Trước thực trạng và căn cứ pháp lý như trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố giai đoạn 2015 – 2019 thực hiện tổng điều tra đánh giá đất đai toàn quốc trong đó
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THOÁI HÓA KỲ ĐẦU
NĂM 2015 TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bình Dương – 2016
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I TÍNH CẤP THIẾT 1
II CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN 2
III MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 3
III.1 Mục tiêu dự án 3
III.2 Phạm vi, đối tượng thực hiện dự án 4
IV NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN 4
V NGUỒN TƯ LIỆU CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 5
VI SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 12
VII TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU TRA THOÁI HÓA ĐẤT 12 PHẦN 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 18
VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT 18
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 18
I.1 Vị trí địa lý 18
I.2 Địa hình, địa mạo 20
I.4 Đặc điểm thủy văn 24
I.5 Thảm thực vật 28
II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 31
II.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 31
II.2 Dân số và lao động 32
III ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT 33
III.1 Phân loại đất 33
III.1.1 Nhóm đất đỏ vàng 34
III.1.2 Nhóm đất xám 39
III.1.3 Nhóm đất phù sa 41
III.1.4 Nhóm đất phèn 44
III.1.5 Nhóm đất dốc tụ 45
III.1.6 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 45
Trang 4III.2.1 Yếu tố đánh giá độ phì đất 46
III.2.2 Kết quả đánh giá độ phì đất 46
IV TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT 51
IV.1 Khái quát tình hình quản lý sử dụng đất 51
IV.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất 51
IV.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 51
IV.2.2 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 52
V NHẬN XÉT CHUNG 55
V.1 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến thoái hóa đất 55
V.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thoái hóa đất 56
V.3 Tình hình quản lý sử dụng đất có ảnh hưởng đến thoái hóa đất 57
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THOÁI HÓA ĐẤT TỈNH BÌNH DƯƠNG 58
I ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT THEO LOẠI HÌNH THOÁI HÓA 58
I.1 Đất bị khô hạn 58
I.2 Đất bị kết von, đá ong 64
I.3 Đất bị xói mòn 69
I.4 Đất bị suy giảm độ phì 73
I.5 Sạt lở đất và yếu tố thoái hóa khác 97
II ĐÁNH GIÁ THOÁI HOÁ ĐẤT THEO HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG 100
II.1 Đất nông nghiệp 100
II.2 Đất chưa sử dụng 105
III TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT 105
III.1 Thoái hóa đất theo mức độ 106
III.2 Thoái hóa đất theo nhóm đất 107
III.3 Thoái hóa đất theo loại hình sử dụng đất 108
III.4 Thoái hóa đất theo đơn vị hành chính 111
III.5 Nhận xét chung về thực trạng thoái hóa đất 116
IV BỘ BẢN ĐỒ VÀ CHỈ TIÊU THÔNG KÊ THOÁI HÓA ĐẤT KỲ ĐẦU 118
IV.1 Bộ bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu 118
IV.2 Bộ chỉ tiêu thoái hóa đất kỳ đầu 120
Trang 5PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THOÁI HÓA ĐẤT 121
I NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT 121
I.1 Nguyên nhân tự nhiên 121
I.2 Nguyên nhân từ các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội 122
II CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ QUÁ TRÌNH THOÁI HÓA ĐẤT 126
II.1 Giải pháp về chính sách và giải pháp về quản lý, sử dụng đất 126
II.2 Giải pháp về vốn đầu tư 127
II.3 Giải pháp về khoa học và công nghệ 128
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN 132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134
I KẾT LUẬN 134
II KIẾN NGHỊ 135
Trang 6DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phương pháp đánh giá khô hạn 137
Phụ lục 2 Phương pháp đánh giá xói mòn đất 146
Phụ lục 3 Phân bố các loại đất theo đơn vị hành chính (theo diện tích điều tra) 163
Phụ lục 4 Phương pháp đánh giá độ phì đất 164
Phụ lục 5 Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng chất hữu cơ tổng số (%OM) 170
Phụ lục 6 Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng cation trao đổi (CEC) 173
Phụ lục 7 Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng đạm 176
Phụ lục 8 Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng kali tổng số (%K2O) 179
Phụ lục 9 Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng lân tổng số (%P2O5) 182
Phụ lục 10 Kết quả đánh giá suy giảm độ phì đất theo đơn vị hành chính 185
Phụ lục 11 Kết quả đánh giá thoái hóa đất theo đơn vị hành chính 188
Phụ lục 12 Phương pháp đánh giá tổng hợp thoái hóa đất 191
Phụ lục 13 Sơ đồ các điểm điều tra, lấy mẫu đất 194
Phụ lục 14 Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa, lý đất 195
Phụ lục 15 Thống kê diện tích đất bị thoái hóa 205
