1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập môn quản trị tài chính

5 885 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

Tính NPV Bài5: Sau quá trình nghiên cứu và phát triển rộng rãi, Goodweek Tyres, Inc., một công ty có hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập ngoài lãnh thổ Malaysia, gần đây đã phát triển

Trang 1

BÀI TẬP CHƯƠNG 4 Bài 1

Một dự án được kỳ vọng sẽ làm thay đổi EBIT hàng năm của công ty là 450 000USD trong suốt thời gian tồn tại 5 năm Biết mức khấu hao hàng năm của dự án là 100.000 USD, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% Đầu tư VLĐR ban đầu như bảng sau bảng sau:

a Biết nhu cầu VLĐR của dự án không thay đổi từ năm 1 đến năm 4

b Lập bảng dòng tiền cho dự án, biết tài sản cố định được khấu hao hết khi thanh lý dự án Và dự án được đầu

tư toàn bộ bằng vốn chủ sở hữu

c Thẩm định dự án theo phương pháp NPV, PP biết công ty phải tạo ra mức sinh lời từ dự án đầu tư là 12%/ năm

Bài 2 :

Một dự án mua thiết bị của công ty Mekong có số liệu dự toán như sau:

Chi phí mua thiết bị là 12000 USD, Chi phí vận chuyển và lắp đặt 1000 USD Tài sản được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm Dự tính năm đầu tiên, Công ty bán được 7500 sp với giá 2 USD/sp Chi phí dự tính năm đầu tiên là 10.000 USD (chưa tính khấu hao) Doanh thu và chi phí dự kiến hàng năm tăng 5% Thu nhập thanh lý tài sản dự kiến là 3.000 USD (chưa thuế) Đời sống của dự án là 5 năm Chi phí sử dụng vốn của

dự án là 12%/năm Thuế suất TNDN là 28% Nhu cầu VLĐR của dự án như sau:

Yêu cầu: Thẩm định dự án theo các tiêu chí NPV, PI, PP

Bài 3:

Năm 2006, Công ty ABT xem xét khả năng đầu tư một nhà máy sản xuất máy tính xách tay với 100% vốn chủ

sở hữu Công ty đã thuê một nhà tư vấn dự án để nghiên cứu tiền khả thi dự án này với chi phí là 50.000 USD

Hiện công ty đang có một nhà xưởng đã xây dựng hoàn chỉnh tại Khu công nghiệp phần mềm Quang Trung Nhà xưởng này hiện đang được cho thuê với giá 115.500 USD Nếu thực hiện dự án, công ty sẽ kết thúc hợp đồng thuê và dùng nhà xưởng này làm nơi sản xuất cho dự án mới

Chi phí mua máy móc thiết bị là 5.700.000 USD Chi phí vận chuyển và lắp đặt là 10.000 USD Thời gian sử dụng máy móc thiết bị dự tính là 5 năm Toàn bộ máy móc thiết bị được tính khấu hao đều trong 5 năm (tức là khấu hao theo đường thẳng) Vốn lưu động ròng của dự án là 800 triệu không đổi qua các năm

Phòng tiếp thị của công ty sau khi nghiên cứu thị trường đã đưa ra kết quả dự báo với mức độ tin cậy khá cao như sau: số lượng bán ra trung bình hàng năm sẽ là 4.900 máy, giá bán trung bình là 1.200 USD/máy Các số liệu này không đổi trong suốt 5 năm hoạt động của dự án

Trang 2

Phòng tài chính kế toán của công ty ước lượng chi phí hoạt động trung bình (chưa kể khấu hao) của dự án sẽ là 2.500.000 USD/năm Dự án sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2007

Thuế suất thuế thu nhập công ty là 28% ABT có hệ số beta 1,4 Lãi suất phi rủi ro bằng 7% Suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục thị trường là 17%

Yêu cầu:

1 Lập báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến của dự án

2 Lập báo cáo ngân lưu dự kiến của dự án

3 Xác định thời gian hòan vốn có chiết khấu của dự án

4 Thẩm định dự án theo tiêu chí NPV

Bài 4: Doanh nghiệp X đang xem xét đầu tư 1 dự án có tổng vốn đầu tư là 2000 triệu đồng trong đó đầu tư TSCĐ

là 1800 và vốn lưu động ròng ban đầu là 200 Dự án tồn tại trong 4 năm TSCĐ được khấu hao với tỷ lệ bình quân

20%/năm so với nguyên giá và khi dự án kết thúc được bán với giá thị trường là 390 triệu.

