Ngày 05/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về BĐKH theo Quyết định 2139/QĐ-TTg nhằm xây dựng một cộng đồng ứng phóhiệu quả với BĐKH, trong đó nhiệm vụ cơ bản đư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
PHẠM ĐÌNH TUYÊN
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO NÔNG DÂN VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG”
LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Nội - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
PHẠM ĐÌNH TUYÊN
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO NÔNG DÂN VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG”
LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học:
TS Nhạc Phan Linh PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương
Hà Nội, 2016
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu tổng quát 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Khách thể nghiên cứu 4
3.3 Phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Vấn đề nghiên cứu 5
4.2 Giả thuyết nghiên cứu 5
5 Khung lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
5.2 Phương pháp nghiên cứu 7
PHẦN NÔỊ DUNG 12
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 12
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 14
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18
2.1 Cơ sở lý luận 18
2.1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài 18
2.1.2 Các lý thuyết áp dụng trong đề tài 20
2.2 Cơ sở thực tiễn của Luận văn 26
2.3 Mô tả vắn tắt về địa bàn nghiên cứu 29
2.3.1 Đồng bằng sông Hồng 29
2.3.2 Tóm tắt thông tin các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu 31
2.3.3 Tóm tắt thông tin các xã thuộc địa bàn nghiên cứu 32
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG BÁO CHÍ ĐƯA TIN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 42
3.1 Tần suất thông tin về BĐKH trên báo chí 42
3.1.1 Tần suất xuất hiện chủ đề về BĐKH trên các báo 42
3.1.2 Tần suất xuất hiện chủ đề về BĐKH trên các báoThái Binh̀, Hải Phòng, Nam Đinh 43
3.2 Bối cảnh đưa tin về BĐKH 51
3.3 Hình thức thông tin về BĐKH 52
3.4 Nội dung thông tin về BĐKH trên báo chí 54
3.4.1 Biểu hiện của BĐKH trên báo chí 54
Trang 43.4.2 Nguyên nhân của BĐKH trên báo chí 55
3.4.3 Hậu quả của BĐKH trên báo chí 56
3.4.4 Giải pháp phòng chống và ứng phó với BĐKH trên báo chí 57
CHƯƠNG IV VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BĐKH CHO NÔNG DÂN VEN BIỂN ĐBSH 60
4.1 Vai trò báo chí cung cấp thông tin về BĐKH cho người dân ĐBSH 60
4.1.1 Phương thức cung cấp thông tin cho người dân 60
4.1.2 Nội dung cung cấp thông tin 63
4.1.3 Đánh giá của người dân về vai trò cung cấp thông tin về BĐKH của báo chí 64
4.2 Vai trò báo chí nâng cao nhận thức về BĐKH cho người dân 67
4.2.1 Nâng cao nhận thức về nguyên nhân của BĐKH 67
4.2.2 Nâng cao nhận thức về hậu quả của BĐKH 71
4.2.3 Nâng cao nhận thức về giải pháp BĐKH 72
4.3 Khuyến nghị vềvai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho nông dân ven biển ĐBSH 75
PHẦN KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 80
PHỤ LỤC 83
BẢN GIẢI TRÌNH 94
Về việc chỉnh sửa nội dung Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu sau bảo vệ 94
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng mình Các sốliệu khảo sát, thực nghiệm đƣợc công bố trong Luận văn là do tôi trực tiếp thựchiện và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn đƣợc tham khảo và trích dẫnnguồn đầy đủ, đúng quy định
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của Luậnvăn
Tác giả
Phạm Đình Tuyên
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành bản Luận văn Thạc sĩ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS.Nhạc Phan Linh, PGS.TS Huỳnh Thị LanHương đã hướng dẫn và định hướng nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thành bảnLuận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương các xã Nam Hưng(Tiền Hải, Thái Bình); xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng); xã GiaoXuân (huyện Giao Thủy, Nam Định); các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương
đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát và nghiên cứu Đặc biệt,tôi xin cảm ơn những người dân tại địa bàn nghiên cứu đã tham gia trả lời phỏngvấn và chia sẻ thông tin
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của Trung tâm Phát triểnnguồn nhân lực Tài nguyên và Môi trường là những người đã nhiệt tình hỗ trợ vàgiúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng và hoàn thành Luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đãđộng viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả
Phạm Đình Tuyên
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH TW Ban Chấp hành Trung ương
BĐKH Biến đổi khí hậu
EMWF Tổ chức Đông Tây hội ngộ
IPCC Hội đồng Liên Chính phủ về BĐKH
PANOS Mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phi chính phủ hợp
tác vềtruyền thông để thúc đẩy phát triển
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TTĐC Truyền thông đại chúng
UNFCCC Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốcKT-XH Kinh tế- Xã hội
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1 Khung lý thuyết cơ sở của Luận văn 7
Hình 2 Mô hình người phát - người nhận thông điệp của H.Lasswell 22
Hình 3 Mô hình truyền thông một chiều 23
Hình4 Mô hình truyền thông thay đổi hành vi 25
Hình5 Biểu đồ người dân và cán bộ thôn/xã tiếp cận các phương tiện TTĐC 61
Hình 6 Biểu đồ nội dung thông tin người dân mong muốn được biết qua báo chí 65 Hình 7 Biểu đồ mong muốn của người dân về hình thức tiếp cận thông tin 66
Hình 8 Biểu đồ ý kiến người dân về lý do quan tâm đến BĐKH 68
Hình 9 Biểu đồ ý kiến của người dân về những nguyên nhân của BĐKH 70
Hình 10 Biểu đồ ý kiến người dân về biện pháp giảm thiểu BĐKH 73
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Thống kê tình hình thiên tai tại xã Giao Xuân 35
Bảng 2 Hồ sơ thiên tai tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng 39
Bảng 3 Số người chịu rủi ro theo các mức độ rủi ro khác nhau 40
Bảng 4 Thống kê báo Thái Binh̀ 45
Bảng 5 Thống kê báo Hải Phòng 48
Bảng 6 Thống kê báo Nam Đinh 50
Bảng 7 Kết quả khảo sát về việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng của người dân tại Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng 62
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sản xuất, đời sống và môi trường của tất cả các quốc gia trên thế giới.Theo báo cáo của Uỷ ban liên Chính phủ về BĐKH, nhiệt độ trung bình toàn cầu
và mực nước biển đã tăng nhanh trong vòng 100 năm qua và đặc biệt rõ rệt trongkhoảng 25 năm gần đây Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng là nguyên nhân gâyngập lụt, làm nhiễm mặn nguồn nước và ảnh hưởng nặng nề tới nông nghiệp, côngnghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội (KT-XH) trong tương lai BĐKH khiến quátrình phát triển của các quốc gia, các vấn đề an ninh năng lượng, nước, lươngthực… bị thay đổi toàn diện và sâu sắc
Việt Nam là một trong ba quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của BĐKH Nếumực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông CửuLong (BĐSCL), 11% diện tích đồng bằng sông Hồng (BĐSH) và 3% diện tích củacác tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, khoảng 10 - 12% dân số nước ta bịảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP Cũng giống như BĐSCL,ĐBSH hiện là nơi phải đối mặt với nhiều thách thức bởi tác động của BĐKH 3/14hiện tượng (bão, lốc tố, sự cố hồ chứa) là có tần xuất xảy ra tại ĐBSH vượt trội
phức tạp hơn như lũ lụt, sạt lở bờ biển, thiếu nước trong mùa khô, xâm ngặp mặn,hình thái thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều… gây ảnh hướng đến đời sống,sinh kế người dân trong khu vực này [7]
Theo kịch bản về BĐKHđược trình bày tại Diễn đàn sông Hồng lần 2 tại HàNội: 05 tỉnh ven biển ở phía Bắc gồm Quảng Ninh, Hải phòng, Ninh Bình, NamĐịnh và Thái Bình có thể mất từ 150 đến 200 nghìn ha đất do nước biển dâng vàngập lụt vào năm 2100, đồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng xâm ngập mặn, pháhủy đa dạng và hệ sinh thái sinh học ven biển, suy giảm sản xuất của đất nôngnghiệp và ảnh hưởng đến sinh kế người dân [7] Khu vực này là nơi sinh sống củagần 20 triệu người chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hảisản Như vậy, tác động của BĐKH có nguy cơ gây cản trở mục tiêu xóa đói giảmnghèo, các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của quốc gia, ảnhhưởng tới nhiều nhóm đối tượng và sinh kế của người dân ở vùng đồng bằng này.Đặc biệt, nông dân và những người có thu nhập thấp được xác định là các nhóm
dễ bị tổn thương nhất nhưng họ lại ít được tiếp cận với những thông tin, kiến thức
về BĐKH Theo ông Ted Osius - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam thì: “BĐKH là một
Trang 10trong những thách thức phát triển lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt Đây làvấn đề toàn cầu không giới hạn bởi biên giới quốc gia và là một thách thức chỉ cóthể giải quyết được bằng tinh thần tập thể Việt Nam là một trong những quốc gia
dễ bị tổn thương nhất trên thế giới và BĐSH là khu vực đặc biệt gặp nhiều nguyhiểm” [22] Theo các chuyên gia, BĐSH chịu rủi ro đặc biệt với tác động củaBĐKH nhưng lại ít được chú ý hơn so với BĐSCL
Trước những thách thức và nguy cơ của BĐKH, cơ quan Liên hợp quốc đã
