1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NGAN HANG CAU HOI AN TOAN DIEN

70 858 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

● Đối với mạng điện trung tính nối đất, cho dù điện trở cách điện của các pha đối vớiđất là rất lớn R1 = R2 = R3 = Rcđ thì vẫn không làm giảm được dòng điện đi quangười và điện áp mà ngư

Trang 1

TRẦN LÊ MÂN (CB) – LƯU HOÀN VŨ – TRẦN THẾ BẢO –

THÁI HỮU ĐẠT – LÊ ANH DŨNG – TRƯƠNG THẾ KHUYẾT

Trang 2

ĐIỆN Biên soạn : Nhóm tác giả Tài liệu lưu hành nội bộ 2016

NGÂN HÀNG CÂU HỎI AN TOÀN ĐIỆN

1 Trình bày các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong an toàn điện.

● Các thiết bị bảo vệ tránh xảy ra tai nạn điện: CB, cầu chì, contactor, RCD, MCB,MCCB, ACB,… và một số thiết bị bảo vệ tránh rò điện, sự cố chập mạch,… bảo vệ

an toàn cho người

● Các dụng cụ cần thiết: găng tay nhựa/cao su, giày cách điện, kìm, kẹp, bút thử điện,

2 Trình bày tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.

Người bị điện giật là do tiếp xúc với mạch điện có điện áp hay nói một cách khác là do códòng điện chạy qua cơ thể người Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra các tác dụngsau đây:

● Tác dụng nhiệt: làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim não và các cơ quan nội tạngkhác gây ra các rối loạn nghiêm trọng về chức năng

● Tác dụng điện phân: biểu hiện ở việc phân ly máu và các chất lỏng hữu cơ dẫn đếnphá huỷ thành phần hoá lý của máu và các tế bào

● Tác dụng sinh lý: gây ra sự hưng phấn và kích thích các tổ chức sống dẫn đến co rútcác bắp thịt trong đó có tim và phổi Kết quả có thể đưa đến phá hoại, thậm chí làmngừng hẳn hoạt động hô hấp và tuần hoàn

3 Điều kiện bị điện giật là gì? Trình bày tóm tắt những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm của điện giật Những giới hạn của các giá trị cho phép.

3.1 Điều kiện xảy ra hiện tượng điện giật (electric shock)

● Tiếp xúc vào nguồn áp

● Hình thành mạch khép kín nguồn áp này qua cơ thể người

● Dòng điện qua người có giá trị đủ lớn và tồn tại đủ lâu

3.2 Những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm của điện giật

Trang 3

● Giá trị dòng điện qua người :

Giá trị dòng điện qua người quyết định là một trong các yếu tố gây nguy hiểm chongười Qua nghiên cứu và phân tích các tai nạn điện, thấy rằng với dòng diện xoay chiều,tần số 50 – 60 Hz, giá trị an toàn cho người nhỏ hon 10 mA

● Thời gian bị điện giật

✓ Thời gian bị điện giật có ảnh hưởng lớn đến tình trạng nguy hiểm của người khi

bị điện giật và khác nhau đối với tình trạng sức khoẻ của người

✓ Giá trị dòng điện lớn nhất cho phép trong thời gian để tạo nên tim ngừng đối vớingười khoẻ và người yếu thời gian bị điện giật phải nhỏ từ 0,1 – 0,2 giây thìkhông gây nguy hiểm Thời gian càng tăng do ảnh hưởng phát nóng, lớp sừngtrên da bị chọc thủng, điện trở của người giảm xuống nhanh, dòng điện sẽ tăngvọt và càng nguy hiểm hơn

● Điện trở của người

✓ Khi người chạm vào 2 cực của nguồn điện hay hai điểm của mạch điện, cơ thểngười trở thành 1 bộ phận của mạch điện Điện trở của người là trị số của điệntrở đo dược giữa hai điện cực đặt trên cơ thể người có thể chia điện trở ngườithành 3 phần: điện trở lớp da ở chỗ 2 điện cực đặt trên và diện trở bên trong cơthể

✓ Điện trở của người không phải cố định mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: tình trạng của lớp sừng trên da, diện tích và áp suất tiếp xúc, cường độ vàdòng diện qua người, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện và trạng thái bệnh lýcủa người

✓ Khi da bị ướt hay có mồ hôi, điện trở của người giảm dịân tích tiếp xúc cànglớn thì điện trở của người càng nhỏ Với điện áp từ 50 – 60 (V) có thể xem điệntrở của người tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc

✓ Khi áp xuất tiếp xúc lớn hơn 1 kg/cm2 thì điện trở của người gần như tỷ lệ thuậnvới áp xuất tiếp xúc

✓ Thời gian tác dụng lâu điện trở người càng giảm vì da nị nóng, ra mồ hôi và donhững biến đổi điện phân trong cơ thể Khi điện áp tăng lên thì điện trở củangười bị giảm xuống Đối với da ẩm điện trở của người 10 000Ω với diện áp tácdụng là 10v, điện áp 40V, điện trờ người giảm gần bằng 2000Ω

● Đường đi dòng diện qua người

Để đánh giá mức độ nguy hiểm của dòng diện qua người, thưòng dưạ vào phân luợngdòng điện chạy qua tim và đây là tác dụng nguy hiễm nhất làm tê liệt tuần hoàn dẫn đếnchết người kết quả nghiên cứu cho thấy phân lượng dòng điện qua tim theo các conđường dòng điện qua người như sau:

Đường đi của Ing Tỉ lệ Ing đi qua tim

Trang 4

Tay – thân – tay 3,3%

Tay phải – thân – chân 6,7%

Tay trái – thân – chân 3,7%

Từ đây nhận thấy rằng, tai nạn điện thường rơi vào trường hợp nguy hiểm nhất vì sốngười đều thuận tay phải

● Tần số dòng điện

✓ Dòng điện một chiều được koi là ít nguy hiểm hơn dòng điện xoay chiều và đặcbiệt là dòng điện xoay chiều tần số công nghiệp 50 – 60 Hz Điều này có thểgiải thích là do dòng điện tần số công nghiệp tạo nên sự rối loạn mà con ngườikhó có thể tự giải phóng dưới tác dụng của dòng địên, dù cho nó có giá trị bé

✓ Dòng điện tần số càng cao càng ít nguy hiểm Dòng điện tần số trên500.000(Hz) không gây giật vì tác động quá nhanh hơn thời gian cảm ứng củacác cơ nhưng cũng có thể gây bỏng

● Điện áp cho phép

✓ Vì việc bảo vệ an toàn xuất phát từ một điện áp dễ hình dung giá trị dòng điệnqua người nên trong thực tế đòi hỏi quy định các giá trị điện áp mà con người cóthể chịu đựng được

✓ Giá trị điện áp cho phép quy định mà con nguời có thể chịu đựng được tuỳthụôc vào môi trường làm việc cụ thể, công suất nguồn, khả năng được bảo đảm

an toàn của bản thân trang thiết bị và phương tiện bảo hộ Ngoài ra còn lưu ýđến xác suất nguy hiểm có thể xảy ra

✓ Thông thường 3 loại điện áp lớn nhất cho phép được quy định là:

o Điện áp lớn nhất Umax của các dụng cụ cầm tay, đèn điện

o Điện áp tiếp xúc Utx và điện áp bước Ub

o Điện áp cảm ứng cho phép lớn nhất

3.3 Giới hạn các giá trị cho phép

Có thể xác định các ngưỡng giá trị Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người theo bảng:

