Chính vì những lý do trên mà chúng em đã nghiên cứu “thiết kế chế tạo máy đóng gói kẹo tự động dạng đứng loại viên tròn” để đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước.. Tầm quan trọng của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY ĐÓNG GÓI KẸO TỰ ĐỘNG
DẠNG ĐỨNG LOẠI VIÊN TRÒN
Họ và tên sinh viên: ĐẶNG VĂN THẾ
Niên khoá: 2009-2013
Trang 2THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY ĐÓNG GÓI KẸO TỰ ĐỘNG
Giáo viên hướng dẫn:
KS Phạm Thanh Lưu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí
Công Nghệ, cùng tất cả quý thấy cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
thời gian học tại trường
Thầy Th.s Lê Văn Bạn, Trưởng Bộ Môn Điều Khiển Tự Động, Kỹ sư
Phạm Thanh Lưu ở công ty TNHH Kim Đại Lợi đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp
Công ty TNHH Kim Đại Lợi, và các anh em trong công ty đã giúp đỡ em
trong quá trình làm khóa luận
Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013
ĐẶNG VĂN THẾ
Trang 4TÓM TẮT
Việt Nam là nước đang trên đà phát triển, đang trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, các loại máy móc ít nhiều có tính tự động hoặc bán tự
động Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất thực phẩm Trong
đó có các loại máy đóng gói tự động Máy đóng gói tự động được ứng dụng công nghệ
tự động làm giảm nhân công lao động và tăng hiệu quả công việc Nhưng hầu hết đây
là những máy nhập từ nước ngoài và có giá thành rất đắt Đó là nguyên nhân em thực
hiện đề tài: “ Thiết kế, chế tạo máy đóng gói kẹo tự động” Quá trình thực hiện đề tài
được tiến hành tại công ty TNHH Kim Đại Lợi, trong thời gian 28/2/2013 đến
Đã hoàn thành được mục tiêu đã đề ra Máy dùng để đóng gói là kẹo có trọng
lượng 2g dạng cứng loại viên tròn, năng suất từ 30 đến 60 viên trong 1 phút với dạng
bao có nếp gấp hai bên hông và ba đường hàn ( hai đầu bao với dọc theo chiều dài
bao) Trên máy đóng gói có các cụm bộ phận chính sau:
Cụm bộ phận xả giấy
Cụm bộ phận mâm cấp liệu
Cụm bộ phận ép bao kẹo ( ép đáy và ép bụng)
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
KS Phạm Thanh Lưu Đặng Văn Thế
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tầm quan trọng của đề tài 1
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Tầm quan trọng của đóng gói sản phẩm và vấn đề chung của máy đóng gói 3
2.1.1 Tầm quan trọng của máy đóng gói 3
2.1.2 Vấn đề chung của máy đóng gói 4
2.2 Khảo sát các loại máy đóng gói 4
2.3 Tra cứu linh kiện cho quá trình thiết kế 6
2.3.1 Cơ cấu bộ truyền đai 6
2.3.1.1 Kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ truyền đai 6
2.3.1.2 Phân loại bộ truyền đai 6
2.3.1.3 Ưu nhược điểm của bộ truyền đai 6
2.3.1.4 Phương pháp điều chỉnh căng đai 7
2.3.1.5 Các kiểu truyền động đai 7
2.3.1.6 Vật liệu dây đai 9
2.3.2 Cơ cấu bánh răng: 9
2.3.3 Cơ cấu cam 10
2.3.3.1 Ưu nhược điểm 11
2.3.3.2 Phân loại 11
Trang 62.3.4 Trục 12
2.3.5 Động cơ bước 13
2.3.6 Động cơ điện xoay chiều 1 phase 15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
3.1.1 Địa điểm tiến hành 17
3.1.2 Phân bố thời gian tiến hành 17
3.2 Đối tượng và thiết bị nghiên cứu 18
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.2.2 Thiết bị nghiên cứu 18
3.3 Các phương pháp thiết kế 18
3.4 Phương pháp thực hiện đề tài phần cơ khí 19
3.5 Phương tiện thực hiện đề tài 19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Yêu cầu kỹ thuật của máy thiết kế 20
