1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

giáo trình nguyên lý cắt

224 3,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 5,98 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU LÀM DAO 1.1 Vật liệu làm thân dao1.1.1 Yêu cầu Quá trình cắt gọt than dao chịu tác dụng của các lực cơ học, sự biến dạng thân dao ảnh hưởng lớn đến góc độ đầu dao do đ

Trang 1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời cảm ơn 1

Tuyên bố bảng quyền 2

Mục lục 3

Danh mục bảng

Danh mục hình ảnh

CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU LÀM DAO 1

1.1 Vật liệu làm thân dao 1

1.1.1 Yêu cầu 1

1.1.2 Các loại vật liệu và phạm vi ứng dụng 1

11.2 Vật liệu làm phần cắt 1

11.2.1 Yêu cầu 1

11.2.2 Các loại vật liệu và phạm vi ứng dụng 3

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ TIỆN VÀ DAO TIỆN 9

2.1 Khái niệm 9

2.1.1 Công dụng và các chuyển động khi tiện 9

2.1.2 Yếu tố cắt khi tiện 9

2.2 Hình dáng và kết cấu dao tiện 11

2.2.1 Các bộ phận dao tiện 11

2.2.2 Các mặt phẳng qui ước 13

2.2.3 Các góc dao tiện 15

2.3 Sự thay đổi góc dao khi làm việc 18

2.3.1 Do gá lắp 19

2.3.2 Do bước tiến 21

2.4 Các loại dao tiện 23

2.4.1 Dao tiện mặt ngoài 24

2.4.2 Dao tiện mặt trong 24

2.4.3 Dao tiện profin 24

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CẮT KIM LOẠI 26

3.1 Sự hình thành phoi và các loại phoi 26

3.1.1 Sự biến dạng của kim loại 26

3.1.2 Quá trình tạo phoi 27

3.1.3 Các dạng phoi 29

3.2 Biến dạng kim loại trong quá trình cắt 30

3.2.1 Khái niệm về biến dạng bình quân và tổng quát 30

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến biến dạng 32

3.3 Các biểu hiện của biến dạng 33

3.3.1 Co phoi 33

3.3.2 Phoi bám 36

3.3.3 Hóa cứng 40

1

Trang 2

3.4 Các hiện tượng xảy ra trong quá trình cắt 43

3.4.1 Hiện tượng rung động 43

3.4.2 Độ nhám bề mặt gia công 45

3.5 Sự tưới nguôi 47

3.5.1 Tác dụng và các yêu cầu 47

3.5.2 Các loại dung dịch thường dùng và bảo quản 48

3.5.3 Phương pháp tưới 49

CHƯƠNG 4: LỰC CẮT KHI TIỆN 52

4.1 Phân tích và tổng hợp lực 52

4.1.1 Khái niệm 52

4.1.2 Phân tích và tổng hợp lực 52

4.2 Tác dụng của lực lên dao, máy, vật 54

4.2.1 Tác dụng của phản lực lên dao 54

4.2.2 Tác dụng của các phản lực lên máy 55

4.2.3 Tác dụng lên phôi 55

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lực 57

4.3.1 Vật liệu gia công 57

4.3.2 Chiều sâu cắt và bước tiến dao 58

4.3.3 Vận tốc cắt 58

4.3.4 Góc sau α 58

4.3.5 Góc thoát γ 58

4.3.6 Góc nghiêng chính ϕ 59

4.3.7 Bán kính mũi dao 59

4.3.8 Góc nâng λ 59

4.3.9 Độ mòn dao 59

4.3.10 Vật liệu làm dao 59

4.3.11 Dung dịch tưới nguội 60

4.4 Công thức tính lực cắt và thực hành tính lực cắt 60

4.4.1 Công thức tính lực cắt 60

4.4.2 Công thức tính công suất cắt 61

4.4.3 Thực hành tính lực cắt 62

CHƯƠNG 5: NHIỆT CẮT VÀ SỰ MÒN DAO 66

5.1 Nhiệt cắt 66

5.1.1 Nguồn gốc phát sinh và phân bố nhiệt 66

5.1.2 Sự truyền nhiệt 67

5.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt cắt 68

5.2 Sự mài mòn 69

5.2.1 Hiện tượng và quy luật mài mòn dao 69

5.2.2 Các giai đoạn mài mòn 69

5.2.3 Nguyên nhân gây mài mòn dao 70

5.2.4 Các dạng mài mòn và độ mòn dao thích hợp 71

2

Trang 3

5.2.5 Tuổi bền dao 72

5.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá độ mòn dao thích hợp 75

CHƯƠNG 6: CHỌN CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN 77

6.1 Trình tự chọn chế độ cắt 77

6.2 Tính chế độ cắt 78

6.2.1 Chọn dụng cụ cắt 78

6.2.2 Chọn chiều sâu cắt 79

6.2.3 Xác định lượng chạy dao S 79

6.3 Chọn chế độ cắt bằng bảng số 86

6.3.1 Yêu cầu 86

6.3.2 Trình tự thực hiện 87

CHƯƠNG 7: BÀO VÀ XỌC 91

7.1 Công dụng và đặc điểm 91

7.1.1 Công dụng 91

7.1.2 Đặc điểm 91

7.2 Cấu tạo dao bào và dao xọc 94

7.3 Yếu tố cắt khi bào và xọc 95

7.3.1 Chiều sâu cắt t 95

7.3.2 Bước tiến dao S 95

7.3.3 Chiều dày cắt a 95

7.3.4 Chiều rộng cắt b 95

7.3.5 Diện tích lớp cắt 95

7.3.6 Vận tốc cắt V 96

7.4 Lựa chọn chế độ cắt 96

7.4.1 Chọn dao 96

7.4.2 Tính tốc độ cắt 97

7.4.3 Nghiệm công suất cắt 97

7.4.4 Xác định thời gian máy 97

CHƯƠNG 8: KHOAN – KHOÉT – DOA 99

8.1 Công dụng và đặc điểm 99

8.2 Khoan 99

8.2.1 Các loại mũi khoan 100

8.2.2 Cấu tạo mũi khoan ruột gà 100

8.2.3 Yếu tố cắt khi khoan 104

8.2.4 Lực và momen xoắn 105

8.2.5 Một số biện pháp công nghệ khi khoan 106

8.2.6 Chọn chế độ cắt bằng số 108

8.3 Khóet 109

8.3.1 Khả năng công nghệ của khoét 109

8.3.2 Kết cấu và thông số hình học của mũi khoét 110

8.3.3 Phân loại 112

8.3.4 Thông số hình học lớp cắt và chế độ cắt 112

Trang 4

8.4 Doa 113

8.4.1 Khả năng công nghệ 113

8.4.2 Kết cấu và thông số hình học của mũi doa 113

CHƯƠNG 9: PHAY 120

9.1 Các loại dao phay và công dụng 120

9.1.1 Khả năng công nghệ 120

9.2 Cấu tạo dao phay mặt trụ và dao phay mặt đầu 121

9.2.1 Kết cấu dao phay 121

9.2.2 Thông số hình học phần cắt của dao phay 127

9.3 Yếu tố cắt khi phay 128