Phụ lục 16 Một số hình ảnh hoạt động trong quá trình thực hiện dự án 206
Trang 7DANH SÁCH BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
A DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 Các nguồn tư liệu chính sử dụng trong dự án 6
Bảng 2 Diện tích các loại đất 33
Bảng 3 Diện tích đất có độ phì cao theo đơn vị hành chính 46
Bảng 4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 51
Bảng 5 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2014 53
Bảng 6 Một số chỉ tiêu yếu tố khí tượng 59
Bảng 7 Phân cấp mức độ khô hạn đất 60
Bảng 8 Diện tích đất bị khô hạn theo đơn vị hành chính 61
Bảng 9 Diện tích đất bị khô hạn theo nhóm đất 61
Bảng 10 Diện tích đất bị khô hạn theo hiện trạng sử dụng đất 62
Bảng 11 Diện tích đất bị kết von theo đơn vị hành chính 66
Bảng 12 Diện tích đất bị kết von theo hiện trạng sử dụng 68
Bảng 13 Thang điểm phân cấp mức độ xói mòn đất 69
Bảng 14 Diện tích đất bị xói mòn theo đơn vị hành chính 70
Bảng 15 Diện tích đất bị xói mòn theo hiện trạng sử dụng đất 70
Bảng 16 Phân cấp mức đánh giá suy giảm pH 73
Bảng 17 Diện tích đất bị suy giảm pH theo đơn vị hành chính 76
Bảng 18 Diện tích đất bị suy giảm chất hữu cơ theo đơn vị hành chính 79
Bảng 19 Diện tích đất bị suy giảm CEC theo đơn vị hành chính 82
Bảng 20 Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng đạm tổng số theo đơn vị hành chính 84
Bảng 21 Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng kali tổng số theo đơn vị hành chính 87
Bảng 22 Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng lân tổng số theo đơn vị hành chính 89
Bảng 23 Diện tích suy giảm độ phì với loại hình trồng cây lâu năm 95
Bảng 24 Diện tích suy giảm độ phì với loại hình trồng cây hàng năm 96
Bảng 25 Diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa 101
Trang 8Bảng 27 Thang điểm đánh giá tổng hợp thoái hóa đất 106
Bảng 28 Diện tích đất bị thoái hóa huyện Dầu Tiếng năm 2015 theo xã, thị trấn 111
Bảng 29 Diện tích đất bị thoái hóa huyện Phú Giáo năm 2015 theo xã, thị trấn 112
Bảng 30 Diện tích đất bị thoái hóa huyện Bắc Tân Uyên năm 2015 theo xã 112
Bảng 31 Diện tích đất bị thoái hóa huyện Bàu Bàng năm 2015 theo xã 113
Bảng 32 Diện tích đất bị thoái hóa thị xã Bến Cát năm 2015 theo xã, phường 114
Bảng 33 Diện tích đất bị thoái hóa thị xã Tân Uyên năm 2015 theo xã, phường 114
Bảng 34 Diện tích theo các yếu tố thoái hóa đất 116
Bảng 35 Diện tích thoái hóa đất theo loại đất và loại hình sử dụng đất 117
Bảng 36 Loại sử dụng đất theo khoanh đất 119
B DANH SÁCH HÌNH Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 19
Hình 2 Bản đồ các dạng địa hình tỉnh Bình Dương 21
Hình 3 Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bình Dương 36
Hình 4 Bản đồ độ phì nhiêu đất tỉnh Bình Dương năm 2015 50
Hình 5 Bản đồ đất bị khô hạn 63
Hình 6 Bản đồ đất bị kết von 65
Hình 7 Đất đỏ vàng bị kết von 67
Hình 8 Đất xám bị kết von 68
Hình 9 Bản đồ đất bị xói mòn 72
Hình 10 Bản đồ đất bị suy giảm độ phì 93
Hình 11 Hình ảnh khu vực bị sạt lở tại huyện Phú Giáo 98
Hình 12 Hình ảnh khu vực bị sạt lở tại huyện Dầu Tiếng 99
Hình 13 Bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp 102
Hình 14 Bản đồ Thoái hóa đất năm 2015 tỉnh Bình Dương 110
C DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Tỷ lệ (%) diện tích độ phì đất theo đơn vị hành chính 48
Biểu đồ 2 Cơ cấu đất bị thoái hóa 106
Biểu đồ 3 Tỷ lệ (%) đất bị thoái hoá theo đơn vị hành chính 115
Trang 9KCN : Khu công nghiệp
MCE : Multiple Criteria Evaluation
me/100gđ : Mili equivalent trên 100 gram đất
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 10MỞ ĐẦU
I TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai là tài nguyên quý giá của nhân loại và mỗi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng Đồng thời, đất đai lại là nguồn tài nguyên có giới hạn về không gian và luôn chịu những tác động tiêu cực từ thiên nhiên cũng như con người làm cho đất ngày càng suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng Tuy nhiên, từ trước đến nay, công tác quản lý đất đai chỉ mới quan tâm quản lý, điều tra về
số lượng đất thông qua các công tác như cấp giấy chứng nhận, thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý hồ sơ đất đai, thống kê theo dõi biến động giá đất chưa quan tâm đến các vấn đề quản lý, điều tra chất lượng đất như đánh giá tiềm năng đất đai; đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất và điều tra, phân hạng đất nông nghiệp
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng bộ chỉ tiêu thoái hóa đất và thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa
và loại đất đến đơn vị hành chính cấp tỉnh với định kỳ 2 năm một lần1 Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh định kỳ 5 năm một lần và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện nội dung điều tra đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, điều tra thoái hóa đất của
cả nước và các vùng kinh tế
