Ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) xem gian hàng điện tử (e-store) trên các cổng thương mại điện tử như một kênh bán hàng chính thức vì sự tiện ích nhanh
Bán hàng chuyên nghiệpNgày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) xem gian hàng điện tử (e-store) trên các cổng thương mại điện tử như một kênh bán hàng chính thức vì sự tiện ích nhanh, rẻ và có phạm vi hoạt động toàn cầu.Xu hướng mở gian hàng trên mạngTheo công ty Vật Giá Việt Nam, từ đầu năm 2009 đến nay, DN tham gia gian hàng trên vatgia.com tăng gấp 4 lần so với năm 2008. Còn trên chodientu.vn, con số này gần bằng cả năm 2008 (xấp xỉ 10.000 DN). Xu hướng mở gian hàng trên mạng đang được nhiều DN lựa chọn. Lý giải điều này, ông Nguyễn Ngọc Điệp, giám đốc công ty Vật Giá Việt Nam cho biết: “Muốn thực hiện được thương mại điện tử (TMĐT) trước hết đòi hỏi DN phải tạo uy tín. Ở Việt Nam chỉ số ít DN tạo được sự tin tưởng với người dùng. Trong khi đó, có hàng ngàn DN nhỏ và vừa cũng có nhu cầu bán hàng qua mạng nhưng thương hiệu chưa đủ mạnh, và đang trong quá trình xây dựng. Do đó, họ cần một tổ chức đứng ra đảm bảo để người dùng có thể yên tâm giao dịch trực tuyến”.Không chỉ DN nhỏ, hộ kinh doanh cá thể mà nhiều DN đã có website riêng vẫn đăng ký tham gia gian hàng trên mạng như công ty Phong Cách Số, công ty Veesano . Ông Nguyễn Duy Ân, phó giám đốc công ty Phong Cách Số chia sẻ: “Tôi thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm trên gian hàng của Chợ Điện Tử để lên kế hoạch bán hàng mỗi tháng cũng tương tự cách làm như với website của công ty. Tuy nhiên, sự khác biệt là các chương trình tiếp thị trên gian hàng trực tuyến do chủ trang web tổ chức đã hỗ trợ hiệu quả, thúc đẩy doanh số bán hàng của DN tăng, chẳng hạn, với chương trình “Cơn lốc đấu giá 2 tỷ, doanh thu DN tăng từ 5 lên10%”. Cũng theo ông Ân, việc tham gia các trang web bán hàng trực tuyến có tiềm năng là cầu nối giữa DN và người tiêu dùng để tiếp cận khách hàng trên toàn quốc. Đến nay, công ty Phong Cách Số đã tham gia 10 trang web, còn với công ty Veesano, chuyên phân phối đồ chơi gỗ, họ tham gia hầu hết các trang web bán hàng trực tuyến và các diễn đàn để giới thiệu sản phẩm. Trang web Thegioikts.Com | Thegioikts.Vn - Nhà bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số qua mạng: máy nghe nhạc, may nghe nhac, máy chụp hình, may chup hinh, máy ảnh kỹ thuật số, may anh ky thuat so, máy quay phim, may quay phim, máy và www.veesano.com Lợi ích từ gian hàng điện tử Hàng năm, cục CNTT và TMĐT, bộ Công Thương, đều công bố danh sách những website TMĐT uy tín. Các website này đều có những gói dịch vụ hỗ trợ DN tham gia gian hàng điện tử. Việc tham gia gian hàng trên mạng giúp DN làm quen với TMĐT với chi phí tiết kiệm. Một số trang web có những gian hàng miễn phí. Đối với các gian hàng phải trả phí, mức cao nhất mà người viết bài này được biết là 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, DN được đào tạo về kỹ năng bán hàng trên mạng, tham gia các chương trình hỗ trợ bán hàng, tiếp thị. Chẳng hạn, DN tham gia gian hàng trên vatgia.com được hỗ trợ về kỹ thuật (cải tiến giao diện, các chức năng trang web) nhằm thu