Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thểthay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì têngọi được mở rộng như là in lưới In lụa thực hiện theo nguyên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT IN ẤN 1
1.1 In ấn 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Lịch sử phát triển 1
1.2 Một số kĩ thuật in ấn cơ bản hiện nay 2
1.2.1 In Typo 2
1.2.2 In lụa 3
1.2.3 In Plexo 3
1.2.4 In ống đồng 3
1.2.5 In Off set 4
1.2.6 In kỹ thuật số 5
1.3 Các công đoạn của quá trình in ấn 5
1.3.1 Khâu trước in (pre-press) hay còn gọi là khâu chế bản 5
1.3.2 Khâu in ấn (press) 5
1.3.3 Khâu sau in (post-press) hay còn gọi là khâu thành phẩm 6
1.4 Nguyên tắc của các phương pháp in hiện đại 6
1.4.1 In Offset 6
1.4.2 In ống đồng 6
1.4.3 In lụa, Flexo 6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP IN LỤA 7
2.1 Khái niệm 7
2.2 Nguyên lý 7
2.3 Lịch sử hình thành 7
2.4 Phân loại kỹ thuật in lụa 8
2.5 Phạm vi ứng dụng 9
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU CHÍNH, CHẤT NHUỘM MÀU VÀ HỒ IN 10
Trang 43.1 Vật liệu chính dùng để in 10
3.1.1 Các vật liệu in lụa làm từ xenlulo 10
3.1.2 Vật liệu từ lụa tơ tằm, len 11
3.1.3 Các vật liệu sợi hóa học 11
3.1.4 Các vật liệu khác 12
3.2 Chất nhuộm màu 13
3.3 Hồ in 13
CHƯƠNG 4: CẤU TẠO CỦA KHUÔN IN TRONG KỸ THUẬT IN LỤA 15
4.1 Cấu tạo khuôn in 15
4.1.1 Khung của khuôn in 15
4.1.1.1 Nguyên liệu 15
4.1.1.2 Kỹ thuật làm khung 16
4.1.2 Lưới in 17
4.1.2.1 Nguyên liệu 17
4.1.2.2 Cách chọn lưới in 18
4.2 Bàn in 19
4.2.1 Mặt bàn in 19
4.2.2 Khung bàn in 20
4.3 Dao gạt hồ in 20
4.3.1 Chổi quét bằng bọt biển: 20
4.3.2 Con lăn cao su: 21
4.3.3 Dao gạt: 21
4.4 Kỹ thuật chế bản in lụa 21
4.4.1 Nguyên lý in lụa 21
4.4.2 Quá trình chế tạo khuôn in lụa 22
4.4.3 Màng cảm quang 23
4.4.3.1 Phân loại 23
4.4.3.2 Một số màng cảm quang thường sử dụng 24
4.4.4 Cách pha chế keo 26
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ IN LỤA 29
5.1 Quy trình công nghệ in lụa 29
Trang 55.1.1 Sơ đồ công nghệ: 29
5.1.2 Thuyết minh quy trình 30
5.2 Ưu nhược điểm của phương pháp in lụa 31
5.2.1 Ưu điểm 31
5.2.2 Nhược điểm 31
5.3 Các công nghệ in lụa trong thực tế 31
5.4 Ứng dụng của in lụa 32
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT IN ẤN1.1 In ấn
1.1.1 Khái niệm
In ấn hay ấn loát là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nềnnhư giấy, bìa các tông, ni lông, vải bằng một chất liệu khác gọi là mực in In ấn thườngđược thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trongngành xuất bản
Hình thức sớm nhất của in ấn là in bằng âm bản khắc gỗ, với các nghiên cứu hiệntại thì in ấn đã xuất hiện ở Trung Quốc có niên đại từ trước năm 220 trước Côngnguyên[1] và Ai Cập vào thế kỷ IV
Năm 868, ở Trung Hoa, sách đã được in bằng các bản khắc gỗ Trong năm 1040,
Bi Sheng đã sáng chế chữ in Những con chữ này được dùng để in không chỉ một cuốnsách
Những năm 1430, Johannes Gutenberg đã phát minh ra máy in Khi phương pháp
in hiện đại của ông ra đời tạo nên sự nhảy vọt về phát triển thông tin ở châu Âu, góp phầnlàm cho khu vực này phát triển nhanh hơn về khoa học kỹ thuật
Máy in cho phép chúng ta có thể đưa một lượng lớn thông tin đến thế giới với chiphí thấp và hiệu quả Chiếc máy in là nền tảng của nhiều loại máy khác, tất nhiên, tinh
Trang 7xảo hơn chiếc bánh xe nhiều Sự truyền bá kiến thức trong sách vở đã giúp những ngườikhác có điều kiện tiếp cận các công nghệ mới và phát minh ra nhiều thứ hơn.