9.3.1 Tốc độ cắt V (m/phút) 128

9.3.2 Lượng chạy dao 129

9.3.3 Chiều sâu cắt t0 129

9.3.4 Chiều sâu phay 129

9.3.5 Độ rộng phay B 129

9.3.6 Góc tiếp xúc ψ 130

9.3.7 Số răng cắt đồng thời i 130

9.3.8 Chiều dày cắt khi phay 131

9.3.9 Chiều rộng cắt 133

9.3.10 Diện tích cắt 134

9.4 Lực cắt khi phay 135

9.4.1 Phay thuận và phay nghịch 135

9.4.2 Phay đối xứng 138

9.5 Trình tự chọn chế độ cắt khi phay bằng bảng số 138

9.5.1 Chiều sâu cắt 138

9.5.2 Lượng chạy dao 139

9.5.3 Tốc độ cắt 139

9.5.4 Tính lại S và Sz 139

9.5.5 Kiểm nghiệm công suất cắt 139

9.5.6 Tính thời gian chạy máy 140

9.6 Ví dụ về chọn chế độ cắt 140

CHƯƠNG 10: CHUỐT 144

10.1 Khái niệm 144

10.1.1 Công dụng 146

10.1.2 Phân lọai dao chuốt 146

10.2 Cấu tạo của chuốt 147

10.2.1 Kết cấu dao chuốt 147

10.2.2 Góc độ dao chuốt 148

10.2.3 Sơ đồ cắt khi chuốt 149

10.3 Yếu tố cắt khi chuốt 150

10.3.1 Chiều dày cắt a 150

10.3.2 Chiều rộng cắt b 150

10.3.3 Diện tích cắt 150

Trang 5

10.4 Chọn chế độ cắt khi chuốt bằng cách tra bảng 151

10.4.1 Chọn vận tốc cắt V 151

10.4.2 Tính lực cản P, kiểm nghiệm lực kéo 151

10.4.3 Kiểm nghiệm công suất cắt 152

10.4.4 Tính thời gian máy 152

10.5 Ví dụ tính chế độ cắt 152

CHƯƠNG 11: CẮT BÁNH RĂNG 154

11.1 Các phương pháp cắt răng 154

11.1.1 Nguyên lý 155

11.2 Cấu tạo dao phay lăn răng và xọc răng 158

11.2.1 Cấu tạo dao phay lăn răng 158

11.2.2 Cấu tạo dao xọc răng 159

11.3 Các yếu tố cắt khi lăn và xọc răng 161

11.3.1 Các yếu tố cắt khi phay lăn 161

11.4 Lựa chọn chế độ cắt khi phay lăn răng và xọc răng 166

11.4.1 Chế độ cắt khi phay lăn răng 166

CHƯƠNG 12: CẮT REN 168

12.1 Các phương pháp gia công ren 168

12.1.1 Khái niệm 168

12.1.2 Phân loại ren 168

12.1.3 Các phương pháp gia công ren 171

12.2 Tiện ren 174

12.2.1 Cấu tạo dao tiện ren 175

12.2.2 Yếu tố cắt 177

12.3 Ta rô và bàn ren 179

12.3.1 Cấu tạo 179

CHƯƠNG 13: MÀI 182

13.1 Đặc điểm phương thức và các phương pháp mài 182

13.1.1 Đặc điểm phương pháp mài 182

13.1.2 Các phương pháp mài 183

13.2 Cấu tạo đá mài và ứng dụng 186

13.2.1 Vật liệu làm hạt mài 186

13.2.2 Chất kết dính 187

13.2.3 Độ hạt của đá mài 187

13.2.4 Độ cứng 188

13.2.5 Cấu trúc đá mài 189

13.3 Chọn đá mài 189

13.4 Chọn chế độ cắt khi mài 190

TÀI LIỆU THAM KHẢO 191

Trang 6

CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU LÀM DAO 1.1 Vật liệu làm thân dao

1.1.1 Yêu cầu

Quá trình cắt gọt than dao chịu tác dụng của các lực cơ học, sự biến dạng thân dao ảnh hưởng lớn đến góc độ đầu dao do đó thân dao có các yếu cầu:

− Thân dao: bị lực cắt gây uốn, xoắn, nén, … chủ yếu là uốn do đó thân dao phải

có khả năng chịu uốn

− Khi kẹp do lực kẹp nên mặt thân dao bị biến dạng do đó thân dao phải có độ cứng bề mặt cao

1.1.2 Các loại vật liệu và phạm vi ứng dụng

Do yêu cầu trên nên chọn thân dao làm bằng các vật liệu tùy vào điều kiện

kỹ thuật như sau:

− Khi bề mặt có yêu cầu kỹ thuật không cao, sử dụng các loại thép: CT45, CT61, C35 (CT5, CT6, 35)

− Khi bề mặt có yêu cầu kỹ thuật thông thường, sử dụng các loại thép: C40 (40), C45 (45)

− Bề mặt có yêu cầu chính xác cao, tính bền chi tiết cao, sử dụng các loại thép: 35Cr (35X), 40Cr (40X)

1.2 Vật liệu làm phần cắt 1.2.1 Yêu cầu

Vật liệu làm dụng cụ cắt là một trong những yếu tố quan trọng quyết địnhnăng suất của qúa trình cắt gọt kim loại Năng suất công tác của mọi loại dụng

cụ cắt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giữ được tính cắt trong một khoảng thờigian dài của vật liệu làm dao Khi cắt, dụng cụ phải chịu áp lực, nhiệt độ cao,rung động, mài mòn… khiến cho tính cắt của vật liệu làm dao chóng bị giảmthấp

Trang 7

Do đó muốn làm việc được, vật liệu làm dụng cụ cắt phải đảm bảo nhữngyêu cầu cơ bản sau:

− Độ cứng:

Để cắt được kim loại, vật liệu làm dao cần có độ cứng cao hơn vật liệu giacông, thông thường có độ cứng từ 62 ÷ 65HRC Để gia công các loại thép cứng(thép không rỉ, thép chịu nóng…), độ cứng của dụng cụ cắt gọt phải trên 65HRC

− Độ bền cơ học:

Trong qúa trình cắt, dao thường chịu những lực cơ học lớn (mặt trước củadao chịu áp lực rất lớn, nên rất dễ vỡ, mẻ…) Ngoài ra còn chịu rung động do hệthống công nghệ không đủ cứng vững, làm cho lực cắt không ổn định, dễ gãy vàhỏng dao Muốn làm việc lâu dài, dao cần phải có độ bề cơ học cao như sức bền

và độ dẻo cao

− Độ chịu nhiệt là tính năng rất quan trọng của vật liệu làm dụng cụ cắtgọt.Vật liệu khi bị nung nóng thí độ cứng của nó bị giảm đi, tuy nhiên nếu trongqúa trình nung nóng đó vật liệu không bị biến đổi về tổ chức thì sau khi làmnguội, độ cứng của vật liệu sẽ được phục hồi Độ chịu nhiệt là khả năng giữđược độ cứng cao và các tính chất khác ở nhiệt độ cao (không có chuyển biến về

tổ chức) trong một thời gian dài Cùng với độ chịu nhiệt, vật liệu làm dao có tínhdẫn điện càng cao càng tốt, ví như vậy sẽ giảm nhiệt độ sinh ra ở khu vực cắtlàm cho dao lâu bị mòn

− Độ chịu mài mòn:

