1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án bài thơ Khi con tu hú

8 460 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 38,03 KB

Nội dung

Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do cách mạng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngục tù.Thèm khát cao độ cuộc sống tự do, tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu cuộc sống, yêu tự do, yêu cách mạng và sớm trở về với cách mạng, với đồng bào, đồng chí.

Trang 1

Ngày soạn: 16/01/2018

Ngày dạy: 19/01/2018

Tiết 79:

Văn bản: KHI CON TU HÚ

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Kiến thức

- Những bước đầu về tác giả Tố Hữu

- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp cuộc sống tự do)

- Niểm khao khát tự do, lí tưởng cách mạng

2 Kĩ năng

- Đọc diễn cảm thơ thể hiện tâm tư của người chiến sĩ cách mạng

- Nhận diện phân tích cảm xúc của bài thơ, thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của nhà thơ

3 Thái độ

- Đấu tranh vì tự do vì yêu nước, yêu quê hương

B CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

a Phương tiện: tập thơ, sgv, chân dung Tố Hữu,

b Cách thức tiến hành: phát vấn, bình giảng, theo hướng nghiên cứu

bài học

2 Học sinh: soạn bài theo hệ thống câu hỏi, chuẩn bị thắc mắc.

C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định lớp học

2 Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng thơ Quê hương Phân tích hình ảnh:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm.

3 Vào bài mới

Văn thơ cách mạng là nguồn văn hóa tinh thần của không bao chiến sĩ và nhân dân ta thời chiến Nhắc đến thơ cách mạng ta không khỏi nhắc đến Tố Hữu người tiên phong cho thơ ca cách mạng

HĐ 1: Tìm hiểu chung

TT 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm?

- ? Nêu nét chính về tác giả?

- ? Qua quá trình tìm hiểu ở nhà nêu

những hiểu biết của mình về tác

phẩm? (hoàn cảnh, nhan đề )

TT 2: HD đọc – chú thích

- GV hướng dẫn đọc: giọng rạo rực,

tha thiết ở đoạn đầu, đoạn sau dứt

khoát, tiết tấu nhanh hơn

I TÌM HIỂU CHUNG

1 Tác giả, tác phẩm

a Tác giả

- Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, kháng chiến

b Tác phẩm

- Sáng tác trong nhà lao Thừa phủ

- Nhan đề: là vế phụ của 1 câu trọn ý

2 Đọc – chú thích

- Sgk

Trang 2

- GV đọc mẫu sau đó gọi HS đọc

- HS theo dõi chú thích

TT 3: Thể thơ

- ? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Có gì

đặc sắc trong thể thơ này?

TT 4: Xác định bố cục

- ? Bài thơ được chia làm mấy phần?

Nội dung từng phần ntn?

HĐ 2: Đọc - hiểu văn bản

TT 1: Cảnh ngày hè

- Gọi HS đọc đoạn 1

- HS thảo luận nhóm: 5’

 Cảnh ngày hè được miểu tả

qua những hình ảnh, chi tiết

nào? (âm thanh, màu sắc,

sản vật)

 Cảm nhận ngắn gọn về sự

sống được gợi lên qua những

hình ảnh, chi tiết đó?

- GV: Tác giả đã cảm nhận rõ nét

cảnh tượng đó của mùa hè trong

nhà tù Điều đó cho thấy năng lực

tâm hồn nào của nhà thơ?

- GV: Tố hữu còn có những vần thơ

thể hiện năng lực yêu quí tự do:

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng nghe rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao

nhiêu

TT 2: Tâm trạng người tù

- Gọi HS đọc đoạn cuối

- ? Khi tác giả viết ta nghe hè dậy

bên lòng, em có cảm nhận gì về

hình ảnh này? Chuyển đổi cảm giác

– sức mạnh tâm hồn

- ? Từ đó có thể hình dung trạng thái

tâm hồn của tác giả ntn? Nồng

nhiệt, yêu cuộc đời tự do

- ? con người muốn đạp tan phòng

3 Thể thơ

- Lục bát: diễn tả cảm xúc thiết tha,

nồng thắm trong tâm hồn

4 Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1: Cảnh ngày hè

- Đoạn 2: Tâm trạng người tù

II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1 Cảnh ngày hè

- Âm thanh: tiếng tu hú

- Màu sắc:

 Vàng (bắp rây)

 Hồng (nắng đào)

 Xanh (trời)

- Sản vật:

 Lúa chiêm chín

 Trái cây

 Bắp

 Một sự sống tưng bừng rộn rã, thanh bình, tràn trề nhựa sống Một thế giới của sự tự do, phóng khoáng

 Tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ (nồng nàn, thiết tha cuộc sống tự do)

2 Tâm trạng của người tù

- Cảm giác bực bội, u uất trong nhà giam chật chội thiếu sinh khí

Trang 3

còn vì lí do gì khác? Cảm giác

- ? Em có nhận xét gi về cách diễn

đạt của nhà thơ? Ý nghĩa của cách

diễn đạt đó?

- ? Mở đầu và kết thúc đều có tiếng

chim tu hú, nhưng tâm trạng của

người tù khi nghe tiếng tu hú thể

hiện ở đầu bài và cuối bài khác

nhau ntn? Vì sao?

- ? Điều mãnh liệt nào đang diễn ra

bên trong tâm hồn của nhà thơ từ

những lời cuối này? Thèm khát cao

độ tự do, tình yêu cuộc sống cháy

bỏng

- ? Hai đoạn thơ, một tả cảnh, một tả

tình nhưng đều là tiếng nói của một

tâm hồn Em cảm nhận được điều gì

từ tâm hồn đó?

HĐ 3: Tổng kết

5Nêu ý nghĩa văn bản?

5 Nêu vài nét nghệ thuật?

- Bộc lộ thẳng thắn, trực tiếp cảm xúc của mình

 trạng thái căng thẳng cao độ trong tâm hồn của người tù mất tự do

- Sự khác nhau của tiếng tu hú:

Lúc đầu: tâm trạng hòa hợp

với sức sống mùa hè, thể hiện lòng say mê cuộc sống

Lúc cuối: tâm trạng u uất,

khắc khoải của người mất

tự do, bị tách rời cuộc sống

Vì: 2 tâm trạng được khơi

dậy từ 2 không gian hoàn toàn khác nhau

 Thèm khát cao độ cuộc sống tự do, tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu cuộc sống, yêu tự do, yêu cách mạng

và sớm trở về với cách mạng, với đồng bào, đồng chí

III TỔNG KẾT

1 Nội dung

- Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do cách mạng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngục tù

2 Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu, mươt mà uyển chuyển

- Lời thơ đầy ấn tượng để bộc lộ cảm xúc

4 Củng cố:

- Viết đoạn văn cảm nhận cảnh ngày hè trong bài thơ

- Qua bài thơ em hiểu ntn về tình thần cách mạng thời bấy giờ?

5 Dặn dò

- Học thuộc thơ

- Soạn bài: Câu nghi vấn (tiếp)

Trang 4

Ngày soạn: 19/02/2018

Ngày dạy: 21/02/2018

Tiết 93:

Tiếng Việt: CÂU PHỦ ĐỊNH

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Kiến thức

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định

- Nắm vững chức năng của câu phủ định

2 Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói và viết

3 Thái độ

- Sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Bảng phụ, giáo án, sgk

2 Học sinh

- Sgk, chuẩn bị bài

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định lớp học

2 Kiểm tra bài cũ:

Nêu đặc điểm và chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ câu trần thuật dùng để kể, tả?

3 Bài mới

Nhận xét về cú pháp thì ta có thể phân loại theo cấu tạo (câu đơn, câu phức), phân loại theo mục đích nói mà các em vừa học là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán Ngoài ra phân loại theo các cách khác đó là câu khẳng định và câu phủ định ở tiết trước các em

Trang 5

đã được tìm hiểu câu khẳng định ở dạng câu trần thuật Đối lập với câu trần thuật ở dạng khẳng định là câu phủ định Thế nào là câu phủ định? Chúng ta đi vao bài học hôm nay

Hoạt động 1:

HS đọc ví dụ 1

- Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình

thức gì khác so với câu (a)?

- Những từ ngữ đó gọi là những từ gì?

- Vậy câu chứa từ ngữ phủ đinh gọi là

câu gì?

- Câu (b), (c), (d) có gì khác với câu (a)

về chức năng?

Trả lời:

 Các câu (b), (c), (d) khác với câu

(a) ở các từ: không, chưa, chẳng

 Là những từ phủ định

 Câu chứa từ ngữ phủ định được

gọi là câu phủ định

 Nếu câu (a) dùng để khẳng định

việc “ Nam đi Huế” là có diễn ra

thì câu (b), (c), (d) dùng để phủ

định việc đó tức là việc “ Nam đi

Huế” là không diễn ra

- Từ ví dụ trên, em nhận thấy câu phủ

đinh có chức năng gì?

 Chức năng:

* Gọi HS đọc ví dụ 2.

- Hãy xác đinh câu có từ ngữ phủ định?

- Mấy ông thầy bói xem voi dùng những

câu có từ ngữ phủ đinh để làm gì?

- Qua ví dụ, cho biết câu phủ định có

chức năng gì?

I ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

1 Ví dụ

a) Ví dụ 1: (Sgk – 52)

- Từ phủ định: không, chưa, chẳng

- Chức năng thông báo xác nhận (câu phủ định miêu tả)

b) Ví dụ 2: (Sgk – 52)

Trang 6

Trả lời:

 Câu có từ ngữ phủ định:

 Không phải, nó chần chẫn

như cái đòn càn

 Đâu có nó bè bè như cái

quạt thóc

 Trực tiếp bác bỏ nhận định voi

không phải sun sun như con đĩa

và cái đòn càn

 Chức năng bác bỏ, người ta gọi là

câu phủ đinh bác bỏ

- Như vậy đặc điểm hình thức và chức

năng của câu phủ đinh là gì?

 Gọi HS đọc ghi nhớ

- Gọi HS cho ví dụ

Bài tập nhanh:

- Hãy xác định từ ngữ phủ đinh và chức

năng phủ định mỗi câu?

- Cho biết kiểu câu (1), (2), (3), (4)?

Bảng phụ:

(1) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao Lão

không muốn bán con chó vàng của lão

( Nam Cao- Lão Hạc)

(2) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử

xem lão Miệng có sống được không

( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

(3) Phải đâu các vua thời tam đại theo ý

riêng mình mà tự tiện chuyển dời?

(Lý Công Uẩn - Chiếu dời đô)

(4) Than ôi! Sức người khó lòng địch

nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại

với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc

đê này hỏng mất

( Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay)

Trả lời:

- (1) Xác nhận thông báo.

(2) Bác bỏ

- Trực tiếp bác bỏ nhận định (câu phủ định bác bỏ)

2 Ghi nhớ

- Sgk – 53

* Lưu ý:

- Như vậy câu phủ định là

phương tiện ngôn ngữ để thể

hiện hành động phủ định

- Không chỉ được sử dụng trong câu trần thuật như bài chúng ta vừa tìm hiểu mà nó

có thể dùng ở các loại câu khác: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến

Trang 7

(3) Bác bỏ

(4) Xác nhận ( khó lòng -phủ định

tương đối, không sao – phủ định tuyệt

đối

- (1) Trần thuật, (2) cầu khiến, (3) nghi

vấn, (4) câu cảm thán.

Hoạt động 2:

1 HS đọc bài tập 1

- HS lên bảng làm bài tập 1

- HS nhận xét

- GV nhận xét, sửa chữa

2 HS đọc bài tập 2

- HS thảo luận bài tập 2 trong 3

phút

- Đại diện nhóm trả lời

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

- GV tổng hợp ý kiến và kết luận

3 HS đọc bài tập 3:

- HS làm bài tập 3

- HS nhận xét

- GV sửa chữa

4 HS đọc bài tập 4:

- GV và HS cùng làm theo hình

thức hỏi - đáp

II LUYỆN TẬP

1 Bài tập 1

a) Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả

biết gì đâu (bác bỏ điều Lão Hạc dằn vặt đau khổ)

b) Không, chúng con không đói

nữa đâu (bác bỏ điều mà cái Tí

cho rằng mẹ nó đang lo lắng

2 Bài tập 2: Sgk -54

Là câu phủ định vì có từ phủ định:

a Không phải không  có

b Không ai không?  ai cũng

c Ai chẳng  ai cũng

Khẳng định

3 Bài tập 3:

- Choắc chưa dậy được nằm thoi thóp

- Ý nghĩa câu thay đổi:

+ Không dậy được (phủ định tuyệt đối)

+ Chưa dậy được (có thể dậy được – phủ định tương đối)

- dùng câu phủ định tuyệt đối phù hợp hơn vì trong câu chuyện Dế Mèn trêu chị Cóc khiến Dế Choắc chết oan

4 Bài tập 4:

- Không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định

- Nhưng dùng để biểu thị ý phủ định

- Đặt câu có ý nghĩa tương đương…

Trang 8

- Nếu ở bài tập 2 có những câu phủ định

không biểu thị ý nghĩa phủ định thì ở bài

tập 4 có những câu không phải là câu

phủ định nhưng có ý nghĩa phủ định

4 Củng cố:

- Đặc điểm câu phủ định? (Có từ ngữ phủ định nhưng trong thực tế có câu không phải là câu phủ định nhưng mang ý nghĩa phủ định, có câu có từ phủ định nhưng lại không mang ý nghĩa phủ định)

- Chức năng câu phủ định? (Thông báo, xác nhận, bác bỏ)

5 Hướng dẫn:

- Học bài, bài tập 5,6 (Sgk – 54)

- Chuẩn bị bài chương trình địa phương ( Giới thiệu về cảnh trí quê

hương: Sông, núi, đồng ruộng …)

Ngày đăng: 01/06/2018, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w