Từ năm 1950 (ở Việt Nam từ sau 1975) => phương pháp in offset
1.2 Một số kĩ thuật in ấn cơ bản hiện nay
Công nghệ in ấn phát triển không ngừng nhằm đem lại những bản in đẹp và chất lượng đểphục vụ cuộc sống con người Các phương pháp in đều có thế mạnh riêng, áp dụng vào từng sản phẩm in cụ thể Những phương pháp in từ thời xa xưa cho đến nay vẫn còn tồn tại vì chúng rất hữu ích, các công nghệ in ấn vẫn được cải tiến, hoàn thiện và phát triển lớn mạnh
1.2.1 In Typo
Đây là phương pháp in đầu tiên và cổ xưa
nhất, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng
người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được
công nhận là ông tổ ngành in
Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao,
tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh,
chữ viết) nằm cao hơn các phần không in Khi in,
chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực vàsau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in
Phương pháp in typo sắp chữ chỉ hiện
nay không còn được sử dụng do sản lượng
thấp, lạc hậu và độc hại… Một số ứng dụng
khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi,
ép nhũ bạc, vàng… vẫn còn được sử dụng
Trang 81.2.2 In lụa
In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt raxuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thểthay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì têngọi được mở rộng như là in lưới
In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên
lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắtlưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng Kỹ thuật này có thể áp dụng chonhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sảnphẩm kim loại, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sảnxuất gạch men…
1.2.3 In Plexo
In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa
là mềm dẻo Khuôn in flexo cũng thuộc dạng
khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được
chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhự
phoyopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa
Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in
các lọai nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton
1.2.4 In ống đồng
In ống đồng về nguyên lý nó là
phương pháp in lõm, tức là trên khuôn
in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử
in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai
Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng
lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ
Trang 9nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt
sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực
in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu
Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớpđồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn
là dùng máy khắc trục Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo
vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in ống crôm
In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, thí dụ như bao đựngbánh kẹo, cà phê, bột giặt, thực phẩm đông lạnh…
1.2.5 In Off set
Đây là phương pháp in phổ biến
nhất và cũng phương pháp in được nhắc
đến nhiều nhất đối với những người làm
design thiết kế Nguyên lý của phương
pháp in này đơn giản nhưng khó hình
dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy
“hiện vật”
In offset là phương pháp in phẳng,
các thông tin hình ảnh được thể hiện trên
bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắtnước Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ
in sẽ được in ra
Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua) khi in bản in không ép trực tiếp lên giấyhay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su,sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực
Trang 101.2.6 In kỹ thuật số
In kỹ thuật số (KTS) đã phát triển
một cách rộng rãi trên phạm vi toàn cầu,
với những ưu điểm vượt trội hơn về tính
linh động khi in các đơn hàng nhỏ cũng
như sản xuất các sản phẩm yêu cầu dữ liệu
thay đổi Vật liệu in kỹ thuật số cũng rất đa
dạng, đáp ứng được nhiều yêu cầu của
khách hàng, có thể in được trên vải, thuỷ
tinh, các loại màng, Tuy vậy, giấy vẫn là
vật liệu in phổ biến hơn cả, trong tương lai giấy vẫn là vật liệu in truyền thống
1.3 Các công đoạn của quá trình in ấn
Để sản xuất ra một ấn phẩm (một tờ báo, một cuốn sách, một tờ rơi hoặc cataloguegiới thiệu sản phẩm…), người ta phải thực hiện nhiều công đoạn trước đó
1.3.1 Khâu trước in (pre-press) hay còn gọi là khâu chế bản
Gồm các công việc chuẩn bị các dữ kiện Ban đầu (nhập liệu nội dung các bài viết,tìm kiếm và vẽ các hình ảnh minh họa, scan và chỉnh sửa các hình ảnh), sau đó mới lên
bố cục, màu sắc, rồi dùng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế nên sản phẩm trên máytính (các phần mềm Photoshop, Corel Draw, Illustrator), các phần mềm dàn trang (layout)như Page Maker, QuarkXpress, Indesign… Sau khi đã thiết kế xong trên máy tính, chúng
ta có thể tiếp tục công đoạn bình trang điện tử trên máy tính (thông thường là với các sảnphẩm như tạp chí, báo chí …) Cuối cùng là đem xuất ra phim hoặc ra luôn bản in rồichuyển qua cho khâu tiếp theo là khâu in ấn
1.3.2 Khâu in ấn (press)
Là công đoạn làm việc với máy in, vận hành máy in để in ra sản phẩm Trong in ấn
có in offset, in flexo, in ống đồng, in lụa… Chuyên ngành in ấn sẽ được trang bị kiến
Trang 11thức về các công nghệ in ấn , cấu tạo của máy in, nguyên lý in ấn, quy trình vận hànhmáy in, các quy tắc an toàn lao động và cách khắc phục một số sự cố xảy ra trong quátrình in ấn.
1.3.3 Khâu sau in (post-press) hay còn gọi là khâu thành phẩm
Khâu này bao gồm các công đoạn cuối cùng để hoàn tất sản phẩm in ấn: cắt xén,cán màng, cấn bế, ép nhũ, ép chìm nổi, gấp dán, khâu chỉ đóng kim…
1.4 Nguyên tắc của các phương pháp in hiện đại
1.4.1 In Offset
Sử dụng 4 màu CMYK in chồng lên nhau Các mực in được chuyển dưới dạng lướiđiểm (trame) Mỗi màu có một độ nghiên khác nhau để tạo ra sự hoà màu Mật độ lướiđiểm tuỳ thược vào chất lượng loại giấy sử dụng
1.4.2 In ống đồng
- Ảnh Bitmap được in chồng 4 màu CMYK dạng lưới điểm
- Các hình vector được in tách rời từng màu
1.4.3 In lụa, Flexo
In tách rời từng màu
Trang 12CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP IN
LỤA2.1 Khái niệm
In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt raxuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thểthay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì têngọi được mở rộng như là in lưới
2.2 Nguyên lý
In lụa sử dụng một bản lưới rất đơn giản vào việc in ấn Bản lưới là một loạivật chất bằng lưới như vải sợi, vải lụa hoặc lưới, Lưới được trải trên giá bằng gỗhay bằng kim loại, Sau đó các mắt lưới được bịt kín bằng hoá chất chuyên dùng,chỉ chừa lại những chỗ có vân hoa ( có chi tiết in) để cho mực thấm qua, in lên vậtliệu in Nguyên tắc in lụa hoàn toàn giống như in mực dầu trên giấy nến
Phương tiện chính của công nghệ in lụa là khuôn in Ngoài ra, còn có: bàn
in, dao gạt, các công cụ để chế hồ và xử lý sản phẩm sau khi in
