1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De KTVH8- Tiet41.doc

3 203 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phòng GD QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT VĂN HỌC 8 Trường THCS PHÚC ĐỒNG. ( Tiết 41 theo PPCT). ==== ***$***==== ====$==== A. MA TRẬN: Chủ đề Dạng câu hỏi Cấp độ tư duy Cho điểm Tổng Biết Hiểu VD1 VD2 Người nông dân trong VHHTVN 1930-1945 Câu 1(TN) + 0,25 1,25 Câu 2(TL) + 1 Câu 3(TL) + + + 1 2 2 5 Phụ nữ và nhi đồng trong VH VN 1930 – 1945. Câu 3(TN) + 0,25 1,25 Câu 5(TN) + 1 Các tác phẩm VH nước ngoài Câu 2(TN) Câu 4(TN) + + 0,25 0,25 2.5 Câu 1(TL) + 2 Tổng 10 B. ĐỀ KIỂM TRA: I. TRẮC NGHIỆM : (2đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng nhất trong các câu sau. Câu 1: Nhân vật bà cô trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là con người: A. Hiền từ, nhân hậu, thương cháu; B. Bề ngoài tỏ ra thân mật, quan tâm cháu nhưng bản chất độc ác, thâm hiểm. C. Ngay thẳng, đoan chính. D. Tráo trở, mưu mô. Câu 2: Một trong những giá trị nội dung nổi bật của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là: A. Phê phán bọn nhà giàu sống không có lương tâm. B. Ca ngợi tinh thần đoàn kết. C. Ca ngợi lòng nhân ái, sự đùm bọc của con người với con người. D. Lên án tội ác bọn thống trị. Câu 3: Ngô Tất Tố đã khắc hoạ bản chất nhân vật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ thông qua: A. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật. B. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả hành động nhân vật. C. Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật là chính. D. Dùng ngôn ngữ kể linh hoạt kết hợp với ngôi kể phù hợp. Câu 4: Nên hiểu việc Đôn Ky-hô-tê đánh nhau với cối xay gió trong “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích “ Đôn Ky-hô-tê” của Xéc-văng- tét) là: A. Hành động nghĩa hiệp, đáng ca ngợi. B. Hành động của những con người thông thái. C. Hành động chín chắn, tỉnh táo. D. Hành động mù quáng, nực cười, điên rồ. Câu 5: Nối ý cột A với ý cột B cho phù hợp để làm rõ tâm trạng nhân vật Tôi ( trong truyện”Tôi đi học” – Thanh Tịnh) qua các thời điểm khác nhau. A B Khi cùng mẹ đi trên trường 1. Khi nhìn thấy trường Mỹ Lý Khi dời mẹ vào trường Khi ngồi trong lớp a. Bỡ ngỡ và háo hức trước những thứ mới lạ trong lớp b. Lo sợ vì không còn mẹ chỉ bảo. c. Lo sợ vẩn vơ vì thấy trường đẹp, mới lạ. d. Thèm muốn được như các bạn và muốn thử sức mình. B. TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: (2đ) Viết văn bản tóm tắt đoạn trích truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen trong khoảng bảy đến mười câu văn. Câu 2: (1đ): Ghi lại câu dưới đây và điền từ thích hợp vào chỗ trống để có được nhận định về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc. Cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao thể hiện tập trung nhất giá trị .và .tiến bộ của tác phẩm. Câu 3: (5đ) Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao có những phẩm chất nào đẹp ? Em hiểu như thế nào về tình cảm của lão với con trai ? Trình bày suy nghĩ về tình cảm đó thành một hoặc hai đoạn văn. Chúc các con làm bài đạt kết quả cao nhất ================== Hướng dẫn chấm: A.TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm) - Từ câu 1 đến câu 4 mỗi câu đúng cho 0.25đ Câu 1 – B; Câu 2 – C; Câu 3 – B; Câu 4 – D. - Câu 3. Nối mỗi ý ở cột a với ý ở cột B đúng được 0,25 điểm A1 – B.d A2 – B.c A3 – B.b A4 – B.a B. TỰ LUẬN: Câu 1: Viết được văn bản tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” trong khoảng mười câu văn. (2đ) - Hoàn cảnh: cô bé lang thang bán diêm trong đêm giao thừa, cô đói, rét giữa đường phố.( 0.5đ) - Cô bé quẹt diêm để sưởi và mộng tưởng: năm lần cô bé quẹt diêm và mộng tưởng rồi lại trở về thực tại (kể ngắn gọn các mộng tưởng và thực tại ấy) (1đ) - Cô bé chết trong sự đói rét và trước sự ghẻ lạnh của người đời. (0.5đ) Câu 2: Điền từ : “hiện thực” và “nhân đạo”.(Mỗi từ điền đúng được 0,5 điểm) Câu 3: (5đ) HS viết được một đến hai đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về tình cảm lão Hạc dành cho con. Có hai ý lớn: a. Nêu – kể tên được các phẩm chất của lão Hạc: yêu thương và có trách nhiệm với con; sống trong sạch và tự trọng; tỉ mỉ, chu đáo, cẩn trọng; nhân hậu, nghĩa tìnhv, thuỷ chung. (Mỗi phẩm chất tính 0.25 đ, tổng 1đ) b. Phân tích và chứng minh được tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao của lão với con: - Lão đau đớn và bất lực khi không giữ được con chỉ vì nghèo khổ (con trai lão bỏ đi đòn điền cao su): lý lẽ và dẫn chứng. (1đ) - Lão dồn tình yêu thương và nỗi nhớ thương, ngóng đợi con vào tình cảm với con chó, lão đối xử với Cậu Vàng như với đứa cháu thân yêu. Lão dành dụm mọi thứ bòn mót được cho con.: lý lẽ và dẫn chứng(1đ) - Lão chết dữ dội, đau đớn cũng là một phần vì muốn dành mọi thứ cho con: lý lẽ, dẫn chứng. (1đ) - Đánh giá tình phụ tử của lão: sâu sắc, thiêng liêng, cao quý và bất tử. Đánh giá nghệ thuật khắc hoạ nhân vật tài tình của NC thông qua phân tích tâm lý nhân vật; nghệ thuật dựng truyện độc đáo. (1đ) * Lưu ý: Tuỳ mức độ thiếu sót nội dung và mắc lỗi trình báy, diễn đạt mà GV linh hoạt trừ điểm. Khuyến khích HS sáng tạo cách trình bày và viết có cảm xúc)

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w