4.2 Sơ đồ chung của máy đóng gói kẹo tự động 21
4.2.1 Sơ đồ chung của máy đóng gói kẹo bằng bản vẽ 3D 21
4.2.2 Sơ đồ chung của máy đóng gói kẹo tự động bằng bảng vẽ 2D 22
4.3 Sơ đồ hoạt động của máy 22
4.4 Tính động học cho máy 23
4.5 Chọn các thiết bị truyền động và dẫn động cho máy 24
4.6 Thiết kế phần cơ khí 24
4.6.1 Khung máy 24
4.6.2 Bộ phận xả giấy 25
4.6.3 Bộ phận cấp liệu 28
4.6.3.1 Mâm trên 29
4.6.3.2 Mâm dưới 30
Trang 74.6.4 Bộ phận ép 33
4.6.4.1 Ép đáy 33
4.6.4.2 Ép bụng 37
4.7 Thi công các chi tiết của máy 40
4.8 Kết quả 40
4.9 Chạy thử nghiệm máy 44
4.10 Thảo luận 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Máy đóng gói kẹo tròn 4
Hình 2.2: Máy đóng gói cà phê 5
Hình 2.3: Truyền động thường 7
Hình 2.4: Truyền động nửa chéo 8
Hình 2.5: Truyền động nửa chéo 8
Hình 2.6: Truyền động góc 9
Hình 2.7: Bộ truyền bánh răng 10
Hình 2.8: Cơ cấu cam 10
Hình 2.9: Cam không gian 11
Hình 2.10: Dạng cần cam 12
Hình 2.11: Chuyển động cam 12
Hình 2.12: Hình cấu tạo động cơ bước 14
Hình 2.13: Nguyên lý hoạt động của động cơ bước 14
Hình 2.14: Động cơ bước loại lai hiệu 86HBF 15
Hình 2.15: Hình cấu tạo động cơ điện xoay chiều một phase 16
Hình 4.1: Sơ đồ chung của máy đóng gói 21
Hình 4.2: Sơ đồ chung của máy đóng gói bằng bảng vẽ 2D 22
Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý hoạt động 22
Hình 4.4: Khung máy 25
Hình 4.5: Bộ phận xả giấy 26
Hình 4.6: Sơ đồ truyền động của bộ phận xả giấy 27
Hình 4.7 Mâm cấp liệu 28
Hình 4.8: Mâm trên 29
Hình 4.9: Mâm dưới 30
Trang 9Hình 4.13: Bộ phận ép đáy 33
Hình 4.14: Bộ gá cụm ngàm ép 34
Hình 4.15: Hình chiếu đứng của bộ gá ngàm 35
Hình 4.16: Hệ thống truyền động ép đáy 35
Hình 4.17: Miếng gắn ngàm ép bụng 37
Hình 4.18: Ngàm ép bụng 37
Hình 4.19: Ty ép bụng 38
Hình 4.20: Gá ép bụng 38
Hình 4.21: Hình chiếu bằng hệ thống truyền động ép bụng 39
Hình 4.22: Hệ thống truyền động 40
Hình 4.23: Bộ phận mâm cấp liệu 41
Hình 4.24: Cuộn giấy 41
Hình 4.25: Cụm bộ phận xả giấy 42
Hình 4.26: Bộ phận ép bụng 43
Hình 4.27: Ngàm ép bụng 43
Hình 4.28: Hình ảnh ép đáy 44
Hình 4.29: Ngàm ép đáy 44
Trang 10tự động để thay thế cho công việc đóng gói thủ công là điều tất yếu vì đây là khâu tốn nhiều sức lao động cho những công việc lặp đi lặp lại một cách không cần thiết
Do đó, trong hoàn cảnh hiện nay, nhu cầu đối với các loại máy đóng gói là rất lớn và rất đa dạng Tuy nhiên, lâu nay thị trường này vốn thuộc về các nhà sản xuất thiết bị nước ngoài với rất nhiều ưu thế về công nghệ và kinh nghiệm, việc sản xuất máy móc trong nước thường không đáp ứng tốt về mặt chất lượng và năng suất mặc dùng có ưu thế về giá thành Vì vậy đòi hỏi các lớp kỹ sư trẻ hiện nay là phải thiết kế các loại máy tốt hơn trên cơ sở kế thừa thành tựu đã đạt được của đàn anh đi trước để chế tạo các loại máy móc đa dạng đáp ứng nhu cầu sản suất và đời sống
Chính vì những lý do trên mà chúng em đã nghiên cứu “thiết kế chế tạo máy đóng gói kẹo tự động dạng đứng loại viên tròn” để đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước
1.2 Tầm quan trọng của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu em đã biết cách thiết kế chế tạo một máy đóng gói kẹo trong thực tế, và vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế
Trang 11Đề tài giúp em tiếp cận các thiết bị máy móc cơ khí, cách vận hành sử dụng chúng Và có cái nhìn thấu đáo hơn về máy móc tự động hóa
Tìm hiểu tổng quan và khảo sát các loại máy đóng gói kẹo tự động của nước ngoài và Việt Nam sản xuất
Lên phương án thiết kế các loại máy đóng gói và so sánh phương án nào hợp
lý và cho năng suất cao nhất
Tiến hành thiết kế các chi tiết và bản vẽ lắp máy đóng gói đã chọn
Đưa xuống xưởng tiến hành gia công và chế tạo máy đóng gói
Trang 12ra doanh nghiệp và khẳng định chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp Do đó đóng gói góp một tác dụng không nhỏ trong việc marketing của doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại dịch vụ mà chủ yếu là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, chuyển phát nhanh Không những thế đóng gói góp phần quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa an toàn tới tận tay của khách hàng
Nếu như nhìn nhận dưới góc độ quản lý, việc đóng gói hợp lý không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn do việc tối ưu mà còn giúp cho số lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn
Các doanh nghiệp sản xuất dùng bào bì để đóng gói hàng hóa của họ, trên đó có ghi thành phần tạo nên hàng hóa, và chất lượng hàng hóa Đồng thời họ cũng dùng bao
bì này để quảng cáo cho chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra Khách hàng khi nhìn thấy hàng hóa được đóng gói cẩn thận cũng có thiện cảm thì sẽ nảy sinh hành động mua hàng Một thực tế chứng minh rằng có nhiều khách hàng mua hàng hóa tuy chưa hẳn đã hiểu hết được chất lượng của hàng hóa nhưng chỉ vì bao bì đẹp, được
Trang 132.1.2 Vấn đề chung của máy đóng gói
Đóng gói là một cách để định lượng, nhất là mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm Tùy theo hình dạng và kết cấu của sản phẩm mà có những cách đóng gói khác nhau, các loại máy đóng gói khác nhau Các loại máy đóng gói có thể được phân loại như sau:
Máy đóng gói vật liệu dạng khối: máy đóng gói mì ăn liền, bánh kẹo, xà bong…
Máy đóng gói vật liệu dạng lỏng: máy đóng gói sữa, dầu gội đầu…
Máy đóng gói vật liệu dạng rời: máy đóng gói đường, bột ngọt, cà phê…
2.2 Khảo sát các loại máy đóng gói
Hình 2.1: Máy đóng gói kẹo tròn
Thống số kỹ thuật Máy đóng gói kẹo tròn
Kiểu đóng gói: Hàn 4 cạnh
Kích thước túi: Dài 40 - 160mm x Rộng 40 - 100mm
Tốc độ đóng gói: 40 - 60 gói/phút
Nguồn điện: 3phase 220V/50Hz
Bộ điều khiển: Lập trình PLC Mitsubishi Japan
Trọng lượng chiết: 1-5g, 5-30g, 30-100g
Motor Servo: 1KW - AC , Mitsubishi
Kích thước máy: D1200mmx R 800mmx C1700mm
Trọng lượng máy: 350kg
Trang 14Hình 2.2: Máy đóng gói cà phê
Thông số kỹ thuật Máy đóng gói cà phê
Máy được thiết kế theo dạng đứng
Toàn bộ thân máy phần tiếp xúc với sản phẩm được chế tạo bằng Inox
Hệ thống xích tải truyền động do Đài Loan sản xuất
Hệ thống điện điều khiển các linh kiện do Nhật, Đức, Đài Loan sản xuất Năng suất: 40-60sp/phút
Trang 152.3 Tra cứu linh kiện cho quá trình thiết kế
2.3.1 Cơ cấu bộ truyền đai
2.3.1.1 Kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ truyền đai
Kết cấu dạng đơn giản nhất hai bánh đai, bánh dẫn D1 và bánh bị dẫn D2 và một dây đai dẻo được mắc căng trên hai bánh đai nguyên lý làm việc: cơ năng được truyền từ bánh dẫn sang bánh bị dẫn nhờ ma sát giữa dây đai và bánh đai
2.3.1.2 Phân loại bộ truyền đai