Trong qúa trình cắt, trên mặt trước của dao chịu ma sát của phoi khi thoát

ra, còn mặt sau tiếp xúc với mặt đang gia công, nên dao chóng mòn Ngoài ranguyên nhân chủ yếu làm cho dao chóng mòn là do hiện tượng chảy dính giữavật liệu gia công và vật liệu làm dao Tính dính được đặc trưng bằng nhiệt độchảy dính giữ hai vật liệu tiếp xúc nhau Do đó yêu cầu vật liệu chế tạo dụng cụcắt gọt phải có nhiệt độ chảy dính cao

− Tính công nghệ:

Trang 8

Vật liệu làm dụng cụ cắt phải dễ rèn, dễ dập, dễ cắt gọt, hay nói cách khácchúng phải được tạo dáng một cách dễ dàng, để thuận tiện cho công việc chế tạo

và phục hồi tính năng của dụng cụ cắt trong sản xuất

− Tính kinh tế:

Giá cả phải phù hợp, chủng loại phải đa dạng …

Ngoài những yêu cầu cơ bản trên, vật liệu chế tạo dụng cụ cắt cần có nhữngtính năng hợp lý khác như độ dẫn điện, dẫn nhiệt và phụ thuộc vào yêu cầu sảnxuất

Trang 9

CD70A, CD80A, CD80MnA… với chất lượng cao.

1.2.2.2 Thép gió

Thép gió cũng là loại thép hợp kim dụng cụ nhưng hàm lượng hợp kimVonfram cao từ 5 ÷ 20%, nên tính năng của nó đặc biệt và tính chịu mòn và tínhchịu nhiệt tăng cao Thép gió được sử dụng rộng rãi vì tốc độ cắt có thể nâng caogấp 2 ÷ 4 lần, tuổi bền nâng cao từ 8 ÷ 15 lần so với thép cacbon và thép hợpkim dụng cụ Người ta còn thêm Vanadi và Coban để nâng cao độ chịu nhiệt vàdùng gia công các loại thép hợp kim có độ cứng cao

Thành phần chủ yếu là các Các−bít Vônfram (WC), Các−bít Titan (TiC).Các−bít Tantan (TaC),… ở dạng hạt mịn, trộn với Côban (Co) sau đó đem ép và

Trang 10

thiêu kết ở nhiệt độ, áp suất cao Do lượng Cacbit chiếm tỉ lệ rất lớn (> 90%) nên tính chất của HKC phụ thuộc vào tính chất của các Cacbit có mặt trong nó.

− Nhóm 2 Cacbit:

Tổ chức: WC + TiC +Co

Ký hiệu: TK (con số sau chữ T chỉ lượng TiC, con số sau chữ K chỉ

lượng Coban, còn lại là lượng WC)

Ví dụ: T15K6 (có 15% TiC, 6% Co, 79%WC)

Nhóm TK có độ cứng và tính chịu nhiệt tốt hơn, đồng thời ở nhiệt độ cao thì

hệ số ma sát giảm Thường dùng gia công thép

− Nhóm 3 Cacbit:

Tổ chức: WC + TiC + TaC + Co

Ký hiệu: TTK (con số sau chữ TT chỉ lượng TiC+TaC, con số sau chữ

Trang 11

K chỉ lượng Coban, còn lại là lượng WC).

Ví dụ: TT7K12 (có7% TiC+TaC, 12%Co, 81%WC)

Nhóm TTK dùng gia công vật liệu có độ cứng và độ bề cao

Để tiết kiệm, HKC thường được chế tạo thành các mảnh có kích thước nhấtđịnh sau đó gắn lên thân dao bằng phương pháp hàn hoặc ghép cơ khí Loại lắpghép có ưu việt là thuận lợi thay đổi lưỡi cắt khi bị mòn

Khuyết điểm chính của hợp kim cứng là sức bền uốn kém nên khi làm việc

có va đập dễ bị mẻ

Sự phát triển gần đây trong tìm kiếm dụng cụ cắt tốt hơn là tráng phủ hoặcthấm nitride titan cho dụng cụ cắt HKC Các mảnh hợp kim có lớp thấm nóichung có tuổi bền dài hơn, năng suất cao hơn và phoi thoát dễ dàng hơn Lớptráng phủ tác động như một chất bôi trơn lâu dài làm giảm rõ rệt các lực cắt,nhiệt phát sinh và sự mài mòn Điều này cho phép sử dụng cắt tốc cắt cao hơnkhi gia công, đặc biệt khi cần có độ bóng cao Tính bôi trơn và các đặc tínhchống dính của lớp tráng phủ làm giảm mạnh nhiệt lượng và ứng suất phát sinhkhi cắt gọt

Việc sử dụng các lớp thấm tráng phủ bằng carbide, nitride và oxide cho cácmảnh HKC có tác dụng cải thiện rõ rệt hiệu suất của dụng cụ HKC Các mảnhHKC với tổ hợp 2 hoặc 3 vật liệu trong lớp tráng phủ có tính chất đặc biệt:carbide titan chống mài mòn cao tạo ra lớp trong cùng; lớp tiếp theo bằng lớpoxide nhôm dày và là tăng độ dai va đập, tính chống va đập cao, tính ổn địnhhóa học ở nhiệt độ cao; lớp thứ 3 rất mỏng chứa nitrade titan làm giảm ma sát

1.2.2.4 Sứ

Là loại vật liệu rẻ tiền, có tính năng cắt gọt tốt, chịu nóng, chịu mài mòncao Thành phần hóa học chủ yếu là xuýt nhôm (Al2O3) Vật liệu sứ chính là đấtsét kỹ thuật được nung nóng ở nhiệt độ cao khoảng 1400 ÷ 16000C Sản phẩmthu được đem nghiền nhỏ đạt kích thước khoảng 1ìm, sau đó đem ép thành cácmảnh dao có kích thước thích hợp và mang đi thiêu kết

Sứ có độ cứng 92 ÷ 93 HRC và có độ chịu nhiệt từ 11000C ÷ 12000C

Trang 12

Tuổi bền dao sứ gấp 2 ÷ 3 lần dao hợp kim cứng Dao sứ có thể cắt đến tốc

độ 600m/phút Có thể gia công được các vật liệu đã nhiệt luyện đến độ cứng

66HRC Dụng cụ sứ chịu được sự mài mòn của cát và tạp chất có trong các vậtđúc

Khuyết điểm chủ yếu của sứ là giòn, giới hạn bề uốn thấp, không chịu được

va đập, rung động và rất khó mài sắc Hiện nay, một trong những phương hướngnghiên cứu là tìm cách tăng sức bền uốn lên

1.2.2.5 Kim cương

Kim cương gồm hai loại: tự nhiên và nhân tạo Kim cương nhân tạo tổnghợp từ graphit trong điều kiện áp suất và nhiệt độ đặc biệt Kim cương nhân tạođược sử dụng nhiều để tạo ra đá mài, dùng mài sắc dụng cụ và gia công các loạicác loại vật liệu khó gia công Ngoài ra dùng làm dao tiện để gia công hợp kimcứng, hợp kim màu và vật liệu phi kim loại ở tốc độ cắt cao