có Công ước Khung về BĐKH (UNFCCC) nhằm kêu gọi các quốc gia tăng cườngcông tác đào tạo, giáo dục và nâng cao nhận thức, tạo cơ hội cho cộng đồng thamgia, tiếp cận các thông tin về BĐKH (quy định tại Điều 6) Theo UNFCCC, tại cácquốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các nhà quản lý, hoạch địnhchính sách đã công nhận giáo dục về BĐKH là ưu tiên hàng đầu và truyền thôngnâng cao nhận thức cộng đồng đứng vị trí số hai
Tại Việt Nam, Hội nghị TW lần thứ 7, khóa XI, BCH TW Đảng đã ban hànhNghị quyết số 24-NQ/TW “Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lýtài nguyên và BVMT”, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức
về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH cho người dân
Ngày 05/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia
về BĐKH theo Quyết định 2139/QĐ-TTg nhằm xây dựng một cộng đồng ứng phóhiệu quả với BĐKH, trong đó nhiệm vụ cơ bản được xác định gồm: 1) Nâng caonhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội
về các vấn đề BĐKH; 2) Xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sửdụng thông tin về BĐKH cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thứctuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọngtới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm; 3) Đưa kiến thức cơ bản về BĐKHvàocác chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng vớiBĐKH và giảm phát thải KNK; 4) Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân vàtrách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xâydựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu cho mọi thành viên củacộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng phó với BĐKH
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng (TTĐC) và báo cáo của cácnhà khoa học, nhà quản lý, thông tin về mối đe dọa của BĐKH, cảnh báo về tìnhtrạng trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao, mưa bão, lở đất, sóng thần đãđược đề cập nhiều Song, những thông tin đó khi đến với người dân còn chưa thực
sự phát huy được hiệu quả rõ rệt
Trang 11Gần đây, công tác truyền thông, đặc biệt là TTĐC về BĐKH, đã được chú ýbằng việc tăng cường thông tin trên các kênh báo chí, đầu tư làm mới các chươngtrình nhằm tiếp cận và thu hút công chúng và tổ chức các hội thảo cung cấp thôngtin và tập huấn kỹ năng thông tin về BĐKH cho các phóng viên, biên tập viên,những người làm báo Tuy nhiên, theo đánh giá của PANOS (một mạng lưới toàncầu của các tổ chức phi chính phủ hợp tác vềtruy ền thông để thúc đẩy phát triển)thì các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, nhưng hoatđôngg̣ truyền thông của họ không mặn mà lắm trong việc đưa tin vềth ảm họa môitrường này và ViêtNam cũng không n ằm ngoài nhận xét trên Các phương tiệnTTĐC chủ yếu tập trung nhấn mạnh về những hệ lụy của BĐKH, biến nó thành mối
đe dọa khiến người ta sợ hãi mà lại ít chú ý đến việc hướng dẫn người dân hiểu vàbiết cách ứng phó trong những tình huống cụ thể
Từ thực tế đang diễn ra, học viên đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khíhâụ cho nông dân ven biển đ ồng bằng sông Hồng” Tuy nhiên, do điều kiện giới hạn về thời
gian và nguồn lực nên phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung thực hiện tại
các xã Nam Hưng (Tiền Hải , Thái Bình ); xã Giao Xuân (Giao Thủy , Nam
Đinḥ) và xã Vinh Quang (Tiên Lãng , Hải Phòng ) Đây là những xã ven biển
nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổsông Hồng, tập trung đông dân cư sinh sống bằng nông nghiệp, nuôi trồng, đánhbắt thuỷ hải sản và chịu tác động trực tiếp của BĐKH
Nghiên cứu nhằm có cái nhìn tổng thể, khách quan về ảnh hưởng và tácđộng của TTĐC đối với việc cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho ngườidân về BĐKH, đặc biệt là nông dân ở một trong hai khu vực đồng bằng sản xuấtlúa lớn nhất cả nước và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá vai trò của báo chí trong việc cung cấp và định hướng thông tin vềBĐKH, giúp nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH, góp phần giảm thiểunhững tác động tiêu cực của BĐKH đối với đời sống, KT-XH
2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ thưcg̣ trangg̣ thông tin vềBĐKH t ừ báo chí, đề tài sẽ xem xét vai trò củabáo chí trong việc cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho người dân vềBĐKH
Trang 12Đề tài đánh giánhu cầu , nhâṇ thưức của nông dân ven biển BĐSH vềBĐKHthông qua kết quả khảo sát ý kiến của người dân vùng thực hiện đề tài vềnh ữngthông tin về BĐKH mà họ tiếp thu và cảm nhận được từ báo chí.
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng địnhhướng thông tin báo chí về BĐKH đối với các nhóm đối tươ g̣ng nông dân ven biểntrong thời gian tới
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên
cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho nông dân ven biển ĐBSH
3.2 Khách thể nghiên cứu
Nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu, tác giả xác định 03 nhóm khách thểchính:
a) Nhóm nông dân và cán bộ xã, thôn ở khu vực ven biển BĐSH;
b) Nhóm các nhà báo chuyên viết về chủ đề môi trường, BĐKH;
c) Nhóm chuyên gia: Thuộc các lĩnh vực môi trường, BĐKH, báo chí - truyềnthông và chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước, Viện nghiên cứu, Vườnquốc gia, Khu bảo tồn
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trong giới hạn về thời gian và nguồn lực nên phạm vi
nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung xem xét trường hợp điển hình tại khu vực duyênhải Bắc bộ (tập trung tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Hải Phòng) là những địaphương ven biển thuộc khu vực ĐBSH Nghiên cưứu đư ợc thực hiện taị03 xã khuvực nông thôn ven biển ĐBSH, gồm: Xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, Thái Bình;
Xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng; Xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy,Nam Định
Đây là những xã ven biển nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc khuvực ĐBSH, nơi tập trung đông dân cư sinh sống bằng sản xuất nông nghi ệp, nuôitrồng vàđánh bắt thủy hải sản, bị ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH
Phạm vi thời gian: từ tháng 04/2015 đến tháng 12/2015.
Trang 134 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Vấn đề nghiên cứu
BĐKH hiện đang là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.TạiViệt Nam, BĐKH có những ảnh hưởng và tác động trước mắt, vừa có tác độngtiềm tàng, lâu dài đến KT-XH và đời sống, diễn ra ngày càng rõ rệt Để ứng phóhiệu quả với BĐKH mọi người phải hiểu biết về BĐKH và những tác động của nó,nâng cao nhận thức, giáo dục đào tạo về BĐKH được xác định là một trong nhữngnhiệm vụ quan trongg̣ của Chiến lược Quốc gia về BĐKH, trong đó có nhiệm vụ cụthể “phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới cộngđồng dân cư và địa bàn trọng điểm”
Tuy nhiên, hiện nay, hiểu biết và nhận thức của công chúng về BĐKH cònchưa cao Một trong những nguyên nhân chính là do truyền thông còn chưa thực
sự quan tâm đến vấn đề này Nghiên cứu vai trò và định hướng truyền thông củabáo chí trong việc nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân ở cáckhu vực chịu ảnh hưởng nặng của BĐKH như khu vực ven biển ĐBSH là nhiệm
vụ nghiên cứu đặt ra của Luận văn này
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Người nông dân ven biển ít quan tâm đ ến BĐKH, bởi báo chí ít đề cập đến chủ
đề này
Người nông dân ven biển không coi tr ọng thông tin về BĐKH, bởi báo chíthường đề cập một cách chung chung, không gắn với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể ởnông thôn
Báo chí góp phần làm tăng nhận thức về BĐKH cho người dân vùng ĐBSH.
Trong các loại hình báo chí, truyền hình cung cấp nhiều thông tin nhất về BĐKH(vì người nông dân ven biển xem ti vi nhiều nhất)
Dự kiến đóng góp của luận văn
Về tính khoa học: Xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến
truyền thông về BĐKH và các dữ liệu khảo sát thực tế đánh giá hiểu biết về BĐKHcủa người dân và khuyến nghị về hình thức, nội dung truyền thông phù hợp đối vớingười dân khu vực ven biển ĐBSH
Về tính thực tiễn: Luận văn này được thực hiện dựa trên sự phân tích về thực
trạng công tác tuyên truyền thông tin về BĐKH trên báo chí và khảo sát khả năng tiếpcận thông tin của người dân về BĐKH từ các loại hình báo chí cũng như tác động củabáo chí đến nhận thức về BĐKH của người dân (đặc biệt là nông dân)
5
Trang 14Về tính mới: Luận văn đánh giá một cách tách bạch giữa vai trò và hiệu quả
của báo chí các hoạt động khác trong vấn đề nâng cao nhận thức về BĐKH chongười dân vùng ĐBSH, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các kếhoạch truyền thông về BĐKH phù hợp trong tương lai Dự kiến kết quả nghiêncứu của đề tài có thể là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo ở ĐBSCL và lànguồn tàiliệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức tâm quan tâm
Nội dung nghiên cứu
Hiện trạng công tác tuyên truyền, thông tin về BĐKH của báo chí; Đánh giávai trò, ảnh hưởng của báo chí đối với việc nâng cao nhận thức về BĐKH củangười dân khu vực ven biển ĐBSH góp phần hỗ trợ người dân ứng phó kịp thờivới BĐKH
Nội dung công việc bao gồm:
Điều tra khảo sát và thu thập dữ liệu về tình hình nhận thức của người dân trênđịa bàn 03 xã về BĐKH và ứng phó với BĐKH và xem xét các hình thức tuyêntruyền, thông tin của báo chí về BĐKH hiện nay
Phân tích sự liên quan và hiệu quả của hoạt động truyền thông đối với nhận thức người dân về BĐKH.