Thoái hóa đất là quá trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa
và các nhu cầu sử dụng đất của con người Khả năng sản xuất của đất bị ảnh hưởng bởi thoái hóa biểu hiện ở năng suất cây trồng bị giảm sút Hệ quả là giảm lợi nhuận, tăng chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của người dân và kèm theo đó là sự phá vỡ cân bằng tự nhiên của các khu hệ sinh vật, rừng tự nhiên, rừng trồng và hệ thống cây trồng
1 Mã số 2113 - Hệ số Chỉ tiêu Thống kê Quốc gia tại Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Trang 11Trước thực trạng và căn cứ pháp lý như trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố giai đoạn 2015 – 2019 thực hiện tổng điều tra đánh giá đất đai toàn quốc trong đó điều tra thoái hóa đất là một trong những nội dung của dự án “Tổng điều tra đánh giá đất đai toàn quốc” Qua đó, đồng thời cho thấy nhiệm vụ điều tra thực trạng tài nguyên đất nói chung và đánh giá thoái hóa đất nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của lĩnh vực quản lý đất đai trong thời gian tới
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có diện tích 2.695
km2, chiếm 11% diện tích của vùng và 0,83% diện tích cả nước Địa hình chủ yếu ở dạng bậc thềm, khá bằng phẳng, bao gồm các dải đồng bằng hẹp ven sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài ven hợp thủy, các bậc thềm phù sa cổ và một số khu vực đồi dốc Tài nguyên đất chủ yếu là đất đỏ vàng và đất xám trên nền phù sa cổ có độ dốc chủ yếu dưới 30
với loại hình sử dụng đất chủ yếu là đất trồng cây lâu năm Từ năm 1987 đến
2010, đất đai tỉnh Bình Dương đã được điều tra, phân loại và xây dựng hoàn chỉnh bản đồ đất tỷ lệ 1:100.000 và 1:50.000 nên đất đai được khai thác đưa vào sử dụng khá hiệu quả, theo tiềm năng và phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuy nhiên do sự phát triển nhanh về kinh tế lẫn đô thị hóa đã làm cho việc sử dụng đất hiện nay đã bộc lộ nhiều vấn đề như thoái hóa, ô nhiễm Vì vậy, việc điều tra, đánh giá thoái hóa đất là một trong những nội dung rất cần thiết phải thực hiện nhằm phát hiện các khu vực đất
đã và đang bị thoái hóa cũng như xác định các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa, từ đó đề xuất các giải pháp theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế thoái hóa đất, đồng thời báo cáo chỉ tiêu báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định
Xuất phát từ những yêu cầu trên việc thực hiện dự án: “Điều tra thoái
hóa đất kỳ đầu năm 2015 tỉnh Bình Dương” là cần thiết nhằm đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai theo đúng quy định hiện hành, cơ sở để tiếp tục thực hiện các nội dung còn lại của dự án “Tổng điều tra đánh giá đất đai” và thực hiện điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ bổ sung vào năm 2020
II CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
- Luật Thống kê năm 2003;
- Luật Đất đai năm 2013;
Trang 12- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
- Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất;
- Thông tư số 15/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật điều tra thoái hóa đất;
- Thông tư số 29/2013/TT-BTNMT ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường;
- Thông tư số 02/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường;
- Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc điều tra, đánh giá đất đai
- Công văn số 5750/BTBMT-TCQLĐĐ ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện Tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai toàn quốc;
- Công văn số 173/UBND-KTN ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai
- Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt dự án và dự toán kinh phí Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Bình Dương;
III MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN DỰ ÁN III.1 Mục tiêu dự án
- Xác định diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa trên địa bàn tỉnh phục vụ xây dựng chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị thoái hóa thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và phục vụ nhu cầu thông tin về tài nguyên đất cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của Nhà nước;
Trang 13- Đánh giá được thực trạng thoái hóa đất theo loại đất và loại hình thoái hóa; xác định cụ thể nguyên nhân cũng như xu thế và các quá trình thoái hóa đất làm cơ sở để các cấp, các ngành đề ra giải pháp ngăn chặn tiến trình thoái hóa đất, cải tạo, phục hồi và khai thác sử dụng đất theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Cung cấp thông tin, số liệu tài liệu làm căn cứ lập, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2030;
- Xây dựng bộ bản đồ chuyên đề về thoái hóa đất, bao gồm: bản đồ độ phì nhiêu của đất; bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp; bản đồ đất suy giảm