Truyền động đai dẹt: Tiết diện đai hình chữ nhật có diện tích truyền động đai thang, diện tích đai hình thang có diện tích F được tiêu chuẩn hóa
Truyền động đai tròn: Có diện tích đai hình tròn
Truyền động đai răng
Trong các loại trên thì truyền động đai thang, đai det., đai răng thì truyền động được công suất vừa và lớn, còn truyền động đai tròn chỉ truyền được công suất nhỏ Như máy khâu hay các khí cụ khác
2.3.1.3 Ưu nhược điểm của bộ truyền đai
Ưu điểm:
Có khả năng truyền cơ năng giữa các trục xa nhau
Làm việc êm, không ồn
Giữ an toàn cho các chi tiết máy khi quá tải
Kết cấu đơn giản dễ bảo quản và chăm sóc
Làm việc với tốc độ cao đai nhanh hỏng
Công suất thông thường từ 0.3 đến 50kw
Tỉ số truyền i<5, có bánh căng i<10, thường đai dẹt và đai thang i=2:3
Khoảng cách trục A có thể tới 15m
Trang 16Vận tốc v< = 5: 30 m/s
2.3.1.4 Phương pháp điều chỉnh căng đai
Điều chỉnh sức căng đai có thay đổi khoảng cách trục
Điều chỉnh khoảng cách trục bằng vít
Điều chỉnh khoảng cách trục nhờ trọng lượng của bộ phận máy được lắp
bánh đai nhỏ như động cơ điện
Điều chỉnh sức căng mà không cần thay đổi khoảng cách trục:
Dùng bánh căng đai ép lên nhánh trùng của đây đai nhờ đối trọng P bánh căng
đai thường bố trí gần bánh đai nhỏ, dùng bánh tăng tuổi thọ đai sẽ giảm do số lần uốn
qua bánh đai tăng
2.3.1.5 Các kiểu truyền động đai
Hình 2.3: Truyền động thường
Truyền động thường là truyền chuyển động giữa hai trục quay song song cùng
chiều
Trang 17Hình 2.4: Truyền động nửa chéo
Truyền động nửa chéo: là truyền chuyển động giữa hai trục chéo nhau (góc giũa hai trục thường là 900C)
Hình 2.5: Truyền động nửa chéo
Truyền động chéo: Là truyền chuyển động giữa hai trục quay song song và ngược chiều
Trang 18Hình 2.6: Truyền động góc
Truyền động góc: Là truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc nhau ( kiểu này truyền động phức tạp nên ít sử dụng)
Trong luận văn này ta dùng kiểu truyền động đai là chuyển động đai thường
2.3.1.6 Vật liệu dây đai
Có đủ sức bền khi chịu tải và sức bền mòn
Có hệ số ma sát lớn
Có môđun đàn hồi nhỏ
Do vậy vật liệu đai thường dùng: sợi vải, sợi tổng hợp, cao su, da động vật…
2.3.2 Cơ cấu bánh răng:
Bánh răng là một chi tiết cơ khí thường dùng để truyền lực và truyền chuyển động giữa các bộ phận trong một cỗ máy Bánh răng có độ bền cao và có thể
truyền lực đạt hiệu quả tới 98%
Cơ cấu truyền động bánh răng thông thường bao gồm từ hai bánh răng trở lên, thường dùng trong các trường hợp:
Tăng tốc
Giảm tốc
Thay đổi hướng sử dụng
Trang 19Hình 2.7: Bộ truyền bánh răng
Phân loại nhóm bánh răng
Dựa theo vị trí chuyển động
Loại bánh răng thông dụng nhất là bánh răng tru răng thẳng
2.3.3 Cơ cấu cam
Hình 2.8: Cơ cấu cam
Trang 20Cơ cấu cam là thiết bị cơ khí biến chuyển động quay thành chuyển động thẳng (bằng cách sử dụng bề mặt hoặc một đường rãnh của một bộ phận, được gọi là cam, để điều khiển sự chuyển động của bộ phận thứ hai, được gọi là con đội)
Thời gian và kiểu chuyển động của con đội là cơ sở để thiết kế cam Chu trình chuyển động của con đội ứng với một góc quay 3600 của cam và được gọi là chu trình chuyển vị
2.3.3.1 Ưu nhược điểm
2.3.3.2 Phân loại
Theo mặt phẳng chuyển động của cam và cần ta có cam phẳng và cam không gian Nếu mặt phẳng chuyển động của cam trùng hoặc song song với cần đẩy, ta có cam phẳng Nếu mặt phẳng chuyển động của cam cắt mặt phẳng chuyển động của cần đẩy, ta có cam không gian