Những công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được tiến hànhtại Pháp và Đức trong khoảng thập niên 1870 Sau đó tại Anh Quốc, vào năm 1907,Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ Năm 1914, tại SanFrancisco, California, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển
Trang 13Nghề in ở Việt Nam ta đã có từ lâu đời, ít nhất xuất hiện đời Nhà Lý, tuy nhiên
nó chỉ được lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước Người có côngtruyền bá nghề này sớm nhất là Lương Như Hộc (Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam– Lương Như Hộc, tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Lê Sơ) Ông
là người hai lần đi sứ giả sang Trung Quốc, học được kỹ thuật in khắc bản gỗ vàtruyền lại cho dân làng Liễu Tràng – Hồng Lục
Đối với ngành in lụa (in lưới) Việt Nam ta thì thế kỷ 21 là một thế kỷ sẽ tăngtrưởng và có nhiều triển vọng Đầu tiên là chính sách vĩ mô của Đảng và Chính phủ
cở mở, khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngành thủ công mỹ nghệ nói chung vàngành in nói riêng phát triển Thứ nữa là cơ hội về một thị trường toàn cầu Tiếp đến
là sự phát triển của internet cùng những kỹ thuật mới khác, sẽ giúp chúng ta ngàycàng thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển, mở ra rất nhiều cơ hội đangchờ đón
2.4 Phân loại kỹ thuật in lụa
Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:
- In lụa trên bàn in thủ công
- In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
- In lụa trên máy in tự động
Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:
- In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay
Theo phương pháp in, có tên gọi:
- In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màunền không ảnh hưởng đến màu in
- In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải pháđược màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm
- In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng nhưng không thểdùng kiểu in phá gắn được
2.5 Phạm vi ứng dụng
Trang 14Ngày nay, in lụa rất phổ biến do không hạn chế về không gian, địa điểm,vốn nguyên liệu vừa phải, vốn đầu tư giới hạn Kỹ thuật này có thể được sử dụngrộng rãi cho các mục đích in ấn khác: in nylon, in vải hoa, in thuỷ tinh, in mặtđồng hồ, in mạch điện tử, in kim loại ( dễ bị gỉ sét), in gỗ, in mỹ thuật, in giấy, inquảng cáo,
Trang 15CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU CHÍNH, CHẤT NHUỘM MÀU VÀ
HỒ IN3.1 Vật liệu chính dùng để in
Nắm vững được tính chất của vật liệu in chúng ta mới có thể chọn đượcmực in lụa phù hợp với nhu cầu và các hóa chất xử lý thích hợp để đạt được hiệuquả mầu sắc in ấn tốt nhất Dưới đây trình bày về các loại vật liệu in lụa thườnghay gặp
3.1.1 Các vật liệu in lụa làm từ xenlulo
Nhóm này bao gồm các loại lụa, vải bông, các vật liệu bằng da đay gai, cói Chúng có công thức hóa học chung là C6H7O2(OH)3 n lần Do đó có các tính chất chungnhư sau:
- Có khả năng hút ẩm cao chính vì vậy chúng dễ dàng thấm các loại mực in lụa hòa tantrong nước
- Trương nở mạnh trong môi trường kiềm đặc biệt là dung dịch kiềm đặc ở nhiệt độ thấp
và thời gian xử lý ngắn
- Bị phân hủy mạnh dưới tác dụng của axit
- Dưới tác dụng của chất ô xi hóa chuyển thành xenlulo oxit có độ bền kém
Các loại lụa nhân tạo ( lụa vixco, sản phẩm dệt kim có cấu trúc xốp và dễ bắtmực in lụa) Đối với các loại vải bông vải dệt kim, khăn mặt, khăn tắm khăn trảibàn người ta thường in bằng các loại mực có hoàn nguyên tan hoặc không tan, hoạttính trực tiếp, lưu huỳnh, pigment
Các vật liệu bằng dây đai, gai, cói, thường được in bằng thuốc nhuộm bazo trực tiếp.Các loại giấy thường được in bằng các thuốc nhuộm trực tiếp và pigment
