tốt nghiệp đại học cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề,cho phép và mở rộng từng bước phát triển các trường ngoài công lập như dân lập, tưthục…

I.4 Chuyên đề 4 Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường TH

Tư vấn là quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến người được tưvấn nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương pháp giải quyết khác nhau.Trên cơ sở đó, người được tư vấn có thể tự tin chọn những phương án, cách giải quyếttình huống phù hợp với bản thân, nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm vụ đặtra

Trang 9

Hướng dẫn tư vấn về giáo dục là giúp học sinh yếu, kém nhằm khắc phục tìnhtrạng lưu ban, bỏ học; học sinh trung bình duy trì và cải thiện học lực của bản thân;học sinh khá nâng cao sự tiến bộ của họ.

Hướng dẫn tư vấn về ứng xử xã hội là giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắcriêng tư có quan hệ tới nhu cầu cá nhân; quan hệ giao tiếp, ứng xử với người khác Ngoài ra còn có hướng dẫn tư vấn về phương pháp học tập, về tham gia các hoạtđộng xã hội, về thẩm mỹ, về tác hại của game online, về chăm sóc sức khỏe vị thànhniên, về bạo lực học đường, về lợi ích, tác hại của các trang mạng xã hội

Tiến trình tư vấn:

- Gặp gỡ, niềm nở đón tiếp, tạo ra sự tin tưởng cởi mở, thân thiện ngay từ ban đầu

- Gợi hỏi thông tin về lí do và mong muốn của người được tư vấn

- Giới thiệu thông tin, người tư vấn chỉ cung cấp thông tin cần và đủ, có lợi chongười được tư vấn

- Giúp đỡ để người được tư vấn hiểu rõ hơn hoàn cảnh của bản thân, từ đó cùngnhau thảo luận và chọn những giải pháp phù hợp

- Giải thích cho người được tư vấn hiểu rõ hơn giải pháp mà họ đã lựa chọn

- Tư vấn không bó hẹp trong một lần gặp gỡ, vì vậy sau mỗi lần gặp gỡ, người tưvấn cần tóm tắt nội dung cơ bản đã trao đổi, nhắc nhở người được tư vấn suy nghĩ,hành động và nếu cần thiết phải gặp lại thì cần có dặn dò, hẹn với họ để họ yên tâmhơn

CHƯƠNG II KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP II.1 Chuyên đề 5 Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường TH

Giáo viên điều khiển học sinh tích cực, chủ động học tập, tư duy sáng tạo Đẩymạnh dạy học theo hướng cá thể, làm cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, hànhđộng nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau, tự tin bày tỏ ý kiến của mình

Trang 10

Thực hiện quá trình chuyển hóa từ truyền thụ kiến thức sang quá trình phát triểnnăng lực, phẩm chất cho học sinh Đổi mới các hoạt động giáo dục, gắn học với hành,

lý thuyết với thực tiễn, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, hướng dẫnhọc sinh tự tìm ra kiến thức trọng tâm của bài học, hạn chế tối đa lối truyền thụ kiếnthức một chiều

II.2 Chuyên đề 6 Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên TH hạng III

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá nhân, được hình thành và phát triểntrong một lĩnh vực hoạt động cụ thể; là sức mạnh tiềm tàng của con người trong giảiquyết các vấn đề thực tiễn

Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên TH là giúp giáo viên phát triển các nănglực:

- Năng lực tìm hiểu: tìm hiểu học sinh TH; tìm hiểu môi trường nhà trường TH; tìmhiểu môi trường xã hội

- Năng lực chuyên môn: dạy học theo bộ môn; hiểu biết các kiến thức khoa học nềntảng rộng, liên môn

- Năng lực tổ chức: tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội, kĩ năng sống vàgiá trị sống cho học sinh TH; tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm; năng lực giáo dục học sinh có hành

vi không mong đợi; năng lực tư vấn và tham vấn giáo dục TH

- Năng lực chủ nhiệm lớp

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hoạt động xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp và năng lực nghiêncứu khoa học giáo dục TH

II.3 Chuyên đề 7 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường TH

Để dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS tiểu học thì việc dạy họckhông thể theo cách thức thuyết giảng, truyền đạt một chiều (chỉ có GV nêu kiến thức

Trang 11

và HS ghi chép) mà chúng ta cần áp dụng những phương pháp dạy học mới, lấy HS làchủ thể tích cực, cho HS tự tìm tòi, chiếm lĩnh lấy kiến thức thông qua các phươngpháp dạy học như:

a) Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học mà bản chất của nó làđặt ra trước HS một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa đựng những mâu thuẫngiữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích học

HS tự giác, có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tíchcực của HS trong quá trình giải quyết vấn đề

b) Phương pháp bàn tay nặn bột: Dưới sự giúp đỡ của GV chính HS tìm ra câutrả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm,quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra từ đó hình thành kiến thức cho mình

c) Dạy học tích hợp theo chủ điểm

II.4 Chuyên đề 8 Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường TH

- Thanh tra là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một sốđối tượng nhất định, hay thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địaphương, cơ quan xí nghiệp

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục là công tác kiểm soát, xemxét tại chỗ những việc làm của cơ quan, cơ sở giáo dục ( mục tiêu, kế hoạch, chươngtrình giáo dục ; quy chế chuyên môn, thi cử )

Như chúng ta đã biết, thanh tra giáo dục có 3 nội dung chính: thanh tra chuyênmôn, thanh tra quản lí và thanh tra khiếu nại tố cáo Trong nội dung thanh tra chuyênmôn, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một nội dung quan trọng, nó chiếmmột thời lượng khá lớn trong bước tiến hành thanh tra một cơ sở giáo dục

Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên có vai trò quan trọng nhằm:

- Đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên

Trang 12

- Đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên môn vàcác quy định khác có liên quan

- Tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, đôn đốc việc tuânthủ quy chế chuyên môn

- Phát hiện kinh nghiệm tốt để phổ biến

- Xác định một trong những điều kiện quan trọng trong việc bố trí sử dụng, đàotạo, bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lí

II.5 Chuyên đề 9 Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường TH

Các giải pháp được thực hiện trong quản lý công tác bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho đội ngũ GV:

- Xây dựng đội ngũ GV đoàn kết nhiều thế hệ, thương yêu đùm bọc nhau “già dìudắt trẻ” thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hoạt động của bộ phận chuyênmôn và sinh hoạt hội đồng sư phạm nhà trường

- Tạo điều kiện và khai thác thế mạnh của đội ngũ giáo viên trẻ đó là được trang

bị kiến thức hiện đại, có trình độ ngoại ngữ và tin học

- Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các nhóm tổ chuyên môn theotinh thần hướng dẫn của Phòng Giáo dục – Đào tạo

- Quản lý kiểm tra thường xuyên nội dung tự học tự bồi dưỡng của GV

- Động viên và tạo mọi điều kiện để những giáo viên chưa đạt trình độ chuẩnphải tích tham gia học lớp “đào tạo chuẩn”

- Phát động phong trào viết SKKN

- Công tác kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện giáo viên của tổ trưởng chuyênmôn và Ban giám hiệu được thực hiện thường xuyên liên tục có thể báo trước vàkhông báo trước Qua kiểm tra, nhà trường đánh giá đúng năng lực chuyên môn thựcchất của GV để từ đó họ phát huy hoặc khắc phục những yếu kém

Trang 13

- Tổ chức thi GV giỏi cấp trường tuyển chọn GV dự thi cấp huyện, cấp tỉnh,thông qua cuộc thi GV giỏi các cấp mỗi giáo viên nhận thức được nhiều điều về kiếnthức và phương pháp sư phạm

- Công tác thi đua khen thưởng: đây là một hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩyphong trào, động viên khuyến khích kịp thời những nhân tố tích cực

II.6 Chuyên đề 10 Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường TH

- Xã hội hóa giáo dục là: Làm chuyển biến nhận thức của các cấp tổ chức Đảngchính quyền, đoàn thể, các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội mọi cá nhân, tập thể,cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hóa giáo dục Phối hợp chặt chẽ vớicác ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, hợp đồng trách nhiệm vận động trong tổchức mình thực hiện mục tiêu giáo dục Phối hợp tốt với ban đại diện cha mẹ HS củatrường trong việc vận động các tầng lớp trong xã hội tham gia tư vấn, hỗ trợ trườngtrong việc giáo dục HS

- Môi trường giáo dục của nhà trường, sự phát triển của nhà trường luôn phụ thuộc

vào sự phát triển và nhu cầu của cộng đồng Tác động của cộng đồng đối với nhàtrường vốn xuất phát từ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Đảng vàNhà nước ta cũng luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, song do nước ta còn nghèonên sự đầu tư của Nhà nước cho giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển củagiáo dục nên rất cần tới sự hỗ trợ của gia đình, xã hội và cộng đồng

- Mục tiêu của giáo dục là nhằm phát triển toàn diện nhân cách HS về đạo đức, trítuệ, thẩm mỹ, thể chất, kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng, của xã hội Song mục tiêu đó có thực hiện được haykhông phụ thuộc vào môi trường mà gia đình và cộng đồng tạo ra có lành mạnh haykhông

- Giáo dục chịu sự chi phối của môi trường văn hóa, môi trường giáo dục Sựtham gia của cộng đồng vào việc xây dựng môi trường văn hóa, môi trường giáo dụcrất đa dạng, phong phú Mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể tham gia được

Ngày đăng: 16/08/2018, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w