Hình 2.9: Cam không gian
Trang 22 Phân loại:
Trục được phân loại theo đặc điểm tải trọng, theo hình dạng đường tâm trục, theo cấu tạo trục
Đặc điểm chịu tải trọng
Trục truyền: Vừa chịu moment uốn ( đỡ các chi tiết quay) vừa truyền moment xoắn trục truyền gồm có:
Trục truyền động ( mang theo các chi tiết máy truyền động như bánh răng, bánh xích, bánh cam, bánh đai)
Trục chính ( ngoài các chi tiết truyền động còn mang các bộ phận công tác của máy như dụng cụ cắt, cánh khuấy)
Tâm trục: Chỉ chịu moment uốn và có hai loại:
Trục tâm không quay cùng chi tiết máy lắp của nó, ví dụ trục xe đạp hoặc xe đạp hoặc xe máy
Trục tâm quay cùng chi tiết máy
Theo hình dạng đường tâm trục
Trục khuỷu: Dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại
Trục thẳng: Có đường tâm trục là một đường thẳng
Trục mềm: Trục có hình dạng đường tâm trục thay đổi, có độ cong khá lớn
Theo cấu tạo trục thẳng:
Trục trơn: Có đường kính không thay đổi
Trục bậc: Gồm nhiều đoạn trục có đường kính khác nhau
Trục rỗng: Khi có đòi hỏi khắt khe về khối lượng trục, khi cần thiết làm lỗ thông qua trục hoặc khi lắp đặt các chi tiết bên trong các chi tiết khác
2.3.5 Động cơ bước
Động cơ bước là một loại động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với
đa số các động cơ điện thông thường Chúng thực chất là một động cơ không đồng bộ
Trang 23Hình 2.12: Hình cấu tạo động cơ bước
Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nên có độ chính xác rất cao về mặt điều khiển học Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stator theo thứ tự và một tần số nhất định Tổng số góc quay của rotor tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của rotor phụ thuộc vào thứ tự và tần số chuyển đổi
Hình 2.13: Nguyên lý hoạt động của động cơ bước
Động cơ bước phong phú về góc quay Các động cơ kém nhất quay 90 độ mỗi bước, trong khi đó các động cơ nam châm vĩnh cửu xử lý cao thường quay 1.8 độ đến 0.72 độ mỗi bước Với một bộ điều khiển, hầu hết các loại động cơ nam châm vĩnh cửu và hỗn hợp đều có thể chạy ở chế độ nửa bước, và một vài bộ điều khiển có thể điều khiển các phân bước nhỏ hơn hay còn gọi là vi bước
Trang 24Ta có thể phân loại động cơ bước theo:
Cấu tạo: căn bản có 3 loại động cơ bước; loại từ trở biến đổi (variable reluctance), loại nam châm vĩnh cửu (permanent magnet) và loại lai (hybrid) Chúng khác nhau ở cấu tạo trong việc dùng các rotor nam châm vĩnh cửu hoặc lõi sắt với các
lá thép stator
Số bước/vòng (góc bước): động cơ bước phong phú về góc quay Các động cơ kém nhất quay 90 độ mỗi bước (động cơ 4 bước), trong khi đó các động cơ xử lý cao
có thể quay 1.8 độ (200 bước) đến 0.72 độ mỗi bước (500 bước)
Số đầu dây (số pha): động cơ bước có nhiều đầu dây ra thường là 4, 5, 6, 8 đầu dây từ đó có thể phân ra thành động cơ bước 2 pha, 3 pha, 5phase
Động cơ bước sử dụng trong khóa luận là loại động cơ bước loại lai (hybrid): Loại động cơ này về cấu tạo giống với động cơ bước kiểu đơn cực Tuy nhiên chỉ có 4 đầu ra Góc bước 1.80
Hình 2.14: Động cơ bước loại lai hiệu 86HBF
2.3.6 Động cơ điện xoay chiều 1 phase
Cấu tạo của động cơ gồm có hai phần chính là: stato và roto
Stato gồm lõi thép stato và dây quấn stato Lõi thép stato làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rộng, mặt trong có các cực từ để quấn dây Cực từ xẻ rãnh để đặt một vòng đồng khép kín gọi là vòng ngắn mạch Dây quấn stato được làm bằng đồng nguyên chất được cách điện với lõi thép