Kim cương có độ cứng cao hơn hợp kim cứng từ 5 ÷ 6 lần, tính dẫn nhiệt

cao hơn từ 1,5 ÷ 2,5 lần

Độ chịu nhiệt thấp, từ 800 ÷ 10000C

Tốc độ cắt có thể lên tới hàng ngàn m/phút

Nhược điểm của kim cương cứng là dễ giòn, dễ vỡ

Trong công nghiệp đã sử dụng các dụng cụ cắt kim cương trong nhiều năm

để gia công các loại vật liệu không có sắt và mài những vật liệu rất cứng Vàonhững năm 1980, người ta đã bắt đầu nghĩ đến việc tráng phủ kim cương dày vàimicromét trên dụng cụ cắt bằng hợp kim cứng và thép gió Tuổi bền của dụng cụcắt có thể tráng phủ kim cương có thể gấp 60 lần dụng cụ cắt bằng hợp kim cứng

và 240 lần bằng thép gió khi gia công các vật liệu rất cứng, độ mài mòn cao,không chứa sắt hoặc phi kim loại

Hiện nay, kim cương chủ yếu dùng chế tạo đá mài để mài sắc và mài bóngdụng cụ cắt

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Trang 13

1 Hãy nêu các vật liệu làm dao, thân dao Các loại vật liệu làm thân dao có tính chất đặc điểm gì?

2 Yêu cầu của vật liệu làm lưỡi cắt, các loại vật liệu làm lưỡi cắt thường dùng là gì?

3 So sánh các loại vật liệu thông dụng làm lưỡi cắt?

Trang 14

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ TIỆN VÀ DAO TIỆN 2.1 Khái niệm

Tiện là một phương pháp gia công phổ biến, đóng vai trò quan trọng trongcác phân xưởng cơ khí vì tỷ lệ máy tiện chiếm tỷ lệ 50 ÷ 60% tổng số máy cắtkim loại Phương pháp tiện là phương pháp gia công điển hình đã được nghiêncứu hoàn thành để vận dụng cho các phương pháp gia công khác

2.1.1 Công dụng và các chuyển động khi tiện

2.1.1.1 công dụng

Phương pháp tiện dùng để gia công các mặt trụ tròn xoay (trong và ngoài)các mặt định hình tiết diện tròn, gia công ren các loại, với phương pháp tiện độchính xác bề mặt chi tiết có thể đạt tới cấp 2 khi tiện nhẵn, độ bóng có thể đạtcấp nhám bề mặt cấp chính xác IT8, IT6

2.1.1.2 các chuyển động khi tiện

− Chuyển động chính: chuyển động xoay tròn của mâm cặp (Vc)

− Chuyển động tịnh tiến: chuyển động của bàn dao gồm:

+ Chuyển động dọc Sd: chuyển động dọc theo đường tâm chi tiết gia công

+ Chuyển động ngang Sn: chuyển động vuông góc với đường tâm chi tiết giacông

2.1.2 Yếu tố cắt khi tiện

Hình 2.1: Các yếu tố cắt khi tiện.

Trang 15

2.1.2.1 Tốc độ cắt V

Tốc độ cắt V là khoảng dịch chuyển tương đối của lưỡi cắt đối với bề mặtchi tiết gia công trong một đơn vị thời gian, nói cách khác là khoảng dịchchuyển tương đối giữa dao và vật theo hướng chuyển động chính trong đơn vịthời gian

− Vs: vectơ vận tốc chuyển động tiến

Nhưng thực tế Vs quá nhỏ nên ta coi như V ≈ Vb từ V ta tính được

− D: đường kính lớn nhất của chi tiết trước gia công (mm)

2.1.2.2 Bước tiến dao (S)

Là khoảng dịch chuyển tương đối giữa dao và vật sau một vòng quay theo hướng tiến dao

Đơn vị: mm/vòng

2.1.2.3 Chiều sâu cắt (t)

Là khoảng cách giữa bề mặt đã gia công và bề mặt chưa gia công

Trang 16

t =D d (mm)

2

Trong đó:

− D: đường kính chi tiết trước gia công

− d: đường kính chi tiết sau gia công

Tập hợp các yếu tố V, S, t gọi là chế độ cắt

2.1.2.4 diện tích lớp cắt (Fc)

Diện tích cắt được xác định trên mặt phẳng chứa lưỡi cắt chính cắt qua vùngcắt gọt khi lưỡi cắt song song với mặt phẳng ngang (1 − 0) thể hiện trên hình 1.1.Diện tích đó tính như sau:

Trang 17

Hình 2.2: Kết cấu dao tiện

Dao tiện chia làm 2 phần: phần làm việc và thân dao

Hình 2.3: Kết cấu phần làm việc của dao tiện.

Phần làm việc do các mặt phẳng sau tạo nên:

− Mặt trước là mặt mà phoi sẽ tiếp xúc và theo đó thoát ra trong quá trìnhcắt

− Mặt sau chính là mặt dao đối diện với mặt chi tiết đang gia công

− Mặt sau phụ là mặt dao đối diện với mặt chi tiết đã gia công

Các mặt này có thể là mặt phẳng hoặc cong Giao tuyến của chúng tạo thànhcác lưỡi cắt của dao Trên phần cắt gồm các lưỡi cắt sau:

Trang 18

− Lưỡi cắt chính là giao tuyến của mặt trước và mặt sau chính, giữ nhiệm vụtrực tiếp cắt gọt ra phoi trong quá trình cắt.

− Lưỡi cắt phụ là giao tuyến của mặt trước và mặt sau phụ, trong quá trìnhcắt một phần lưỡi cắt phụ cũng tham gia cắt (rất nhỏ, khoảng ½.S) Dao cóthể có một mặt sau phụ hay nhiều mặt sau phụ va do đó có một hay nhiềulưỡi cắt phụ

Phần nối tiếp giữa các lưỡi cắt gọi là mũi dao; mũi dao có thể nhọn hoặc cóbán kính r (r ≈ 0,1÷2mm)

Chiều dài phần cắt của dao là khoảng cách từ mũi dao đến giao tuyến giữamặt trước và thân dao Phần thân dao có thể có tiết diện hình tròn hay hình chữnhật, hình vuông

2.2.2 Các mặt phẳng qui ước

Vị trí tương đối giữa các bề mặt trên phần làm việc của dao so vớicác bềmặt trên chi tiết gia công có ảnh hưởng lớn tới quá trình cắt gọt Vị trí các bềmặt và lưỡi cắt được xác định bởi những góc độ trên phần làm việc của dao

Nói đến góc độ trên phần làm việc của dao nghĩa là nói đến vị trí tươngquan giữa các bề mặt và lưỡi cắt so với hệ tọa độ nào đó được chọn làm chuẩn

Hệ tọa độ này gọi là hệ tọa độ xác định

Trong nghiên cứu dụng cụ cắt, hệ tọa độ xác định được thành lập trên cơ sởcủa ba chuyển động cắt (, t

Trang 19

Hình 2.4: Các mặt phẳng tọa độ của dụng cụ cắt.