Trang 163.1.2 Vật liệu từ lụa tơ tằm, len
Đây là loại mặt hàng quý và đắt tiền do đó phải in bằng mực in lụa chất lượng caođảm bảo tiêu chuẩn Vật liệu này có các đặc điểm chính như sau:
- Khá bền trong môi trường axit yếu, nên có thể dùng mực in lụa cótính axit
- Bị phân hủy mạnh trong môi trường kiềm
- Kém bền trước các tác nhân oxy hóa khử
Từ những tính chất trên các vật liệu từ lụa tơ tằm và len thường được in bằng thuốcnhuộm axit hoạt tính, hoàn nguyên tan
3.1.3 Các vật liệu sợi hóa học
Xơ nhân tạo: Chủ yếu được sản xuất từ xenlulo gỗ, nên nó mang các tínhchất giống như các vật liệu từ xenlulo Riêng các xơ diaxetat và triaxetat là các estexenlulo thì không ưa nước do đã bị axetyl hóa Do đó không nên in lên lụa dệt từ xơaxetat bằng các thuốc nhuộm hay mực in lụa hòa tan trong nước Người ta thường dùngmực in lụa chịu nước đối vơi loại chất liệu này
Xơ tổng hợp: Gồm các loại
- Xơ họ polyamit ( PA ) gồm các loại nylon - Dùng mực in lụa trên nylon
- Xơ họ Polyeste ( PES ) chủ yếu là các este của axit tereftalic vàetylenglycol.Dùng mực in lưới trên PES
- Xơ polyvinylic hay vinylon: sản xuất từ vinylaxeta
- Xơ polyacrylonitrin ( PAN ) tên thương phẩm là acrylic
- Xơ Polyvinyclorua ( PVC ) sử dụng mực in trên nhựa PVC
Do có cấu tạo khác nhau nên các loại sơ tổng hợp có tính chất hóa học khác nhau.Tuy nhiên cung cũng có vài tính chất chung như:
- Có cấu trúc chặt chẽ nên không ưa nước rất khó thấm nước và trương nở Vì vậy
nó chung khi in các vật liệu xơ tổng hợp không nên dùng mực in lụa hòa tan đượctrong nước
- Ở nhiệt độ cao đều bị chuyển hóa thành dạng mềm sau đó chảy ra
- Tương đối bền với các dung dịch axit và kiềm loãng và các chất oxy hóa khử
Trang 17- Các loại mực in lụa ( thuốc nhuộm phù hợp ) với các vật liệu sơ tổng hợp: Thuốcnhuộm phân tán có thể dùng cho tất cả các loại sơ trên Mỗi loại xơ có mực in lụachỉ định riêng.
- Có thể dùng phương pháp in pigment đối với tất cả các loại xơ nói trên Riêng intrên PVC, PE, PES, PP phải dùng mực in lụa có chứa Pigment và chất tạo mànghòa tan trong dung môi hữu cơ
- Thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm trực tiếp dành cho xơ nylon
- Thuốc nhuộm cation giành cho xơ polyacrylonitrin
3.1.4 Các vật liệu khác
Nhựa hóa họcCác loại nhựa dẻo như PVC, PE, PP có tính chất không hút ẩm, kém bềnnhiệt, bền với hóa học như axit kiềm, bazo, chất oxi hóa khử, không tan trong cácdung môi như rượu benzen Thành phần mực in lụa in trên các loại nhựa này phảibao gồm: thuốc tạo màng, dung môi hữu cơ dễ bay hơi, trong đó thuốc nhuộm thíchhợp nhất là pigment hoặc bột mầu vô cơ siêu mịn
Vật liệu silicatBao gồm các chát liệu in như kính, gốm sứ, Đối với các sản phẩm gốm sứdùng men mầu vô cơ để vẽ hay in chuyển nhiệt để tạo hoa văn trang trí.Đối với kính và các sản phẩm gốm sứ khác dùng mực in có thành phần tương tự mực
in dùng cho in nhựa dẻo Khi áp dụng phương pháp in lưới đối với các vật liệu nàysản phẩm in phải phẳng và nhẵn
Kim loại ( dùng mực in lụa trên kim loại ) Đây là chất liệu cứng và đặc Khi đem in đòi hỏi phải có bề mặt thật phẳng vànhẵn Với các sản phẩm in có thể chịu được gia nhiệt thì dùng mực in pigment cóchưa nhựa bán đa tụ Nếu sản phẩm in không chịu được nhiệt độ sấy hay không cóđiều kiện tiến hành sấy thì dùng mực in lụa có thành phần tương tự mực in dùng cho
Trang 18Đặc biệt với vật liệu nhôm nên dùng thuốc nhuộm axit cầm màuTrước tiên cần xử lý mặt nhôm để tạo một lớp muối hay hidroxit hay oxit mặt ngoài.Sau đó in bằng mực in có thành phần axit cầm mầu, tác nhân axit, hồ nhũ tương.
