II. Mục đích: Tạo hệ thống bơm và ngắt tự động. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị có trong mạch. Tạo sự thuận tiên cho người sử dụng. Tạo ra hệ thống thân thiện với người dùng. III. Yêu cầu: Biết mức nước ở bồn nước và bồn bơm qua đèn báo. So sánh mức nước ở 2 bồn để tiến hành bơm. Ngắt máy bơm khi có sự cố. Ít tiêu thụ điện năng, giá thành rẻ
Trang 1I. Giới thiệu:
Xuất phát từ tình trạng các nhà vườn ở khu vực Đà Lạt muốn bơm nước lên hồ chứa, mà phải qua trung gian nhiều hồ khác nữa Việc máy bơm có hoạt động hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc hồ dưới có nước hay không nếu không có nước máy bơm cứ chạy dẫn đến cháy máy bơm; nếu như hồ trên đã đầy rồi mà máy cứ bơm dẫn tới tình trạng lãng phí nước Việc này cũng có thể áp dụng cho các nhà ở thành phố dùng giếng khoan Chính vì thế nên nhóm em quyết định khắc phục những vẫn đề đó bằng việc kết hợp đo mức nước ở cả hai hồ rồi ra quyết định là có cho máy bơm hoặc động hay không
II Mục đích:
- Tạo hệ thống bơm và ngắt tự động
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị có trong mạch
- Tạo sự thuận tiên cho người sử dụng
- Tạo ra hệ thống thân thiện với người dùng
III Yêu cầu:
- Biết mức nước ở bồn nước và bồn bơm qua đèn báo
- So sánh mức nước ở 2 bồn để tiến hành bơm
- Ngắt máy bơm khi có sự cố
- Ít tiêu thụ điện năng, giá thành rẻ
IV Các linh kiện dùng trong mạch:
-Biến áp
-Tụ điện
-Điện trở
-Diode
-IC ổn áp 7805
-OP-AMP 741
-Transitor NPN (BC 547) -Transitor PNP (A 1015, 2N3906) -Role 5V (250VAC – 7A)
-Led -Các con Domino
1
Trang 3V Sơ đồ khối:
-Khối nguồn: Cấp và ổn định nguồn cho toàn mạch
-Khối ngắt: Dùng nguồn 5V tắt nguồn 220V
-Khối hiển thị: 2 bộ hiển thị cụ thể 3 mức nước 100%, 75%, 40% của 2 bể nước -Khối so sánh: So sánh mức nước của 2 bể nước để điều khiển đóng mở máy bơm
HIỂN THỊ MỨC NƯỚC
Ở BỂ 2
HIỂN THỊ MỨC NƯỚC
Ở BỂ 1
Trang 4VI Sơ đồ nguyên lý:
-Khối nguồn: Điện AC 220V qua biến áp biến đổi thành AC 7.5 V Chỉnh lưu qua cầu Diode chuyển dòng AC 7.5 V thành dòng DC 7.5 V Dòng qua IC 7805 để ổn áp 5V Nguồn 5V cấp cho các khối trong mạch
- Khối ngắt: Dùng tiếp xúc điểm để tắt nguồn 220V
+Khi chưa có tiếp xúc: Transistor Q1 được cấp dòng 5V qua hai điện trở R1, R2 Q1 dẫn, Q2 không dẫn Role 1 ở chân NO (thường mở), nguồn 220V vẫn cấp cho máy bơm, máy bơm hoạt động bình thường
+Khi có tiếp xúc điểm: Transistor Q2 được cấp dòng 5V qua hai điện trở R4, R3 Q2 dẫn, Q1 không dẫn Role 1 chuyển qua chân NC (thường đóng) Ngắt nguồn 220V tới máy bơm, máy bơm tắt
+Dùng nguồn 5V ngắt nguồn 220V: An toàn khi sử dụng nếu có sự cố
Trang 5- Hai khối hiển thị mức nước: Có 1 dây mass (TRANG-LUC và TRANG-CAM) trong bể nước Hiển thị 3 mức nước: 100% - LED TRẮNG, 75% - LED XANH, 40% - LED ĐỎ
*BỂ 1:
+ Khi mức < 40%: Không có tiếp điểm tiếp xúc với dây mass Transistor không dẫn Không có LED sáng
+Khi mức nước đạt 40%: Tiếp điểm TRANG-LAM tiếp xúc với dây mass Phân cực cho Transisor Q5 Q5 dẫn, LED ĐỎ sáng
+Khi mức nước đạt 75%: Hai tiếp điểm TRANG-LAM và LAM tiếp xúc với dây mass Phân cực cho Transisor Q5, Q4 Q5, Q4 dẫn, LED ĐỎ và LED XANH sáng
+Khi mức nước đạt 100%: Cả 3 tiếp điểm tiếp xúc dây mass Phân cực cho Transisor Q5, Q4, Q3 Q5, Q4, Q3 dẫn, cả 3 LED ĐỎ, XANH, TRẮNG sáng
*BỂ 2: Tương tự bể 1
- Khối so sánh: So sánh mức nước ở hai bể nước để điều khiển Role 2 dẫn tới máy bơm có hoạt động hay không Tiếp điểm tiếp xúc thấp nhất ở bể 1 nối với chân 2 của OP-AMP Tiếp điểm tiếp xúc cao nhất ở bể 2 nối với chân 3 của OP-AMP Ngõ
ra OP- AMP ở chân 6 Chân 4 OP-AMP nối đất Chân 7 OP-AMP nối với nguồn
DC 7.5V
+Bể 1: Khi tiếp điểm TRANG-LAM tiếp xúc với mass: mức cao (1) Khi tiếp điểm TRANG-LAM không tiếp xúc với mass: mức thấp (0)
+Bể 2: Khi tiếp điểm NAU tiếp xúc với mass: mức cao (1) Khi tiếp điểm NAU không tiếp xúc với mass: mức thấp (0)
*TRƯỜNG HỢP BƠM
+ Bể 1 mức 1 Bể 2 mức 0 OP – AMP ra mức 0 (thấp) Transistor Q7 được phân cực qua R17, Q7 dẫn Role 2 ở chân NO Máy bơm hoạt động, bơm nước từ bể 1 qua bể 2
*KHÔNG BƠM
+Bể 1 mức 1 Bể 2 mức 1 OP- AMP ra mức 1 (cao) Q7 không dẫn Role 2 chuyển sang chân NC Máy bơm không hoạt động
Trang 6+Bể 1 mức 0 Bể 2 mức 1 OP- AMP ra mức 1(cao) Q7 không dẫn Role 2 chuyển sang chân NC Máy bơm không hoạt động
+Bể 1 mức 0 Bể 2 mức 0 OP- AMP ra mức1 (cao) Q7 không dẫn Role 2 chuyển sang chân NC Máy bơm không hoạt động
*BẢNG SỰ THẬT
Các thường hợp ở chân 6 của OP-AMP :
+Mức 0 tương ứng có dòng qua R17 phân cực cho Q7, Q7 dẫn
+Mức 1 tương ứng không có dòng qua R17, Q7 không dẫn
Trang 7VII Sơ đồ mạch in:
Trang 8VIII Sơ đồ ráp linh kiện:
VII Nhận xét, kết luận:
-Ưu điểm:
+ Biết mức nước trong bồn thông qua đèn báo
+ Tự động bơm và ngắt theo tình trạng nước trong bể + An toàn khi sử dụng
+ Sử dụng được các linh kiện sẵn có, dễ tìm
+ Ít tiêu thụ điện năng
+ Nước trong bể luôn luôn đầy
+ Có thể dùng điện 5V ngắt điện 220V
-Khuyết điểm:
Trang 9+ Chỉ hiển thị vài mức nước cụ thể
+ Khi mức nước bể 2 dưới 100% sẽ tự động bơm, không bơm tự do được +Không có khoảng thời gian kéo dài cho tới khi máy bơm hoạt động lại -Công suất:
Công suất hệ thống
Hoạt động (lúc bơm) 110 7.5 0.825
Công suất tải tối đa
-So sánh với những thiết bị có trên thị trường
-Có thời gian và kiến thức sẽ khắc phục khuyết điểm trên và thay máy biến áp bằng các linh kiện điện tử có giá thành rẻ hơn Tối ưu mạch gọn gàng lại Sử dụng thêm các bộ so sánh để có thể tạo khoảng thời gian kéo dài cho máy bơm Tìm hiểu kỹ hơn về các linh kiện cảnh báo mức nước cũng như báo khi nước đầy cũng như nước thiếu thay vì việc dùng các tiếp xúc điểm như mạch của chúng em