Cho biết các thông tin khác như sau:

- Doanh thu mỗi năm là 2100 triệu

- Chi phí hoạt dộng mỗi năm là 50% doanh thu

- Chi phí quảng cáo mỗi năm là 100 triệu

- Chi phí khác không kể khấu hao và lãi vay là 50 triệu

- Thuế thu nhập DN: 40%

- Vốn lưu động ròng được tài trợ hòan toàn bằng vốn chủ sở hữu

- TSCĐ được tài trợ 40% từ đi vay và 60% vốn chủ sở hữu

- Tiền vay được thanh toán theo niên kim cố định (thanh toán gốc và lãi hàng năm bằng nhau) với lãi suất 10%/năm

- Tỷ lệ chiết khấu: 13%

Yêu cầu:

1 Xác định số vốn vay của dự án

2 Lập bảng thanh toán gốc lãi của dự án

3 Lập báo cáo kết quả kinh doanh của dự án

4 Xác định dòng tiền của dự án

5 Tính NPV

Bài5:

Sau quá trình nghiên cứu và phát triển rộng rãi, Goodweek Tyres, Inc., một công ty có hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập ngoài lãnh thổ Malaysia, gần đây đã phát triển một loại lốp cao su mới có tên gọi là SuperTread và cần cân nhắc để ra quyết định liệu có nên đầu tư và bán sản phẩm SuperTread hay không Sản phẩm lốp cao su mới này được coi là lý tưởng cho các tài xế hay phải lái xe trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc trên những đoạn đường xấu Chi phí nghiên cứu và phát triển đến thời điểm này là 10 triệu đôla Sản phẩm mang nhãn hiệu SuperTread có thể được chào bán ra thị trường đầu năm nay và công ty Goodweek dự kiến sản phẩm này sẽ có mặt trên thị trường

Trang 3

trong khoảng thời gian là 4 năm Chi phí thăm dò thị trường hết 5 triệu đôla và kết quả cho thấy thị trường đối với loại sản phẩm lốp cao su SuperTread là rất tiềm năng

Với tư cách là nhà phân tích tài chính tại công ty Goodweek Tyre, bạn được yêu cầu đánh giá dự án sản phẩm lốp cao su SuperTread và đưa ra gợi ý liệu có nên tiến hành dự án này hay không Bạn được biết rằng tất cả các chi phí đầu tư cho sản phẩm SuperTread trước đây là các chi phí chìm và chỉ có các dòng tiền trong tương lai mới được tính đến Ngoại trừ chi phí đầu tư ban đầu sẽ phát sinh ngay tại thời điểm đầu tư ban đầu, tất cả các dòng tiền dự án đem lại giả thiết sẽ xuất hiện vào thời điểm cuối năm

Goodweek sẽ phải bỏ chi phí đầu tư ban đầu là 120 triệu đôla để mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm SuperTread Thời gian sử dụng của máy móc thiết bị dự kiến là 7 năm Cuối năm thứ 4 máy móc thiết bị này có thể thanh lý trên thị trường ở mức giá $60 triệu đôla Công ty dự định bán sản phẩm SuperTread ở hai thị trường:

i Thị trường Nhà sản xuất Thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturer –OEM) Thị trường OEM chủ yếu

bao gồm các hãng sản xuất ôtô lớn (chẳng hạn như Ford) Các công ty này mua lốp cao su để sản xuất ôtô Đối với thị trường OEM, công ty SuperTread dự kiến sẽ bán được sản phẩm SuperTread với giá 36 đôla/chiếc Chi phí biến đổi để sản xuất mỗi chiếc lốp cao su là 18 đôla

ii Thị trường thay thế (Replacement Market – RM) Thị trường thay thế bao gồm tất cả các lốp cao su được

mua sau khi ôtô đã được bán tới người tiêu dùng Thị trường này đem lại lợi nhuận biên can hơn và dự kiến công ty Goodweek sẽ bán được giá là $59 mỗi chiếc lốp xe SuperTread Chi phí biến đổi giông như đối với Thị trường OEM

Goodweek Tyres dự định điều chỉnh giá tăng 1% do lạm phát Chi phí biến đổi cũng sẽ tăng 1% do lạm phát Thêm vào đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý phát sinh đối với dự án SuperTread trong năm đầu là 25 triêu đôla, sau đó tăng lên theo tỷ lệ lạm phát trong các năm tiếp theo

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là 40% Tỷ lệ lạm phát hàng năm sẽ ổn đinh ở mức 3.25% Công ty sử dụng tỷ lệ chiết khẩu là 15.9% cho việc đánh giá dự án để ra quyết định đầu tư

Bạn quyết định sử dụng thang tỷ lệ khấu hao như sau:

Bạn còn phải xác định vốn lưu động ròng (NWC) cần thiết cho dự án này Khoản đầu tư ban đầu cần thiết cho NWC là 11 triệu đôla, từ năm 1-3 chi phí đầu tư vốn lưu động hằng năm sẽ là chiếm 15% doanh thu, toàn bộ NWC sẽ được thu hồi vào năm thứ 4

Thị trường lốp cao su: Các chuyên gia phân tích ngành công nghiệp ôtô dự báo rằng các nhà sản xuất ôtô

sẽ sản xuất 2 triệu xe mới trong năm nay và sản lượng sẽ tăng 2.5% vào các năm sau Mỗi xe ôtô mới sẽ

Trang 4

cần 4 lốp xe (lốp xe dự trữ có cỡ nhỏ hơn và được xếp vào loại khác) Sản phẩm lốp xe SuperTread của Goodweek dự kiến sẽ chiếm 11% thị phần thị trường OEM

Các nhà phân tích ngành cũng dự tính quy mô thị trường RM năm nay sẽ tiêu thụ khoảng 14 triệu chiếc lốp

xe và sẽ tăng trưởng 2% hàng năm Goodweek dự kiến sản phẩm SuperTread sẽ chiếm lĩnh được 8% thị phần thị trường này

Yêu cầu:

1 Lập bảng khấu hao cho nhà máy mới

2 Lập báo cáo kết quả kinh doanh

3 Lập bảng dòng tiền của dự án

4 NPV và IRR của dự án sẽ là bao nhiêu? Công ty Goodweek có nên tiến hành đầu tư vào dự án này hay không?

Bài 6:

bài tập tình huống

Đầu tư là lĩnh vực hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín thương hiệu Tuy nhiên, không phải lúc nào việc đầu tư cũng mang lại hiệu quả như mong muốn

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ từ những dự án đầu tư Bởi dù được tính toán kỹ lưỡng đến đâu thì một dự án đầu tư cũng không thể tránh khỏi những yếu tố tác động như: chính sách của chính phủ, tác động của nền kinh tế, những thay đổi của thị trường Vậy ngoài việc đưa ra được các quyết định đầu tư, trong quá trình vận hành dự án, các CFO cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra, để có những điều chỉnh phù hợp tránh được những thiệt hại lớn do việc thực hiện dự án đem lại

Tình huống của CFO:

Công ty nước giải khát TB là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về nước giải khát ở Việt Nam Cùng

với đà phát triển, công ty đã thành lập thêm công ty cổ phần BB, chuyên sản xuất chai thủy tinh và nắp chai để

phục vụ cho các sản phẩm của công ty mẹ, đồng thời khai thác thị trường bao bì

Công ty TB đã đầu tư một số vốn lớn cho dây chuyền sản xuất hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á của công ty con BB Giám đốc sản xuất ở công ty mẹ sẽ được chuyển sáng làm giám đốc công ty bao bì, và phần lớn bộ phận lãnh đạo của công ty con là những người làm việc lâu năm trong lĩnh vực nước giải khát của công ty mẹ chuyển sang

Sau 2 năm hoạt động, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ vẫn ổn định còn công ty con Thiên Ý thì mới chỉ hoạt động được khoảng 40% công suất, công nhân thường xuyên không có việc nên một số đã

bỏ việc Hoạt động bán hàng không tốt, lý do là công ty đã không đánh giá đúng thị trường dành cho loại mặt hàng này Các công ty có thể trở thành khách hàng của BB là những công ty trong ngành đồ uống, tuy nhiên các công ty này đều đã có nhà cung cấp bao bì thủy tinh và các nhà cung cấp này đều có những chính sách giữ chân khách hàng rất quyết liệt BB là nhà máy mới, khấu hao lớn nên khó cạnh tranh được về giá Bên cạnh đó, người có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực bao bì là phó giám đốc bộ phận phụ trách kinh doanh đã nghỉ việc và chuyển sang làm cho đối thủ với mức lương cao hơn Sự thua lỗ của công ty con BB sau 2 năm hoạt động, ảnh hưởng đến hiệu quả

Trang 5

kinh doanh và doanh thu của công ty mẹ Mặc dù mặt hàng nước giải khát của công ty mẹ tăng trưởng tốt, nhưng

sự thua lỗ của BB đã khiến cho lợi nhuận của cả tập đoàn giảm sút

Số vốn bỏ ra đầu tư cho công ty con lớn mà hoạt động của công ty này không manng lại lợi nhuận cho công ty

mà lại làm tăng thêm khoản lỗ cho công ty mẹ khiến cho nhà đầu tư hoang mang và mất niềm tin vào lĩnh vực kình doanh mới đã đẩy giá cổ phiếu của công ty TB trên thị trường bị liên tục giảm

Trước tình hình này TB đã triệu tập cuộc họp HĐQT gấp để đưa ra giải pháp kịp thời, tránh để nhà đầu tư thêm hoang mang bán cổ phiếu của công ty ồ ạt ra thị trường Có hai giải pháp được đưa ra trong cuộc họp:

Phương án 1: Bán công ty con

Dù công ty BB còn có thể có những cơ hội kinh doanh nhưng trong tình huống khẩn cấp thế này, không còn thời gian để xem xét lại chiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty nữa do đó công ty mẹ nên bán công ty bao bì

BB, xem đó là một dự án đầu tư không hiệu quả của công ty, do đó công ty cần phải dừng kịp thời, cắt lỗ kịp thời

để không làm ảnh hưởng đến công ty nước giải khát TB TB có thể tìm những công ty là nhà cung cấp trước đây để thương thuyết bán lại cho họ, với cam kết sẽ chuyển toàn bộ nhu cầu của công ty, tức là 40% công suất của nhà máy mới cho họ, thì TB có thể hi vọng có được mức giá bán hợp lý

Phương án 2: Tiếp tục duy trì dự án đầu tư

- Xem xét lại xem công ty con BB lỗ do đâu? Và thị trường cổ phiếu đang giai đoạn nào? Cổ phiếu công ty đang giảm theo xu hướng chung của thị trường, thì không có gì phải lo ngại Nếu bán công ty con có thể làm cho các nhà đầu tư thêm nghi ngại, và càng làm cho giá cổ phiếu của công ty mẹ giảm

- Công ty con có dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Đông Nam Á, nên đó là một lợi thế Nếu công ty có thể thiết kế ra những mẫu mã đẹp, tốt, có thể giúp cải thiện hình ảnh của sản phẩm công ty mẹ, sẽ làm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của công ty mẹ Hơn nữa, công ty mẹ nên tận dụng uy tín của mình trên thị trường nước giải khát để phát triển thêm một số mặt hàng mới, tăng thêm năng suất cho công ty con

Bạn nghĩ gì về các phương án trên? Giải pháp của bạn đưa ra cho tình huống này là như thế nào? Quyết định tài chính mà bạn đưa ra ở đây là như thế nào

Ngày đăng: 28/07/2018, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w