3.3 Hồ in
Hồ in sau khi pha trộn với thuốc nhuộm được gọi là mực in, sau khi in sẽđược gắn vào sản phẩm cần in Do đó, tuỳ loại nhóm vật liệu cần in phải có nhữngcông thúc pha chế khác nhau Nhóm vật liệu in được phân các loại sau: vật liệuxenlulo, vật liệu tơ tằm, len; sợi hoá học và xơ tổng hợp; nhựa; gốm sứ; kim loại;thuỷ tinh Nhưng cho dù in trên chất liệu gì, hồ in cũng phải đáp ứng những yêucầu sau:
Phải đồng nhất về thành phần và lượng màu thích hợp để đạt cường
độ màu mong muốn
Độ đặc, đột nhớt, độ dính phải bảo đảm để dính được vào vật liệu in
và cho hoạ tiết sắc nét
Hồ phải tương đối bền khi bảo quản
Một số hồ in cho vải cần có tính dễ trương nở khi hấp để "nhả" thuốcnhuộm cho vải
Không chứa các chất có thể làm hại lưới in
Trang 20CHƯƠNG 4: CẤU TẠO CỦA KHUÔN IN TRONG KỸ
THUẬT IN LỤA4.1 Cấu tạo khuôn in
4.1.1 Khung của khuôn in
Sơ đồ cấu tạo của khuôn in
1 Thành khung
2 Hình in
3. Lưới in
Trang 21Trong in lụa, phải dùng một bộ khuôn in ( hay còn gọi là bản lụa ) Khuôn in làmột cái khung, trên đó có căng một tấm vải, lụa hay lưới,
Không bị cong vênh khi sấy hoặc bị trương nở khi rửa
Không bị biến dạng trong quá trình sử dụng
Các vật liệu có thể đáp ứng những tiêu chuẩn trên :
Kim loại: nhôm hoặc antimon
Gỗ ( phổ biến nhất vì giá thành thấp, dễ xử lý): các thanh gỗ phải bào thật phẳng và nhẵn Những loại gỗ thường dùng là gỗ mỡ, gỗ thông, gỗ de, gỗ dổi Tuy nhiên, gỗ lim, sến không thích hợp để chế tạo khuôn in vì nó làm cho khuôn in nặng, khó thaotác khi căng lưới lên khung
Khuôn in bằng gỗ mỡ có ưu điểm là nhẹ, bền không bị cong vênh, dễ đóng nẹpđinh và ghim Nếu dùng gỗ thông làm khuôn in thì phải tẩm dầu sơn hay nhựa bakelit lên
gỗ để chống thấm nước Không nên dùng những thanh gỗ thông có sẹo hay mắt to để làmkhung vì chúng dễ bị biến dạng, khuôn in không bền và ảnh hưởng đến độ chính xác củaquá trình in Khung bằng gỗ de hay gỗ dổi sẽ nặng hơn so với khung bằng gỗ thông hay
gỗ mỡ, do đó thao tác sẽ khó khăn hơn
4.1.1.2 Kỹ thuật làm khung
Quy trình chung của khuôn in bao gồm những bước sau: