Dầu khí là một nghành công nghiệp chủ đạo của nước ta. Dầu khí giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế, cũng như góp phần cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Hàng năm, nghành công nghiệp dầu khí đã nộp ngân sách Nhà nước nguồn ngoại tệ đáng kể, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước nhà. Trong những năm qua, hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đã được phát triển mạnh mẽ trên hầu khắp thềm lục địa Việt Nam, đạt được những thành tựu quan trọng, giải quyết được vấn đề khan hiếm năng lượng và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Tại Việt Nam, lượng dầu khai thác chủ yếu tập trung trong đá móng và cát kết, nếu không có những nghiên cứu, tiếp cận mới để phát hiện thêm những mỏ dầu khí mới thì nguồn tài nguyên này ngày càng sụt giảm, bài toán năng lượng sẽ càng thêm phức tạp. Hiện tại, bể Cửu Long có hai đối tượng khai thác chính, dầu khí được phát hiện trong đá móng và trong trầm tích lục nguyên. Sản lượng dầu khí được khai thác trong đá móng là chủ yếu. Trong giai đoạn tận khai thác hiện nay, do trữ lượng giảm và cấu trúc phức tạp của đá móng nên cần nghiên cứu đánh giá tầng chứa dầu khí trong trầm tích Oligocen trên. Trên cơ sở thực tiễn, cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thạch học và tính chất vật lý đá chứa tầng oligocen trên, mỏ X, lô 0901 bồn trũng Cửu Long ”. Cấu trúc đồ án gồm hai phần chủ yếu: Mở Đầu Phần 1: Khái quát chung về bể trầm tích Cửu Long Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn Chương 2: Lịch sử nghiên cứu khu vực bể Cửu Long và lô 091 Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu Chương 4: Tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long và lô 091 Phần 2: Nghiên cứu đặc điểm thạch học và tính chất vật lý đá chứa tầng Oligocen trên, mỏ X Chương 5: Cơ sở tài liệu và Phương pháp nghiên cứu Chương 6: Đặc điểm địa chất, thạch học và tính chất vật lý đá của đối tượng nghiên cứu Kết luận