Có thể nói PR là chữ P thứ 5 của Marketing Mix sau Positioning – Định vị sản phẩm (1) People – Người tiêu dùng (2) Price/promotion – Giá cả/khuyến mãi
Vai trò của PR trong tiếp thịCó thể nói PR là chữ P thứ 5 của Marketing Mix sau Positioning – Định vị sản phẩm (1) People – Người tiêu dùng (2) Price/promotion – Giá cả/khuyến mãi (3) Place – Nơi tiêu thụ/kênh phân phối (4).PR đem thông tin về công ty và sản phẩm tới cho người tiêu dùng.Vậy PR khác với quảng cáo thế nào?. Truớc hết, PR mang tính khách quan hơn bởi các hoạt động này thường dùng các phương tiện trung gian có tính khách quan để đem thông điệp đến cho người tiêu dùng:- Thông cáo báo chí và bài viết trên các báo đài.- Các chương trình tài trợ.- Các hoạt động từ thiện.Thông điệp của các hoạt động PR thường ít mang tính thương mại rõ ràng, mà có tính thông tin nhiều hơn, nên đễ được đối tượng chấp nhận hơn.Sau nữa, các hoạt động PR mang đến nhiều thông tin cụ thể hơn cho người tiêu dùng. Thí dụ khi công ty bảo hiểm Bảo Minh CMG đưa ra thị trường sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, chiến dịch quảng cáo tập trung quanh chủ đề “Phước Lớn” phù hợp dưới hình ảnh chung của công ty “Lớn”, cùng lúc đó các khách hàng đến dự chương trình PR khám sức khoẻ miễn phí tại quảng trường Sài Gòn có thể nhận được những thông tin cụ thể hơn rất nhiều về chính sách bảo hiểm bệnh hiểm nghèo này liên quan đến mức phí, quyền lợi…Các hoạt động PR thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth).Các hoạt động PR cũng thường mang tính nhất quán lâu dài hơn. Một khẩu hiệu quảng cáo, một tính chất của sản phẩm hay thậm chí một chiến lược kinh doanh có thể thay đổi khá thường xuyên để bắt kịp thị hiếu của thị trường, song hình ảnh và các giá trị của thương hiệu thường phải được xây dựng và gìn giữ trong một quá trình lâu dài mới tranh thủ được lòng tin của công chúng.Một đặc điểm nữa của hoạt động PR là thường đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Một chương trình ca nhạc do Nokia tài trợ không chỉ quảng bá cho sản phẩm của Nokia mà còn là một hoạt động giải trí có tính văn hoá và chất lượng nghệ thuật cao cho người xem. Bia Tiger tài trợ cho bóng đá Việt Nam cũng được thưởng thức Cup Tiger hấp dẫn. Đó là chưa kể đến những hoạt động PR mang tính từ thiện rõ ràng như Foster’s bia chi hàng trăm triệu đồng nâng cấp bệnh viện Đà Nẵng.Các hoạt động PR của nhiều công ty thường có mục tiêu gây cảm tình của công chúng nói chung mà không gắn với sản phẩm cụ thể. Rõ ràng là hoạt động PR ít nhiều có tác dụng tích cực cho xã hội.Tuy nhiên, một số mặt hạn chế của PR là:- Không đến được với một lượng rất lớn đối tượng trong một thời gian ngắn như quảng cáo.- Thông điệp không “ấn tượng” và dễ nhớ.- Khó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được chuyển tải qua góc nhìn của bên thứ ba (nhà báo, nhân vật nỗi tiếng, chuyên gia, sự kiện ).Giữa PR và quảng cáo có một mối quan hệ hữu cơ khắng khít. Các chiến dịch quảng cáo thường được hỗ trợ bởi các hoạt động PR song song. Thí dụ show quảng cáo mới gần đây của bia Tiger The quest được quảng bá bằng chiến dịch PR khá rầm rộ. Ngược lại, nhiều chương trình PR cũng được quảng cáo rộng rãi như chương trình học bổng Đèn đom đóm của sữa Cô gái Hà Lan. Nói tóm lại, nếu quảng cáo đóng vai trò hết sức quan trọng để sản phẩm của công ty được biết và nhớ tới rộng rãi thì PR góp phần để sản phẩm và công ty được yêu mến và tin cậy.CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG PR1) Tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể:- Tính chất của sản phẩm- Mục tiêu của công ty.