Đề xuất giải pháp truyền thông phù hợp với người dân các khu vực ven biểnĐBSH nói riêng và cả nước nói chung, nhằm góp phần nâng cao chất lượng địnhhướng thông tin báo chí về BĐKH đối với các nhóm đối tươngg̣ nông dân ven biểntrong thời gian tới
5 Khung lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung lý thuyết và phương pháp luận
Khung lý thuyết cơ sở của Luận văn sẽ được dựa trên phân tích hệ thống cácyếu tố có liên quan đến (i) Thông tin về BĐKH trên các loại hình báo chí; (ii) Tiếpcận của người dân với thông tin báo chí về BĐKH (iii) Nhận thức của người dân(iv) Hình thức của BĐKH; (v) Nguyên nhân của BĐKH (vi) Hậu quả của BĐKH(vii) Giải pháp thích ứng BĐKH và tác hại của BĐKH Thông qua các phân tích hệthống này sẽ làm rõ những vấn đề liên quan giữa các đối tượng Để phân tích vàđánh giá những đối tượng trên, phương pháp khảo sát, phỏng vấn điều tra sẽ được
áp dụng
6
Trang 15Hình 1 Khung lý thuyết cơ sở của Luận văn
Do vấn đề nghiên cứu là mối quan hệ giữa báo chí và công chúng nên đểđịnh hướng tiếp cận lý thuyết cho Luận văn, tác giả sử dụng lý thuyết xã hội họctruyền thông đại chúng, bao gồm lý thuyết truyền thông tuyến tính của HaroldLasswell và Claude Shannon, lý thuyết truyền thông đa bậc của Lazarsfeld và lýthuyết truyền thông thay đổi hành vi (BCC)
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng thông tin về BĐKH trên báo chí và quan điểmcủa người dân về BĐKH, Luận văn sẽ nhận diện vai trò của báo chí trong việcnâng cao nhận thức về BĐKH cho người dân nông thôn khu vực ven biển ViệtNam hiện nay
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả lựa chọn 04 phương pháp nghiên cứu cụ thể: (1) phân tích tài liệu,(2) điều tra anket (3) phỏng vấn sâu và (4) xử lý số liệu
5.2.1 Phân tích tài liệu
Ngoài các tài liệu sử dụng để nhận diện chủ đề nghiên cứu, tổng quan tài liệuđược liệt kê trong phần Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài này sử dụng 04 tài liệuchính (phân thành 02 nhóm) sau đây làm cơ sở để khảo sát, thu thập thông tin phục
vụ mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhóm tài liệu mô tả thực trạng thông tin về BĐKH trên báo chí gồm:
Báo chí đưa tin về BĐKH: Nghiên cứu phối hợp giữa Học viện Báo chí vàTuyên truyền và Viện Friedrich Ebert (FES) của CHLB Đức tại Việt Nam, Hà Nội,
2012 Đề tài khảo sát trên báo in bao gồm báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Tạp chí Môi trường
và báo mạng điện tử là http://vnexpress.net; www.vfej.vn Thời gian nghiên cứu từngày 1/8/2011-31/7/2012 Tổng số tin/bài được khảo sát là 127.725 tin/bài
Trang 16Thực trạng đưa tin về BĐKH trên truyền hình: Nghiên cứu phối hợp giữaHọc viện Báo chí và Tuyên truyền và Viện Friedrich Ebert (FES) của CHLB Đứctại Việt Nam, Hà Nội, 2013 Đề tài khảo sát trên 02 kênh truyền hình là kênhtruyền hình quốc gia VTV1 và kênh truyền hình địa phương vùng Tây Nam bộ.Các tin/bài trong mẫu nghiên cứu được thu nhập trong vòng 3 tháng từ ngày1/6/2013 – 31/8/2013.Tổng các tin/bài thu nhập là 3.421tin/bài.
Nhóm tài liệu mô tả việc tiếp cận thông tin báo chí về BĐKH và nhận thức của nông dân về BĐKH: Nhận thức và tiếp cận thông tin về BĐKH của người dân,
Dương Thị Thu Hương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013; Khảo sát về Khíhậu Châu Á, dự án Climate Asia thuộc tổ chức BBC Media action
Phân tích và thống kê các báo in ở các địa phương đã đưa tin về BĐKH đến
công chúng theo mức độ, nội dung và hình thức
5.2.2 Điều tra Anket
Nhóm khách thể khảo sát chính là nông dân ven biển ĐBSH (bao gồm cảcán bộ xã, thôn)
Khảo sát nhóm cán bộ xã, thôn là do nhóm đối tượng này cũng chịu sự ảnhhưởng trực tiếp như người dân , đồng t hời, bản thân họ cũng xuất phát là nhữngngười dân có tham gia công tác quản lý tại địa phương Họ đồng thời cung cấpthông tin từ góc nhìn của người dân nhưng có những đánh giá dựa trên hiểu biết
và tiếp cận thông tin từ góc độ người quản lý của địa phương
- Dung lượng mẫu: Trên cơ sở xác định địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nhất của
mỗi xã và chọn ngẫu nhiên 20-30 hộ/xã để phỏng vấn
- Cơ cấu mẫu: Tính đến các yếu tố độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
- Phương thức lẫy mẫu: Việc lựa chọn đối tượng tham gia phỏng vấn có tính đến
nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố quan trọng nhất là nghề nghiệp có liên quan đếnBĐKH, sau đó, các yếu tố về giới tính, độ tuổi cũng được chú ý để đảm bảo thuđược những kết quả khảo sát đa chiều
Đối với nông dân, tác giả lựa chọn theo xác suất đối tượng tham gia phỏngvấn từ các hộ gia đình sinh sống tại các thôn mà các hiện tượng thay đổi của thờitiết xảy ra thường xuyên và chịu tác động rõ rệt hơn của BĐKH Việc lựa chọn nàycũng đảm bảo sự cân bằng tương đối về giới tính và độ tuổi của người tham giaphỏng vấn
- Phương thức khảo sát điều tra: Tác giả thực hiện khảo sát tại địa phương, gồm:
Xã Nam Hưng, Tiền Hải, Thái Bình; Xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, HảiPhòng; Xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, Nam Định Địa điểm phỏng vấn ở nhàhoặc ngoài đồng, tùy vào thời điểm có thể gặp và trò chuyện được với họ
Trang 17Đối với cán bộ xã, thôn: Địa điểm phỏng vấn được thực hiện tại trụ sở UBND xãhoặc nhà văn hóa thôn.
Bảng hỏi được thiết kế với khoảng 30% câu hỏi trong phiếu đều tra là những câuhỏi mở Điều này nhằm ghi lại được nhiều nhất, chân thực nhất ý kiến đa chiều củangười dân, cán bộ xã/thôn Cụ thể: 140 phiếu khảo sát, bao gồm 65 phiếu là nôngdân và 21 phiếu cán bộ xã, thôn;
Tại Nam Định: 24 nông dân và 04 cán bộ xã thôn của xã Giao Xuân,
Giao Thủy, Nam Định tham gia khảo sát, số lượng nam giới chiếm 46.4% trongkhi nữ giới chiếm 53.6% Hầu hết những người tham gia khảo sát trong độ tuổi từ
30 đến 60 tuổi (chiếm 85.7%) Trình độ học vấn của người tham gia khảo sát tạiNam Định phần lớn là từ THPT trở xuống (chiếm 83.3%), trong đó, cán bộ thamgia khảo sát có 2 người là trình độ đại học
Tại Thái Bình: 21 nông dân và 07 cán bộ xã, thôn của xã Nam Hưng,Tiền Hải, Thái Bình tham gia khảo sát Nữ giới chiếm tỷ lệ gần gấp đôi (67.9% và32.1%) Tuy nhiên, số nam cán bộ tham gia khảo sát nhiều hơn nữ cán bộ Tỷ lệngười ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi tham gia khảo sát là cao nhất, chiếm 71.4%.Trình độ học vấn của người dân Thái Bình tham gia khảo sát phần lớn là THPT,trong số các cán bộ tham gia khảo sát chỉ có 1 người có trình độ đại học, 2 ngườitrình độ trung cấp, còn lại THPT
Tại Hải Phòng: 20 nông dân và 10 cán bộ xã, thôn của xã Vinh Quang,Tiên Lãng, Hải Phòng tham gia khảo sát Tỷ lệ giới tính khá đồng đều, nam giớichiếm 47% và nữ giới chiếm 53% Tuy nhiên, tỷ lệ nam nữ cán bộ tham gia khảosát lại có sự chênh lệch, trong đó có 7 cán bộ nam và chỉ có 3 cán bộ nữ tham giakhảo sát Tỷ lệ độ tuổi người tham gia khảo sát cao nhất là từ 30 đến 60 tuổi(63.3%), bên cạnh đó chỉ có 1 người dưới 30 tuổi tham gia khảo sát tại Hải Phòng(3.33%) Trong số các cán bộ tham gia khảo sát, phần lớn đều ở độ tuổi từ 30 đến
60, có 1 người trên 60 và 1 người dưới 30 Về trình độ học vấn, giống như tạiThái Bình và Nam Định, hầu hết người dân có trình độ đến THPT (73.3%), từtrung cấp trở lên chiếm không nhiều
Trang 18Bên cạnh đó, việc lựa chọn cán bộ thuộc các tổ chức, cơ quan có liên quan
để khảo sát, bởi họ là những người đã và đang trực tiếp quản lý Vườn quốc gia ,Khu bảo tồn thuộc địa bàn nghiên cứu hoặc các cán bộ dự án về BĐKH, nhữngngườiam hiểu về địa bàn, về những ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống ở địaphương kết hợp với những kiến thức khoa học và thực tiễn sẽ có những đánh giáthực tế và khách quan về tác động của BĐKH
Đặc biệt , các chuyên gialà những nhà khoa học, những người có hiểu biếtsâu, rộng về BĐKH, cung cấp các thông tin về chính sách, các đánh giá và phântích cũng như nhận định tổng thể về tình hình BĐKH
- Cơ cấu và dung lượng mẫu: 06 cuộc phỏng vấn sâu phóng viên các báo, đài TW;
26 cuộc phỏng vấn sâu phỏng vấn phóng viên báo , đài truyền hình các tỉnh NamĐịnh, Thái Bình, Hải Phòng (mỗi cơ quan báo chí chọn 3-7 người ); 04 cuộc phỏngvấn sâu chuyên gia về BĐKH và 18 cuộc phỏng vấn sâu cán bộ các dự án và tổ
chức bảo tồn có các ho ạt động liên quan đến BĐKH tại các địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu (mỗi tổ chức chọn 3-5 người để phỏng vấn) Cụ thể:
+ 07 cán bộ từ các báo, đài TW, gồm: Tạp chí Môi trường, báo TN&MT, Tạp chí NN&PTNT,Tạp chí Biển Việt Nam, báo Công Thương, truyền hình Thông tấn.+ 26 phóng viên các báo, đài các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, gồm: Đàiphát thanh, truyền hình Hải Phòng, báo Hải Phòng, Đài phát thanh, truyền hìnhNam Định, báo Nam Định và báo Thái Bình
+ 04 chuyên gia về BĐKH và 18 cán bộ quản lý, chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước, Viện nghiên cứu, Vườn quốc gia, khu bảo tồn…
- Phương pháp thực hiện: Đối với phóng viên và chuyên gia, địa điểm phỏng vấn
ở cơ quan làm việc vàqua email
Tất cả các phỏng vấn sâu đều được ghi chép l ại để đối chiếu trong quá trìnhtổng hợp và xử lý dữ liệu Mỗi cuộc phỏng vấn đều được ghi lại trên phiếu điềutra, với trung bình khoảng 20 câu hỏi (bảng hỏi từng đối tượng đính kèm phụ lục).Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 20 - 30 phút
5.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Để mã hóa và thực hiện các bước xử lý thông tin phục vụ cho việc viết báocáo kết quả nghiên cứu, dữ liệu định lượng sẽ được xử lý bằng phần mềm excel;Các thông tin định tính và các cuộc phỏng vấn sâu được phân tích bằng phần mềmword trên sở sở xây dựng hệ thống thu thập thông tin độc lập của tác giả
Trang 196 Kết cấu Luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 04 chương:
Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài;
Chương III: Hiện trạng công tác tuyên truyền về BĐKH của báo chí;
Chương IV: Vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho nông dân ven biển ĐBSH
Trang 20PHẦN NÔỊ DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
BĐKH đang là vấn đề được thế giới và Việt Nam quan tâm Nhiều côngtrình nghiên cứu về BĐKH đã được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng củaBĐKH và kiến nghị các giải pháp cần thiết ứng phó và thích nghi với BĐKH,trong đó có những nghiên cứu về BĐKH gắn với TTĐC
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tại Mỹ, dự án truyền thông về BĐKH của Đại học Yale, tại trang web
cộng đồng người Mỹ được khảo sát, sau đó thông qua trang website này, các thôngtin về BĐKH và chính sách giảm nhẹ BĐKH được chuyển tải đến cộng đồng Tuynhiên, thông tin khảo sát và các nội dung truyền thông về BĐKH ở trang websitenày còn mạng nặng tính khoa học hàn lâm về BĐKH và không có thông tin dànhcho các đối tượng công chúng rộng rãi
Maxwell T Boykoff and J Timmons Roberts (2007) thực hiện nghiên cứu
“Climate change and journalistic norms: A case-study of US mass-media coverage”thông qua phân tích tiêu đề và nội dung của các bài báo in cũng như tin tức đượcđưa trên các kênh truyền hình có liên quan đến BĐKH từ năm 1988 đến 2004 Kếtquả phân tích trên 04 tờ báo in lớn của Mỹ gồm: the New York Times, the LosAngeles Times, the Washington Post và the Wall Street Journal và 03 chương trìnhtruyền hình buổi tối là ABC World News Tonight, CBS Evening News and NBCNightly News cho thấy, có một sự gia tăng quan trọng trong việc đưa tin về cảnhbáo toàn cầu về BĐKH trên báo in và truyền hình của Mỹ trong các năm 1990,
1992, 1997, 2001, 2002 và 2004
Trong báo cáo nghiên cứu “Media coverage of climate change: Currenttrends, strengths and weaknesses”năm 2007 cũng của Maxwell T Boykoff and J.Timmons Roberts đã phân tích xu hướng, điểm mạnh và điểm yếu của TTĐC đốivới vấn đề BĐKH Các câu hỏi được đặt ra trong báo cáo này là: Truyền thông cóvai trò gì trong việc ảnh hưởng đến hành động cá nhân, quốc gia và quốc tế trongviệc giải quyết vấn đề BĐKH? Truyền thông đã đưa tin về BĐKH nhiều như thếnào và điều gì đang làm thay đổi việc đưa tin đó? Những ảnh hưởng giúp truyềnthông tạo nên dư luận xã hội? Truyền thông giúp gì cho việc phát triển các viện trợnước ngoài cho các nước nghèo thích ứng với BĐKH? Báo cáo cũng cho rằng,
Trang 21truyền thông đã làm sống dậy vấn đề BĐKH nhưng cũng hạn chế về vấn đề nàytrong các tổ chức xã hội và viện trợ nước ngoài.
Tại nghiên cứu “Climate Coverage Plummets On Broadcast Networks” củaJill Fitzsimmons & Max Greenberg (2011) các kênh truyền hình lớn của Mỹ làABC, CBS, NBC và FOX đã cho thấy: 1) Mặc dù các tin về BĐKH vẫn đang đượcđưa tin nhưng phạm vi phủ sóng lại giảm Từ năm 2009, khi các đại biểu Mỹthông qua dự luật về khí hậu và tham gia hội nghị BĐKH ở Copenhagen thì một sốlượng lớn tin trên các chương trình chủ nhật và tin tức hàng đêm đã giảm rấtnhiều; 2) Tin tức về BĐKH trên các chương trình chủ nhật giảm 90% từ năm 2009đến 2011 Tin tức hàng đêm về BĐKH cũng giảm 70%; 3) Các nhà khoa học bịđứng ngoài trong các cuộc thảo luận về BĐKH trên các chương trình chủ nhật.Các chương trình chủ nhật chủ yếu tham khảo ý kiến của các nhân vật chính trị(chiếm 50%, bao gồm các quan chức, nhà chiến lược và cố vấn), 45% còn lại là từcác số liệu truyền thông và không có ý kiến của nhà khoa học nào Đối với chươngtrình hàng đêm thì có 32% những người được phỏng vấn hoặc trích dẫn ý kiếntrên chương trình là các nhân vật chính trị và 20% là ý kiến của nhà khoa học; 4)Hầu hết các thông tin đề cập đến BĐKH đều có liên quan đến chính trị 97% nhữngcâu chuyện đề cập tới BĐKH trong 03 năm qua là về chính trị tại Washington
Cũng trong một nghiên cứu khác của Jill Fitzsimmons & Max Greenberg năm
2012 là“TV Media Ignore Climate Change In Coverage Of Record July Heat”chỉ rarằng,trong 06 kênh truyền hình được nghiên cứu, ABC là kênh đưa tin ít nhất vềBĐKH (khoảng 2% lượng thông tin) Trong các kênh truyền hình cáp thì CNN nhắcđến BĐKH ít nhất, dưới 4% thông tin được đưa Cũng theo nghiên cứu này cho thấy,chỉ 8,7% thông tin trên truyền hình về các đợt nóng có nhắc đến BĐKH và 25,5%thông tin được đưa trên các tờ báo in 6% các thông tin được đưa trên truyền hìnhchỉ ra, hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra BĐKH
Trong báo cáo năm 2006 về “Thái độ của giới truyền thông trước BĐKH”của PANOS đã nhận định: truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩythảo luận tại các nước đang phát triển nhưng các nhà báo tại Honduras, Jamaica,Sri Lanka và Jambia hiểu biết rất ít và không quan tâm nhiều đến vấn đề nóng hổimang tính toàn cầu
BBC Media Action năm 2012 đã công bố kết quả một nghiên cứu có quy môtoàn quốc về trải nghiệm và sự thích ứng của người dân Việt Nam với BĐKH.Dự ánnghiên cứu Climate Asia đã tiến hành khảo sát hơn 33.500 người tại Việt Nam và
06 nước khác trong khu vực gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,Nepal, và Pakistan và chỉ ra ở đâu người dân đang thích ứng hay gặp khó khăn
Trang 22trong việc thích ứng với những thay đổi liên quan đến môi trường sống của họ.Climate Asia cũng đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng truyền thông như thế nàocho hoạt động ứng phó.
Như vậy có thể thấy, vấn đề truyền thông BĐKH đang được các nước trênthế giới quan tâm và sử dụng nhiều phương tiện truyền thông công cộng (truyềnthông gián tiếp) để thực hiện các tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng vềBĐKH Tuy nhiên, các nội dung truyền thông lựa chọn chủ yếu là nguyên nhân,hậu quả và giải pháp về BĐKH một cách chung chung và đối tượng được truyềnthông chưa được phân khúc
Tương tự như nhiều nước, Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp truyềnthông khác nhau, tuy nhiên, truyền thông về BĐKH mới chủ yếu theo hình thức cổđộng và gộp chung cho mọi đối tượng mà chưa phân khúc, phân tầng với các nộidung và hình thức phù hợp cho các nhóm đối tượng riêng, với phương pháp và nộidung riêng về BĐKH
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Năm 2007, Viện nghiên cứu Sức khỏe, Môi trường và Phát triển đã khảo sát
sơ bô g̣vềvấn đề“Báo chí Việt Nam với BĐKH” gồm 05 tờ báo in hàng ngày là Laođộng, Tuổi trẻ, Nhân dân, Hà Nội mới, Đồng Nai và 02 chương trình "TN&MT”phát hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam và“Tạp chí TN&MT” phát hàng tuầntrên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội Kết quả khảo sát sau hai tháng 9 - 10năm 2007 cho thấy, chỉ có 24 bài báo in và 03 tác phẩm phát thanh về BĐKH; các
cơ quan truyền thông tại Việt Nam chỉ đưa tin về BĐKH ở bề rộng ở mức độ quốcgia và toàn cầu, không có mối liên quan giữa các vấn đề và hiện trạng ở địaphương Có rất nhiều bài báo đề cập đến các thảm họa thiên nhiên do BĐKH gây
ra như lũ lụt, bão, nước ngầm nhưng chưa có nhà báo nào chỉ ra mối liên hệ giữacác hiện tượng trên và BĐKH Hầu hết các bài báo in về BĐKH chỉ tập trung đưatin vào các hội nghị, trích dẫn phát biểu của các quan chức TW và địa phương vềBĐKH Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, nguyên nhân của việc công chúngViệt Nam không được báo chí thông tin đầy đủ về BĐKH trước hết do các nhàquản lý, khi tiếp xúc với báo chí chưa đề cập đến mối liên hệ giữa BĐKH vànhững tác động tiêu cực tại Việt Nam Ngoài ra, BĐKH là một đề tài khó và khôngphải nhà báo nào cũng có thể hiểu hết khi mới tiếp cận Đồng thời , ở Việt Namhiêṇ nay không có nhi ều nhà báo chuyên viết về môi trường Các nhà báo thườngphải viết về nhiều chủ đề khác nhau, nhất là nhà báo làm việc tại các ấn phẩm xuấtbản hàng ngày Họ thường chỉ đưa tin về BĐKH khi có các hội nghị hay sự kiệnlớn liên quan đến vấn đề này Môtlýdo nưữa, những nhà báo phụ trách các chuyên
Trang 23mục hay tờ báo không hiểu hoặc không quan tâm đến BĐKH Do đó, họ không dành
ưu tiên cho những bài báo thuộc đề tài trên Cũng trong kết quả nghiên cứu của Việnnghiên cứu Sức khỏe, Môi trường và Phát triển nhận xét, hiện nay, các cơ quan truyềnthông tại Việt Nam chỉ đưa tin về BĐKH ở bề rộng ở mức độ quốc gia và toàn cầu,không có mối liên quan giữa các vấn đề và hiện trạng ở địa phương
Năm 2012, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện đề tài “Báo chí đưatin về BĐKH” nghiên cứu trường hợp báo in và báo mạng vàđưa ra những gợi
ý về mặt giải pháp đối với các nhà báo, nhà quản lý truyền thông và các cơ quanchức năng trong việc nâng cao hiệu quả truyền tải thông tin về BĐKH, góp phầnhướng tới những giải pháp giảm nhẹ những tác động xấu do BĐKH mang lại.Theo kết quả nghiên cứu, báo chí đã bám sát đưa tin về những chủ trương, chínhsách mới hay những hợp tác liên quan đến BĐKH ở tầm vĩ mô Các hoạt động vàchủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước và cơ quan ban ngành liên quan đếnchủ đề BĐKH được cập nhật khá sát và được tìm thấy khá phổ biến Tuy nhiên,chủ đề BĐKH ít được bàn luận một cách trực tiếp mà chủ yếu là đưa tin gián tiếpthông qua các bối cảnh: hội nghị, hội thảo, viếng thăm, lễ ký kết Ngoài ra, các bàiviết chưa lôi kéo được cộng đồng, dư luận xã hội cùng tham gia chia sẻ, thảo luận,bàn bạc về vấn đề BĐKH và giải pháp ứng phó với BĐKH.Các thông tin vềBĐKH trên báo mạng phần lớn là biểu hiện, hậu quả, giải pháp hơn là nguyên nhâncủa hiện tượng BĐKH Thông tin về nguyên nhân có xu hướng mang tính chungchung, liệt kê nhiều thông tin cùng một lúc và không nhắm đến đối tượng cụ thể.Thông tin về BĐKH mang tính kỹ thuật, mảng thông tin về ảnh hưởng văn hóa, xãhội của BĐKH gần như bỏ trống
Năm 2013, đề tài “Thực trạng đưa tin về BĐKH trên truyền hình” của Họcviện Báo chí và Tuyên truyền dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng đã tìm hiểu,phân tích nội dung nói về BĐKH trên truyền hình nhằm đưa ra được một bức tranh
