Hợp đồng dân sự không có giá trị pháp lý nếu hợp đồng đó được ký kết không tự nguyện.Mà hợp đồng mua bán nhàhợp đồng dân sự giữa A-B không có giá trị pháp lý.Vậy chắc chắn hợp đồng đó đư
Trang 11 Hợp đồng dân sự không có giá trị pháp lý nếu hợp đồng đó được ký kết không tự
nguyện.Mà hợp đồng mua bán nhà(hợp đồng dân sự) giữa A-B không có giá trị pháp
lý.Vậy chắc chắn hợp đồng đó được ký kết không tự nguyện.SL này:a) sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ b)sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ c)đúng
Câu đảo ngữ, viết lại: Nếu hợp đồng đó được ký kết không tự nguyện, thì hợp đồng dân sự không có giá trị pháp lý
Câu logic: [(~P ~Q)~Q] P
Đáp án b) sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ
2 Tù chung thân là hình phạt.Tù chung thân là biện pháp cưỡng chế của NN.Vậy,biện pháp
cưỡng chế của NN là hình phạt.SL này: a)sai do T ở tiền đề mang dấu công nhưng T ở
KL mang dấu trừ b)sai do Đ ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên c)sai do
T ở tiền đề mang dấu trừ nhưng T ở KL mang dấu cộng
M (+) Đ (-)
M(+) T (-)
T (+) Đ(-)
Đáp án c) sai do T ở tiền đề mang dấu trừ nhưng T ở KL mang dấu cộng
3 Mua bán trái phép chất ma túy là có hành vi trái PL,Nam mua bán trái phép chất ma
túy.Vậy,Nam có hành vi trái PL.SL này là: a)cả b và c sai b)sai do Đ ở tiền đề mang dấu trừ nhưng kết luận mang dấu cộng c)sai do T ở tiền đề không chu diên nhưng
KL chu diên
M (+) Đ(-)
T(+) M (-)
T (+) Đ(-)
Đáp án a) cả b và c sai (Đây là SL đúng)
4 Truy tố là hoạt động tố tụng.Truy tố là nhằm đưa bị can ra xét xử.vậy,một số hoạt động tố tụng là nhằm đưa bị can ra xét xử,SL này là: a)sai do T ở tiền đề không chu diên nhưng
KL chu diên b) đúng c) sai do Đ ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên
M (+) T (-)
M(+) Đ (-)
Trang 2T (-) Đ(-)
Đáp án b) Đây là SL đúng
5 Phát biểu nào sau đây là luật cấm mâu thuẫn: 1/Khi A đúng thì ~A sai 2/khi A sai thì ~A đúng 3/khi ~A đúng thì A sai 4/khi ~A sai suy ra A đúng a) cả 1,2,3,4 b)2 và 4 c)1 và 3
Đáp án c) 1 và 3: Khi A đúng thì ~A sai và Khi ~A đúng thì A sai (Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một thời gian và cùng một mối quan hệ thì không thể đồng thời đúng)
6 Tử tù không là người vị thành niên.Tử tù là kẻ phạm tội.Vậy,người vị thành niên không là
kẻ phạm tội.SL này: a) sai do T ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên b)sai
do M 2 lần trừ c)sai do Đ ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên
M (+) T (+)
M(+) Đ(-)
T (+) Đ(+)
Đáp án c) Sai do Đ ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên
7 Đại diện VKS tranh luận với luật sư: theo luật định,chỉ có người đã thành niên(đủ 18 tuổi) mới là chủ thể của tội giao cấu trẻ em.Mà thân chủ của luật sư đã là 19 tuổi,điều này không còn nghi ngờ gì nữa vì giấy khai sinh đã thể hiện rõ.Do vậy,rõ ràng,thân chủ của
luật sư chắc chắn phải là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em.SL này: a)đúng b) sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ c)sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ
Câu điều kiện dạng đặc biệt “Chỉ có…” viết lại thành “Nếu không phải là người đã thành niên (18 tuổi) thì không là chủ thể của tội giao cấu trẻ em”
Câu logic : [(~P ~Q)P] Q
Đáp án b) sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ
8 Suy luận nào sau đây sai: a) [(a v1 b)a]~b b) [(a v b)~a]b c) [(a b)~b]~a
Đáp án a) Do bởi (a v1 b) là phán đoán lựa chọn tương đối, chứ không phải phán đoán lựa chọn tuyệt đối, nên việc có a, thì vẫn có thể xảy ra trường hợp có b
9 Vận chuyển trái phép ma túy là vi phạm PL.Năm Cam vận chuyển ma túy.Vậy,chắc
chắn,Năm Cam vi phạm PL.SL này: a) b và c đều sai b)sai do T ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên c)sai do Đ trái dấu
Đáp án a) b và c đều sai Lí do: SL này có 4 hạn từ: vận chuyển trái phép ma túy; vi phạm pháp luật; Năm Cam; vận chuyển ma túy
10 Có định nghĩa: “ lề đường là phần đất và không gian được giới hạn bởi lòng đường với các công trình xây dựng hợp pháp và lòng đường là phần đất và không gian nằm giữa hai
Trang 3lề đường” về hình thức,định nghĩa này: a) đúng b)sai c) sai do định nghĩa không cân đối
Sai (Định nghĩa vòng vo)
11 Bác bỏ mà trong đó người ta chỉ ra hệ quả cũa vấn đề cần bác bỏ là không đúng với thực
tiễn hoặc với lý thuyết đã được chứng minh là phương pháp: a)bác bỏ gián tiếp luận đề b)bác bỏ trực tiếp luận đề c)bác bỏ gián tiếp luận cứ
Đáp án b) bác bỏ trực tiếp luận đề (vấn đề cần bác bỏ là luận đề)
12 Khi đột nhập vào nhà nạn nhận,bị cáo tuyên bố với nạn nhân rằng,bị cáo sẽ giết nạn nhân
nếu nạn nhân không đưa tiền cho bị cáo.Điều này được bị cáo xác nhận là đúng.Bên cạnh
đó CQĐT cũng đã có KL rằng,ngay sau tuyên bố của bị cáo,nạn nhân đã đưa tiền cho bị
cáo.Vậy suy ra rằng,bị cáo không giết nạn nhận SL này: a) sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ b)đúng c) sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ
Câu đảo ngữ, viết lại “Nếu nạn nhân không đưa tiền cho bị cáo, thì bị cáo sẽ giết nạn nhân”
Câu logic : [(~P Q)P] ~Q
Đáp án c) Sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ
13 Giá hàng tăng do cung không đủ cầu hoặc do lạm phát.Được biết,giá hành tăng do cung
không đủ cầu.Suy ra,giá hàng tăng không do lạm phát(giá hàng tăng co thể do 2 khả
năng) SL này: a) sai quy tắc 1 của TĐL lựa chọn b)đúng c) sai quy tắc 2 của TĐL lựa chọn
P: Giá hàng tăng do cung không đủ cầu
Q: Giá hàng tăng do lạm phát
Do giá hàng tăng có thể do 2 khả năng, nên là lựa chọn tương đối
Câu logic : [(P v1 Q)P] ~Q
Đáp án c) Sai quy tắc 2 của TĐl lựa chọn, do bởi đại tiền đề là phán đoán lựa chọn tương đối chứ không phải tuyệt đối
14 Điều kiện đủ để có KL chắc chắn đúng trong SL diễn dịch: a) có tiền đề đúng b) SL hợp logic c) a,b đều sai
Đáp án c) a, b đều sai (phải cần cả 2 điều kiện a và b thì mới gọi là điều kiện đủ)
15 Hình thức tư duy đi từ những gì đã biết để biết về những gì chưa biết được gọi là: a) SL quy nạp và SL diễn dịch b)SL c)SL diễn dịch và SL tương tự
Đáp án b) Suy luận
Trang 416 Để khẳng định “A vô tội” là sai,người ta đưa ra mệnh đề “A có tội” và CM rằng “A có tội
là đúng” Thao tác trên được gọi là : a) CM phản chứng b)bác bỏ c)chứng minh trực tiếp
Đáp án b) bác bỏ (Bác bỏ là một chứng minh đặc biệt, thay vì đi chứng minh một luận điểm nào đó là đúng, thì người ta chứng minh một luận điểm nào đó là sai lầm)
17 Có định nghĩa:”vi phạm PL là hành vi trái PL.Định nghĩa này là: a)đúng b) vòng quanh c) quá rộng
Đáp án c) Quá rộng: Vi phạm pháp luật = hành vi trái pháp luật + lỗi
18 Phát biểu “bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi cử tri” là : a)vi phạm yêu cầu 3 của luật đồng nhất b)vi phạm yêu cầu 3 của luật cấm mâu thuẫn c) đúng vì trên phương tiện truyền thông của Đảng và NN đều nói như vậy
Đáp án b) vi phạm yêu cầu 3 của luật cấm mâu thuẫn: không được đồng thời khẳng định cho đối tượng các đặc điểm nào đó mà trong thực tế là chúng loại trừ nhau Quyền và nghĩa vụ là 2 khái niệm loại trừ nhau
19 Một cậu be bảy tuổi mà đã cực kỳ thông minh nên ai cũng gọi nó là thần đồng.Nghĩ vậy,một cụ già liền nói với nó.Cháu à,chẳng hay ho gì điều đó mà mừng.Ở đời,người nào lúc trẻ thông mình thì về già đần độn đấy! Nó nhanh nhảu:”thưa cụ,chắc hồi trẻ cụ thông
minh lắm nhỉ.Cậu bé suy luận theo sơ đồ nào: a)[(~PQ)Q]~P b)[(PQ)Q]P c)