độ phì; bản đồ đất bị khô hạn; bản đồ đất bị kết von Cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai theo hướng hiện đại
và phục vụ đa mục tiêu
III.2 Phạm vi, đối tượng thực hiện dự án
Phạm vi thực hiện dự án trong ranh giới hành chính tỉnh Bình Dương Đối tượng điều tra thoái hóa đất là các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác và đất bằng chưa
sử dụng Đối với diện tích thuộc các đối tượng điều tra theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 của tỉnh, trong đó chi tiết các loại đất:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 195.327ha (trong đó bao gồm đất trồng cây hàng năm là 9.708ha, đất trồng cây lâu năm là 185.619ha)
- Đất lâm nghiệp: 10.542ha
- Đất nuôi trồng thủy sản: 417ha
- Đất nông nghiệp khác: 1.273ha
- Đất chưa sử dụng: 4.981ha
IV NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Nội dung và trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 10 đến Điều 20 Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể theo sơ đồ sau:
Trang 14Sơ đồ 1 Nội dung và trình tự thực hiện điều tra thoái hóa đất
V NGUỒN TƯ LIỆU CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
V.1 Nguồn tư liệu, tài liệu chính phục vụ thực hiện dự án
Ngoại nghiệp Nội nghiệp Thu thập tài liệu liên quan đến nội dung của
dự án Công tác chuẩn bị
đất Điều tra phục vụ xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp Điều tra xác định các loại hình thoái hóa
Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu nội và
ngoại nghiệp
Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu
Đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu
Trang 15Bảng 1 Các nguồn tư liệu chính sử dụng trong dự án
I Tài liệu, tư liệu cấp vùng
I.1
Sản phẩm báo cáo và bản đồ của dự án: Điều tra, đánh
giá thực trạng môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững, được
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện giai đoạn 2009 –
2010
Tổng cục Quản
lý đất đai
I.2 Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 vùng Đông Nam Bộ Bản đồ Việt Nam Cục Đo đạc và
II Tài liệu, tư liệu cấp địa phương
II.1 Bản đồ thổ nhưỡng cấp tỉnh tỷ lệ 1:50.000 (được điều
tra, chỉnh lý tháng 06/2010)
Sở Khoa học và Công nghệ
II.2
Bản đồ và số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, huyện
giai đoạn 2010 đến 2014 (Kết quả dự án thống kê, kiểm
kê đất đai)
Sở Tài nguyên và Môi trường
II.3 Bản đồ địa hình tỉnh Bình Dương tỷ lệ 1:25.000 (gồm 27
mảnh bản đồ)
Sở Tài nguyên và Môi trường
II.4
Báo cáo và bản đồ của đề tài Điều tra, đánh giá sự xói
mòn, bạc màu và ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp
tỉnh Bình Dương, đề xuất giải pháp khắc phục và phòng
ngừa (thực hiện năm 2009-2013)
Sở Khoa học và Công nghệ
V.2 Các phương pháp thực hiện dự án
V.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin tài liệu
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: Điều tra tại các
Bộ, ban, ngành Trung ương; các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương Gồm các tài liệu:
+ Các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thoái hóa đất, gồm: tài liệu, thông tin về đất, thoái hóa đất; khí hậu; thủy lợi, thủy văn nước mặt,
+ Các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế - xã hội và tình hình quản lý,
sử dụng đất, gồm: tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; số liệu, bản đồ về sử dụng đất (thống kê, kiểm kê đất đai, mô hình sử dụng đất…);
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ (PRA): Điều tra các thông tin về phương thức sử dụng đất, cơ cấu cây trồng, đầu tư đầu vào, thời vụ,
Trang 16đầu ra, tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại điểm lấy mẫu (theo mẫu sẵn có)
Các đối tượng phỏng vấn là các chủ sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Ưu tiên phỏng vấn những người có kinh nghiệm (cán bộ địa chính xã, trưởng ấp, khu phố…) để có thể thu thập được những thông tin
có độ tin cậy về các vấn đề có liên quan đến quản lý, sử dụng đất của địa phương
V.2.2 Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu phân tích để đánh giá môi trường đất được áp dụng theo quy định chung của phương pháp lấy mẫu phân tích tính chất hóa học và vật lý của đất Độ sâu lấy mẫu là đến 30cm, đối với một số điểm khảo sát về kết von sẽ lấy đến 60cm để thăm dò đặc tính kết von đất Ngoài ra, còn đào 24 phẫu diện chính tại các vị trí đại diện để khảo sát đặc tính thay đổi
tầng đất trong quá trình canh tác trên địa bàn (trong đó có 46 phẫu diện 2
phân tích trùng với điểm phẫu diện đã lấy trong nội dung điều tra chỉnh lý bản đồ đất tỷ lệ 1:50.000)
Tổng số mẫu khảo sát là 166 mẫu (phân bố mẫu và kết quả phân tích mẫu đất xem chi tiết tại phụ lục 13, 14) và phân tích toàn bộ các mẫu này (chỉ phân tích tầng đất mặt) với các chỉ tiêu:
- Vật lý đất: thành phần cơ giới, dung trọng
- Hóa học đất: pH, OM, CEC, N, P2O5, K2O tổng số
V.2.3 Phương pháp phân tích đất
Phân tích các chỉ tiêu lý, hóa học của đất gồm:
- Thành phần cơ giới: Phương pháp pipet (TCVN 8567:2010)
- Độ chua (được thể hiện bằng chỉ số pHKCl): Đo bằng máy đo pH Chiết đất theo tỷ lệ đất: dung dịch KCl 1M = 1: 5 (TCVN 5979:2007)
- CEC: Phương pháp Amôn axetat (pH=7) (TCVN 8568:2010)
- OM tổng số: Phương pháp Walkley – Black (TCVN 6644:2000)
Trang 17- K2O tổng số: Phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 8660:2010)
V.2.4 Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE)
Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là một phép phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng Phương pháp này chủ yếu được ứng dụng để đánh giá tác động của một quá trình đến môi trường, hỗ trợ bài toán quy hoạch để lựa chọn vị trí phù hợp nhất cho mục đích xác định Các bước trong đánh giá theo phương pháp này gồm:
Dựa trên phương pháp này cho thấy rất phù hợp để áp dụng trong đánh giá thoái hóa đất tỉnh Bình Dương hiện nay Phương pháp có 2 cách tiếp cận là: tiếp cận theo kiểu các chỉ tiêu có mức ảnh hưởng khác nhau và có quan hệ tuyến tính Do đó, xét thấy các quá trình gây thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh là tương đối phức tạp có quan hệ tuyến tính nên có thể lựa chọn phương pháp này trong cách tiếp cận thứ 2 để đánh giá một cách khách quan các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh
Để tính trọng số cho các chỉ tiêu trong thang điểm thoái hóa, thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu trong phương pháp được sử dụng để xây dựng ma trận như sau:
Dựa trên thang điểm so sánh này, các chỉ tiêu được lựa chọn tương ứng với
Trang 18mức độ quan trọng, được xây dựng dưới dạng ma trận cặp đôi trọng số, cụ thể áp dụng cho từng nội dung cần đánh giá
V.2.5 Phương pháp xây dựng các loại bản đồ chuyên đề
Dự án sử dụng các công cụ GIS chồng xếp các lớp thông tin, xây dựng
dữ liệu tổng hợp đánh giá thoái hóa đất, phân tích xử lý và thống kê số liệu Bản đồ nền để thể hiện các nội dung dự án là bản đồ nền địa hình hệ tọa độ VN-2000 với tỷ lệ 1:25.000 Từ bản đồ nền địa hình chồng xếp bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 để xây dựng bản đồ nền theo từng khoanh đất, vì vậy khoanh đất được xác định cơ bản với 3 yếu tố: địa hình, loại đất và loại hình sử dụng đất
Các thông tin được khoanh vẽ trực tiếp ngoài thực địa lên bản đồ nền sau đó được xây dựng thành bản đồ tác giả, số hóa biên tập thông tin thành lập bản đồ chuyên đề Các bản đồ thoái hóa đất theo chuyên đề bao gồm:
a) Bản đồ đất bị kết von
Các thông tin trên bản đồ phân bố các khu vực xuất hiện kết von do sự tích tụ sắt, nhôm vào mùa khô được tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng kết hợp với kết quả điều tra lấy mẫu đất và mô tả ngoài thực địa sau Tài liệu được sử dụng từ bản đồ đất của tỉnh Bình Dương và kết quả nghiên cứu 02 đề tài về đất của Sở Khoa học và công nghệ Bình Dương cung cấp; sau đó tiến hành điều tra bổ sung bằng khảo sát thực địa, quan sát, mô tả và phân tích
b) Bản đồ độ phì và suy giảm độ phì đất
Bản đồ độ phì được xây dựng bằng cách kết hợp một số cơ sở dữ liệu
có sẵn, các kết quả phân tích mẫu đất về các chỉ tiêu OM (%); pH; CEC Các chỉ tiêu này được chia thành các cấp khác nhau sau đó tổ hợp theo đa số để phân ngưỡng ra các mức cao, trung bình và thấp
Nguồn tư liệu được sử dụng từ kết quả phân tích các mẫu đất của đề tài
về đất của Sở Khoa học và công nghệ Bình Dương cung cấp, ngoài ra yếu tố
độ dốc và địa hình được sử dụng từ nguồn bản đồ địa hình Kết quả so sánh các giá trị theo từng khoanh đất và cho mức độ suy giảm độ phì cũng như độ phì năm 2015 của tỉnh Bình Dương
Bản đồ suy giảm độ phì được xây dựng bằng cách: xác định được sự thay đổi (tănghay giảm) hàm lượng các chỉ tiêu OM (%); pH; CEC; N, P2O5,
K2O so với tiêu chuẩn nền được xác định theo kết quả phân tích đất của các điểm phẫu diện đất của đề tài điều tra chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Bình Dương năm 2010 đối với từng khoanh đất trên bản đồ ((∆s = ∆ (t) - ∆2010)) Kết quả
xử lý so sánh thông tin được thực hiện trong cơ sở dữ liệu bằng phần mềm ArcGIS sau đó chiết xuất thông tin về sự tăng giảm và biên tập thông tin như thành lập bản đồ chuyên đề
c) Bản đồ đất bị khô hạn đất
Trang 19- Chỉ số khô hạn theo các trạm đo:
Chỉ số khô hạn tháng (Kth) = Lượng bốc hơi tháng (E(th))
Lượng mưa tháng (R(th)) Trong đó:
Kth: chỉ số khô hạn tháng
R(th): Lượng mưa bình quân tháng
E0(th): Lượng bốc hơi bình quân tháng
Lượng bốc hơi khả năng (E0) được xác định theo công thức thực nghiệm của Ivanốp như sau:
E0 = 0,0018 x (T+25)2 x (100-U)
T là nhiệt độ không khí (0C), U là độ ẩm không khí tương đối (%), 0,0018 là hệ số kinh nghiệm không đổi
Các dữ liệu khô hạn được xác định cho từng trạm theo từng tháng, căn
cứ vào số tháng khô hạn trong năm để xác định mỗi khu vực ở mức độ hạn nào Sau đó nội suy có tính đến tác động của địa hình để xây dựng bản đồ khô hạn cho toàn khu vực thực hiện dự án