sơ bộ về thực trạng đưa tin về BĐKH trên truyền hình hiện nay Đồng thời, nghiêncứu còn so sánh với kết quả của cuộc nghiên cứu về BĐKH trên báo mạng và báo innăm 2012 nhằm đưa ra một bức tranh toàn diện hơn về thực trạng đưa tin về BĐKHtrên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay Ngoài ra, đề tài dựa trên kếtquả nghiên cứu định tính về BĐKH được thể hiện như thế nào trên truyền hình đểđưa ra những gợi ý nhằm đề xuất, khuyến nghị nâng cao chất lượng truyền thông vềBĐKH trên truyền hình đối với các nhà báo, nhà quản lý truyền thông và cơ quanchức năng ở Việt Nam.Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, có sự đa dạng, phongphú trong cách truyền tải thông tin về biểu hiện của BĐKH nhưng những tin, chươngtrình vẫn còn thiếu tính liên kết, phân tích theo chiều sâu, nhiều khi có thể khiếnngười xem lầm tưởng đó là những hiện tượng thiên nhiên bình
Trang 24thường không có liên quan tới BĐKH Hậu quả của BĐKH được đề cập cũng khá
đa dạng Các chương trình cũng tận dụng việc lồng ghép các hình ảnh chân thực,
âm thanh hiện trường, các con số cụ thể vào nội dung về hậu quả của BĐKHnhưng vẫn còn là hậu quả chung chung, chưa quan tâm nhiều tới hậu quả về đờisống văn hóa, xã hội của con người mà mới chỉ tập trung đưa tin về hậu quả kinh
tế, thể chất của con người Các chương trình đã cố gắng có sự quan tâm nhất định
ở nhiều khía cạnh khác nhau về BĐKH nhưng vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ từ biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả tới giải pháp ứng phó với BĐKH
Năm 2013, đề tài “Nhận thức và tiếp cận thông tin về BĐKH của người dân”
do Th.S Dương Thị Thu Hương thực hiện đã phân tích số liệu có được từ cuộc điềutra quy mô toàn quốc của dự án Climate Asia thuộc tổ chức BBC Media action Đây lànghiên cứu được tiến hành trên quy mô toàn quốc với cỡ mẫu được chọn là 3.486 hộgia đình tại 06 khu vực từ Bắc đến Nam Đề tài này được thực hiện dưới một gócnhìn mới trong những nghiên cứu về BĐKH Người dân trong nghiên cứu này là đốitượng chính, hướng mục đích nghiên cứu vào người dân nhằm tìm hiểu thực trạngngười dân tiếp cận các thông tin về BĐKH như thế nào, thông qua việc mô tả thựctrạng tiếp nhận thông tin của người dân nhằm đánh giá chất lượng truyền thông vềBĐKH.Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, vấn đề BĐKH không còn là chủ đềquá mới mẻ và xa lạ với người dân Những người trẻ tuổi, nam giới, cư trú ở thànhphố có trình độ học vấn và chuyên môn thường có xu hướng nghe về các nội dungnày cao hơn những người cao tuổi, nữ giới, cư trú ở TP nhỏ và khu vực nông thôn, cótrình độ học vấn thấp Về thái độ với hiện tượng BĐKH, mặc dù tỏ thái độ lo lắngnhưng tỷ lệ những người được hỏi cho biết họ đã có sự chuyển đổi về hành vi là rấtthấp Thực tế đây vẫn còn là vấn đề khá khó hiểu đối với người dân, họ đã nghe, có lolắng nhưng chưa biết phải làm gì, chuẩn bị ứng phó như thế nào Người dân có nhiều
cơ hội tiếp cận với TTĐC, tuy nhiên tiếp cận với thông tin về BĐKH còn hạn chế,nguồn chủ yếu là tivi Tỷ lệ những người biết về một hoạt động hay chương trình cụthể liên quan đến BĐKH là khá thấp
Nhóm các tác giả Lưu Hồng Minh, Phó Thanh Hương, Đỗ Đức Long khảosát nghiên cứu Dự án “TTĐCđưa tin vềBĐKHở Việt Nam” với tổng số 3421 tin,chương trình, trong đó tập trung phân tích sâu 181 bài báo in và báo mạng, 271 sảnphẩm truyền hình Theo đó, nhóm dự án đưa ra kết luận số lượng tin, bài, chươngtrình liên quan và ít liên quan chiếm tỷ lệ còn thấp (8%), chỉ có 54 bài đề cập trựctiếp đến BĐKH(chiếm 1,6%), đối chiếu với các chủ đề khác được báo chí đề cậpthì đề tài liên quan đến BĐKH còn khiêm tốn
Trang 25Theo báo cáo của PANOS (2006), các nước đang phát triển chịu ảnh hưởngnặng nề nhất của BĐKH, tuy nhiên, hoạt động truyền thông của họ không mặn màlắm trong việc đưa tin vềth ảm họa môi trường này và ViêtNam cũng không n ằmngoài nhận xét trên Nhóm nghiên cứu của mạng lưới này chỉ ra rằng: Trong 01tháng, chỉ có hơn 02 bài báo về những vấn đề, hiện tượng liên quan đến BĐKH.Kết quả trên được đưa ra sau 02 tháng khảo sát, 05 tờ báo in hàng ngày gồm Laođộng, Tuổi trẻ, Nhân dân, Hà Nội mới, Đồng Nai và các chương trình phát sóng:TN&MT phát hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam vàT ạp chí Môi trường pháthàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMWF) từng công bố trong kết quả nghiên cứu
về “Sự thích ứng với BĐKH ở tỉnh Quảng Nam”, theo đó, khoảng 49% ngườiđược phỏng vấn không biết về các chính sách và quy trình của Nhà nước, 72%không biết về các kế hoạch chuẩn bị phòng chống thiên tai… Vì thế, họ không cókhả năng lên kế hoạch và chuẩn bị ứng phó với thiên tai
Tiểu kết Chương I
Chương I của đề tài đã phân tích tóm tắt các nghiên cứu và dự án liên quanđến truyền thông BĐKHtrên thế giới và ở Việt Nam Tuy nhiên, các đề tài nghiêncứu và bài báo mới chủ yếu đề cập đến các thảm họa thiên nhiên do BĐKH gây ranhư lũ lụt, bão, nước ngầm nhưng chưa có nhà báo nào chỉ ra mối liên hệ giữacác hiện tượng trên và BĐKH
Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào về tác động của TTĐC đến nhận thức
về BĐKH của người dân khu vực ven biển Do vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng
vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho nông dân ven biểnBĐSH” học viên lựa chọn sẽ là nghiên cứu ban đầu và là cơ sở thực tiễn cho các nghiên cứu và báo cáo sau này
Trang 26CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài
2.1.1.1 Khái niệm “Vai trò của truyền thông đại chúng”
Theo trung tâm báo chí Mỹ, vai trò của TTĐC nói chung và báo chí nóiriêng là lưu truyền thông tin trong xã h ội, bao gồm cảlưu t ruyền vềtin vềthái đ ộ,giáo dục đổi mới, giải trí, khuyến khích
Theo Lasswell, báo chí có vai trò là phản ánh tình hình chung của lãnhthổ hay môi trường sống xung quanh , thưcg̣ hiêṇ giám sát và kiểm soát v ới thếgiớixung quanh, chuyển giao lại các di sản văn hoá qua các thếhê.g̣
Lasswell coi TTĐCcó 03 chức năng cơ bản: 1) Định hướng xã hội: Tạo ra
dư luâṇ xã h ội từ đó đ ịnh hướng xã hội và kiểm soát xã h ội trong một chừngmưcg̣ nào đó; 2) Văn hóa giáo d ục: Phổ biến văn hóa cho côn g chúng, duy trì pháttriển nhưững di sản văn hóa, tham gia tích cưcg̣ vào quá trình xã h ội hóa; 3) Thôngtin giải trí: Giúp con người thỏa mãn nhu cầu thông tin và giải trí
2.1.1.2 Khái niệm “Báo chí”
Định nghĩa báo chí theo nghĩa rộng bao gồm (báo in, báo mạng, truyền hình
và phát thanh) Định nghĩa báo chí theo nghĩa hẹp là nhưững xuất bản phẩm định
kỳ, như nhâtbáo hay tạp chiứnhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khácnhư phát thanh, truyền hình Định nghĩa này cũng áp dụng đươcg̣ cho một tạp chíliên tục xuất bản trên website (báo điêṇ tưử) Báo chí chính là một bộ máy để tìmhiểu thông tin, phổ biến và phân tích tin tức, là cơ quan ngôn luâṇ, cung cấp thôngtin và ý kiến vềmọi vấn đề Báo chí là tên gọi chung của các thểloại thông tin đạichúng Có nhưững loại báo chí sau:
Báo in (hay còn goịbáo giấy): Báo in là thuâtngưữchỉmột loại hình báo chí
định kỳ thông tin thời sư g̣các sư g̣kiêṇ,vấn đềtrong đời sống xã hội thông qua viêcg̣sưử dụng ngôn ngưữchưữviết và kỹ thuâtin ấn để chuyển tải thông tin
Báo phát thanh: Phát thanh (radio) là loại phương tiêṇ TTĐC trong đó nội
dung thông tin đươcg̣ chuyển tải b ằng âm thanh (lời nói, âm nhạc và các loại tiếngđộng làm nền) Phát thanh bao gồm hai loại hình: phát thanh qua làn sóng điêṇ vàtruyền thanh qua dây dâñ
Báo truyền hình: Truyền hình là m ột
thông tin bằng hình ảnh đ ộng và âm thanh
loại phương tiêṇ TTĐC chuyển tải
Do vâỵ, nó thưcg̣ sư g̣là phương tiê g̣n
Trang 27truyền thông có nhiều lơị thếtrong v ịêc chuyển tải thông tin tới đông đảo quần chúng Với lơị thếnhiều măt, truyền hình là m ột phương tiêṇ mang l ại hiêụ quả cao trong các chiến dịch truyềnthông.
Internet đểtruyền tải thông tin b ằng bài viết , âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cảhình ảnh động và âm thanh (video clip)
2.1.1.3 Khái niệm “Biến đổi khí hậu”
Hiện nay, BĐKH đang là vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều tổchức, quốc gia trên thế giới Đã có hàng trăm khái niệm khác nhau về BĐKH vàchúng ta có thể nghiên cứu một số khái niệm tiêu biểu sau đây:
Trong Điều 1 của UNFCCC định nghĩa: BĐKH là sự biến đổi của khí hậu
do các hoạt động của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra làm thay đổi cấutạo của khí quyển toàn cầu và là một trong các nhân tố gây ra những BĐKH tựnhiên trong các giai đoạn nhất định Theo công ước khung của Liên hợp quốc vềBĐKH: BĐKH là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp haygián tiếp của con người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và
nó được thêm vào sự BĐKH tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể sosánh được
Theo Hội đồng Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC): “BĐKH là những thayđổi theo thời gian của khí hậu trong đó bao gồm cả biến đổi tự nhiên và biến đổi
do các hoạt động của con người gây ra”
Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2008 của BộTN&MT giải thích: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bìnhhoặc giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vàithập kỉ hoặc dài hơn BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc tácđộng bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần củakhí quyển
Từ các cách tiếp cận trên có thể hiểu: BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệthống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại vàtrong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo
2.1.1.4 Nhận thức của nông dân ven biển về BĐKH
Từ các định nghĩa trên, nhâṇ thức của nông dân ven biển vềBĐKH chủyếudưạ trên nhưững kiến thưức bản điạ trong cuôcg̣ sống So với các thành phần xã hộikhác trong cùng địa bàn thì người nông dân có những điều kiện tiếp nhận các sảnphẩm báo chí bị hạn chế do sự khác biệt về trình độ dân trí, nghề nghiệp, thói
Trang 28quen, môi trường chính trị - xã hội, môi trường văn hóa, mức thu nhập tài chính, khả năng tiếp cận với công nghệ…Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin báo chí vềBĐKH đ ến với người nông dân là điều không chỉ có ý nghĩa
về mặt chính trị - xã hội mà còn giúp người dân chủđôngg̣ ưứng phóvới BĐKH đang xảy ra hiện nay vàtrong tương lai
2.1.2 Các lý thuyết áp dụng trong đề tài
2.1.2.1 Lý thuyết chức năng
Thuyết ch ức năng, theo một sốnhà xã h ội hocg̣ phương Tây , “đã thúc đẩynhiều nhà nhân bản xã hội học đi vào mô tả chi tiết và kỹ càng xử sự xã hội cụ thểcủa những thành viên một xã hội nhất định”, “là một trong những phương pháp cóthể có trong việc nghiên cứu cách xử sự xã hội”, “làm rõ được một quan niệm rấtđơn giản trong mọi xã hội, có những quan hệ lẫn nhau chặt chẽ giữa các hoạt động
Trang 29câṇ các thông tin vềBĐKH qua lo ại hình truyền thông nào s ẽ mang đến m ột kếtquả nhất định đối với nhâṇ thức của nông dân ven biển.
2.1.2.2 Lý thuyết hành vi
Cơ sở của lý thuyết này dựa trên lý luận về quá trình hình thành phản xạ cóđiều kiện, không bị ảnh hưởng của cơ chế nhận thức lý trí Lý thuyết này cho rằng,hoạt động của con người chỉ là phản xạ đối với các tác nhân từ bên ngoài trong đóthông tin từ TTĐC là một trong những yếu tố tác động mạnh Hiệu quả của truyềnthông đại chúng lên công chúng mang tính chất trực tiếp và phổ biến đối với côngchúng
Theo học thuyết này, con người sống trong xã hội hiện đại không có khảnăng một mình thâu tóm tất cả những đa dạng của cuộc sống nên đã sử dụng thôngtin mà TTĐC mang lại (không phải là sự kiện thực tế) Những thông tin đi qua hệthống TTĐC đến với công chúng được coi là những viên đạn bắn đến các mục tiêu
cố định, thụ động Công chúng trong lý thuyết này, là những cá nhân thụ động vàchịu sự điều khiển dắt dây của TTĐC và sau chúng là các lực lượng chính trị lớntrong xã hội
Áp dụng lý thuyết hành vi trong đề tài này, có thể thấy những thông điệpđăng tải về BĐKH được đưa tin liên tục sẽ khiến cho công chúng dần dần có thểhiểu được vai trò của BĐKH và qua đó hành vi của công chúng được điều chỉnh
2.1.2.3 Lý thuyết truyền thông
Trong hoạt động truyền thông , cần phải có hai tác nhân : nguồn phát và
đối tươngg̣ tiếp nhâṇ Mô hinh̀ đơn giản này ra đời cùng v ới sư g̣phát triển công nghê g̣điêṇ tho ại vào thâpg̣ niên 1950 Do nóquáđơn giản nên trong nhưững năm tiếp theo đó, một sốnhà nghiên c ứu vềdân t ộc hoc,g̣ xã hội hocg̣ và tâm lý hocg̣
thuộc trường phái Palo Alto đa ữch ứng minh rằng, truyền thông không chỉlà gưửi
đi các thông điêpg̣ một cách ngắt quãng
Trang 30Hình 2 Mô hình người phát - người nhận thông điệp của H.Lasswell
Mô hình này do Shannon và Weaver xây dưngg̣ , sau đóđươcg̣ H Lasswell - nhà khoa hocg̣ truyền thông Hoa K ỳ hoàn thiện với mục đichứ phân tichứ một cách khoa hocg̣ các điều kiêṇ trao đổi cần thiết đểtruyền đạt (vềmătvâtlý) một thông điêpg̣ qua điêṇ tho ại, với một sơ đồ đơn giản di ễn tảmối quan hê g̣giưữa hai tác nhân: người phát vàngười nhâṇ thông điêpg̣
Khi người tiếp nhâṇ trảlời cho một thông điêpg̣ đa ữnhâṇ đươcg̣, hê g̣thống lúcđómang tinhứ chất phản hồi Lúc này mô hình tuyến tinhứ lúc đầu của Shannon vàWeaver đa ữtrởnên một vòng khép kín
Khi áp dụng mô hình này cho các hoạt động truyền thông của con người ,người ta đa ữlàm nóphong phú hơn nhờcác kiến th ức vềdân tộc hoc,g̣ xã hội hocg̣cũng như ngôn ngữ học
2.1.2.4 Mô hình truyền thông một chiều của Horald Lasswell
Mô hình này được tiến hành bắt đầu từ nguồn tiếp nhận qua một quá trìnhđến người nhận, nó tác động vào đối tượng tiếp nhận thông tin và tạo hiệu quả củatruyền thông (E) Trong mô hình không thể thiếu đi một yếu tố hay một giai đoạnnào Vì nếu thiếu thì sẽ không thể thực hiện được quá trình truyền thông Tuynhiên, mô hình này không coi trọng những ý kiến phản hồi từ phía đối tượng tiếpnhận
Trang 31: Người nhận thông điệp (đối tượng)
: Hiệu quả truyền thông
Hình3 Mô hình truyền thông một chiều
Trang 32Qua đó, ta có thể áp dụng để phân tích các khía cạnh của truyền thông:
Phân tích nguồn: ai là người cung cấp?
Phân tích nội dung: thông điệp chứa đựng gì?
Phân tích phương tiện: kênh nào được sử dụng và sử dụng như thế nào?
Phân tích đối tượng: ai là người nhận?
Phân tích hành vi: hiệu quả gì hoặc phản hồi?
Mô hình truyền thông một chiều là mô hình đang tồn tại ở Việt Nam khi côngchúng Việt Nam hiện nay gần như vẫn tiếp nhận thông tin một cách thụ động, nghĩa
là mới chỉ có chiều tác động từ truyền thông đến công chúng Trên cơ sở phân tích nộidung truyền thông ta có thể biết được thông điệp về BĐKH được thể hiện như thếnào trên báo chí
2.1.2.5 Lý thuyết truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông thay đ ổi hành vi là hoạt động truyền thông có m ục đichứ , có kếhoạch tác đ ộng vào tình cảm , lý trí của các nhóm đối tươngg̣ nh ằm nâng cao nhâṇthức, kỹ năng, hình thành thái độ tích cưcg̣, giúp đối tươngg̣ chấp nhâṇ và duy trì hành
vi mới có lơị
Truyền thông thay đ ổi hành vi cũng làm ột quá trình truyền thông nhưng lấy mục tiêu thay đổi hành vi và duy trì hành vi bền vưững làm tiêu chiứđánh giá nhưững nỗ lưcg̣ và mức độ thành công của hoạt động truyền thông
Truyền thông thay đổi hành vi đươcg̣ tiến hành trên cơ sởcơ chếcủa ho ạt độngtruyền thông với 05 thành tốcơ bản là: Ai? Cái gì? Bằng kênh nào? Cho ai? và Hiêụquả như thế n ào? Mục tiêu của truyền thông thay đ ổi hành vi là thay đổi hành vi vàduy trì bền vưững hành vi đócho các nhóm đối tươngg̣ khác nhau Kết quảtruyềnthông thay đổi hành vi là sư g̣thay đ ổi trong nhâṇ th ức, thái độ, niềm tin , hê g̣giá tr ị,chuẩn mưcg̣ của cá nhân, nhóm và cộng đồng, thay đổi hành vi và duy trì vi bền vưữngcho các nhóm đối tươngg̣ đa ữxác định
24
Trang 33Tuyêntruyền vâṇ
động Thưchiệṇ duy
trì
Có ý định Giai đoạn5
Chấp nhâṇ
Giai đoạn 4 Hiểu biết,
kiến thức Giai đoạn 3 Chưa hiểu
biết Giai đoạn 2
Giai đoạn 1
Hình 4 Mô hình truyền thông thay đổi hành vi
Luâṇ văn này đánh giá vai trò của báo chí trong việc cung cấp thông tin và nângcao nhâṇ th ức vềBĐKH, do vâỵ sẽ chú trongg̣ đánh giáthưcg̣ tr ạng tần suất, mức độ, chất lươngg̣, nội dung các thông điêpg̣ BĐKH đươcg̣ truyền tải trên báo chí Dưạ theo
05 thành tố cơ bản của truyền thông , đối với thành tố “ai” - ta có thểhiểu là chủ thể truyền thông: trong Luâṇ văn, ta đánh giám ức độ cơ quan báo chiứđưa tin vềBĐKH vàviệc tổ chức biên soạn tin bài như thếnào, với “cái gi”̀ tức thông điêpg̣ truyền thông sẽ đươcg̣ truyền tải ra sao , “bằng kênh nào” thìloại kênh truyền tải nào đươcg̣ lưạ choṇ Với thành tố“cho ai” tức là đối tươngg̣ nhâṇ thông điêpg̣ truyền thông thì ởđây lànông dân sẽ có đặc điểm tiếp cận như thế nào ; “hiêụ quảtác động” đến nhâṇ thức của nông dân vềBĐKH ra sao ; có giúp nông dân thay đ ổi hành vi của mình hay không Dưạ theo mô hình của quátrinh̀ thay đổi hành vi, Luâṇ văn sẽ xác định nhâṇ thưức của nôngdân vềBĐKH đang ởmưức đô g̣nào
2.1.2.6 Lý thuyết vai trò
Lý thuyết vai trò là một quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội mà xem xéthầu hết các hoạt động hàng ngày để được diễn xuất trong các mục được xác định vềmặt xã hội (ví dụ như, người mẹ, người quản lý, giáo viên) Mỗi vai trò xã hội là mộttập hợp các quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một người phải đốimặt và thực hiện đầy đủ Mô hình này dựa trên quan sát, mọi người hành xử một cách
25
Trang 34dự đoán, và hành vi của một cá nhân là bối cảnh cụ thể, dựa trên vị trí xã hội và cácyếu tố khác.
Vai trò bị chiếm đóng bởi các cá nhân, những người được gọi là "diễn viên".Khi các cá nhân chấp nhận một vai trò xã hội (tức là, họ xem xét vai trò "hợp pháp"
và "xây dựng"), họ sẽ phải chịu chi phí cho phù hợp với các chuẩn mực của vai trò vàcũng sẽ phải chịu chi phí để trừng phạt những người vi phạm định mức vai trò Điềukiện thay đổi có thể làm cho một vai trò xã hội đã lỗi thời hoặc bất hợp pháp, trong đó
có trường hợp áp lực xã hội có khả năng dẫn đến sự thay đổi vai trò Các dự đoánthưởng phạt, cũng như sự hài lòng của hành xử theo một cách ủng hộ xã hội, giảithích tại sao các đại lý phù hợp với yêu cầu vai trò
Một vai trò có thể được định nghĩa như là một vị trí xã hội, hành vi liên quanđến một vị trí xã hội, hay một hành vi điển hình Một số nhà lý luận đã đưa ra ýtưởng rằng vai trò cơ bản là kỳ vọng về cách một cá nhân phải hành xử trong một tìnhhuống nhất định, trong khi những người khác coi nó có nghĩa là làm thế nào các cánhân thực sự hành xử ở một vị trí xã hội nhất định Những người khác đã đề nghị mộtvai trò là một hành vi đặc trưng hoặc hành vi mong đợi, một phần để được chơi, hoặcmột kịch bản cho hành vi xã hội
2.2 Cơ sở thực tiễn của Luận văn
2.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về BĐKH
Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhấttrước các tác động của BĐKH trên toàn cầu, đang phải hứng chịu nhiều ảnh hưởngnặng nề do tác động này gây ra, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạnhán, bão lũ, tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, cũng như sự bất thường củalượng mưa và các hình thái thời tiết khác
Nhận thức rõ điều đó , Đảng vàChính ph ủ Việt Nam đã rất nỗ lực, cố gắngtrong việc ứng phó với BĐKH Nghị quyết 24-NQ/TW về Chủ động ứng phó vớiBĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT để các cấp, các ngành và mọi ngườidân nhận thức đầy đủ, có trách nhiệm trong việc ứng phó với BĐKH, phòng tránhgiảm nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT [2] Việc thể chế hóa nộidung của Nghị quyết được đẩy mạnh Nhiều văn bản, quy định quan trọng đã đượccác Bộ, ngành, địa phương được xây dựng và ban hành Các cơ chế, chính sách tăngcường quản lý nhà nước về tài nguyên, BVMT và chủ động ứng phó với BĐKH tiếptục được hoàn thiện
26
Trang 35Để thực hiện Nghị quyết số 24/NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số08/NQ-CP ngày 23/01/2014 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghịquyết số 24-NQ/TW Đây làkhung chinhứ sách cao nhất định hướng, lãnh đạo, chỉ đạocông tác ứng phóvới BĐKH, quản lý tài nguy ên vàBVMT của ViêtNam trong thời giantới Mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, ViêtNam chủđ ộng trong thichứ ứng với BĐKH,phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính (KNK) Đến
năm 2050, ViêtNam trởthành quốc gia phát triển , thích ứng với BĐKH , phát thảiKNK thấp.Vềcác mục tiêu cụ thểđến năm 2020, trong công tác ứng phóvới BĐKH,Đảng xác đ ịnh nâng cao năng lưcg̣ cảnh báo , dư g̣báo thiên tai , giám sát BĐKH ; xâydưngg̣ xa ữh ội chủđ ộng trong phòng chống thiên tai , thích ứng với BĐKH , phấn đấuhàng năm giảm dần thiệt h ại vềngười , tài sản do thiên tai gây ra Chủ động phòngchống, hạn chếtác đ ộng xấu của triều cường , ngâpg̣ lụt, xâm nhâpg̣ măṇ do nư ớc biểndâng đối với vùng ven biển , nhất làvùng ĐBSCL , ĐBSH, trước măttâpg̣ trung chốngngâpg̣ do triều cường t ại khu vưcg̣ TP Hồ Chí Minh , Cần Thơ Giảm m ức phát thảiKNK trên đơn vị GDP từ 8-10% so với năm2010.Việc tuyên truyền Nghị quyết đượctriển khai với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với các cấp, các ngành, các đốitượng, sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, tạo sự thống nhất trong triển khaithực
Một sốchủtrương của Đảng vàNhànư ớc: Chỉ thị số35 của Thủ tướng Chính phủ về việc t ổ chức thưcg̣ hiêṇ Ngh ị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liênhơpg̣ quốc vềBĐKH (năm 2005); Nghị quyết số 60 của Chính phủ g iao Bộ TN&MT chủ trì , xây dưngg̣ Chương trình M ục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (năm 2007), Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (năm 2008), Các kịch bản
BĐKH vànước biển dâng của ViêtNam (2009), Chiến lươcg̣ quốc gia vềBĐKH (năm 2011), Chiến lươcg̣ quốc gia vềTăng trưởng xanh (năm 2012)…
LuâtBVMT năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 có những n ội dung đa ữc ụthểhóa với nhiều điểm mới so với LuâtBVMT năm 2005 Môttrong nhưững điểm mới củaLuật BVMT năm 2014 đa ữdành Chương IV: Ứng phó với BĐKH, từ (Điều 39 đến
Điều 48), trong đóquy đinh chung vềưứng phóvới BĐKH ; Lồng ghép nôịdung ưứng phó với BĐKH vào chiến lược , quy hoach , kếhoach phát triển KT-XH; Quyền và trách nhiệm củ a côngg̣ đồng trong ưứng phóvới BĐKH… giúp tăng cường cơ sở pháp
lý quan trọng để tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác ứng phó với BĐKH tạinước ta Cơ cấu tổ chức, bộ máy được hoàn thiện, ngày càng đi vào hoạt động hiệuquả, giúp tăng cường hiệu quả công tác ứng phó với BĐKH, thúc đẩy hợp tác quốc tế,
27
Trang 36thu hút nguồn lực đầu tư ứng phó với BĐKH Công tác thanh tra, kiểm tra giám sátkết qủa dự án, chương trình, hoạt động ứng phó với BĐKH được đẩy mạnh Các bộtiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hoạt động thích ứng, giảm nhẹ được nghiên cứu xâydựng, tạo bộ lọc ngay từ khi lựa chọn hoạt động ưu tiên, đảm bảo tính trọng tâm,trọng điểm phù hợp với tình hình, bối cảnh phát triển chung.