[(PQ)P]Q
“Nếu người nào lúc trẻ thông minh, thì về già sẽ đần độn”: (P Q)
Cụ già đần độn: Q, chứng tỏ, hồi trẻ cụ thông minh: P
Câu logic : [(P Q)Q] P
Đáp án b
20 Việc áp dụng tiền lệ pháp là dựa vào phép SL: a) diễn dịch b)tương tự c)quy nạp hoàn toàn
Đáp án b
21 Chủ tọa(CT) yêu cầu bị cáo(BC) khai về những dính líu của BC trong vụ giết D,BC khai
không hề dính líu trong vụ án đó.CT hỏi: tại sao tại CQĐT BC khai là có,bây giờ nói là không? Phản cung để chạy tội hả? BC nói:sở dĩ tại CQĐT BC khai là có vì trong thời gian bị tạm giam,tạm giữ các cán bộ CQĐT đã ép cung,bức cung và dùng nhục hình nên
BC phải khai như vậy.CT hỏi:nếu BC nói như vậy hóa ra rằng BC cho rằng cán bộ CQĐT
đã đối xử trái PL với BC à? BC trả lời:đúng vậy a,BC đã bị đối xử trái PL ạ! Tại phiên tòa thứ 2,CT hỏi:trong thời gian bị tạm giam,tạm giữ ở CQĐT ,BC đã được cán bộ CQĐT đối xử như thế nào? BC trả lời:dạ! bình thường ạ! Bình thường nghĩa là sao? Là đúng PL phải không? Dạ vâng!dạ đúng PL ạ! Có chắc là như vậy không? Dạ,chắc ạ! Vậy BC đã vi
Trang 5phạm: a) yêu cầu 2 của luật lý do đầy đủ b)yêu cầu 1 của luật cấm mâu thuẫn c) yêu cầu 3 của luật đồng nhất
Đáp án b) yêu cầu 1 của luật cấm mâu thuẫn: Không được có mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy, nghĩa là không được khẳng định một điều gì đó rồi lại phủ định ngay điều vừa khẳng định ấy
22 HD9XX bất ngờ hỏi bị cáo:trong thời gian bị tạm giam,tạm giữ các cán bộ điều tra đối xử
với bị cáo như thế nào?sức khỏe bị cáo có tốt không? Bị cáo trả lời: thưa HĐXX tốt ạ!sau
đó HĐXX dùng câu trả lời này khẳng định rằng,bị cáo đã thừa nhận các cán bộ điều tra
đã đối xử tốt với bị cáo.Đây là: a) ngụy biện”nhân quả sai” b)ngụy biện dựa vào tư cách cá nhân c)a và b đều sai
Đáp án c) a và ba đều sai: đây là ngụy biện bằng dùng câu hỏi phức hợp: loại ngụy biện này xảy ra khi người ta dùng cách hỏi trong đó chứa nhiều câu hỏi Câu trả lời duy nhất của người được hỏi được coi là câu trả lời cho tất cả các câu hỏi
23 Tôi đi tới khẳng định:BC Q không phạm tội nhận hối lộ vì các vị đều biết,theo luật định,chỉ những người có chức có quyền mới phạm tội nhận hối lộ.Trong lúc đó,mặc dù Q
là con của giám đốc nhưng anh ta cũng chỉ là 1 công nhân bình thường.;nghĩa là hoàn toàn không có chức,không có quyền.Chẳng qua,Q là con giám đốc nên người ta đưa quà
cáp thôi,SL này: a)sai do tiểu tiền đề phủ định tiền từ b)sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ c)đúng
Đây là câu dạng đặc biệt “Chỉ…”, chuyển về dạng đã học : “Nếu người nào không có chức có quyền thì người đó không phạm tội nhận hối lộ”: ~P ~Q
Anh ta không có chức, không có quyền: ~P; Anh ta không phạm tội nhận hối lộ
~Q
Câu logic : [(~P ~Q)~P] ~Q
Đáp án c) đúng
24 Có 3 SL: a/[(ab)a]b b/[(a v b v c)~a ^ ~b]c c/[(a~b)b]~a a)b đúng ,a và c sai b) c sai,a và b đúng c) cả 03 đều đúng
Đáp án c) cả 03 đều đúng
25 Kenneth Roth,người đứng đầu tổ chức nhân quyền Human Rights Watch,viết trên
Twiter:”một tên độc tài đều giữ lấy quyền lực cho tới lúc không giữ nổi nữa”.Được biết,tổng thống Lybia Muammar Gadafi là tên độc tài.Suy ra,tổng thống Lybia… sẽ giữ quyền lực cho đến khi không giữ nổi nữa.Và,do đó,nhân dân phải chiến đấu đến cùng để
Trang 6giành lấy chính quyền từ tay tên độc tài này: a) đúng b)sai vì Đ ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên c)sai vì T ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên
M (+) Đ(-)
T(+) M (-)
T (+) Đ(-)
Đáp án a) đúng
Tuy nhiên: đề có vẻ không rõ ở một số điểm: 1) Tổng thống Lybia… có phải là đang trùng với Tổng thống Lybia Muammar Gadafi không; 2) Tại sao lại ghi là “một tên độc tài”????