− Mặt cơ bản (x−x) được tạo bởi véc tơ tốc độ cắt V và véc tơ chạy dao S

− Mặt cơ bản (y−y) được tạo bởi véc tơ tốc độ cắt V và véc tơ chiều sâu cắt

− Mặt cơ bản (còn gọi là mặt đáy – ký hiệu Đ) được tạo bởi véc tơ chạy dao S

và véc tơ chiều sâu cắt t

Ngoài ba mặt cơ bản trên, ta cần sử dụng thêm các mặt phẳng và tiết diệnphụ trợ:

− Mặt cắt (ký hiệu C) đi qua một điểm nào đó trên lưỡi cắt chính: là một mặtphẳng qua điểm đó, tiếp tuyến với mặt đang gia công và chứa véc tơ vậntốc cắt v (nếu lưỡi cắt chính thẳng thì mặt cắt chứa lưỡi cắt chính)

Tốc độ cắt ở đây là tốc độ dịch chuyển tương đối giữa lưỡi cắt và chi tiếtgia công Ở trạng thái thiết kế (tĩnh) hướng của véctơ vận tốc cắt ngược vớihướng quay của chi tiết (thực chất khi thiết kế chi tiết không chuyển động nênvéctơ vận tốc cắt ở đây hoàn toàn quy ước và hướng quay của chi tiết tưởngtượng như khi chi tiết sẽ quay khi cắt gọt) Còn khi xét ở trạng thái làm việc(động), tốc độ cắt là tổng hợp tốc độ chuyển động quay của chi tiết và tốc độchuyển động chạy dao

− Tiết diện chính là mặt phẳng thẳng góc với hình chiếu của lưỡi cắt chínhtrên mặt đáy (ký hiệu N − N)

Trang 20

− Tiết diện phụ là mặt phẳng thẳng góc với hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy (ký hiệu N1 −N1).

2.2.3 Các góc dao tiện

Hình 2.5: Các góc độ dao biểu diễn trên các mặt tiếp xúc.

Hình 2.6: Các góc độ của dao tiện.

Trang 21

Quá trình thiết kế, thông số hình học của dao đuợc xét trong hai tiết diệnchính N − N và tiết diện phụ N1 − N1, vì phoi thường được thoát ra theo cácphương của tiết diện đó, kéo theo các hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình cắt.

Trong tiết diện chính ta có các góc chính, trong tiết diện phụ ta có các gócphụ Trên hình 2.6, xét tại một điểm trên lưỡi cắt chính và một điểm trên lưỡi cắtphụ ta có:

Hình 2.7: Góc trước chính γ

− Góc trước chính γ: là góc giữa mặt trước và mặt đáy đo trong tiết diệnchính Góc trước có trị số dương khi mặt trước thấp hơn mặt đáy, trị số âmkhi ngược lại và bằng 0 khi mặt trước trùng mặt đáy (hình 2.7) Góc γ cóảnh hưởng đến quá trình thoát phoi khi cắt

− Góc sau chính α: là góc giữa mặt sau chính và mặt cắt đo trong tiết diệnchính Góc α luôn luôn dương và có ảnh hưởng đến vấn đề ma sát khi cắt

Trong đó góc α và góc γ là hai góc độc lập được chọn trước tùy theo yêucầu gia công (vật liệu, chất lượng bề mặt gia công …), còn hai góc β và δ là haigóc phụ thuộc vào góc α và γ

− Góc sắc chính β : là góc giữa mặt trước và mặt sau chính đo trong tiết diệnchính

− Góc cắt δ chính : là góc giữa mặt trước và mặt cắt đo trong tiết diện chính

− Góc trước phụ γ1: là góc giữa mặt trước và mặt đáy đo trong tiết diện phụ.Góc γ1 cũng có thể âm, dương hoặc bằng không tương tự như γ

Trang 22

− Góc sau phụ α1: là góc giữa mặt sau phụ và mặt phẳng hợp bởi lưỡi cắt phụ

và trục Z tại M1, đo trong tiết diện phụ Góc α1 cũng luôn luôn dương

− Góc sắc phụ β1: là góc giữa mặt trước và mặt sau phụ đo trong tiết diệnphụ

− Góc cắt phụ δ1: là góc giữa mặt trước và mặt phẳng hợp bởi lưỡi cắt phụ vàtrục Z tại M1, đo trong tiết diện phụ

γ1 +β1 +α1 = 90

− Góc nghiêng chính ϕ: là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy

và phương chạy dao

− Góc nghiêng phụ ϕ1: là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy

và phương chạy dao

− Góc mũi dao ε: là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên mặt đáy

ϕ + ε + ϕ1 = 1800

Hình 2.8: Góc nâng của dao tiện.

− Góc nâng λ : Khi lưỡi cắt chính thẳng thì λ là góc đo giữa lưỡi cắt chính và hình chiếu của nó trên mặt phẳng đáy (hình 2.11a)

Khi lưỡi cắt chính cong, λ là góc đo giữa tiếp tuyến tại một điểm bất kỳ trên lưỡi cắt chính và hình chiếu của nó trên mặt phẳng đáy (hình 2.11b)

0

Trang 23

Góc λ có thể dương, âm hay bằng 0 và có ảnh hưởng đến phương thoát phoi.+ Khi λ dương khi mũi dao là điểm thấp nhất của lưỡi cắt.

+ Khi λ âm khi mũi dao là điểm cao nhất, còn khi lưỡi cắt song song với mặt đáy thì λ = 0 (hình 2.12)

Hình 2.9: Các giá trị góc nâng.

2.3 Sự thay đổi góc dao khi làm việc

Trong quá trình cắt (trạng thái động), góc độ của dao có thể thay đổi do các nguyên nhân cơ bản sau:

− Khi gá, hướng dao không đảm bảo vị trí tương quan với chi tiết hoặc mũi dao gá không ngang tâm máy

− Do ảnh hưởng của các chuyển động chạy dao

− Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như : trị số góc nâng của lưỡi cắtchính λ, hiện tượng lẹo dao … cũng ảnh hưởng đến góc độ của dao

Ta sẽ lần lượt xét ảnh hưởng của ba nguyên nhân trên:

2.3.1 Do gá lắp

2.3.1.1 khi gá hướng dao không đảm bảo vị trí tương quan với chi tiết

Trang 24

Sau khi mài sắc dao có các góc nghiêng chính ϕ và góc nghiêng phụ ϕ1.Trường hợp gá dao đúng như khi thiết kế, trục dao vuông góc với trục chi tiết gia công thì ϕ và ϕ1 không đổi (hình 2.10).

Hình 2.10:Trường hợp gá dao với góc ϕ đúng.

Nếu trục dao được gá không vuông góc với trục chi tiết gia công mà xoay đimột góc μ so vớ trụ chi tiế thì ϕvà ϕ1sẽbiến đổi nhưsau:

Hình 2.11: Trường hợp gá dao không đúng.

− Gá nghiêng phải : (hình 2.11.a)

ϕ’ = ϕ + μ

ϕ ’1 = ϕ1 −μ

Trang 25

Trong đó:

ϕ , ϕ1 : góc nghiêng chính, góc nghiêng phụkhi thiế kế

ϕ ’, ϕ ’: góc nghiêng chính, góc nghiêng phụsau khi gá dao;

− Gá nghiêng trái : (hình 2.11.b)

ϕ” = ϕ − μ

ϕ1” = ϕ1 + μ

Trong đó:

ϕ , ϕ1 : góc nghiêng chính, góc nghiêng phụ khi thiế kế

ϕ ’’, ϕ ’’: góc nghiêng chính, góc nghiêng phụsau khi gá dao

2.3.1.2 khi gá mũi dao thấp hơn hay cao hơn đường tâm của chi tiết

Khi tiện ngoài nếu mũi dao gá cao hơn đường tâm của máy (hình 2.12.b)thì góc trước tăng lên còn góc sau giảm xuống Ngược lại nếu mũi dao gá thấphơn đường tâm máy thì góc trước sẽ giảm đi còn góc sau sẽ tăng lên (hình2.12.a)

Khi tiện trong nếu mũi dao được gá cao hoặc thấp hơn đường tâm của máythì sự biến đổi của các góc dao của dao sẽ ngược với trường hợp tiện ngoài.Trong trường hợp trên, các góc của dao sẽ biến đổi một lượng bằng μ

− Khi mũi dao cao hơn tâm máy:

Trang 26

Trong đó :

sin µ=∆h

R

+ ∆h: độ cao của mũi dao so với tâm máy

+ R: bán kính chi tiết gia công

Hình 2.12: Gá dao sai so với đường tâm 2.3.2 Do bước tiến

Khi tiện có chuyển động chạy dao dọc hoặc ngang nên mặt cắt và mặt đáythay đổi vị trí đưa đến góc α, γ cũng thay đổi

Hình 2.13: Khi tiện cắt đứt α và γ thay đổi

Ví dụ: Khi tiện cắt đứt, do phối hợp hai chuyển động quay tròn của chi tiết(chuyển động chính) và tịnh tiến vuông góc với chi tiết (chuyển động chạy daongang), quỹ đạo chuyển động cắt tương đối là đường Acsimét, hướng vectơ tốc

Trang 27

độ cắt trong quá trình cắt thay đổi, dẫn đến mặt cắt thay đổi làm thay đổi góc độ của dao (hình 2.13).

+ S: lượng chạy dao ngang sau một vòng quay chi tiết

+ D: đường kính của chi tiết

Thực tế khi cắt đứt hay xén mặt đầu thường trị số Sn nhỏ nên góc µ nhỏ,góc sau của dao giảm không đáng kể Nhưng khi dao chạy càng gần vào tâm,đường kính của chi tiết D càng giảm làm góc µ càng tăng Nếu µ≥ αc thì αc sẽ

âm hoặc bằng không, lúc đó dao không cắt được mà mặt sau chính của dao sẽ

ma sát vào bề mặt chi tiết đang gia công gây ra lực lớn đè gãy chi tiết hoặc gãydao Do đó phải chọn góc lớn hơn điều kiện cắt bình thường

Trong những trường hợp cần sử dụng lượng chạy dao lớn (khi chạy daodọc) nên chú ý đến sự thay đổi của các góc

Từ những ảnh hưởng trên chúng ta rút ra những kết luật sau:

− Khi gia công thô cắt lớn dao chịu uốn Vậy muốn góc dao không đổi ta gádao cao hơn tâm một khoảng:

+ h: chiều cao dao chịu uốn (mm)

+ E: mô đun đàn hồi (KG/mm2)

Trang 28

+ Q: lực uốn xiên tâm (KG).

+ J: mô men quán tính (mm4)

− Khi gia công tinh nên gá dao bằng tâm hoặc thấp tâm để tránh sai hụt kích thước làm ảnh hưởng tới độ bóng

− Khi gia công bước tiến giống như gia công ren cần phải mài góc thoát γ và góc sau α bù trừ sự ảnh hưởng của góc µ

− Khi tiện cắt đứt S nhỏ thì µ nhỏ nhưng khi cắt đứt gần tâm chi tiết D nhỏ

µ lớn

− Khi µ≥α thì α≤0 nên mặt sau dao đè lên bề mặt được gia công làm chi tiết gãy trước khi dao cắt tới tâm chi tiết

2.4 Các loại dao tiện

Hình 2.14: Các loại dao tiện.

Tùy theo đặt tính gia công ta chia dao tiện ra làm các loại

2.4.1 Dao tiện mặt ngoài

Dao tiện ngoài gồm có:

Trang 29

− Dao tiện đầu thẳng (hình 2.14.a) dao tiện đầu thẳng là loại thông dụng nhất

để gia công mặt trụ ngoài, hình dáng đơn giản dễ chế tạo, dễ mài sửa

− Dao tiện đầu cong hay dao vạn năng (hình 2.14.b) có thể gia công mặtngoài và xén mặt, đầu dao này thường ϕ=ϕ1=450 Tiết diện dao vuông nên

có khả năng chịu uốn dọc và ngang như nhau

− Dao tiện vai (hình 2.14.c) công dụng chủ yếu là để gia công trụ bậc có góc

ϕ=900, do đặc điểm này lực đẩy dao Py=0 nên còn để gia công trục có tỷ

2.4.3 Dao tiện profin

Ngoài ra còn có một số loại dao khác được giới thiệu trong hình 2.15

Dao tiện rãnh, dao tiện cắt đứt, dao tiện định hình: các loại dao này cóprofin lưỡi cắt phụ thuộc vào profin chi tiết gia công

Dao tiện cắt rãnh thông thường có profin =900, hai góc ϕ1=1÷20 do đó đầudao yếu

Trang 30

Hình 2.15: Các loại dao tiện.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1 Hãy trình bày các yếu tố cắt khi tiện (v, S, t)

2 Hình dáng và kết cấu của dao tiện

3 Các góc làm việc của dao tiện

4 Hãy trình bày các ảnh hưởng của gá lắp dao đến quá trình cắt và rút ra kết luận

từ những trường hợp trên

5 Các loại dao tiện và phạm vi ứng dụng

Trang 31

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CẮT KIM LOẠI

Quá trình cắt gọt kim loại là quá trình phức tạp có nhiều hiện tượng vật lýkèm theo như biến dạng, tỏa nhiệt, biến cứng, Tìm hiểu bản chất của các hiệntượng vật lý có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế Từ đó có thể điềukhiển quá trình cắt gọt để đạt năng suất cao, chất lượng tốt nhất sau khi gia công

3.1 Sự hình thành phoi và các loại phoi

3.1.1 Sự biến dạng của kim loại

Hình 3.1: Biểu đồ kéo kim loại.

Biến dạng là quá trình làm thay đổi hình dạng của kim loại do tác dụng củatải trọng bên ngoài hay của các hiện tượng vật lý

Khi tác dụng tải trọng bên ngoài lên kim loại, tùy theo mức độ, kim loại cóthể bị biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo hoặc bị phá hủy Hình 3.1 Biểu đồ kéokim loại

Trang 32

Trên biểu đồ hình 3.1 biến dạng đàn hồi ứng với đoạn OP Khi tác dụng tảitrọng nhỏ hơn Pp mẫu kim loại bị kéo dài ra một đoạn nào đó tỷ lệ thuận với tảitrọng nhưng khi bỏ tải trọng thì mẫu kim loại trở về vị trí ban đầu.