Trang 25roto
Trang 26Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm tiến hành
Đề tài được tiến hành từ ngày 28/03/2013 đến 30/05 /2013 tại công ty TNHH
Kim Đại Lợi, 117B Tỉnh Lộ 835, X Mỹ Lộc, H Cần Giuộc, Long An
3.1.2 Phân bố thời gian tiến hành
TÊN MỤC CÔNG VIỆC CHI TIẾT THỜI GIAN HOÀN
THÀNH TÌM HIỂU
Tìm hiểu sách nguyên lý máy
và sách chi tiết máy
11/03 /2013 – 15/03/2013
TÍNH
TOÁN
Tính động học máy 16/03/2013 – 20/03 2013 Tính động lực học máy 21/0302013 – 25/03/2013 THIẾT KẾ
MÁY
Vẽ các chi tiết bằng phần mềm Autocad Mechanical 2011
26/03/2013 – 01/04/2013
Vẽ lắp bằng phần mềm Autocad Mechanical 2011
02/04/2013 - 04/04/2-13
Vẽ 3D bằng phần mềm Inventor 2011
05/04/2013 - 11/04/2013
CHẾ TẠO MÁY 12/04/2013- 12/05/2013
LẮP RÁP MÁY VÀ CHẠY THỬ 13/05/2013 – 28/05/2013
VIẾT BÁO CÁO 28/05/2013 –08/06/2013
THỜI GIAN CHỈNH SỬA 09/06/2013 – 10/06/2013
Trang 273.2 Đối tượng và thiết bị nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ cấu tạo cơ khí và nguyên lý vận hành của các loại máy đóng gói kẹo tự động dạng đứng có trên thị trường và công ty TNHH Kim Đại Lợi Từ cơ sở thực tiễn đó, thiết kế chế tạo máy đóng gói kẹo tự động dạng đứng loại viên tròn theo yêu cầu và giới hạn của đề tài đã đề ra
3.2.2 Thiết bị nghiên cứu
Các thiết bị khí nén bao gồm: xy lanh, đầu nối và ống dẫn
Các thiết bị cơ khí dẫn động: động cơ xoay chiều 1 pha, động cơ bước
Các cơ cấu truyền động: cơ cấu đai, cơ cấu bánh răng, cơ cấu cam, trục, lò xo,
pulley vô cấp…
Phần mềm Autodesk Inventor, Autocad Mechanical
3.3 Các phương pháp thiết kế
Phương án 1: Máy đóng gói hoạt động theo nhịp
Ở phương án này máy hoạt động theo nhịp sản suất được tạo bởi ly hợp hay cơ cấu man Vì làm việc theo nhịp, lực căng của cuộn bao gói thay đổi liên tục do đó cần
có cơ cấu điều chỉnh lực căng để máy hoạt động chính xác hơn Ưu điểm của dạng
thiết kế này hệ thống điều khiển đơn giản, mỗi khi cảm biến quang phát hiện thấy vạch định vị thì bộ phận điều khiển phát lệnh cấp liệu và hàn ( hàn dọc bao và hàn hai đầu bao bằng bằng thanh kẹp, không dùng con lăn) do đó không cần hệ thống bù vi sai, hoạt động chính xác hơn Nhược điểm của phương pháp này là năng suất không cao,
do những khoảng thời gian giữa các động tác của các cơ cấu do ảnh hưởng của quán tính
Phương pháp 2: Máy đóng gói hoạt động liên tục
Đây là phương pháp được dùng phổ biến vì năng suất cao, đặc điểm của hệ thống này là luôn xuất hiện sai số vị trí cắt giữa các gói sai số này suất hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu: Là sai số hệ thống của máy và sai số ngẫu nhiên ở hai khoảng cách liên tiếp trên bao gói ( do biến dạng nhiệt hay in sai vị trí) do
đó cơ cấu này đòi hỏi phải bù trừ sai số Cơ cấu này hoạt động liên tục làm cho sai số
Trang 28dao động trong phạm vi cho phép Ngoài ra cũng có thể bù trừ sai số bằng giải thuật điều khiển
Qua phân tích ở trên, ta thấy phương pháp thứ nhất được lựa chọn Tại vì do yêu cầu và giới hạn của đề tài Và do khả năng chế tạo và lập trình của sinh viên còn hạn chế Do vậy phương pháp 1 được sử dụng trong khuôn khổ đồ án này
3.4 Phương pháp thực hiện đề tài phần cơ khí
Vẽ bản vẽ lắp 2D
Thành lập bản vẽ chi tiết
Gia công chi tiết
Lắp ráp các chi tiết lại với nhau
3.5 Phương tiện thực hiện đề tài