hút lượng truy cập vào gian hàng, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (search engine optimise) giúp thông tin về sản phẩm của DN xuất hiện ở những vị trí đầu trong các công cụ tìm kiếm . Để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng cao của các gian hàng, gần đây, Chợ Điện Tử đã tích hợp thêm phần mềm quản lý cho các gian hàng chuyên nghiệp. Điều này giúp DN ứng dụng CNTT để quản lý với chi phí thấp. Theo đánh giá của ông Ân, các phần mềm quản lý được tích hợp trên gian hàng của Chợ Điện Tử làm tăng thêm tính tiện lợi và dễ dàng tương tác giữa DN với khách hàng hơn. Ngược lại, quá trình tham gia gian hàng trên mạng cũng giúp DN tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Ông Lưu Văn Quảng, giám đốc công ty Veesano chia sẻ: “Nhờ việc tham gia gian hàng điện tử, tôi đã tích lũy những kinh nghiệm cho việc bán hàng qua mạng: kỹ năng cập nhật thông tin về sản phẩm gồm ảnh ở nhiều góc độ, quản lý tình hình hàng trong kho còn hay hết, số lượng còn bao nhiêu, hình thức thanh toán như thế nào; Phân mục sản phẩm rõ ràng giúp khách hàng thuận tiện khi tìm kiếm”. Văn hóa mua sắm trên mạng“Sự tin cậy” luôn là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của TMĐT. Ở thời kỳ đầu của TMĐT tại Việt Nam, việc thiếu lòng tin từng là rào cản của TMĐT. Nhưng trong những năm gần đây, với những hoạt động tích cực của các trang web cầu nối giữa DN với người tiêu dùng, các cộng đồng mua bán đã được hình thành. Trên mỗi cộng đồng này thường có những phong cách hành xử riêng, những quy tắc hoạt động nhằm tạo lòng tin trong người bán, người mua. Những quy tắc đó, dần dần tạo nên một văn hóa mua sắm trên mạng. Ông Quảng, công ty Veesano chia sẻ: “Tôi rất hài lòng với việc đánh giá uy tín lẫn nhau trên Chợ Điện Tử. Người mua có quyền đánh giá người bán. Ngược lại, trong trường hợp một ai đó quên đánh giá, hệ thống sẽ mặc định đánh giá. Như vậy, cả người mua, người bán đều có trách nhiệm với những giao dịch mà họ tham gia. Những người mới tham gia cũng thông qua hệ thống đánh giá để lựa chọn đối tác cho mình”. Lời khuyên của ông Điệp là “Các mối quan hệ trên môi trường ảo và ngoài đời bản chất hoàn toàn giống nhau. Người bán hàng trực tuyến cần phải hiểu lòng người, cư xử đúng mực và luôn giữ chữ Tín”.Thêm một cách “kích cầu” TMĐTTrang web www.nhanhtay.vn do trung tâm phát triển TMĐT (ECOMVIET), cục TMĐT và CNTT, bộ Công Thương ra đời từ giữa tháng 4/2009 là một cầu nối nữa giữa DN với người tiêu dùng. Nhanhtay.vn chuyên đăng thông tin khuyến mãi của các trang web TMĐT (có đăng ký tham gia nhanhtay.vn). Khi người dùng click vào thông tin trên nhanhtay.vn sẽ được tự động liên kết đến website chính của doanh nghiệp. Một thống kê nhỏ trên nhanhtay.vn cho thấy người dùng có thói quen truy cập mua hàng hóa vào thứ Hai và thứ Sáu trong tuần. (Nguồn PC World VietNam) . Bán hàng chuyên nghiệpNgày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) xem gian hàng điện tử (e-store) trên các cổng thương mại điện tử như một kênh bán hàng. dịch ngày càng cao của các gian hàng, gần đây, Chợ Điện Tử đã tích hợp thêm phần mềm quản lý cho các gian hàng chuyên nghiệp. Điều này giúp DN ứng dụng