- Chỉ số hoang mạc hóa, sa mạc hóa:
Chỉ số hoang mạc hóa, sa mạc hóa (K2) =
Lượng mưa (R(n)) Lượng bốc hơi (E0(n)) Trong đó:
R(n): Lượng mưa bình quân năm
E0(n): Lượng bốc hơi bình quân năm
Đất bị hoang mạc hóa, sa mạc hóa có K2 = 0,05 - 0,65
Nguồn tư liệu được sử dụng gồm: số liệu khí hậu (lượng mưa bình quân tháng, nhiệt độ tháng, độ ẩm tương đối, lượng bốc hơi khả năng, ) của Trung tâm Khí tượng thủy văn Bình Dương, ngoài ra còn kết hợp mô tả tại thực địa các hiện tương do khô hạn Kết quả đưa vào công thức tính toán như trên sẽ được chỉ số khô hạn (K1) của từng trạm khí tượng, từ kết quả đánh giá chỉ số khô hạn của từng tháng trong năm, từng trạm tiến hành nội suy bằng phương pháp Kringking trong phần mềm ArcGis
d) Bản đồ loại sử dụng đất
Sử dụng bản đồ nền là hiện trạng sử dụng đất năm 2014, tiến hành điều tra xác định ranh giới khoanh đất theo loại sử dụng đất nông nghiệp lên bản
Trang 20đồ dã ngoại tại thực địa (bản đồ dã ngoại được in ấn phục vụ điều tra thực địa cấp huyện ở tỷ lệ 1:25.000 hoặc 1:10.000) Chấm điểm điều tra lên bản đồ dã ngoại và định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS, chụp ảnh minh họa điểm điều tra và mô tả các thông tin về điểm điều tra như: hiện trạng thảm thực vật, chuyển đổi sử dụng đất, loại cây trồng chính, hình thức canh tác…Trên cơ sở đó, tiến hành khoanh vẽ và biên tập bản đồ chuyên đề loại sử dụng đất nông nghiệp
e) Bản đồ đất bị xói mòn
Bản đồ đất bị xói mòn được xây dựng theo phương pháp mô hình hóa trong GIS và Viễn thám tính toán lượng đất xói mòn theo phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier và Smith có dạng:
A = R.K.L.S.C.P
A: Lượng đất mất trung bình năm chuyển tới chân sườn (kg/m2.năm)
R: Hệ số xói mòn do mưa thể hiện mức độ ảnh hưởng của lượng mưa
hàng năm tới xói mòn đất.(KJ.mm/m2.h.năm)
K: Hệ số xói mòn của đất thể hiện ảnh hưởng của các tính chất vật lý (cấu trúc, kết cấu, thành phần cấp hạt) và hóa học của đất (hàm lượng chất hữu cơ trong đất) đến khả năng xói mòn của các loại đất khác nhau.(kg.h/KJ.mm)
L: Hệ số chiều dài sườn dốc thể hiện ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến
khả năng xói mòn của đất trên các khu vực địa hình sườn khác nhau
S: Hệ số độ dốc thể hiện ảnh hưởng của các cấp độ dốc đến lượng đất bị
xói mòn
C: Hệ số che phủ thực vật, thể hiện khả năng che phủ của các loại thực
vật khác nhau theo mức độ phát tán ở từng thời kỳ sinh trưởng của chúng và theo mùa từ đó ảnh hưởng đến khả năng ngăn ngừa các tác động của mưa lên quá trình xói mòn đất
P: Hệ số canh tác bảo vệ đất thể hiện ảnh hưởng của việc áp dụng các kỹ thuật canh tác, các phương thức canh tác khác nhau đến khả năng xói mòn của đất
Trong đó: Mỗi một yếu tố đều được thể hiện và tính toán số liệu trên bản
đồ chuyên đề dưới dạng dữ liệu RASTER Tổng hợp chồng ghép, phân tích các lớp dữ liệu bản đồ RASTER đơn tính để có bản đồ đất bị xói mòn
Nguồn bản đồ sử dụng để xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xây dựng hệ số ), số liệu khí hậu (lượng mưa bình quân năm), kết quả phân tích đất (cơ giới, hàm lượng hữu cơ), bản
đồ đất (loại đất), bản đồ địa hình (độ dốc), riêng hệ số lớp phủ thực vật và
Trang 21quản lý đất (C) được xác định dựa theo Bảng tra hệ số C theo Hội khoa học đất quốc tế
V.2.6 Các phương pháp khác
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng phương pháp này nhằm chọn lọc các thông tin có tính chất pháp lý, thời sự và khoa học góp phần tăng chất lượng sản phẩm của dự án, đồng thời nâng cao giá trị các thông tin kết quả dự án
- Phương pháp thống kê: được áp dụng trong áp dụng xử lý tổng hợp số liệu
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến chuyên gia trong ngành, các cán bộ quản lý đất đai cơ sở có kinh nghiệm trong triển khai các
dự án liên quan đến công tác đánh giá tài nguyên đất đai
VI SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp kết quả “Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu năm 2015 tỉnh Bình Dương”
- Bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu của tỉnh Bình Dương tỉ lệ 1:50.000
VII TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU TRA THOÁI HÓA ĐẤT
VII.1 Tình hình tổ chức thực hiện tại một số địa phương
Luật đất đai quy định, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất nói chung
và điều tra, đánh giá thoái hóa đất nói riêng là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai Tuy nhiên, công tác này nhìn chung ở các tỉnh, thành phố chỉ được thực hiện thông qua các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học riêng lẻ mà chưa được xem là một trong các nhiệm vụ thường xuyên của ngành, nhất là công tác điều tra, đánh giá thoái hóa đất
Nhận thấy thực trạng đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện thử nghiệm điều tra đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần đầu vào năm 2012, triển khai trên 5 tỉnh của cả nước4, đại diện cho các vùng kinh tế và đã được nghiệm thu phê duyệt tại Quyết định số 1940/QĐ-BTNMT ngày 15/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Kết quả
