1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Ngôn ngữ việt trong thế giới phẳng

5 347 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

Theo dòng thời gian, đời sống ngôn ngữ lại nảy sinh một số từ mới, một số thành ngữ, một số câu hát nhại theo câu hát chính thống, hoặc để châm biếm hoặc tạo nên tiếng cười. Chúng chỉ sống một thời gian rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời "tiếng lóng" khác. Nhưng giờ đây cách nói chệch, nói lóng đang trở nên lan tràn và được sử dụng một cách bừa bãi. Nó làm mất đi những nét đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt và có nguy cơ trở thành căn bệnh khó chữa. Tôi có một anh bạn là giáo viên người Nhật Bản. Anh kể không ít lần anh đã không hiểu người trong nước nói gì khi đã lâu mới về nước. Các câu chữ bị biến dạng, hoặc gộp với nhiều từ tiếng Anh để tạo ra một từ mới. Tiếng Anh theo kiểu Nhật, và các kiểu viết tắt trong ngôn ngữ thoại trên mạng Internet giờ đã được Chính phủ Nhật Bản công nhận và đưa vào từ điển. Tôi cũng nói với anh, lâu nay tôi chẳng đi đâu, vậy mà cũng trở nên "mù chữ" vì không đọc và hiểu được hết những gì người Việt nói và viết. Tuy chưa chính thức được công nhận, nhưng dường như những lối nói chệch, nói quá, nói lóng, nói đệm tiếng Anh cũng trở nên rất phổ biến ở Việt Nam.