26 Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự.Người có NLTNHS là
người đạt độ tuổi luật định.Vậy,người đạt độ tuổi luật định là chủ thể của tội phạm: a) đúng b)sai vì Đ ở tiền dề không chu diên nhưng KL chu diên c)sai do M cả hai lần trừ
Đ (+) M (-)
M(+) T (-)
T (+) Đ(-)
Câu này không biết đề có bị sai không: đáng lẽ phải có đáp án: sai vì T ở tiền đề không chu diên nhưng ở kết luận chu diên
27 CM phản chứng và bác bỏ gián tiếp luận đề là: a)khac nhau vì CM phản chứng là đưa
ra phản đề và chỉ ra rằng phản đề đúng để từ đó đi đến thừa nhận chính đề sai,còn bác bỏ gián tiếp là luận đề là đưa ra phản đề và chỉ ra phản đề sai để đi đến thừa nhận chính đề đúng b)gống nhau vì thực chất chúng đều là phép CM c)a và b đều sai
Chứng minh phản chứng là chứng minh tính đúng của luận đề bằng cách chứng minh phản luận đề là sai
Bác bỏ gián tiếp luận đề là bác bỏ trong đó người ta đưa ra luận đề mới, mâu thuẫn với luận đề đã có (phản luận đề) và chứng minh luận đề mới này là đúng
Đáp án c) a và b đều sai
28 Giả định,khi nghiên cứu nhóm tội gồm 05 tội người ta nhận thấy: 1/tội phản bội tổ quốc
không có mức hình phạt thấp hơn mức hình phạt tù 2/ tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền không có mức hình phạt thấp hơn hình phạt tù 3/tội gián diệp không có mức hình
Trang 7phạt thấp hơn hình phạt tù Biết rằng,chúng đều là tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an nình quốc gia.Từ đó KL: vậy,mọi tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia
không có mức hình phạt thấp hơn hình phạt tù.KL trong SL này: a)không đáng tin cậy b)đúng c)suy luận tương tự nên KL không chắc chắn đúng
Đáp án a) không đáng tin cậy Quy nạp không hoàn toàn
29 Ông X biết rằng,khi khẳng định A,ông sẽ thu được hệ quả của nó là B.Trong một lần lập
luận tại tòa,ông đã khẳng định A và sau đó ông phát biểu ~B.Tư duy của ông X là : a) đúng b) vi phạm yêu câu 3 của luật đồng nhất c)a,b đều sai
Đáp án c) a, b đều sai: ông X đã vi phạm yêu cầu 2 của luật cấm mâu thuẫn: Không được khẳng định một điều gì đó rồi lại phủ định hệ quả tất yếu của điều vừa khẳng định ấy
30 Hoạt động hành pháp là hoạt động quản lý xã hội.Hầu hết hoạt động của tòa án không là
hoạt động quản lý xã hội.Vậy hoạt động của tòa án không là hoạt động hành pháp.SL này
: a) đúng b)sai do T ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên c) sai do Đ ở tiền đề không chu diên nhưng KL chu diên
Đ (+) M (-)
T(-) M (+)
T (+) Đ(+)
Đáp án b) sai do T ở tiền đề không chu diên nhưng ở kết luận chu diên