Mặt khác thương hiệu hôm nay nổi lên, mai lại nổi thương hiệu khác nữa. Càng nhiều thương hiệu càng tốt chứ! Sao cứ phải có Hội đồng này hội đồng khác để bàn bạc, chọn lựa. Lại còn xét cả
Thương hiệu - vấn đề sống cònThương hiệu luôn là câu chuyện và đề tài nóng của nhiều cấp, nhiều ngành, doanh nghiệp và chính từ phía người nông dân trong thời hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nhất là khi chúng ta đã gia nhập tổ chức WTO được hơn hai năm. Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề xây dựng thương hiệu và khẳng định thương hiệu vẫn giống như một chiếc áo rộng mà doanh nghiệp và người nông dân loay hoay không biết mặc sao cho vừa. Việt Nam là nước có nhiều thế mạnh về xuất khẩu hàng nông sản như lúa gạo, cà phê, chè, điều… Nhưng từ xưa đến nay, chúng ta mới chỉ chú ý đến việc xuất khẩu theo số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng và các giá trị gia tăng từ hàng nông sản mà thương hiệu nông sản cũng là một trong những yếu tố quyết định giá cả thấp hay cao.Có một thương nhân khu vực Tây Nguyên sản xuất được loại cà phê chồn, vốn chỉ là dòng sản phẩm đặc trưng của một số quốc gia. Nhưng số lượng mà thương nhân này sản xuất ra mới chỉ là con số nhỏ và đang tìm đầu ra cho sản phẩm của mình dù giá bán tương đối thấp. Lý do rất đơn giản là thị trường thế giới chưa từng biết đến tên Việt Nam trên bản đồ cung cấp cà phê chồn.Gần đây nhất là câu chuyện 5 loại trái cây của Việt Nam như vải, thanh long, dưa hấu, chuối tiêu… phải ghi rõ xuất xứ, nhãn mác đầy đủ khi xuất vào thị trường Trung Quốc. Việc tưởng dễ mà lại hóa khó, dù đã có sự hướng dẫn từ các cấp ngành, địa phương. Khi áp dụng việc ghi rõ xuất xứ nhãn mác sản phẩm có biết bao người bối rối. Trong suy nghĩ của người nông dân, việc tạo thương hiệu cho sản phẩm là chuyện của mấy “ông” Nhà nước. Trong thời hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, vấn đề xây dựng và bảo tồn thương hiệu không chỉ là vấn đề của cấp vĩ mô mà trở thành vấn đề sống còn của chính các doanh nghiệp và người sản xuất. Có vẻ như suy nghĩ cứ bằng chất lượng sản phẩm mà tiến lên, vươn ra thế giới đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Cách đơn giản nhất là hãy bắt đầu từ cái chưa có đó chính là đặt một cái tên cụ thể cho sản phẩm của mình. Và, để làm được điều đó phải bắt đầu bằng chính những thay đổi trong nhận thức. Thương hiệu là tên gọi của sản phẩm, chỉ cần nhìn vào thương hiệu người ta có thể biết chất lượng sản phẩm như thế nào. Điều đó phải được khẳng định qua thời gian và qua chính sự nỗ lực của doanh nghiệp, người sản xuất. Đó là tài sản vô hình nhưng lại có giá trị kinh tế rất lớn, nhiều khi ngang bằng và lớn hơn thực tế giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất raNguồn VNBranding . hiện nay. Cách đơn giản nhất là hãy bắt đầu từ cái chưa có đó chính là đặt một cái tên cụ thể cho sản phẩm của mình. Và, để làm được điều đó phải bắt đầu. thương hiệu nông sản cũng là một trong những yếu tố quyết định giá cả thấp hay cao.Có một thương nhân khu vực Tây Nguyên sản xuất được loại cà phê chồn, vốn