Điện AC (f = 50 – 60 Hz) Điện DC

0,6 – 1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác

Trang 5

2 – 3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác

5 – 7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim châm

8 – 10 Tay khó rời vật có điện Nóng tăng dần

20 – 25 Tay không rời vật có điện, bắt đầu khó thở Bắp thịt co và rung

50 – 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh Tay khó rời vật có điện và khó thở

90 – 100 Nếu kéo dài tới t ≥ 3s tim ngừng đập Hô hấp tê liệt

Các giới hạn dòng nguy hiểm được xác định :

● Igiới hạn nguy hiểm AC ≤ 10 mA

● Igiới hạn nguy hiểm DC ≤ 50 mA

4 Trình bày hiện tượng dòng điện chạm đất, điện áp tiếp xúc, điện áp bước Cách phòng tránh.

4.1 Hiện tượng dòng điện chạm đất

● Khi cách điện của thiết bị điện bị chọc thủng sẽ có dòng điện chạm đất, dòng điện này

đi vào đất trực tiếp hay qua một cấu trúc nào đó

● Về phương diện an toàn mà nói thì dòng điện chạm đất thay đổi cơ bản trạng thái củamạng điện (điện áp giữa dây dẫn và đất thay đổi xuất hiện các thế hiệu khác nhaugiữa các điểm trên mặt đất gần chổ chạm đất)

● Dòng điện đi vào đất sẽ tạo nên ở điểm chạm đất một vùng dòng điện rò trong đất vàđiện áp trong vùng này phân bố theo một quy luật nhất định

● Để an toàn hơn nên nối đất hoặc sử dụng các thiết bị điện bảo vệ

● Nếu lỡ rơi vào vùng đất bị nhiễm điện thì ta cứ bình tĩnh thu người, chụm chân lại để

Trang 6

giảm điện áp bước và nhảy nhanh ra khỏi vùng nhiễm điện.

5 Trình bày hiện tượng dòng điện đi trong đất Giả sử đường dây điện đang có điện rơi cách chân 0,5m; lúc đó em sẽ xử lý ra sao? Giải thích tại sao em phải làm như vậy?

5.1 Hiện tượng dòng điện đi trong đất

● Khi dây pha bị đứt rơi xuống đất

● Khi thiết bị điện bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện, vỏ thiết bị được nối đất qua điệntrở Rđất

● Trong hai trường hợp này, dòng điện sự cố sẽ chạy giữa vị trí chạm đất hoặc điện cựcnối đất, tỏa ra môi trường đất xung quanh để trở về nguồn hoặc đi qua điện cực nốiđất khác

● Trong khi đi vào đất dòng điện tản bị điện trở của đất cản trở Điện trở này gọi là điệntrở tản hay gọi là điện trở của vật nối đất

5.2 Giải thích hiện tượng

● Khi dây điện rơi xuống cách chân em 0,5m thì em sẽ thu người lại, chụm hai chân sau

đó nhảy từ từ ra khỏi vùng nguy hiểm (tầm 20m cách dây)

● Vì khi dây điện chạm đất thì trong vùng đất đó xuất hiện điện cực rất dài hoặc rấtngắn, và đo ở khoảng cách 1m cách điện cực sẽ có một trị số điện áp 0,5 đến 0,8 điện

áp của điện cực Do đó khi dòng điện trong đất lớn vùng gần điện cực là rất nguyhiểm

✓ Khi ta đứng trong vùng có dòng chạm đất thì giữa hai chân xuất hiện điện áp bước.Điện áp bước là điện áp giữa hai chân

Trang 7

● Gọi I là dòng điện làm việc lúc bình thường, phân bố điện áp trên dây dẫn có nối đất

N (dây trung tính) có dạng tuyến tính theo chiều dài Điện áp so với đất có giá trị cựctiểu tại điểm 1 (Umin = U1 = 0) và có giá trị cực đại tại 3 điểm (Umax = U3 = R13.I) Khingười chạm vào hai điểm trên dây dẫn có nối đất, người sẽ chịu điện áp điện áp Ung

và giá trị này được xác định theo biểu thức sau:

● Điện áp U2 đạt giá trị cực đại khi người chạm vào điểm 3 Tuy nhiên, giá trị điện ápnày chỉ vào khoảng 2,5%U và không có khả năng gây nguy hiểm cho người

● Khi xảy ra ngắn mạch tại điểm 3, dòng điểm ngắn mạch ISC có giá trị rất lớn Điềunày dẫn đến Ung có giá trị lớn nhất và có thể gây nguy hiểm cho người:

● Trường hợp này, thiết bị bảo vệ cần nhanh chóng cắt nhanh để bảo vệ an toàn chongười

7 Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây mạng 1 pha không nối đất (mạng cách ly).

Trang 8

● Trường hợp người chạm vào dây dẫn không nối đất L (dây pha) Lúc này toàn bộ điện

áp U đặt lên người và dòng điện qua người xác định theo biểu thức:

● Ở đây: Rng là điện trở người, Rn là điện trở nền, Rd là điện trở của dây dẫn, Rđ là điệntrở nối đất của hệ thống

● Thường Rd và Rđ có giá trị nhỏ so với Rng và Rđ nên có thể bỏ qua

● Lúc này toàn bộ điện áp đặt lên người rất nguy hiểm

8 Phân tích an toàn trong các mạng điện ba pha.

Trang 9

8.1 Mạng điện điện áp thấp U ≤ 1000V

● Mạng điện 3 pha có điểm trung tính cách điện đối với đất nguy hiểm nhất là trườnghợp có một dây pha chạm đất hoặc chạm vào vỏ máy và người đứng ở đất chạm vào 1trong 2 dây pha còn lại Để giảm bớt nguy hiểm trong trường hợp này cần thực hiệnnối đất điểm trung tính của nguồn cung cấp (mạng 240/400V) nhằm bảo đảm chothiết bị điện bảo vệ (máy cắt, cầu chì) nhanh chóng cắt điện khi 1 pha chạm đất

● Nhược điểm chính của mạng điện có trung tính trực tiếp nối đất là trường hợp làmviệc bình thường người chạm phải 1 dây pha, dòng điện qua người tương đối lớn

Ở đây:

✓ Rng là điện trở người

✓ Rđ là điện trở nối đất của điểm trung tính

✓ Rn là điện trở của nền dưới chân người

✓ U là điện áp dây

● Nếu nối đất tốt (Rđ 0) và sàn nền đất ướt (Rn  0) thì dòng điện đi qua người sẽ là:

Trang 10

● Đối với mạng điện trung tính nối đất, cho dù điện trở cách điện của các pha đối vớiđất là rất lớn (R1 = R2 = R3 = Rcđ) thì vẫn không làm giảm được dòng điện đi quangười và điện áp mà người phải chịu là điện áp pha rất nguy hiểm.

● Trường hợp người chạm vào dây pha và dây trung tính, dòng điện qua người:

● Trường hợp nguy hiểm nhất là người chạm vào hai dây pha, dòng điện qua người:

8.2 Mạng điện có điện áp cao U > 1000V

● Đối với lưới điện có điện áp U ≥ 110 kV, về mặt an toàn, trung tính được trực tiếp nốiđất có lợi là khi chạm chất 1 pha, mạch bảo vệ sẽ cắt ngay sự cố nên giảm thời giantồn tại của điện áp giáng ngay chỗ chạm đất Do đó, giảm được xác suất nguy hiểmđối với người làm việc gần đó

● Nhược điểm của mạng điện trung tính trực tiếp nối đất là dòng ngắn mạch chạm đấtlớn

● Đối với mạng điện có điện áp U ≤ 35 kV, điểm trung tính ít khi nối đất trực tiếp,thường cách điện và nối đất qua cuộn dập hồ quang

● Khi nối đất qua cuộn dập hồ quang, về mặt an toàn nó có tác dụng giảm dòng điệnqua chỗ chạm đất nên giảm được điện áp quanh chỗ chạm đất

9 Ở mạng điện đơn giản cách điện đối với đất, muốn cho người được an toàn khi chạm vào vật mang điện (lõi dây dẫn điện) thì yêu cầu điện trở cách điện phải có trị số như thế nào đối với dây dẫn điện? Đối với trường hợp này, nguy hiểm nhất xảy ra lúc nào? Muốn khắc phục phải làm những gì?

