1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KT 1 tiết THCS LƯƠNG TẤN THỊNH

9 342 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Địa lý 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn câu đúng nhất. Câu 1. Đường xích đạo chia quả địa cầu bằng hai nữa: A. Nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. B. Nửa cầu Đông, nửa cầu Bắc. C. Nửa cầu Tây, nủa cầu Đông. D. Nửa cầu Bắc, nửa cầu Tây. Câu 2. Thế nào là kinh tuyến: A. Đường song song với xích đạo. B. Đường vuông góc với xích đạo C. Đường nối từ cực Bắc xuống cực Nam. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. Trái đất có dạng hình gì? A . Hình tròn B. Hình vuông C. Hình cầu D. Hình tam giác Câu 4. Để vẽ bản đồ người ta phải lần lượt làm các công việc: A. Thu nhập các thông tin về các đối tượng địa lý. B. Xác định nội dung và tỉ lệ bản đồ. C. Thiết kế lựa chọn ký hiệu để thực hiện các đối tượng địa lý. D. Tất cả các ý trên. Câu 5. Bản đồ có tỉ lệ lớn: A. Tỉ lệ 1:1.000.000 B. Tỉ lệ 1: 5.000.000 C. Tỉ lệ 1: 700.000 D. Tỉ lệ 1: 100.000 Câu 6. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta dựa vào: A. Các kinh độ, vĩ độ B. Các kinh tuyến - vĩ tuyến C. Tỉ lệ bản đồ D. Cả 3 ý trên Câu 7. Để thực hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ người ta thường dùng 3 loại kí hiệu nào: A. Hình học, chữ, tượng hình B. Điểm, đường, diện tích C. Màu sắc, đường đồng mức, hình học D. Hình học, diện tích, đường Câu 8. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng thoải: A. Đúng B. Sai II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1. Trái đất có dạng hình gì? Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời theom thứ tự xa dần (Vẽ hình trái đất ghi cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam) (2 điểm) Câu 2. Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập địa lí? (2,5 điểm) Câu 3. Tại sao khi sử dụng bản đồ việc đầu tiên là phải xem bảng chú giải? (1,5 điểm) ĐÁP ÁN Địa lí 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1.A Câu 2. C Câu 3. C Câu 4. D Câu 5. D Câu 6. B Câu 7. B Câu 8. B II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Vẽ hình (1 điểm) - Trái đất có dạng hình cầu. (0,5 điểm) - Trái đất ở vị trí thứ 3 trong hệ mặt trời theo thứ tự xa dần. (0,5 điểm) Câu 2. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất. (1 điểm) - Bản đồ có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập địa lí, nếu không có bản đồ chúng ta sẽ không khái niệm chính xác về vị trí về sự phân bố các đối tượng, các hiện tượng địa lí tự nhiên cũng như kinh tế xã hội ở các vùng đất khác nhau trên trái đất. (1,5 điểm) Câu 3. Khi sử dụng bản đồ đầu tiên phải xem bản đồ chú giải, vì bản đồ chú giải giúp ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. (1,5 điểm) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Địa lý 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn câu đúng nhất. (1,5 điểm) Câu 1. Ở một quốc gia có dân số gia tăng nhanh là: A. Tháp tuổi có dạng đáy mở rộng. B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao. C. Các vấn đề ăn , ở, mặc, việc làm vượt quá khả năng giải quyết. D. Tất cả các ý trên. Câu 2. Nguyên nhân chính của sự gia tăng dân số cao của nước ta là: A. Nhân dân ta còn coi trọng gia đình có con trai. B. Nhiều người chưa ý thức về kế hoạch hóa gia đình. C. Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao. D. Tất cả đều đúng. Câu 3. Hình thức canh tác nào sau đây ở vùng đồi núi có hại cho việc bảo vệ môi trường ở đới nóng: A. Làm ruộng bậc thang B. Trồng trọt theo đường đồng mức C. Làm rẫy D. Cả 3 hình thức trên Câu 4. Đất ở đới nóng dễ bị xói mòn và thoái hóa là: A. Lượng mưa tập trung vào một mùa B. Mùa khô kéo dài C. Việc canh tác không đúng khoa học D. Tất cả đều đúng Câu 5. Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên mội trường ở đới nóng, cần phải: A. Khai thác tài nguyên một cách hợp lí. B. Kế hoạch hóa gia đình. C. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống D. Tất cả đều đúng Câu 6. Trong những năm gần đây, đới nóng là nơi: A. Có nhiều siêu đô thị mới B. Có sự đa dạng và phức tạp về di dân C. Có tốc độ đô thị hóa cao D. Tất cả các ý trên Nối ý cho phù hợp (1 điểm) Câu 7. Nối câu cho phù hợp: Các chủng tộc chính Trả lời Vị trí hình thành A. Môn-gô-lô-ít B. Nê-grô-ít C. Ơ-rô-pê-ô-it A…………. B…………. C…………. 1. Châu Âu 2. Châu Á 3. Châu Phi Câu 8. Dùng kí hiệu mũi tên () điền vào sơ đồ dưới đây để thấy mối liên hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh tác động đến chất lượng cuộc sống. Sức khỏe, thể lực kém Mức sống thấp Thừa lao động, không có việc Bệnh tật nhiều Năng suất lao động thấp Kinh tế, văn hóa kém phát triển Dân số gia tăng nhanh Chọn đúng hoặc sai (0,5 điểm) Câu 9. Đới nóng là nơi có nền nông nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới. A. Đúng B. Sai Câu 10. Nam Á và Đông Á là hai khu vực có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. A. Đúng B. Sai Câu 11. Qua bảng số liệu sau (Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng). Em hãy xác định địa điểm này thuộc môi trường địa lí nào trên thế giới. (1 điểm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0 0 C) 27 28 28 28 27 26 25 25 26 26 27 27 Lượng mưa (mm) 40 55 100 125 360 495 215 55 70 170 200 80 A. Môi trường nhiệt đới B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường xích đạo ẩm D. Môi trường đới ôn hòa II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) 1. Nêu đặc điểm của khí hậu môi trường xích đạo ẩm? 2. Nêu đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới? 3. Nêu đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa? 4. Rút ra những giống nhau và khác nhau. ĐÁP ÁN Địa lí 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. D Câu 2. D Câu 3. C Câu 4. D Câu 5. D Câu 6. D Câu 7. A-2 B-3 C-1 Câu 8. Câu 9. A Câu 10. B Câu 11. B II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) 1. Đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm: Nằm từ 5 0 B đến 5 0 N dọc hai bên đường Xích đạo. Có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình trên 20 0 C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm ít (3 0 ). Nhưng biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao (10 0 ). Lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500 mm/n. Độ ẩm cao trung bình > 80%. Rừng xanh quanh năm. 2. Đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới: Từ 5 0 B. Nam đến chí tuyến Bắc, Nam của mỗi bán cầu. Có khí hậu nóng quanh năm trung bình trên 22 0 C càng về gần chí tuyến mùa khô càng kéo dài (từ 3 – 9 tháng). Một năm có một mùa khô và một mùa mưa. Lượng mưa trung bình từ 500mm – 1500mm và tập trung vào mùa mưa. Xa van đồng cỏ thấp. 3. Đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa: Có hai đặc điểm nổi bậc là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa, gió và thời tiết diễn biến thất thường. Nhiệt độ trung bình năm > 20 0 C, biên độ nhiệt độ trung bình cao khoảng 8,9 0 C. Lượng mưa trung bình năm >1000mm tập trung vào các tháng có gió mùa hạ và 70 -95%, mùa khô mưu ít nhưng cũng đủ cho cây cối phát triển. thực vật là xa van cây bụi cao. 4. Giống: Đều có nhiệt độ ao quanh năm > 20 0 C, lượng mưa tương đối nhiều (từ 500 – 2500mm/n). Khác: Mỗi môi trường đều có lượng mưa trong năm khác nhau và thời gian khác nhau  có thực vật cũng khác nhau. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Địa lý 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn câu đúng nhất. Câu 1. Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt ở châu Á là: A. Đông và Bắc Á B. Nam Á C. Trung Á D. Đông Nam Á E. Tây Nam Á Câu 2. Yếu tố tạo nên sự đa dạng của khí hậu châu Á: A. Do châu Á diện tích rộng lớn. B. Do địa hình châu Á cao đồ sộ nhất. C. Do vị trí của châu Á trải dài từ 77 0 44’B  1 0 16’B. D. Do châu Á nằm giữa 3 đại dương lớn. E. Tất cả các ý trên. Câu 3. Rừng tự nhiên ở châu Á hiện nay còn lại ít vì: A. Thiên tai nhiều B. Chiến tranh tàn phá C. Con người khia thác bừa bãi D. Hoang mạc hóa phát triển Câu 4. Dùng mũi tên nối sơ đồ sau biểu hiện các khu vực phân bố của các chủng tộc ở châu Á: Câu 5. Ghi tên các sông chính tương ứng với các đồng bằng lớn: Các đồng bằng lớn Các sông chính ĐB Tây Xibia ĐB Hoa Bắc ĐB Ấn Hằng ĐB Lưỡng Hà Câu 6. Hãy cặp đôi các nội dung sau cho phù hợp: a. Bắc Á b. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á c. Trung Á, Tây Nam Á 1. Mạng lưới sông dày, lượng nước dồi dào phân biệt rõ 2 mùa. 2. Sông dày mùa đông đóng băng lũ mùa xuân 3. Rất ít sông nguồn nước chủ yếu do tuyết tan 1……………. 2……………. 3……………. Câu 7. Nội dung nào không thuộc đặc điểm dân cư châu Á; A. Châu lục đông dân cư nhất thế giới. B. Dân cư thuộc chủng tộc Môngôlôit và Ơrôpêôit là chủ yếu. C. Tỉ lệ tăng dân số rất cao. D. Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm. Câu 8. Nơi có mật độ dân số tập trung cao nhất ở châu Á: A. Khu vực khí hậu ôn đới ở Bắc Á B. Khu vực khí hậu gió mùa C. Tây Á và Trung Á Cả A và B II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1. Khí hậu châu Á có đặc điểm như thế nào? Vì sao lại có những đặc điểm như vậy? (3 điểm) Câu 2. Thiên nhiên châu Á đem lại những thuận lợi và khó khăn như thế nào? (3 điểm) Ô-xtra-Lô-it Đông Nam Á Đông Á Môn-gô-lô-it Nam Á Bắc Á Ơ-rô-pê-ô-it Tây Nam Á Trung Á ĐÁP ÁN Địa lí 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. E (0,5 điểm) Câu 2. E (0,5 điểm) Câu 3. C (0,5 điểm) Câu 4. (0,5 điểm) Câu 5. (0,5 điểm) - I-e-nitxay, Lêna - Hoàng Hà - Sông Ấn, sông Hằng - Ơphrat và Tigrơ Câu 6. 1b 2a 3c (0,5 điểm) Câu 7. C (0,5 điểm) Câu 8. B (0,5 điểm) II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) Câu 1. Đặc điểm của khí hậu châu Á: - Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng (0,5 điểm), phân thành nhiều đới khí hậu khác nhau: Đới xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới cực và cận cực. (0,5 điểm) - Trong các đới khí hậu châu Á lại phân chia thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. (0,5 điểm) Giải thích: - Lãnh thổ châu Á phân thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực Bắc  Xích đạo. (0,5 điểm) - Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rộng, các dãy núi và sơn nguyên ngăn cản ảnh hưởng của biển vào nội địa (0,5 điểm). Khí hậu còn thay đổi theo chiều cao. (0,5 điểm) Câu 2. Thiên nhiên châu Á đem lại những thuận lợi: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. (0,5 điểm) + Nhiều loại khoáng sản trữ lượng lớn. (0,5 điểm) Các tài nguyên khác như: đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, năng lượng dồi dào. (0,5 điểm) Khó khăn: - Các vùng núi cao hiểm trở, các vùng khí hậu lạnh giá khắc nghiệt. (0,5 điểm) - Các hoang mạc lớn khô cằn. (0,5 điểm) - Thiên tai, lũ lụt, động đất luôn xảy ra. (0,5 điểm) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Địa lý 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn câu đúng nhất. (Mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1. Dân số đông và tăng nhanh không: A. tạo ra nguồn lao động dồi dào. B. Tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Làm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều thuận lợi. D. Gây áp lực đối với tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống. Câu 2. Để giải quyết vấn đề việc làm, cần có các giải pháp: A. Phân bố lại dân cư lao động trong cả nước. B. Tăng cường các biện nhằm ổn định sự gia tăng dân số. C. Phát triển các ngành nghề tại chỗ. D. Tất cả đều đúng. Câu 3. Ý nào sau đây không thuộc về thành tựu của chất lượng cuộc sống ở nước ta: A. Tỉ lệ người lớn biết chữ cao. B. Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng. C. Chất lượng cuộc sống khác nhau giữa các vùng, giữa các thành thị và nông thôn. D. Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Câu 4. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ : A. Năm 1976 B. Năm 1986 C. Năm 1996 D. Tất cả đều sai Câu 5. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta vì: A. Khí hậu nước ta có nhiều thiên tai. B. Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô. C. Trong năm có nhiều lũ lụt. D. Khí hậu nước ta khác nhau giữa các vùng. Câu 6. Sơn La – nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay được xây dựng nằm trên: A. Sông Lô B. Sông Đà C. Sông Chảy D. Sông Hồng Câu 7. Dịch vụ không phải là ngành: A. Đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt con người. B. Càng đa dạng, nếu nền kinh tế càng phát triền. C. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. D. Gồm dịch vụ sản xuất, dịc vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng. Câu 8. Bằng sự hiểu biết em hãy khẳng định thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành thương mại và các dịch vụ nước ta: A. Kinh tế Nhà nước B. Kinh tế tư nhân, cá thể C. Kinh tế tập thể D. Kinh tế hỗn hợp II. PHẦN VẼ BIỂU ĐỒ: (3 điểm) Cơ cấu GDP của nước ta năm 2002 (%) Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 23,0 38,5 38,5 A. Dựa vào bảng vẽ biểu đồ tròn ( BK=24mm) (2đ). B. Nhận xét cơ cấu GDP của nước ta. Qua đó phản ánh điều gì? ( 1đ) III. PHẦN TỰ LUẬN: (3đ) Trình bày đặc điểm ngành ngoại thương của nước ta? Tại sao nước ta quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á – Thái Bình Dương? ĐÁP ÁN Địa lý 9 I. Phần trắc nghiệm. (4đ). (Mỗi câu 0,5đ). Câu 1. C Câu 2. D Câu 3. C Câu 4. B Câu 5. B Câu 6. B Câu 7. C Câu 8. B II. Phần vẽ biểu đồ. (3đ). 1. Vẽ biểu đồ đúng chính xác. (2đ ) 2. Nhận xét ( 1đ) - Nông lâm ngư nhiệp chiếm tỉ trọng thấp 23,0% công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng tương đối cao 38,5% ( ở mỗi khu vực). (0,5đ) - Phản ánh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang tiến triển theo chiều hướng tích cực. (0,5đ) III. PHẦN TỰ LUẬN.(3đ) * Đặc điểm ngành ngoại thương: (2đ) - Là hoạt động kinh tế đối ngaoị quan trọng nhất nước ta (0,5đ) - Xuất khẩu: Nông - Lâm – Thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản. (0,5đ) - Nhập khẩu: Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng. (0,5đ) - Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. (0,5đ). * Nước ta quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường Châu Á – Thái Bình Dương vì:(2đ) - Vị trí địa lí thuận lợi cho việc vận chuyển giao nhận hàng hóa (0,25đ). - Các mối quan hệ có tính truyền thống. (0,25đ) - Thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng  Dễ xâm nhập thị trường. (0,25đ) - Tiêu chuẩn hàng hóa không cao  Phù hợp với mức độ còn thấp ở Việt Nam. (0,25đ). . giới. (1 điểm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0 0 C) 27 28 28 28 27 26 25 25 26 26 27 27 Lượng mưa (mm) 40 55 10 0 12 5 360 495 215 55 70 17 0 200. trên. Câu 5. Bản đồ có tỉ lệ lớn: A. Tỉ lệ 1: 1.000.000 B. Tỉ lệ 1: 5.000.000 C. Tỉ lệ 1: 700.000 D. Tỉ lệ 1: 10 0.000 Câu 6. Muốn xác định phương hướng trên

Ngày đăng: 07/08/2013, 01:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Câu 3. Hình thức canh tác nào sau đây ở vùng đồi núi có hại cho việc bảo vệ môi trường ở đới nóng: - KT 1 tiết THCS LƯƠNG TẤN THỊNH
u 3. Hình thức canh tác nào sau đây ở vùng đồi núi có hại cho việc bảo vệ môi trường ở đới nóng: (Trang 3)
B. Do địa hình châ uÁ cao đồ sộ nhất. - KT 1 tiết THCS LƯƠNG TẤN THỊNH
o địa hình châ uÁ cao đồ sộ nhất (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w