PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKRÔNG KIỂMTRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học 2005 - 2006 Môn : Vật lí 6 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên : SBD Lớp : Trường: I. Chọn và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất ( 4 điểm ) : Câu 1 : Đường kính của một quả cầu kim loại đặc thay đổi như thế nào khi nhiệt độ của nó tăng lên ? A. Tăng lên. B. Giảm xuống. C. Không thay đổi. D. Tăng lên hoặc giảm xuống. Câu 2 : Tại sao khi nấu nước sôi, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? A. Vì nước lâu sôi. B. Vì tốn chất đốt. C. Vì nước nóng, tăng thể tích sẽ tràn ra ngoài. D. Vì làm bếp bị đè nặng. Câu 3 : Đặc điểm khác nhau nhất của sự nở vì nhiệt của chất khí so với sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng là : A. Chất khí nở ra khi nóng lên. B. Chất khí co lại khi lạnh đi. C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Câu 4 : Cốc thủy tinh như thế nào thì khó bị vỡ hơn khi rót nước nóng vào ? A. Thành dày, đáy dày. B. Thành mỏng, đáy mỏng. C. Thành dày, đáy mỏng. D. Thành mỏng, đáy dày. Câu 5 : Phát biểu nào sau đây là SAI ? A. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc), nhiệt độ của vật không thay đổi. B. Khi đông đặc vật tỏa lượng nhiệt bằng lượng nhiệt mà nó thu được khi nóng chảy. C. Tất cả các chất nóng chảy ở cùng một nhiệt độ. D. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. Câu 6 : Nước bên trong lọ thủy tinh bay hơi càng nhanh khi : A. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh. B. Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu. C. Nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh. D. Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếu. Câu 7 : Nguyên nhân của hiện tượng sương đọng trên cây cối vào ban đêm là : A. Do sự bay hơi của nước ở xung quanh. B. Do ban đêm có mưa. C. Do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí. D. Do ban đêm trời lạnh. Câu 8 : Tốc độ bay hơi của chất lỏng KHÔNG phụ thuộc vào yếu tố nào ? A. Nhiệt độ. B. Chất lỏng nhiều hay ít. C. Gió. D. Mặt thoáng của chất lỏng. II. Đánh chữ "Đ" nếu là khẳng định đúng và chữ "s" nếu là khẳng định sai vào các câu sau (1,5 điểm): 1. Có thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi. CHÍNH THỨC Điểm : Lời phê của thầy, cô giáo: 2. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. 3. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 4. Băng kép được cấu tạo bằng hai thanh kim loại đồng chất. 5. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau. 6. Người ta dùng thủy ngân hoặc rượu để chế tạo nhiệt kế vì chúng có nhiệt độ nóng chảy thấp. IIi.Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( .) trong các câu sau (2 điểm): 1. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là . Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là 2. Một chất ở nhiệt độ nào thì cũng . . ở nhiệt độ đó. 3. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là . Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là 4. Khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật ., tức là của vật giảm. Iv. Bài tập (2,5 điểm ) : 1. Đổi 25 0 C ra 0 F và 113 0 F ra 0 C ? 2. Ta thường thấy bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước. Bằng những kiến thức Vật lý đã học, em hãy giải thích tại sao ? Bài làm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKRÔNG Hướng dẫn chấm đềkiểmtra chất lượng học kỳ ii Năm học 2005 - 2006 Môn : Vật lí 6 --------------------------------------------------------------------------------------- I. Học sinh khoanh đúng 1 câu được 0,5 điểm. Câu 1 : A. Câu 2 : C. Câu 3 : D. Câu 4 : B. Câu 5 : C. Câu 6 : A. Câu 7 : C. Câu 8 : B. II. Học sinh đánh đúng một được 0,25 điểm : 1. S. 2. Đ. 3. Đ. 4. S. 5.Đ. 6. Đ. III. Học sinh điền đúng 1 câu được 0,5 điểm, điền đúng 1 ý được 0,25 điểm : 1. .sự nóng chảy . sự đông đặc. 2. . nóng chảy . đông đặc . hoặc . đông đặc . nóng chảy . 3. . sự bay hơi . sự ngưng tụ. 4. . tăng, . khối lượng riêng IV. Bài tập : 1. Học sinh đổi đúng được 1,5 điểm : * 25 0 C = 0 0 C + 25 0 C = 32 0 F + (1,8 x 25) 0 F = 32 0 F + 45 0 F = 77 0 F. ( 1 điểm ) * 113 0 F = 32 0 F + 81 0 F = 0 0 C + ( 8,1 81 ) 0 C = 0 0 C + 45 0 C = 45 0 C. ( 0,5 điểm ) 2. Học sinh giải thích đúng được 1 điểm : Bên ngoài cốc nước đá thường có các giọt nước đọng lại là do cốc nước đá có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bên ngoài nên hơi nước trong không khí ngưng tụ lại và đọng xung quanh thành cốc. . PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKRÔNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học 2005 - 20 06 Môn : Vật lí 6 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên : SBD . . PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKRÔNG Hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng học kỳ ii Năm học 2005 - 20 06 Môn : Vật lí 6 ---------------------------------------------------------------------------------------