9.1 Ở mạng điện đơn giản cách điện đối với đất

● Muốn cho người được an toàn khi chạm vào vật mang điện (lõi dây dẫn điện) thì điệntrở cách điện phải có trị số lớn, điện trở cách điện càng lớn thì trị số dòng điện quangười Ing càng giảm → càng an toàn

● Nhưng để đảm bảo an toàn hơn thì phải tuân thủ các quy định về an toàn khi sửa chữathiết bị điện (cách điện), sử dụng găng tay cách điện, công cụ sửa chữa có bọc cáchđiện,…

● Đối với trường hợp này, nguy hiểm nhất xảy ra là chạm vào hai cực của mạng Lúc

Trang 11

✓ Sử dụng cách điện bổ sung hay cách điện cưỡng bức.

✓ Cách li: Sử dụng các máy biến áp cách li để cách li nguồn với tải

✓ Trong một số trường hợp cụ thể, có thể sử dụng hệ thống điện áp cực thấp đểchống chạm điện trực tiếp và chạm điện gián tiếp

10 Điện thế phân bố trong đất khi có dòng điện đi vào đất có đặc điểm gì? Khi có hiện tượng dây dẫn có điện bị rơi xuống đất (chạm đất), người nằm trong vùng bán kính 20m có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm như thế nào khi đến càng gần điểm chạm đất? Nếu xảy ra tình trạng này, là một người hiểu biết và làm nghề về điện em sẽ làm động tác gì?

10.1 Phân bố điện thế trên mặt đất khi có dòng điện sự cố chạm đất

● Khi có dòng sự cố chạy trong đất, giữa cực nối đất và đất bao xung quanh sẽ có phân

bố điện thế trong và trên mặt đất

● Gần cực nối đất, gradient điện thế trong và trên bề mặt đất thường là lớn nhất do đó lànguy hiểm nhất

● Dòng điện tản từ cực nối đất ra có thể xem là chạy trong một dây dẫn (đất) mà tiếtdiện tăng theo bậc 2 của bán cầu q = 2πx2

Trang 12

● Điện trở tản dòng điện sẽ lớn nhất ở lớp đất phần cực nối đất vì khi đó dòng điệnchạy qua một tiết diện nhỏ (ở các điểm đó điện áp rơi lớn nhất) càng xa cực nối đấttiết diện dây dẫn càng tăng nhanh, điện trở của nó giảm xuống và trị số điện áp rơicũng giảm.

10.2 Khi có hiện tượng dây dẫn có điện bị rơi xuống đất (chạm đất)

● Ngoài phạm vi 20m cách cực nối đất (hoặc điểm ngắn mạch chạm đất), tiết diện dâydẫn (đất) sẽ tăng rất lớn nên điện trở xem như không đáng kể (mật độ dòng điện xemnhư bằng 0)

● Như vậy, điện thế của các điểm nằm cách điểm nối đất lớn hơn 20m có thể xem nhưbằng 0

● Suy ra: Khi có hiện tượng dây dẫn có điện bị rơi xuống đất (chạm đất), người nằmtrong vùng bán kính 20m

✓ Nếu người này đứng ở vị trí cách điểm chạm đất 20m thì có thể sẽ không gặpnguy hiểm gì

✓ Nhưng nếu đứng tại vị trí cách điểm chạm đất nhỏ hơn 20m thì đứng càng gần

vị trí chạm đất càng nguy hiểm

10.3 Khi đến càng gần điểm chạm đất

● Khi dây dẫn mang điện bị đứt và rơi xuống đất, sẽ có một dòng điện đi từ dây dẫn vàođất Tại mỗi điểm của đất sẽ có một điện thế Điểm càng ở gần nơi dây dẫn chạm đất

Trang 13

● Khi người đi trong vùng có dây điện bị đứt rơi xuống đất, giữa hai chân người tiếpxúc với đất sẽ xuất hiện một điện áp gọi là điện áo bước và có một dòng điện chạyqua người từ chân này sang chân kia gây nên tai nạn điện giật.

● Mức độ tai nạn càng nguy hiểm khi người đứng càng gần điểm chạm đất, bước chânngười càng lớn và điện áp của dây điện càng cao Nếu người bị ngã trong khu vựcnày thì mức độ nguy hiểm càng tăng

● Vì vậy, khi dây dẫn điện bị đứt và rơi xuống đất cần phải báo ngay cho Điện lực khuvực gần nhất để cắt điện ngay, đồng thời lập rào chắn, cử người canh giữ ngăn chặnkhông cho phép người và động vật đến đến gần chỗ dây điện bị rơi xuống đất ít nhất

là 15 ÷ 20m

● Trong trường hợp người ở trong vùng bị tác dụng của điện áp bước thì phải bình tĩnhrút hai chân gần sát nhau quan sát tìm cho được chỗ dây dẫn bị đứt rơi xuống đất, sau

đó bước với bước chân rất ngắn xa chỗ chạm đất của dây dẫn (hoặc nhảy cò cò 1 chân

ra xa vị trí dây rơi xuống đất)

11 Ở lưới điện 220/380V, khi sửa chữa thiết bị sử dụng điện, em cần chú ý gì về phương diện an toàn? Nếu trường hợp không cắt được thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện, thì người sửa chữa sẽ phải như thế nào khi thao tác? Hãy vẽ và tính dòng điện đi qua người khi người tiếp xúc với dây nóng 220V, chân đi đất; biết điện trở của người là 2000Ω Trường hợp này có nguy hiểm không? Vì sao?

11.1 Chú ý an toàn

● Khi sửa chữa các thiết bị sử dụng điện ở lưới điện 220/380V, ta cần chú ý:

✓ Thứ nhất, chắc chắn rằng bạn có đủ hiểu biết và những kỹ năng cơ bản khi can thiệpvào hệ thống điện Bạn nên đọc kỹ những chỉ dẫn của nhà sản xuất khi tiến hành lắpđặt hay sửa chữa thiết bị điện Với sự hiểu biết về hệ thống điện và những chỉ dẫn đikèm, bạn có thể tự mình thực hiện công việc này, nếu không hãy thuê một thợ điện

để việc sửa chữa được tiến hành một cách nhanh chóng và an toàn

✓ Thứ hai, tắt nguồn điện đi vào đoạn mạch hoặc hệ thống điện mà bạn sẽ can thiệpvào Quy tắc quan trọng này luôn cần được ghi nhớ bất cứ khi nào bạn chạm vàothiết bị điện nào Để thực hiện điều này, chỉ cần ngắt cầu dao hoặc cầu chì điềukhiển thiết bị điện Khi làm việc với tủ điện, các dây nối có thể vẫn còn nóng, kể cảkhi bạn đã ngắt tất cả các bộ phận ngắt mạch bao gồm các công tắc chính

✓ Thứ ba, luôn luôn kiểm tra mạch hoặc kết nối điện sau khi ngắt nguồn điện Sửdụng một bút thử điện để kiểm tra xem nó thực sự là tắt chưa Sẽ rất nguy hiểmnếu bạn can thiệp vào hệ thống điện chưa được ngắt hoàn toàn Thông báo vớinhững người khác rằng bạn đang làm việc hệ thống điện để tránh việc họ bật lại

và gây nguy hiểm cho bạn Chỉ bật hệ thống điện trở lại khi bạn đã hoàn thành

Trang 14

✓ Thứ tư, nên đeo găng tay khi sửa chữa điện Găng tay có thể bảo vệ bàn tay của bạnkhỏi các tổn thương từ các cạnh sắc Hãy đeo găng tay cao su khi làm việc ở nhữngnơi ẩm ướt để hạn chế các mối đe dọa của dòng điện thông qua sự tiếp xúc bằng bàntay.

✓ Thứ năm, sử dụng ủng cao su khi làm việc ở các khu vực ẩm ướt Nước có thểdẫn điện và gây nguy hiểm cho bạn Bạn nên đứng trên một tấm ván hoặc một bềmặt không dẫn điện khi làm việc với mạch điện trong khu vực ẩm ướt Nhưng đểđảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng ủng cao su có thể bảo vệ bạn khỏi những nguyhiểm từ sự rò rỉ điện

✓ Thứ sáu, hãy đeo kính an toàn khi làm việc với hệ thống điện Kính an toàn sẽngăn chặn các tia lửa điện, bụi bẩn và các mảnh vụn đi vào đôi mắt bạn Việckhoan lỗ trên cao sẽ tạo ra các mảnh vụ và bụi bẩn, hiện tượng đoản mạch sẽ cóthể sinh ra các tia lửa bay về mắt của bạn Chúng rất nguy hiểm và sẽ gây ranhững tác động xấu đến đôi mắt

✓ Cuối cùng, đeo mặt nạ chống bụi Nó sẽ giúp ngăn chặn bụi bẩn và các mảnh vụnkhác xâm nhập vào phổi của bạn Mỗi mặt nạ bụi có những đặc trưng sử dụng cụthể, do đó hãy đọc các nhãn mác trước khi mua để chắc chắn rằng chúng phù hợpvới điều kiện mà bạn đang làm việc

● Điều quan trọng là khi sửa chữa điện phải có tối thiểu 2 người, 1 người sửa điện, ngườicòn lại làm nhiệm vụ đứng canh tủ nguồn tránh trường hợp có người đến bật cầu daođiện lên sẽ gây nguy hiểm cho người sửa điện

11.2 Làm việc đẳng thế

Nếu không cắt được thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện thì người sửa điện cần lưu ý:

● Đứng trên các trang bị cách điện (ghế cách điện,…) đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạmvào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn Khi tháo lắpcác chi tiết có điện áp khác nhau của pha được sửa chữa phải mang găng tay cách điện,ủng cách điện, kìm cách điện để thi công công việc

● Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứvật gì

● Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viênđơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi

đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn

11.3 Tính dòng điện qua người

Trang 15

● Người tiếp xúc với dây nóng, chân chạm đất của mạng điện xoay chiều 220/380V Suy

ra : Rn = 0

● Dòng điện qua người được xác định:

● Mà dòng điện an toàn cho phép đi qua cơ thể người là Ingcp ≤ 10 mA Trongtrường hợp này Ing = 110 mA > Ingcp nên rất nguy hiểm cho người

12 Có mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), khi sửa chữa các thiết bị điện một pha thông thường như đèn, hệ thống điều hòa trong gia đình, cần lưu ý những gì để đảm bảo sửa chữa điện được an toàn đối với người thực hiện công việc này?

Trong mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), để đảm bảo an toàn khi sửa chữacác thiết bị điện 1 pha thông thường cần lưu ý:

● Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vàotường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng1,5m Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn Nắp che có tác dụng đềphòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khiđóng, cắt điện

● Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trongnhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phùhợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắtmạch điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật) Dây

Trang 16

chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn qui định thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng

và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng Nếu cả 2 dây điện đều làdây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây

● Ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện,không kéo dây điện qua nơi này Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện antoàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề

● Nếu các cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếukhông, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện

● Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc, khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thểchảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làmngười bị điện giật

● Tuyệt đối không được dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bútthử điện hạ thế hoặc để bóng đèn để xác định

● Để được an toàn tuyệt đối thì nên lắp đặt các khí cụ điện bảo vệ: cầu chì, RCD, cầudao chống giật,… vì có sự cố xảy ra các thiết bị này sẽ nhanh chóng ngắt điện kịpthời đảm bảo an toàn cho người sửa điện

13 Trình bày phương pháp cứu hộ khi người bị điện giật.

13.1 Phương pháp nằm sấp

● Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu Đặt đầu nghiêng và tay còn lại đểduỗi thẳng Người cứu chữa quì trên lưng và hai tay cứ bóp theo hơi thở của mình, ấnvào hoành cách mô theo hướng tim

● Khi tim đập được thì hô hấp sẽ dần dần hồi phục được

● Ưu điểm: Các chất dịch vị và nước miếng không theo đường khí quản vào làm cản trở

● Lúc thấy có hiện tượng tốt (mí mắt rung rinh, môi rung) thì lập tức nghỉ hô hấp nhântạo vài giây để nạn nhân tự hô hấp

● Lúc nạn nhân tự thở được cần đắp ấm và không cử động vì tim còn yếu có thể nạn

Trang 17

nhân sẽ bị ngất lại.

● Khuyết điểm: Nạn nhân nằm ngửa nên dịch vị chạy lên cuống họng làm cản trở hôhấp

● Lưu ý: Người bị gãy xương tay không áp dụng phương pháp này

13.3 Phương pháp thổi ngạt (Hà hơi thổi ngạt)

● Đặt nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, moi nhớt và các vật trong miệng ra nếu có,

để đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, hai tay duỗi thẳng Đặt một miếng “gạc” sạchche lên miệng nạn nhân, người cứu một tay bịt mũi, một tay giữ miệng nạn nhân, hítkhông khí đầy lồng ngực rồi ghé miệng thổi mạnh vào miệng nạn nhận Thực hiệnđộng tác này khoảng 14 ÷ 16 lần trong một phút

● Trong khi đó, một người đứng bên cạnh làm động tác xoa tim Lấy hai bàn tay chồnglên nhau và đặt lên lồng ngực bên trái (phía có tim) của nạn nhân, vừa ấn vừa daynhịp nhàng khoảng 60 ÷ 80 lần trong một phút Phối hợp với việc thổi, cứ ấn 5 ÷ 6 cáilại thổi 1 lần

● Tiếp tục như thế, liên tục cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh: hơi thở trở lại, môi mắt hồnghào, hoặc cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu đã chết hoàn toàn biểu hiện bằng đồng tửtrong mắt dãn to (thường là một, hai giờ sau)

● Phương pháp hà hơi thổi ngạc có hiệu quả rất cao, hiện nay đang được áp dụng phổbiến

14 Thế nào là tiếp xúc trực tiếp? Các biện pháp phòng tránh.

● Tiếp xúc trực tiếp xảy ra khi một người tiếp xúc với dây dẫn trần mang điện trongnhững tình trạng bình thường

15 Thế nào là tiếp xúc gián tiếp Các biện pháp phòng tránh.

● Tiếp xúc gián tiếp xảy ra khi một người tiếp xúc với phần dẫn điện mà lúc bình

thường không có điện, nhưng có thể tình cờ trở nên dẫn điện (do hư hỏng cch điệnhoặc do vi nguyên nhân khác)

Trang 18

● Biện pháp phòng tránh: Gồm 2 nội dung

✓ Thực hiện hình thức nối vỏ (sơ đồ nối đất) thích hợp

✓ Sử dụng thiết bị bảo vệ cắt nguồn thích hợp với thời gian giới hạn cho phép

16 Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối đất Các sơ đồ nối đất sử dụng phương pháp này.

16.1 Mục đích của bảo vệ nối đất

● Bảo vệ nối đất nhằm bảo vệ an toàn cho người khi người tiếp xúc với thiết bị đã bịchạm vỏ bằng cách giảm điện áp trên vỏ thiết bị xuống một trị số an toàn

● Chú ý: Ở đây ta hiểu chạm vỏ là hiện tượng một pha nào đó bị hỏng cách điện

và có sự tiếp xúc điện với vỏ thiết bị

16.2 Ý nghĩa của bảo vệ nối đất

● Tạo ra giữa vỏ thiết bị và đất một mạch điện có điện dẫn lớn làm giảm phân lượngdòng điện qua người (nói cách khác là giảm điện áp trên vỏ thiết bị) đến một trị số antoàn khi người chạm vào vỏ thiết bị đã bị chạm vỏ

16.3 Các sơ đồ nối đất

● Nối đất tập trung

● Nối đất mạch vòng

Trang 19

17 Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính Các sơ đồ nối đất sử dụng phương pháp này.

17.1 Mục đích

Bảo vệ nối dây trung tính nhằm bảo đảm an toàn cho người khi có sự chạm vỏ của 1pha nào đó bằng cách nhanh chóng cắt phần điện có sự chạm vỏ

17.2 Ý nghĩa

Biến sự chạm vỏ của thiết bị thành ngắn mạch một pha để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh

và chắc chắn phần bị chạm vỏ bảo đảm an toàn cho người

Trang 20

18 Trình bày các loại nối đất: tự nhiên, nhân tạo Thế nào là nối đất hệ thống, nối đất an toàn, nối đất chống sét?

● Nối đất tự nhiên

✓ Nối đất tự nhiên là trang thiết bị nối đất sử dụng các ống dẫn nước chôn ngầmtrong đất hay các ống bằng kim loại khác đặt trong đất (trừ các ống nhiên liệulỏng và khí dễ cháy, nổ), các kết cấu kim loại của công trình nhà cửa có nối đất,các vỏ bọc kim loại của công trình nhà cửa có nối đất, các vỏ bọc kim loại củacáp đặt trong đất

✓ Khi xây dựng trang bị nối đất cần phải tận dụng các vật nối đất tự nhiên có sẵn.Tuy nhiên, hiện nay nhằm tăng mức độ dự trữ an toàn và do các trang thiết bịnối đất tự nhiên không được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng nên nối đất tựnhiên chỉ được coi là nối đất bổ sung chứ không phải nối đất chính Điện trở nốiđất tự nhiên này được xác định bằng cách đo thực tế tại chỗ hay dựa theo các tàiliệu để tính toán gần đúng

● Nối đất nhân tạo

✓ Nối đất nhân tạo được sử dụng để đảm bảo giá trị điện trở đất nằm trong giớihạn cho phép và ổn định trong thời gian dài

✓ Nối đất nhân tạo thường được thực hiện bằng cọc thép, thanh thép dẹp hình chữnhật hay hình thép góc dài 2 ÷ 3m đóng sâu xuống đất, sao cho đầu trên củachúng cách mặt đất khoảng 0,5 ÷ 0,8m

✓ Các thanh thép dẹp chiều dài không nhỏ hơn 4m và tiết diện không nhỏ hơn 48

mm2 cho các trang thiết bị có điện áp đến 1000V và không nhỏ hơn 100 mm2cho trang thiết bị có điện áp lớn hơn 1000V

● Nối đất hệ thống là nối đất điểm trong mạch điện bình thường để khí cụ hoặc hệ

thống có thể duy trì sự làm việc đúng Người ta phân ra :

✓ Nối đất trực tiếp nếu không có điện trở nào khác tổng trở đất

Trang 21

✓ Nối đất gián tiếp nếu nối qua một điện trở, điện cảm, hoặc điện dung bổ sung.

● Nối đất an toàn là nối tất cả các bộ phận kim loại của thiết bị điện hay của các kết

cấu kim loại mà khi cách điện bị hư hỏng thì nó xuất hiện điện áp xuống hệ thống nốiđất

Nối đất chống sét là nối đất các bộ phận dẫn điện bình thường không tạo nên mạchđiện nhưng được nối để tránh sét đánh vào

19 Vẽ và trình bày phân loại nối đất tập trung và nối đất mạch vòng Điện trở nối đất yêu cầu đối với nối đất chống sét, an toàn thiết bị, công nghệ thông tin và trung tính máy biến áp?

● Trong trường hợp khó khăn về mặt bằng thi công thì khoảng cách này không nên nhỏhơn chiều dài cọc

● Nối đất tập trung thường chọn nơi đất ẩm điển trở suất thấp, ở xa công trình

19.2 Nối đất mạch vòng

● Các điện cực nối đất được đặt theo chu vi công trình cần bảo vệ (cách mép ngoài từ1÷1,5m) khi phạm vi công trình rộng nối đất mạch vòng còn đặt ngay trong khu vựccông trình

● Nối đất mạch vòng nên dùng ở các trang thiết bị có điện áp trên 1000V, dòng điệnchạm đất lớn

19.3 Yêu cầu của điện trở nối đất

Trang 22

● Đối với nối đất chống sét

✓ Hệ thống nối đất phải có tổng trở nối đất đủ nhỏ và không chỉ hiểu đơn giản làđiện trở nối đất nhỏ Tổng trở nối đất của hệ thống nối đất bao gồm điện trởthuần và dung kháng của các bề mặt tiếp giáp điện cực – đất

✓ Điện trở thuần của hệ thống nối đất bao gồm điện trở của bản thân điện cực nốiđất, các bộ phận kết nối, điện trở tiếp xúc giữa đất – điện cực nối đất và điện trởcủa khối đất bao quanh điện cực Dung kháng C của hệ thống nối đất tỉ lệ vớidiện tích tiếp xúc giữa điện cực và đất

● Đối với an toàn thiết bị, công nghệ thông tin và trung tính máy biến áp

Điện trở nối đất an toàn của hệ thống không được lớn hơn các trị số nối đất tiêu chuẩn

đã được quy định trong các quy phạm cụ thể:

✓ Đối với các thiết bị điện áp > 1000V có dạng chạm đất lớn (> 500A) như cácthiết bị điện ở mạng điện có điện áp từ 110 kV trở lên thì điện trở nối đất tiêuchuẩn:

R đ ≤ 0,5Ω.

✓ Đối với các thiết bị điện có điện áp >1000V có dòng chạm đất bé (< 500 A) nhưcác thiết bị ở mạng điện 3 – 35 kV thì quy định điện trở nối đất tiêu chuẩn tạithời điểm bất kỳ trong năm như sau:

o Khi hệ thống nối đất chỉ dùng cho các thiết bị có điện áp >1000V:

(R đ ≤ 10Ω)

o Khi hệ thống nối đất dùng cho cả thiết bị có điện áp < 1000V:

(R đ ≤ 10Ω)

✓ Riêng với các thiết bị nhỏ mà công suất tổng của máy phát điện hoặc máy biến

áp có công suất không quá 100KVA thì cho phép: R đ ≤ 10Ω.

20 Trình bày các thành phần của điện trở nối đất.

Các thành phần của điện trở nối đất bao gồm:

● Điện trở tản của cực nối đất (kể cả điện trở tiếp xúc)

● Điện trở thuần của bản thân cực nối đất và dây nối đất Các điện trở này có giá trị nhỏnên có thể bỏ qua trong một số các trường hợp

21 Hệ thống nối đất IT: đặc điểm, ứng dụng.

Trang 23

Hệ thống nối đất IT (Isolate Terre)

✓ Trong điều kiện làm việc bình thường, trên dây PE không có sụt áp

✓ Giảm ngưỡng quá áp khi xuất hiện sự cố chạm từ cuộn cao sang cuộn hạ củamáy biến áp nguồn

✓ Khi hư hỏng cách điện, dòng sự cố thứ nhất thường thấp và không nguy hiểm

✓ Khi sự cố thứ hai xảy ra trên pha khác, nó sẽ tạo nên dòng ngắn mạch và gâynguy hiểm Vì vậy, cần sử dụng thiết bị bảo vệ có thể vận hành khi sự số haiđiểm hay lắp đặt thiết bị kiểm soát cách điện Thiết bị này sẽ theo dõi và chỉ thịđiểm sự cố thứ nhất nhằm giúp định vị và loại trừ nó

● Ứng dụng

✓ Hệ thống IT thường được sử dụng khi có yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện cao

mà mạng cấp điện cho các thiết bị xử lí thông tin là một ví dụ

22 Hệ thống nối đất TT: đặc điểm, ứng dụng.

Hệ thống nối đất TT (Terre Terre)

Trang 24

✓ Sơ đồ rất đơn giản.

✓ Do sử dụng hai hệ thống nối đất riêng biệt nên cần lưu ý bảo vệ quá áp

✓ Tiết diện dây PE có thể nhỏ hơn tiết diện dây trung tính và thường được xácđịnh theo dòng sự cố lớn nhất có thể xảy ra

✓ Trong điều kiện làm việc bình thường, trên dây PE không có sụt áp

✓ Trong trường hợp hư hỏng cách điện, xung điện áp xuất hiện trên dây PE thấp

và các kiểu nhiễu điện từ có thể bỏ qua

● Ứng dụng

✓ Hệ thống TT thường được sử dụng cho mạng điện tbị hạn chế về sự kiểm trahay mạng điện có thể mở rộng, cải tạo mà mạng điện công cộng hay mạng điệnkhách hàng mà một ví dụ

23 Hệ thống nối đất TN-S: đặc điểm, ứng dụng.

Hệ thống nối đất TN-S (Terre Neutral-Separate)

● Giải thích TN-S

✓ T : Trung tính nguồn trực tiếp nối đất

✓ N : Nối đất trực tiếp bằng dây dẫn bảo vệ với điểm đã nối đất của nguồn

Trang 25

(thường là dây trung tính).

✓ S : Dây trung tính N và dây PE tách biệt nhau

✓ TN-S : Sơ đồ TN có dây trung tính và dây PE tách rời

● Đặc điểm

✓ Dòng sự cố và điện áp tiếp xúc lớn nên cần trang bị thiết bị bảo vệ tự động ngắtnguồn khi có sự cố hỏng cách điện

✓ Dây PE tách biệt với dây trung tính, không được nối đất lặp lại và tiết diện dây

PE thường được xác định theo dòng sự cố lớn nhất có thể xảy ra

✓ Trong điều kiện làm việc bình thường, không có sụt áp và dòng điện trên dây PEnên tránh được hiểm hoạ cháy và nhiễu điện từ

● Ứng dụng

✓ Đây là hệ thống bắt buộc đối với mạch sử dụng dây/cáp bằng đồng có tiết diệnnhỏ hơn 10mm2 hay dây/cáp bằng nhôm có tiết diện nhỏ hơn 16mm2 hay cácthiết bị điện di động và thường được sử dụng cho mạng điện được theo dõi kiểmtra thường xuyên hay mạng điện không mở rộng hay cải tạo

24 Hệ thống nối đất TN-C: đặc điểm, ứng dụng.

Hệ thống nối đất TN-C (Terre Neutral-Common)

● Giải thích TN-C

✓ T : Trung tính nguồn trực tiếp nối đất

✓ N : Nối đất trực tiếp bằng dây dẫn bảo vệ với điểm đã nối đất của nguồn(thường là dây trung tính)

✓ C : Dây trung tính N và dây bảo vệ PE chung nhau thành một dây PEN

✓ TN-C : Sơ đồ TN có dây trung tính và dây PE chung

Trang 26

✓ Trong điều kiện làm việc bình thường, vỏ thiết bị, đất và trung tính có cùng điệnthế.

✓ Khi hư hỏng cách điện, dòng sự cố gây độ sụt áp nguồn, nhiễu điện từ lớn vàkhả năng gây cháy cao

✓ Trường hợp tải không đối xứng, trong dây PEN sẽ xuất hiện dòng điện Dòngđiện này có thể gây nhiễu cho các máy tính hay các hệ thống thông tin

● Ứng dụng

✓ Hệ thống TN-C thường được sử dụng trong mạng điện không cải tạo hay mởrộng và có tiết diện dây cáp lớn hơn 10 mm2 đối với đồng và lớn hơn 16 mm2đối với nhôm

25 Hệ thống nối đất TN-C-S: đặc điểm, ứng dụng.

● Hệ thống TN-C-S là hệ thống kết hợp giữa hệ thống TN-C (trước) và TN-S (sau).Trường hợp này, điểm phân dây PE tách từ dây PEN thường là điểm đầu của lưới.Lưu ý rằng, sơ đồ TN-C không bao giờ được sử dụng sau sơ đồ TN-S

● Không sử dụng hệ thống TN-C và TN-C-S cho các công trình mà khả năng cháy vàkhả năng lây nhiễm nhiễu điện từ cao

26 a) Hãy trình bày ý nghĩa của việc nối vỏ của thiết bị sử dụng điện với dây trung tính PEN hay dây PE ở lưới điện 3 pha 4 dây, hay 3 pha 5 dây Vẽ lưới điện 3 pha 5 dây (380V/220V).

b) Có cần thiết phải nối đất lặp lại đường dây trung tính ở lưới điện 3 pha 4 dây không? Giải thích.

c) Ở lưới hạ áp 3 pha 5 dây này (điện áp 380/220V), giả sử có động cơ điện 3 pha đang đấu vào lưới này, hãy vẽ cách đấu dây cho động cơ sao cho an toàn Nếu chẳng may một dây của động

cơ chạm vỏ (chạm mát) Hãy tìm dòng điện chạm đất, biết r 0 là điện trở của hệ thống trung tính, r = 4Ω và điện trở tiếp xúc

Trang 27

a) Ý nghĩa của việc nối vỏ của thiết bị sử dụng điện với dây trung tính PEN hay dây

PE ở lưới điện 3 pha 4 dây, hay 3 pha 5 dây:

● Biến sự chạm vỏ của thiết bị thành ngắn mạch một pha để các thiết bị bảo vệ cắtnhanh và chắc chắn phần bị chạm vỏ bảo đảm an toàn cho người

b) Mạng điện 3 pha 4 dây

● Khi nối vỏ thiết bị với dây trung tính thì dây trung tính cần tiếp đất lặp lại nhằm làmgiảm điện áp trên vỏ máy, góp phần làm cân bằng sự phân bố điện áp giữa các thiết bịđặt ở trước và sau chỗ đứt dây trung tính

27 Tại sao muốn an toàn cho người khi chạm vào thiết bị, ta phải tiếp đất vỏ thiết bị Khi nào nối vỏ thiết bị với hệ thống nối đất; khi nào nối với vỏ thiết bị với dây trung tính đã có nối đất? Khi nối vỏ thiết bị với dây trung tính thì dây trung tính có cần tiếp đất lặp lại không? Vì sao?

● Để an toàn cho người chạm vỏ thiết bị, ta phải tiếp đất vỏ thiết bị nhằm đề phòngcách trường hợp hỏng cách điện từ các bộ phận không mang điện dẫn tới mang điện

● Nối vỏ thiết bị với hệ thống nối đất khi được thực hiện theo yêu cầu an toàn sử dụngthiết bị điện, đề phòng tai nạn do voẻ thiết bị có điện áp Nối vỏ thiết bị với dây trungtính đã có nối đất khi xảy ra ngắn mạch giữa pha có sự cố với dây trung tính của lướiđiện, chỉ thực hiện ở các phòng đặc biệt có nguy hiểm về an toàn điện và các trangthiết bị đặt ngoài trời

Trang 28

● Khi nối vỏ thiết bị với dây trung tính thì dây trung tính cần tiếp đất lặp lại nhằm làmgiảm điện áp trên vỏ máy, góp phần làm cân bằng sự phân bố điện áp giữa các thiết bịđặt ở trước và sau chỗ đứt dây trung tính.

28 Bảo vệ nối đất và bảo vệ nối dây trung tính nhằm mục đích gì? Khi nào dùng bảo vệ bằng cách nối đất vỏ thiết bị, khi nào dùng bảo vệ bằng cách nối vỏ thiết bị với dây trung tính? Giải thích.

28.1 Mục đích

● Bảo vệ nối đất

✓ Nhằm giảm dòng điện qua người đến trị số an toàn

✓ Tăng dòng điện sự cố pha - vỏ để các thiết bị bảo vệ quá dòng truyền thống(CC, ATM, BVRL) cắt phần tử này ra khỏi mạng điện, an toàn cho người vàthiết bị

● Bảo vệ nối dây trung tính

✓ Nhằm biến sự cố chạm vỏ thành sự cố ngắn mạch 1 pha, để các thiết bị bảo vệ(CC, ATM) dễ dàng cắt các thiết bị bị sự cố chạm vỏ ra khỏi mạng điện sẽ antoàn cho người tiếp xúc

28.2 Lĩnh vực áp dụng của bảo vệ nối đất

● Bảo vệ nối đất được áp dụng với tất cả các thiết bị có điện áp > 1000V lẫn thiết bị cóđiện áp < 1000V tuy nhiên trong mỗi trường hợp là khác nhau

✓ Đối với các thiết bị có điện áp > 1000V thì bảo vệ nối đất phải được áp dụngtrong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính vàloại nhà cửa

✓ Đối với các thiết bị có điện áp < 1000V thì việc có áp dụng bảo vệ nối đất haykhông là phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính Khi trung tính cách điệnđối với đất thì phải áp dụng bảo vệ nối đất còn nếu trung tính nối đất thì thaybảo vệ nối đất bằng biện pháp bảo vệ nối dây trung tính

● Trong mạng có trung tính cách điện đối với đất điện áp < 1000V thì tùy theo điện áp

áp mà chia ra các trườnghợp sau:

✓ Với mạng có trung tính cách điệm và điện áp > 150V (như các mạng điện 220,

380, 500 ) đều phải được thực hiện nối đất trong tất cả các nhà sản xuất và cácthiết bị điện đặt ngoài trời không phụ thuộc vào điều kiện môi trường

✓ Khi mạng điện có trung tính cách điện đối với đất từ 150V đến 65V (như mạng110V) thì cho phép chỉ cần thực hiện nối đất:

o Cho các nhà nguyhiểm đặc biệt, nhà có khả năng dễ cháy nổ

Trang 29

o Cho các thiết bị điện ngoài trời.

o Cho các bộ phận kim loại mà con người có thể tiếp xúc đến như: tay cầm, cầnđiều khiển, thiết bị điện

✓ Khi điện áp < 65V cho phép không cần thực hiện nối đất bảo vệ trừ các trườnghợp đặt biệt

28.3 Phạm vi ứng dụng của bảo vệ nối dây trung tính

● Nói chung, không phụ thuộc vào môi trường xung quanh trong các cơ sở sản xuấtvới các mạng điện 3 pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000V có trung tính trực tiếp nối đấtphải luôn luôn thực hiện biện pháp bảo vệ nối dây trung tính Tuy vậy cần lưu ý một

số điểm sau:

● Với các mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất, điện áp 220/127 V chophép chỉ thực hiện bảo vệ nối dây trung tính trong các trường hợp sau:

✓ a Xưởng đặc biệt nguyhiểm về mặt an toàn

✓ b Các thiết bị đặt ngoài trời

✓ c Các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị điện mà người thường tiếp xúcnhư tay cầm, cần điều khiển…

● Với các phòng làm việc, nhà ở có nền cao ráo thì với điện áp 380/220V và 220/127V(trong mạng có trung tính nối đất) cho phép không cần bảo vệ nối dây trung tính

● Trên các đường dây 3 pha 4 dây điện áp 380/220V có trung tính trực tiếp nối đất cáccột thép, xà thép phải được nối với dây trung tính

29 Ý nghĩa của bảo vệ an toàn cho người chạm phải thiết bị khi thiết bị có vỏ được nối dây trung tính (ở mạng điện trung tính của lưới điện được nối đất) Trong trường hợp này, trung tính của mạng lưới điện có cần phải nối đất lặp lại không? Vì sao?

● Ý nghĩa của việc nối dây trung tính cho vỏ thiết bị:

Giúp người chạm phải vỏ thiết bị chạm vỏ không tiếp xúc với dòng điện tiếp xúc vớithành vỏ trong thời gian rất nhanh

● Trường hợp này, trung tính của mạng lưới điện cần được nối đất lặp lại Vì khi ngắnmạch chạm vỏ, điện áp dây trung tính có thể tăng đến trị số điện áp pha Nối đất lặplại còn nhằm giảm trị số điện áp trên dây trung tính, đề phòng trường hợp đứt dâytrung tính

30 Khi nối đất tập trung, ta tính được dòng điện chạy qua người Anh chị có suy nghĩ gì để giảm dòng điện nguy hiểm chạy qua người?

Trang 30

● Để giảm dòng điện qua người thì trước hết các cọc nối đất (điểm tiếp địa) phải nằmthật xa công trình và đặt nơi có điện trở đất thấp để dòng điện tản nhanh vào trong đất

mà không bị cản trở, giảm thiệt hại tai nạn xảy ra

● Trường hợp ở những nơi cao có điện trở đất lớn thì ta phải tìm cách làm giảm điện trởđất, bằng cách:

✓ Dùng cọc nối đất dài khoảng 20m hoặc hơn

✓ Dùng hoá chất làm giảm điện trở đất

● Quan trọng nhất là trừ trường hợp bất đắc dĩ thì không nên lại gần các cọc tiếp địatrong bán kính 20m

31 Thế nào là đẳng thế hệ thống nối đất?

● Một công trình có thể bao gồm nhiều hệ thống tiếp địa:

✓ Hệ thống đất trực tiếp

✓ Hệ thống đất chống sét lan truyền

✓ Hệ thống đất công tác (nối mass)

● Để đảm bảo cân bằng điện thế, tránh xảy ra hiện tượng chênh lệch điện thế giữa các

hệ thống mass làm phá hỏng thiết bị điện tử cần phải thực hiện nối đẳng thế các hệthống tiếp địa

● Nhưng việc nối đẳng thế có thể gây rủi ro do nếu dòng điện sét quá lớn gây ra hiệntượng dòng điện sét lan truyền từ hệ thống đất qua đường đẳng thế xâm nhập vàothiết bị làm cho thiết bị cắt sét bị đánh ngược, làm tăng đột biến điện áp gây hỏngmáy móc, thiết bị

● Để khắc phục hiện tượng này ta lắp đặt thêm thiết bị nối đẳng thế để nối các hệ thốngtiếp địa

● Thiết bị này làm việc như một biến trở cực lớn tăng điện trở tối đa phân cách khi mứcxung sét tại tổ đất trực tiếp là quá cao đến một giới hạn nhất định

32 Đo điện trở nối đất, đo điện trở suất của đất: Nguyên lý đo và dùng dụng cụ đo chuyên dụng.

● Phương pháp Ampere kế và Volt kế

Trang 31

✓ Khoảng cách giữa cọc đất E, cọc dò S

và cọc phụ H là 20m

✓ Dùng máy biến áp cách li cung cấp

nguồn điện áp xoay chiều có thể thay

đổi giá trị vào hai đầu cọc E và S

✓ Đo Umeas bằng Volt kế

✓ Đo I bằng Appere kế

✓ Điện trở nối đất cần đo:

✓ Phương pháp này dùng để đo điện trở nối đất có giá trị nhỏ

● Phương pháp sử dụng máy đo với cọc phụ và cọc dò

✓ Khoảng cách giữa điểm dò, điểm phụ và điểm cần đo cần tuân theo qui định vàkhông nhỏ hơn 20m

Trang 32

● Phương pháp sử dụng máy đo không sử dụng cọc phụ và cọc dò

✓ Dùng để đo điện trở nối đất của một cọc trong hệ thống nhiều cọc

✓ Điện trở của n cọc nối đất song song:

✓ Thực tế R1,n rất nhỏ nên:

Trang 33

33 Đối với mạng điện hạ thế 3 pha 4 dây 380/220V trung tính của lưới điện có nối đất, hãy giải thích vì sao để đảm bảo an toàn đối với người thì vỏ của thiết bị phải nối dây trung tính Hãy giải

thích thêm trong trường hợp này tại sao dây trung tính phải nối đất lặplại

● Dây trung tính có chức năng làm cho dòng điện chạy trong vỏ đạt trị số đủ lớn làmcho các khí cụ bảo vệ điện tác động cắt điện cho vỏ thiết bị điện bị chạm vỏ

● Trường hợp này, trung tính của mạng lưới điện cần được nối đất lặp lại Vì khi ngắnmạch chạm vỏ, điện áp dây trung tính có thể tăng đến trị số điện áp pha Nối đất lặplại còn nhằm giảm trị số điện áp trên dây trung tính, đề phòng trường hợp đứt dâytrung tính

34 Có mạng điện 3 pha 5 dây (3p + PE + N), điện áp 380/220V a) Hãy vẽ mạng này.

b) Trình bày ý nghĩa của trung tính được nối đất.

c) Khi vận hành bình thường, giả sử người chạm vào dây pha, biết điện trở của người R người = 2000Ω, điện trở của hệ thống nối trung tính là r 0 = 4Ω Hãy tính dòng điện chạy qua người trong hai trường hợp sau:

* Người đứng trên nền có r nền = 15Ω.

* Người đứng trên nền cách điện có r nền = 100 000Ω.

Anh chị hãy nhận xét và rút ra kết luận để người không nguy hiểm.

a) Hình vẽ

b) Ý nghĩa trung tính được nối đất

Biến sự chạm vỏ của thiết bị thành ngắn mạch một

pha để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh và chắc chắn

phần bị chạm vỏ bảo đảm an toàn cho người

c) Ta có : Rngười = 2000Ω, điện trở của hệ thống nối

trung tính là r0 = 4Ω.

✓ Người đứng trên nền có rnền = 15Ω

Trang 34

✓ Người đứng trên nền cách điện có rnền = 100 000Ω.

● Nhận xét: Khi có sự cố chạm vào dây pha, nếu người đứng trên nền có điện trở cànglớn thì càng an toàn, vì nó làm giảm dòng điện qua người

Nói cách khác: Tổng trở người càng lớn thì người càng an toàn

● Kết luận:

Để người không nguy hiểm khi tiếp xúc với mạng điện 3 pha thì ta nên mang dép cao

su, giày đế nhựa,… hoặc vật liệu cách điện tránh trường hợp đi chân đất vì sẽ rất nguyhiểm

Ngoài ra để an toàn hơn, khi tiếp xúc hoặc sửa chữa với mạng điện này cần phải đeogăng tay cách điện, kìm cách điện và các dụng cụ bảo hộ khác

35 Có mạng điện 3 pha 5 dây (3p + PE +N), điện áp 380/220V a) Hãy vẽ cách đấu: 3 dây pha của động cơ vào lưới, một bếp điện một pha và một quạt công suất lớn một pha vào lưới này sao cho bảo đảm an toàn cho người, khi người chạm vỏ thiết bị

mà thiết bị lại bị chạm mát.

b) Trình bày ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính

c) Khi bảo vệ nối dây trung tính có cần thực hiện nối đất lặp lại đường dây trung tính hay không? Giải thích?

a) Hình vẽ

b) Ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính

Biến sự chạm vỏ của thiết bị thành ngắn mạch

một pha để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh và chắc

chắn phần bị chạm vỏ bảo đảm an toàn cho người

c) Khi bảo vệ nối dây trung tính

Trung tính của mạng lưới điện cần được nối đất lặp

lại Vì khi ngắn mạch chạm vỏ, điện áp dây trung

tính có thể tăng đến trị số điện áp pha Nối đất lặp lại

còn nhằm giảm trị số điện áp trên dây trung tính, đề phòng trường hợp đứt dây trung tính

36 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Cầu chì Các thông số quan trọng của Cầu chì.

Trang 35

● Thành phần cấu tạo của một cầu chì là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫntrong mạch điện, hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì, v.v được thay đổi tùythuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ

● Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khicường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến Để làm được điều này, điện trở của chấtliệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp

● Thông số kỹ thuật:

✓ Dòng điện định mức Iđm: Giá trị dòng điện mà cầu chì có thể làm việc liên tục

mà không thay đổi đặc tính của nó

✓ Điện áp định mức Uđm: Giá trị xoay chiều xuất hiện giữa hai đầu cầu chì (khicầu chì ngắn mạch)

✓ Đặc tính Ampe Giây: là quan hệ giữa dòng điện và thời gian tác động của cầuchì được xác định bằng đo lường để đảm bảo tính đồng nhất và chuẩn xác vớicầu chì được sản xuất

✓ Dòng điện cắt cực tiểu: giá trị nhỏ nhất của dòng điện sự cố mà dây chì có khảnăng ngắt mạch

✓ Khả năng cắt định mức: giá trị của dòng điện ngăn mạch mà cầu chì có thể cắt

37 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Cầu dao Các thông số quan trọng của Cầu dao.

● Cấu tạo: Lưỡi dao chính, tiếp xúc tĩnh (ngàm) (hệ thống kẹp), lưỡi dao phụ, lò xo bậtnhanh

● Nguyên lý làm việc:

✓ Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch điệnđược đóng ngắt Trong quá trình ngắt mạch, cầu dao thường xảy ra hồ quangđiện tại đầu lưỡi dao và điểm tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi

✓ Người sử dụng cần phải kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp nhanh để dập tắt hồ quang Dotốc độ kéo bằng tay không thể nhanh được nên người ta làm thêm lưỡi dao phụ.Lúc dẫn điện thì lưỡi dao phụ cùng lưỡi dao chính được kẹp trong ngàm

✓ Khi ngắt điện, tay kéo lưỡi dao chình là trước còn lưỡi dao được kéo căng ra vàtới một mức nào đó sẽ bật nhanh kéo lưỡi dao phụ ra khỏi ngàm một cách nhanhchóng Do đó, hồ quang được kéo dài nhanh và hồ quang bị dập tắt trong thờigian ngắn

● Các thông số kỹ thuật:

✓ Chọn cầu dao theo dòng điện định mức và điện áp định mức

✓ Gọi Itt là dòng điện tính toán của mạch điện

Ngày đăng: 15/07/2018, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w