Khi tải trọng lớn hơn Pp (ví dụ Pa) thì khi bỏ tải trọng kim loại không trở

về theo đường biến dạng ban đầu OP mà theo đường aa’ song song với OP Kếtquả mẫu bị kéo dài thêm một đoạn Oa’(biến dạng dẻo)

Khi tải trọng tác dụng đạt tới Pb mẫu bị hình thành cổ thắt, lúc này lựcgiảm đi nhưng cổ thắt vẫn phát triển dài ra cho đến khi đứt (bị phá hủy)

3.1.2 Quá trình tạo phoi

Quan sát thực tế quá trình cắt ta nhận thấy rằng :

– Phoi được tách ra khỏi chi tiết khi cắt không theo phương vận tốc cắt v (tức làphương lực tác dụng) và bị xếp lớp (hình 3.2.a)

– Phoi khi cắt ra bị uốn cong về phía mặt tự do, kích thước của phoi bị thay đổi sovới lớp cắt khi còn trên phôi (hình 3.2.b)

Quan sát phoi trên hình 3.2.a ta thấy phoi bị xếp lớp, các lớp nghiêng mộtgóc β so với phương tác dụng lực, hơn nữa phoi bị cong về phía mặt tự do, tức làmặt đối diện với mặt trước dao Quan sát hình 3.2.b ta lại thấy phoi ngắn hơnnhưng dày hơn so với lớp kim loại trên phôi, nghĩa là quãng đường chạy dao Llớn hơn chiều dài phoi Lf và chiều dày phoi af lớn hơn chiều dày lớp cắt a Việcthay đổi kích thước phoi như vậy gọi là hiện tượng co rút phoi

Hình 3.2: Quá trình tạo phoi.

Trang 33

Để giải thích những điều nhận thấy trên ta tiến hành các thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm nén và cắt mẫu kim loại:

Thí nghiệm nén mẫu, thí nghiệm cắt mẫu với dao có γ = 0

Khi quan sát thí nghiệm nén mẫu (hình 2.20 a), người ta thấy rằng: cácphân tử kim loại dưới sức ép của đầu nén bị biến dạng, phương biến dạng làphương AB và CD tạo với phương của ngoại lực tác dụng P một góc ψ xác địnhđối với từng loại vật liệu (với thép ψ = 45 )

Điều tương tự đó cũng xảy ra đối với mẫu cắt (hình 2.20 b), nhưng phương

CD thì các phân tố kim loại đã bị phần kim loại trên mẫu chặn lại Do đóphương biến dạng chỉ còn là AB

Kết quả trên đã cho ta kết luận quan trọng là: thực chất quá trình tách phoi

ra khỏi chi tiết là quá trình biến dạng của các phần tử kim loại dưới sức ép củađầu dao

Hình 3.3: Thí nghiệm nén và cắt.

– Thí nghiệm quan sát sự dịch chuyển các phần tử khi cắt:

Để tiếp tục làm rõ bản chất của quá trình cắt kim loại, người ta tiến hànhmột thí nghiệm khác Ở thí nghiệm này, các phần tử kim loại trên mặt bên củamẫu được đánh dấu Khi cắt ta quan sát sự dịch chuyển của các phần tử kim loại

đã được đánh dấu

Ví dụ trên hình 2.21 mô tả quá trình dịch chuyển của phần tử kim loại P khicắt Từ P đến 1 phần tử kim loại dịch chuyển gần như song song với phương vận

Trang 34

tốc cắt V Qua khỏi điểm 1, đáng lẽ phần tử kim loại chuyển đến điểm 2‘ , nhưngthực tế thì nó dịch chuyển đến điểm 2 Đoạn 2’2 gọi là lượng trượt của phần tửkim loại P tại thời điểm 2 Điểm 1 là điểm bắt đầu trượt của phần tử P khi cắt.Tương tự như vậy ở thời điểm 3 lượng trượt là 3’3 Tiếp tục cắt, sau khi quakhỏi điểm 3 phần tử P di chuyển đến điểm 4 Đoạn đường 34 song song với mặttrước của dao Điều đó có nghiã là đến thời điểm 3 thì quá trình trượt của phần

tử kim loại P đã kết thúc và nó đã chuyển thành phoi cắt Điểm 3 được gọi làđiểm kết thúc trượt của phần tử P khi cắt Bằng cách đánh dấu như vậy ta xâydựng được đường dịch chuyển của phần tử kim loại P khi cắt là P1234P’ Trong

đó đoạn 4P’ là một cung cong về phía mặt tự do của phoi có bán kính Rp Điểm

4 được xác định bằng cách : từ điểm tách rời giữa phoi và mặt trước dao E ta kẻ

EF vuông góc với mặt trước dao (EF ⊥ OE) EF sẽcắt đường P1234P’ tạ để 4

Vùng giới hạn bởi mặt bắt đầu trượt OA và mặt kết thúc trượt OC gọi làmiền biến dạng (miền tạo phoi) hay còn gọi là vùng trượt Thí nghiệm trên đượctiến hành với vận tốc cắt v = 0,002 m/ph Trong thực tế vận tốc cắt lớn hơnnhiều do vậy tốc độ biến dạng cũng rất lớn, hai mặt trượt OA và OC gần nhưtrùng nhau, chỉ cách nhau khoảng 0,03 – 0,2 mm Để đơn giản ta coi hai mặt nàytrùng nhau và gọi là mặt trượt τ – τ nằm nghiêng so với phương vận tốc cắt Vmột góc β1 = 300÷400 Bên trong mỗi phần tử cũng diễn ra sự xê dịch giữa cáctinh thể dưới một góc β2 = 600÷ 650 (hay là góc tách phoi) (hình 3.2.a)

Qua hai thí nghiệm nêu trên, ta có thể kết luận rằng : quá trình hình thànhphoi cắt là quá trình biến dạng trượt của các phần tử kim loại theo các mặt trượtcủa chúng

3.1.3 Các dạng phoi

Nghiên cứu các dạng phoi cắt có ý nghĩa rất thực tế vì tùy từng loại vật liệugia công, hình dạng hình học của dao, chế độ cắt, ta sẽ thu được hình dáng phoicắt khác nhau Do đó căn cứ vào phoi cắt ta có thể đánh giá dụng cụ cắt tốt hayxấu, sự tiêu hao năng lượng nhiều hay ít, bề mặt gia công có bóng hay không

Có thể chia phoi ra các loại sau: phoi vụn (hình 3.4 e), phoi xếp (hình 3.4.a,b), phoi dây (hình 3.4c, d)

Trang 35

Hình 3.4: Các dạng phoi.

Phoi vụn thường gặp khi gia công vật liệu dòn như gang, đồng thau cứng…

Sở dĩ như vậy vì các vật liệu này ít biến dạng dẻo, ứng suất đạt ngay tới giới hạnđứt nên vật liệu vụn ra Trong trường hợp này, lực cắt và nhiệt độ tập trung ởmũi dao, dao chóng bị mòn, sự hình thành phoi cắt không liên tục nên lực cắtbiến đổi gây rung động, độ bóng bề mặt gia công không cao

Phoi xếp thường gặp khi gia công vật liệu dẻo như thép, đồng thau mềm …

ở tốc độ cắt thấp, chiều dày cắt lớn và góc cắt của dao có giá trị tương đối lớn.Phoi có dạng từng mảnh xếp lớp lên nhau Mặt phoi kề mặt trước của dao bóng,mặt kia có những gợn nẻ Khi cắt ra phoi này, lực thay đổi ít hơn, do đó rungđộng ít hơn, bề mặt gia công bóng hơn trường hợp nhận được phoi vụn