Ở cấp Bộ, ngành và địa phương, nhiều chương trình kế hoạch hành động ứngphó với BĐKH đã được ban hành Cụ thể ở cấp Bộ, các Bộ TN&MT, Bộ CôngThương, Bộ NN và PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa - ThểThao và Du lịch đã có các kế hoạch hành động của mình Hầu hết các địa phươngcũng đã xây dựng Kế hoạch hành động của mình để ứng phó với BĐKH trên địa bàntỉnh
Tuy nhiên, BĐKH là vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnhvực, vùng miền trong cả nước nên để ứng phó với BĐKH có hiệu quả thì còn thiếu cơchế, chính sách về liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH; cơ chế tài chính choBĐKH
2.2.2 Môṭ sốhoaṭ đôngg̣ hỗtrơ g̣côngg̣ đồng nô ng dân ven biển ưng pho vơi BĐKH
́ ́ ́
của các tổ chức phi chính phủ trong nước vàquốc tế
Ngoài nguồn lực của Nhà nước thì cá c tổchưc phi chinh phu (NgO), các tổ
đôngg̣ thiết thưcg̣ MCD đa ữtriển khai nhiều chương trinh̀ hỗtrơ g̣sinh kếthichứ ưứng với BĐKH, đăcg̣ biêtlànhóm đối tươngg̣ dê ữbi tộửn thương : Người nghèo, phụ nữ của 03 xã Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thinh (Tiền Hải, Thái Bình); xã Phù Long (Cát Hải, Hải Phòng) và xã Giao An (Giao Thủy, Nam Đinh) Các mô hình triển khai hiệu quả như :
Mô hinh̀ trồng lúa , sưử dungg̣ giống RVT chống chiụ măṇ, ít sâu bệnh ; mô hinh̀ trồng nấm; đệm lót sinh học…
Đối với các tổ chức quốc tế , Oxfam, cùng 05 tổ chức phi chính phủ là CARE, Hội chữ thập đỏ Úc, Tổ chức Save the Children, SNV và Quỹ BVMT (EDF), là các tổ
28
Trang 37chức chính nhận tài trợ từ chương trình Hợp tác nhằm tăng cường khả năng thích ứngvới BĐKH của các cộng đồng ven biển Việt Nam (Dự án PRC) để giúp Việt Namthích ứng với BĐKH ở cấp cộng đồng, trong khuôn khổ Chương trình viện trợ Úc.Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2012 - 2014, khoản tài trợ 15 triệu đô la Úc sẽ đượcdành để giải quyết các vấn đề về giảm nhẹ rủi ro thảm họa, an ninh lương thực vànguồn nước, sản xuất lúa gạo phát thải các bon thấp, và thích ứng dựa trên hệ sinhthái với mục tiêu ước tính sẽ có hơn 500,000 người được hưởng lợi từ chương trìnhnày Qua dự án “Hợp tác nhằm Tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của cáccộng đồng ven biển Việt Nam”, Oxfam hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng ứngphó, phục hồi và thích nghi của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ
nữ, sống tại các cộng đồng ven biển bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH và thảmhọa Chiến lược của dự án là làm việc với những người dễ bị tổn thương nhất trong
31 xã ven biển nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về các tác động không thể tránhkhỏi của BĐKH Dự án kéo dài 30 tháng sẽ được thực hiện tại các cộng đồng venbiển khu vực ĐBSCL (Tiền Giang và Trà Vinh) và ĐBSH (Hải Phòng, Nam Định vàThái Bình)
2.3 Mô tả vắn tắt về địa bàn nghiên cứu
2.3.1 Đồng bằng sông Hồng
ĐBSH (hay châu thổ sông Hồng) thuộc hạ lưu sông Hồng ở miền Bắc ViệtNam, có dân số khoảng 19.577.944 người (thời điểm 1/4/2009, chiếm 22,82% dân số
cả nước) Vùng ĐBSH có diện tích tự nhiên 23.336 km², chiếm 7,1 % diện tích của cảnước, gồm 11 tỉnh và thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên,Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh.Đây là khuvực có đất đai trù phú , màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp Trong đó, vùngduyên hải Bắc bộ, bao gồm: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình nằm giápbiển, thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới, thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng vàđánh bắt thuỷ hải sản
Nam Định là tỉnh có 02 trong số 05 khu vực đa dạng sinh học thuộc khu dự trữ
nhận gồm 02 tiểu vùng nằm ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy, gồm: Vườn quốc gia Xuân
Thủy thuộc các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân của huyện Giao Thủy;2) Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng
29
Trang 38Tỉnh Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, có 02 trong số 05khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới
thuộc châu thổ sông Hồng (3 khu vực còn lại thuộc Nam Định và Ninh Bình), đó là:1) Khu dự trữ sinh quyển ven biển Thái Bình gồm 2 phần nằm ở cửa biển, nơi giáp
Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh, nằm về phía Bắc cửa biển sông Hồng, còn phía Namcửa sông là VQG Xuân Thuỷ (Nam Định)
Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tâygiáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp vịnh Bắc bộthuộc biển Đông Hải Phòng là TP cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biểnlớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế , văn hóa, y tế, giáodục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc bộ.
ĐBSH trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).Phía Bắc và Đông Bắc là vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía Tây và Tây Nam là vùngTây Bắc, phía Đông là vịnh Bắc bộ và phía Nam vùng Bắc Trung bộ Đồng bằng thấpdần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 – 15m xuống đến các bãibồi 2 – 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều
ĐBSH trải dài theo bờ biển từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - NinhBình Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thủy h ải sản, nuôirong câu và chăn vịt ven bờ Ngoài ra, một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu
du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng ); bãi biển Đồng Châu ,Cồn Vành, huyêṇ Tiền Hải (Thái Bình); bãi biển Thịnh Long, Quất Lâm (Nam Đinh)
Vùng ĐBSH nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên phảichịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ lụt và hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến sản xuấtnông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản Tình trạng xâm nhập mặn do nướcbiển dâng cao làm mất đất canh tác; các đợt rét đậm, rét hại cản trở sự sinh trưởng vàphát triển của các loại cây trồng và vật nuôi Thêm vào đó, nhiệt độ tăng; chế độ dòngchảy, độ mặn của nước giảm; cường độ và lượng mưa lớn vào mùa mưa đã ảnhhưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của các loài thủy, hải sản Nhiều sinh vật nước lợ
và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt dokhông chống chịu nổi với sự thay đổi của nồng độ muối
30
Trang 39Theo đánh giá của TS Nguyễn Song Tùng - Viện Địa lý nhân văn: Hiện tượngnước biển dâng cao đã gây cản trở các hoạt động du lịch của vùng cũng như làm hưhỏng và phá hủy hệ thống cảnh quan, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn phục vụ khách
du lịch,đặc biệt là ở hai khu du lịch vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Đồ Sơn (HảiPhòng) Tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài trong mùa khô đã gây ra tình trạngcháy rừng ở nhiều nơi trên địa bàn vùng ĐBSH.Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa,nước biển dâng, xâm nhập mặn và các yếu tố thiên tai bất thường khác đã ảnh hưởngđến đa dạng sinh học nhiều nơi ở vùng BĐSH
2.3.2 Tóm tắt thông tin các huyện thuộc địa bàn nghiên
cứu Huyện Giao Thủy, Nam Định
Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, phía Nam và ĐôngNam tiếp giáp với biển Đông Việt Nam Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường,
phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới với hai huyện này là con sông Sò
phân lưu của sông Hồng Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranhgiới là sông Hồng (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện Tiền Hải).Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm
Huyện Tiền Hải, Thái Bình
Tiền Hải được biến đến là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình với bờ biểndài 23km, có 03 cửa sông lớn đổ ra biển: Cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa sông Trà Lý
và cửa Lân Tiền Hải có diện tích đất bãi bồi, đất ngập nước ven biển rộng hơn 6.000
ha có hệ sinh thái động vật phong phú, đa dạng có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngậpnước Tiền Hải được xếp vào vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Châu Thổ sôngHồng Tiền Hải có nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH, nhưng cũng là địa phươngchịu ảnh hưởng lớn của BĐKH và nước biển dâng
Theo thống kê của UBND huyện Tiền Hải [31], trong những năm gần đây các hiệntượng cực đoan về thời tiết như bão, áp thấp diễn ra ngày càng nhiều, cụ thể tính từ năm
2000 đến năm 2013 đã có 27 cơn bão, hiện tượng rét đậm, rét hại với cường độ mạnhcùng với mưa lớn bất thường thường xuyên xảy ra gây úng lụt không những ảnh hưởngnghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp trong nội đồng mà trong quá trình tiêu thoát rabiển còn làm cho nồng độ muối vùng ven bờ giảm đột ngột dẫn đến các loài thủy sảnnhất là loài nhuyễn thể như ngao bị chết hàng loạt do bị sốc nước Đặc biệt là hiệntượng nước biển dâng, xâm nhập mặn tiến sâu vào nội địa gây nhiễm mặn, nhiễm phènnguồn nước, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước tưới gây thiệt hại lớn cho
31
Trang 40sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân Tác động của BĐKH đã làm thay đổimột số quy luật tự nhiên, môi trường, tác động tiêu cực nên hệ sinh thái nhất là hệsinh thái rừng và vùng ven biển sẽ chịu nhiều thiệt hại.
Trước những tác động bất lợi của BĐKH ngày càng hiện hữu đối với tất cả cáclĩnh vực sản xuất và đời sống cũng như để phát triển KT-XH một cách bền vững, ứngphó với BĐKH Huyện Tiền Hải đã tập trung thực hiện nhiều chương trình, tổ chứcnhiều hoạt động nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH, phục hồi và thích nghitrước ảnh hưởng của BĐKH đặc biệt là 03 xã ven biển Nam Hưng, Nam Phú, NamThịnh
Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng
Tiên Lãng có diện tích rộng 189 km2 với sốdân sốtrung bình năm là 154.355người Huyện gồm 1 thị trấn Tiên Lãng và 22 xã, trong đó Vinh Quang, Đông Hưng
và Vinh Quang là 3 xã ven biển - nơi hằng năm phải đối m ặt với nhưững khó khăn dothiên tai gây ra
Có cấu kinh tếnông - lâm - thủy sản là 38%, công nghiệp - xây dưngg̣ là 32%, dịch vụ là 30% Tổng di ện tích đất tư g̣nhiên là 19.335,90 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9.479,97 ha, đất trồng lúa chiếm đa số Năm 2013, diện tích đất trồng lúa giảm xuống do m ột phần diện tích chuyển sang cây trồng khác cho hi ệu quả kinhtếcao hơ n Một phần vì có m ột sốdi ện tích đất trồng ởkhu vưcg̣ ven biển bi nhiệmữ mặn hoặc thoái hóa , cho năng suất trồng thấp nên ngư ời dân chuyển đổi sang mục đích khác
Toàn huyện có 77,976 km đê, trong đó có 05 tuyến đê sông dài 56,814 km,1.300 ha rừng phòng h ộ, 15 điếm canh đê Theo báo cáo đánh giá chất l ượng đêđiều năm 2014 trên địa bàn huy ện có đê xung yếu dài 6,402 km, kè xung yếu 0,922
km, cống xung yếu 08 chiếc Đây là nhưững khu vưcg̣ tiềm tàng nguy hiểm khi c ó bão,mưa lớn xảy ra Trong nhưững năm qua , được sự quan t âm đầu tư của TW, TP, hệthống đê điều của huyện đã từng bước đư ợc nâng cấp đã góp phần đảm bảo an toàntrong mùa mưa bão, lũ Tuy nhiên, vâñ còn nhiều vi trịứ đê - kè - cống xung yếu khôngđảm bảo an toàn nếu bão, lũ lớn xảy ra
2.3.3 Tóm tắt thông tin các xã thuộc địa bàn nghiên
cứu Xã Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định
32