Ngôn ngữ Việt trong thế giới phẳng 1:30, 06/10/2009 Theo dòng thời gian, đời sống ngôn ngữ lại nảy sinh một số từ mới, một số thành ngữ, một số câu hát nhại theo câu hát chính thống, hoặc để châm biếm hoặc tạo nên tiếng cười. Chúng chỉ sống một thời gian rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời "tiếng lóng" khác. Nhưng giờ đây cách nói chệch, nói lóng đang trở nên lan tràn và được sử dụng một cách bừa bãi. Nó làm mất đi những nét đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt và có nguy cơ trở thành căn bệnh khó chữa. Ngôn ngữ nơi công sở đang dần biến đổi. (ảnh minh họa) Lưu để đọc sau Email bài này In trang này In bài này Ý kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài 10 bài được đọc nhiều nhất Tôi có một anh bạn là giáo viên người Nhật Bản. Anh kể không ít lần anh đã không hiểu người trong nước nói gì khi đã lâu mới về nước. Các câu chữ bị biến dạng, hoặc gộp với nhiều từ tiếng Anh để tạo ra một từ mới. Tiếng Anh theo kiểu Nhật, và các kiểu viết tắt trong ngôn ngữ thoại trên mạng Internet giờ đã được Chính phủ Nhật Bản công nhận và đưa vào từ điển. Tôi cũng nói với anh, lâu nay tôi chẳng đi đâu, vậy mà cũng trở nên "mù chữ" vì không đọc và hiểu được hết những gì người Việt nói và viết. Tuy chưa chính thức được công nhận, nhưng dường như những lối nói chệch, nói quá, nói lóng, nói đệm tiếng Anh cũng trở nên rất phổ biến ở Việt Nam. Chúng ta dễ dàng bắt gặp ngay chính trên các phương tiện thông tin đại chúng những từ tiếng Anh như: em-xi (người dẫn chương trình); cát-xê (tiền bồi dưỡng), sô (biểu diễn), lai-vờ-sâu (biểu diễn trực tiếp), nhạc clat-xích (nhạc cổ điển), nhạc căn-tri (nhạc đồng quê), các fan (người hâm mộ), hu-li-gân (côn đồ), teen (tuổi thiếu niên), top-hít (đứng đầu) . Họ dùng những từ ngữ ấy một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Cách nói nửa Tây nửa ta lại càng phổ biến hơn, đặc biệt là giới văn phòng có tiếp xúc với người nước ngoài. Họ sử dụng ắp-đết (cập nhật), búc (đặt phòng), chếch ao, chếch in (nhận trả phòng), prồ (chuyên nghiệp), prốc-lầm (vấn đề); sua (chắc chắn), đít-cao (thảo luận) . một cách thành thạo và coi đó là thước đo của sự chuyên nghiệp. Việc sử dụng các từ nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ là không tránh khỏi vì có quá nhiều thuật ngữ mới chưa được định nghĩa trong tiếng Việt. Nhưng với những từ vừa nêu trên, chúng ta dễ dàng tìm ra được từ thay thế, ngay như với từ "teen", ở tiếng Việtthể kể ra những từ thay thế như: tuổi thiếu niên, tuổi mới lớn, tuổi ô mai, tuổi dậy thì, tuổi chanh cốm, tuổi xanh, tuổi học trò, tuổi trăng tròn, tuổi mười bảy, tuổi vị thành niên . Nhưng với xu hướng hiện nay, nếu dùng đúng nghĩa một cách quy chuẩn như vậy sẽ bị coi là "lúa" (tức là nhà quê). Phải dùng xen vào các từ nước ngoài, hoặc có thể ghép nghĩa, ghép âm vần mới được coi là mốt, là "sành điệu". Chỉ trong vài năm trở lại đây, tiếng Việt đã bị bóp méo và sử dụng một cách bừa bãi. Càng nói lùng bùng, khó hiểu càng được coi là lạ, sành điệu. Người sử dụng sẵn sàng ghép thêm những vần mới chẳng liên quan gì tới câu chính, hoặc những từ có nghĩa khác mang tính phản cảm và trần trụi. Như khi khen ai đẹp thì được dùng là "đẹp dã man" hoặc "hơi bị ngon". Những từ như "sến" (tình cảm ướt át), "chuối" (hành động nhàm chán không đâu vào đâu), "leng keng", "chập cheng" (thần kinh có vấn đề), "mít ướt" (dễ mủi lòng, dễ khóc), "dở hơi ăn cám lợn" (kỳ cục) được dùng quen thuộc đến độ khi yêu cầu người nói phải thay bằng một từ tương đương đã khiến không ít người lúng túng. Đã từng có thời những từ lóng: sức mấy, cực kỳ, bóc lịch, ổ quỷ, sách ba xu, trái cấm, xế hộp, âm lịch, xưa rồi Diễm ơi, chảnh, xù . đã được được coi là những từ rất mới. Nhưng giờ đây đã được thay thế bằng những từ không thể đoán hết nghĩa, đặc biệt là những từ dùng theo kiểu nói chệch: đúng roài (đúng rồi), khoái lém (khoái lắm), sao dị (sao vậy), chít lìn (chết liền), bít rùi (biết rồi), iu (yêu), dìa (về), đâu gòi (đâu rồi), chìu (chiều), dị (vậy), ù (ừ), mừ (mà), bùn (buồn), hic hic (thể hiện trang thái buồn), ha ha (thể hiện trạng thái vui), trùi ui (trời ơi), wen (quen), thik (thích), bb (tạm biệt) . Trước đây ngôn ngữ này được giới trẻ dùng để chat hoặc nhắn tin cho nhanh, nhưng hiện nay nó lan nhanh trong ngôn ngữ đời thường. Lúc đầu cũng nhiều người phản ứng, cho là không thuận tai, khó đọc, nhưng dần dần cũng thấy ngộ ngồ rồi học theo một cách dễ dãi. Trong chiều hướng hiện nay, nó đang dần vượt qua khuôn phép và mang ý nghĩa xấu, khiến nhiều người lo ngại, cho đây là sự "ô nhiễm" trầm trọng của tiếng Việt. Tuy nhiên xét theo một khía cạnh khác, nó đã phản ánh sự thay đổi trong lối sống của giới trẻ, là sự giao thoa của các nền văn hóa mà trong đó ngôn ngữ là điều dễ thấy nhất. Thời gian có mặt của tiếng lóng chưa lâu, nó mới chỉ là một trào lưu mới, nên chưa thể khẳng định sự tồn tại lâu dài của nó. Hơn nữa, sự vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài luôn xảy ra đối với mọi ngôn ngữ, nên nếu có sự kiểm soát của cơ quan hay tổ chức có đủ quyền lực để quyết định về những trường hợp vay mượn cụ thể, sẽ bảo vệ được sự trong sáng của tiếng nói dân tộc. Mẹ chồng tôi dạo gần đây hay có cách nói chuyện thêm vào phía sau mỗi câu nói: "Nói cho vuông". Tôi không hiểu lắm nghĩa của từ này, nhưng có vẻ nó giống với từ "nói thế cho nhanh". Tôi cũng nghe đâu đó một vài bạn trẻ sử dụng từ này, nhưng sự lặp lại thường xuyên của một người lớn tuổi khiến tôi không khỏi băn khoăn. Nó giống như một thứ "gia vị", gia giảm tùy theo người nói, nhưng nếu quá đậm thì sẽ khó được chấp nhận. Thằng cháu nội của bà mới qua tuổi tập nói cũng đang dùng những từ như thế để đối đáp với bà. Nó nói: "Buồn như con chuồn chuồn", "chán như con gián", hay "nhỏ như con thỏ", "lớn như con lợn" . người lớn nghe chỉ cười, có khi còn khen là "thông minh" nữa. Vẫn biết là cháu giỏi bắt chước theo người lớn, nhưng cứ nếu thế này thì con tôi sẽ mất dần đi khả năng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt. Tôi sợ rằng một ngày kia hai bà cháu sẽ nói chuyện không còn những từ "dạ", "thưa" mà theo ngôi xưng "You" (bạn) và "I" (tớ) kiểu rất Tây. Một thế giới phẳng đang hiện hữu ngay ở nhà tôi . Ngôn ngữ Việt trong thế giới phẳng 1:30, 06/10/2009 Theo dòng thời gian, đời sống ngôn ngữ lại nảy sinh một số từ mới, một số thành ngữ, một số. (tạm biệt)... Trước đây ngôn ngữ này được giới trẻ dùng để chat hoặc nhắn tin cho nhanh, nhưng hiện nay nó lan nhanh trong ngôn ngữ đời thường. Lúc đầu

Ngày đăng: 09/08/2013, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w