- Đối tượng của sản phẩm.- Các đặc thù tâm lý, văn hoá chính trị, kinh tế pháp lý của địa phương.- Các thế lực có ảnh hưởng tới lĩnh vực hoạt động của sản phẩm/ công ty.2) Quan hệ báo chí, bao gồm:- Tồ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí.- Tổ chức các buổi briefing ngắn thông tin cập nhật cho các nhà báo.- Tạo điều kiện thu xếp các buổi phỏng vấn, phóng sự đặc biệt.Nguyên tắc cơ bản của hoạt động này là sự tin cậy lẫn nhau và thông tin hai chiều giữa cán bộ PR và nhà báo. Cán bộ PR phải làm sao để nhà báo thấy có lợi về mặt thông tin khi làm việc với công ty PR. Thông tin không chính xác từ phía công ty gây nhgi ngờ và mất lòng tin của nhà báo và theo đó là của độc giả. Ngược lại, thông tin không chính xác của nhà báo hiển nhiên sẽ làm thiệt hại uy tín và thậm chí ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.“Rò rỉ” thông tin cũng là một biện pháp mà nhiều công ty sử dụng để tạo sự tò mò hoặc gây sự ảnh hưởng nhất định tới hành xử của một nhóm đối tượng cụ thể, thí dụ như của nhà đầu tư, đối tác hoặc của chính nhân viên trong công ty.Cần lưu ý là quan hệ báo chí phải được xây dựng trong một thời gian dài, không phải chỉ trong những dịp cần đưa thông tin của công ty lên các phương tiện thông tin.3) Tổ chức các sự kiện: bao gồm (nhưng không chỉ hạn chế là) các lễ khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm…4) Đối phó với các rủi ro: như tai nạn, khiếu nại của khách hàng, tranh chấp, hiều lầm. Nhiều công ty, nhất là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm hoặ rủi ro cao như thuốc lá, dược phẩm, hàng không, y tế, dầu khí…thường rất chú trọng đến lĩnh vực này và có hệ thống đối phó riêng được luyện tập thường xuyên để nếu rủi ro xảy ra có thể đối phó một cách tỉnh táo và chính xác.5) Các hoạt động tài trợ cộng đồng:- Tài trợ từ thiện (ủng hộ chống bão lụt, học bổng cho học sinh nghèo…)- Tài trợ thương mại (các chương trình TV, ca nhạc thể thao gắn với tên sản phẩm).6) Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng: hội nghị khách hàng, chương trình huấn luyện cách sử dụng, thư viết trực tiếp đến khách hàng, triển lãm, roadshow.7) Quan hệ PR đối nội: hội nghị nhân viên, ngày truyền thống của công ty, bình chọn nhân viên xuất sắc nhất của tháng, của năm. Những hoạt động này nhằm nâng cao sự tự hào, gắn bó và lòng trung thành của nhân viên với công ty.8) Tư vấn cho các nhân viên trong công ty trong các lĩnh vực: giao tế (lễ tân), phát ngôn (với báo chí với công chúng, với khách hàng và với cơ quan nhà nước). Sưu tầm . Vai trò của PR trong tiếp thịCó thể nói PR là chữ P thứ 5 của Marketing Mix sau Positioning – Định vị sản phẩm (1) People – Người tiêu dùng (2) Price/promotion. thường xuyên để bắt kịp thị hiếu của thị trường, song hình ảnh và các giá trị của thương hiệu thường phải được xây dựng và gìn giữ trong một quá trình lâu