Phoi dây thường gặp khi gia công vật liệu dẻo ở tốc độ cắt cao, chiều dàycắt bé Phoi dài liên tục, kề mặt trước của dao rất bóng, mặt đối diện hơi bị gợn.Mức độ biến dạng dẻo khi tạo phoi dây ít hơn so với khi tạo phoi xếp Khi tạophoi dây, lực cắt đơn vị bé và ít biến đổi, độ bóng bề mặt sẽ cao hơn khi tạo phoixếp

Khi hình thành phoi xếp và phoi dây, sự tiếp xúc giữa phoi và mặt trướccủa dao cách mũi dao một đoạn, điều đó tạo khả năng cải thiện điều kiện làmviệc của mũi dao

3.2 Biến dạng kim loại trong quá trình cắt

3.2.1 Khái niệm về biến dạng bình quân và tổng quát

Trang 36

Biến dạng kim loại là nguồn gốc phát sinh ra các hiện tượng: lực cắt, nhiệtcắt, ma sát, hóa lỏng, … Nghiên cứu sự biện dạng trên diện tích cắt, ta nêu lênhai khái niệm:

− Biến dạng tổng cộng: sự biến dạng toàn bộ hạt tinh thể kim loại trên diện tíchlớp cắt

− Biến dạng bình quân: sự biến dạng trung bình của lớp cắt ta coi là biến dạng lớpkim loại cách lưỡi cắt một đoạn a/2

Lý do có 2 khái niệm trên vì biến dạng trên diện tích cắt không đều gầnlưỡi cắt thì kim loại bị biến dạng nhiều hơn Từ khái niệm trên ta có:

− Mỗi biến dạng đặc trưng cho mỗi hiện tượng khác nhau Ví dụ:

BDTC đặc trưng cho sự tiêu hao công suất cắt gọt BDBQ đặc

trưng cho hiện tượng co rút phoi

Trang 37

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến biến dạng

Sự biến dạng của kim loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố vật liệu, lực cắt, hình dạng dao, chế độ cắt,

3.2.2.1 ảnh hưởng của kim loại gia công

– Vật liệu dẻo: nếu ZB cao khó biến dạng và ngược lại

– Vật liệu dòn: độ cứng HB cao khó biến dạng và ngược lại

ZB: biểu hiện sức liên kết mạng kim loại, khi ZB hơi cao sự liên kết chặt chẽ nên lực lớn mới để biến dạng

+ V>50m/phút lớp phoi tiếp xúc mặt trước chảy ra tạo lớp bên trên thì hệ số

ma sát giảm do đó biến dạng giảm

Trang 38

– Bán kính mũi dao r: khi tăng bán kính mũi dao biến dạng tăng.

Ngoài các yếu tố kể trên còn cần kể đến dung dịch tưới nguội, dung dịchtưới nguội thường dùng là giảm nhiệt và bôi trơn do đó biến dạng giảm

3.3 Các biểu hiện của biến dạng

Phần này nghiên cứu một số đặc trưng cho biến dạng, đó là cơ sở để xácđịnh các nguyên nhân cản trở quá trình cắt gọt và có biện pháp khắc phục

ép lại dưới tác dụng của lực từ phía mặt trước của dao, kết quả là phoi luôn luôn

có chiều dài nhỏ hơn chiều dài của bề mặt mà từ đó phoi được cắt ra Hay nóicách khác kích thước của phoi tách ra không giống các kích thước lớp cắt tươngứng khi nó còn nằm trong chi tiết: L > Lf , af > a, bf = b (hình 3.2.b)

Hiện tượng đó gọi là hiện tượng co rút phoi và được đặc trưng bởi hệ số corút phoi

K =L L

f =a f > 1

a

Trong đó:

+ L, Lf: chiều dài lớp cắt và chiều dài của phoi

+ af, a: chiều dày phoi và chiều dày cắt

+ bf, b – chiều rộng phoi và chiều rộng lớp cắt

Thực nghiệm cho thấy K = 1,1 ÷ 10

Phương pháp xác định hệ số co rút phoi:

Trang 39

– Phương pháp đo trực tiếp: đo trực tiếp chiều dài phoi cắt ra bằng dụng cụ đo chiều dài hoặc bằng kính hiển vi.

– Phương pháp đo gián tiếp: đo chiều dài phoi và cân trọng lượng phoi (áp dụng cho phoi chiều dài từ 5 ÷ 10mm)

+ m: khối lượng phoi

+ γ: khối lượng riêng

+ S, t: bước tiến dao và chiều sâu cắt

+ L1: chiều dài cắt phoi

Nhận xét:

– Khi tăng K dẫn đến biến dạng bình quân tăng và ngược lại

– K có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1 đơn vị Ví dụ:

Hợp kim Titan BT2:

* V=35 ÷ 50m/phút K=1,0

– Các nhân tố làm BDBQ tăng làm cho K tăng

– Khi K=1 biến dạng dẻo đạt giá trị cực tiểu

Nhân tố ảnh hưởng đến hệ số co rút phoi

Trang 40

Hệ số K càng lớn thì phoi biến dạng càng nhiều và ngược lại Các nhân tố

có liên quan đến biến dạng và ma sát trong quá trình cắt ít nhiều đều ảnh hưởngđến sự biến dạng của phoi Bằng cách điều chỉnh các nhân tố đó có thể làm tănghay giảm bớt sự biến dạng của kim loại Mặt khác biến dạng có quan hệ trực tiếpđến năng lượng tiêu hao Khi cắt, biến dạng càng nhiều, năng lượng tiêu haocàng lớn Do đó việc nghiên cứu sự co rút phoi có một ý nghĩa rất thực tế

Dưới đây là một số nhân tố chính ảnh hưởng đến hệ số co rút phoi:

– Ảnh hưởng của vật liệu gia công và vật liệu làm dao:

+ Tính chất của vật liệu gia công có ảnh hưởng lớn đến hệ số co rút phoi.Trong đều kiện cắt như nhau, vật liệu càng dẻo thì biến dạng càng lớn

+ Mỗi loại vật liệu làm dao có hệ số ma sát với vật liệu gia công khác nhau,

ma sát càng lớn thì biến dạng càng nhiều và ngược lại

– Ảnh hưởng của chế độ cắt:

+ Chiều dày cắt a tăng thì biến dạng của kim loại giảm nên K giảm

+ Chiều sâu cắt t không ảnh hưởng đáng kể đến sự co rút phoi

+ Tốc độ cắt V ảnh hưởng nhiều nhất đến sự co rút phoi Qua thực nghiệm

ta có quan hệ giữa K và V, quan hệ giữa hệ số ma sát µ và V như hình 2.23

Giải thích:

+ Tăng từ V1 đến V2 ma sát tăng, nên biến dạng tăng, nhưng do ở nhữngtốc độ này thường dễ sinh ra lẹo dao làm góc trước tăng nên biến dạng giảm.Anh hưởng lẹo dao nhiều hơn nên kết quả K giảm

+ Tiếp tục tăng từ V2 đến V3, ma sát tăng và lẹo dao giảm làm biến dạngtăng nên kết quả là K giảm

+ V tiếp tục tăng vượt quá V3, không có lẹo dao và ma sát giảm nhanh Mặtkhác do V cao thi tốc độ biến dạng giảm nên K giảm (khi V = 200 m/phút thì sự

co rút phoi hầu như không đổi)

– Ảnh hưởng của thông số hình học của dao:

Ngày đăng: 29/05/2018, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w