dự án gồm báo cáo thuyết minh tổng hợp và bản đồ thoái hóa đất (tỷ lệ 1:100.000 đến 1:50.000) và tài liệu Hướng dẫn điều tra tổng hợp chỉ tiêu thống kê Diện tích đất bị thoái hóa thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Thoái hóa đất cấp tỉnh thử nghiệm bước đầu xác định các các nội dung, quy trình và yêu cầu về điều tra thoái hóa đất nhằm làm căn cứ phục vụ xây dựng cơ sở pháp lý về điều tra thoái
Trang 22hóa đất cấp tỉnh, từ đó cấp tỉnh tiến hành điều tra thoái hóa đất và công bố các chỉ tiêu theo hệ thống thống kê quốc gia theo quy định tại Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Ngoài ra, từ năm 2008 – 2010, Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất được giao thực hiện Chương trình “Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường đất các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững”, trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam Nội dung của dự án nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng và nguyên nhân thoái hóa và ô nhiễm môi trường đất; đề xuất các giải pháp và các biện pháp hạn chế ô nhiễm, thoái hóa đất phục vụ quản lý
sử dụng đất bền vững cho 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường đất cấp vùng ở tỷ lệ 1:250.000
Từ sau thời điểm Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất; các dự án thử nghiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường được nghiệm thu, một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu triển khai, phê duyệt tổ chức thực hiện dự án điều tra, đánh giá tài nguyên đất như: ở khu vực miền Bắc một số tỉnh đã triển khai
từ năm 2013 đến nay cơ bản đã hoàn thành như Bắc Ninh (hoàn thiện 5/2016), Thái Bình (hoàn thiện 10/2015), Bắc Kạn (hoàn thiện 10/2015) còn đối với khu vực miền Trung và miền Nam đến nay một số tỉnh, thành phố vừa mới triển khai như Kontum (triển khai 2016), Cần Thơ (triển khai 2016) và một số tỉnh đang trong quá trình hoàn thiện báo cáo như: Thanh Hóa (triển khai 2013), Quảng Bình (triển khai 2015), Hậu Giang (triển khai 2015), Vĩnh Long (triển khai 2013), Đồng tháp (triển khai 2015), An Giang (chương trình dự án thử nghiệm 2013 và thực hiện kỳ bổ sung năm 2014), Bà Rịa Vũng Tàu (triển khai 2015)…
Qua kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất của một số tỉnh, thành đã hoàn thiện và kết quả sơ bộ của một số tỉnh đang hoàn thiện cho thực trạng thoái hóa đất đang có xu hướng gia tăng do đó trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ để giảm thiểu sự gia tăng thoái hóa đất cả về diện tích và loại hình thoái hóa
VII.2 Tình hình tổ chức thực hiện tại tỉnh Bình Dương
VII.2.1 Tình hình tổ chức thực hiện một số dự án, đề tài liên quan a/ Về lập điều tra bản đồ đất
- Bản đồ đất tỉnh Bình Dương, 1:50.000 (Phạm Quang Khánh, Ngô Xuân
Nhiệm và ctg, 2003) Trong khuôn khổ của chương trình ”Xây dựng và hoàn
Trang 23thiện hệ thống phân loại đất Việt Nam phục vụ chỉnh lý, xây dựng và hoàn thiện bản đồ đất cấp tỉnh” từ giữa năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT từ năm 2003-2006, bản đồ đất tỉnh Bình Dương được xây dựng năm 2003 Bản đồ đất lần này được xây dựng khá công phu, chi tiết và có chất lượng khá cao Tài liệu này đã được Cục bản quyền tác giả Bộ Văn hóa- Thông tin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả số: 299/2004/QTG ngày 14/04/2004 Trong tài liệu này đất tỉnh Bình Dương có 5 nhóm, với 11 đơn vị bản đồ đất Trong đó: (1) Nhóm đất xám 150.569ha; (2) Nhóm đất phù sa 16.537ha; (3) Nhóm đất phèn 3.322ha; (4) Nhóm đất đỏ vàng 67.128ha; (5) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 25ha
- Đề tài Chỉnh lý điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Bình Dương tỷ lệ 1:50.000 (Phạm Quang Khánh, Ngô Xuân Nhiệm và ctg, 2010) và Điều tra, xây dựng bản đồ đánh giá đất đai tỉnh Bình Dương Kết quả xây dựng chỉnh lý bản đồ đất có 6 nhóm đất chính với 11 loại đất
+ Đánh giá đất cũng được thực hiện với 9 loại hình sử dụng đất được đề xuất (3 loại hình cây hàng năm, 5 loại hình cây lâu năm và 1 loại hình thủy sản)
+ Có 28 đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất với 3 đặc trưng (đất, địa hình
và nước) và 9 yếu tố được phân cấp theo từng đặc trưng Kết quả đánh giá xác định các khu vực thích nghi với từng loại hình sử dụng được đề xuất theo các vùng gồm: vùng ven sông Đồng Nai (6.356ha), vùng ven sông Sài Gòn (12.748ha), vùng Bắc Dầu Tiếng - Bến Cát- Phú Giáo (153.208ha), vùng Đông Phú Giáo - Tân Uyên (29.516ha), vùng Nam Bến Cát- Tân Uyên (67.692ha)
b/ Về công tác lập quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ)
Thực hiện Luật Đất đai 2003, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cấp chính quyền, đơn vị liên quan thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định Toàn bộ công tác lập quy hoạch, kế hoạch được lập hoàn chỉnh ở
cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và từng bước đưa quỹ đất vào khai thác đúng tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Luật Đất đai 2013, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 cho cấp huyện và cấp tỉnh, công tác lập kế hoạch cũng được quan tâm thực hiện nghiêm túc và đúng quy định, từ đó đã góp phần đưa quỹ đất vào khai thác hiệu quả hơn, tránh tình trạng quy hoạch treo và bỏ hoang đất Điều này giúp công tác quản lý đất đai được hiệu quả, chặt chẽ và khoa học
Trang 24Cũng trong giai đoạn này, vấn đề thoái hóa đất được quan tâm và lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất, nhưng vẫn chưa có một dự án chính thống nào được thực hiện nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa triệt để thoái hóa đất đã và đang xảy ra trên địa bàn
c/ Các chương trình nghiên cứu liên quan đến thoái hóa đất
Năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá sự xói mòn, bạc màu và ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp tỉnh Bình Dương, đề xuất giải pháp khắc phục và phòng ngừa” và được hoàn thành năm 2013 Nội dung của đề tài nghiên cứu các vấn đề về xói mòn, bạc màu, ô nhiễm đất nông nghiệp và bước đầu xác định được các khu vực
có sự thoái hóa với các dạng đã nêu, trong đó còn xác định các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm cũng như các nguồn ô nhiễm đất nông nghiệp Sản phẩm gồm các báo cáo thuyết minh tổng hợp đề tài và bản đồ chuyên đề xói mòn, bạc màu và ô nhiễm Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu xói mòn theo phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier và Smith; bạc màu và ô nhiễm đất được đánh giá trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu hóa, lý đất Tuy nhiên việc nội dung thoái hóa đất trong đề tài chưa xác định rõ ràng, chưa phân tích được sự biến đổi các giá trị phân tích đất đai cũng như cơ sở so sánh các yếu tố bị suy giảm hoặc gia tăng giá trị Nội dung ô nhiễm đất được thực hiện độc lập và ở dạng điểm, điều này phù hợp với thực tế xây dựng bản đồ nhưng kết quả chưa lồng ghép được vào bản đồ thành quả nghiên cứu5 để đưa ra các mức độ thoái hóa và ô nhiễm đất nông nghiệp Vì vậy, điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh chỉ kế thừa các nội dung phân tích mẫu, vị trí và các nội dung về nguyên nhân gây xói mòn, bạc màu đất nông nghiệp
Năm 2012 UBND tỉnh Bình Dương đã cho phép Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất cho huyện Phú Giáo và huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương trên cơ sở điều tra
bổ sung lập bản đồ đất và bản đồ đánh giá đất đai tỷ lệ 1:25.000”, và được hoàn thành năm 2014 Nội dung của đề tài nghiên cứu điều tra bổ sung, xây dựng bản
đồ đất, bản đồ đánh giá đất đai tỷ lệ 1:25.000 và đề xuất sử dụng tài nguyên đất huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng, nhằm cung cấp những thông tin về tài nguyên đất làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai trên địa bàn
5 Bản đồ thành quả môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã thực hiện lồng ghép được cả yếu tố thoái hóa và ô nhiễm
Trang 25VII.2.2 Tình hình tổ chức thực hiện dự án
a) Công tác tổ chức thực hiện
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 5750/BTBMT-TCQLĐĐ ngày 27 tháng 12 năm 2014 về việc thực hiện Tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai toàn quốc Ngày 22/01/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có Công văn số 173/UBND-KTN ngày 22 tháng 01 năm 2015 chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai
Ngày 14/10/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2649/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án và dự toán kinh phí Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Bình Dương Trên cơ sở Quyết định này, Sở Tài nguyên
và Môi trường đã triển khai thực hiện dự án Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Bình Dương
Từ tháng 2/2015 đến tháng 11/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện hoàn thiện các bước thu thập thông tin, điều tra ngoại nghiệp và tiến hành nghiệm thu theo tiến độ thực hiện nội dung các bước công việc trong năm 2015
Từ cuối tháng 12/2015 đến nay, trình thông qua Hội đồng thẩm định chuyên môn, lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan có liên quan và đã hoàn thiện theo tiến độ được phê duyệt
b) Đánh giá công tác tổ chức thực hiện dự án
- Thuận lợi
+ Công tác triển khai thực hiện dự án được sự quan tâm UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ban ngành
có liên quan thực hiện dự án
+ Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Bình Dương được kế thừa từ nhiều nguồn tài liệu chính quy khác nhau tại các địa phương khác trên cả
nước
+ Nguồn tư liệu phục vụ xây dựng báo cáo tổng hợp dự án khá dồi dào
và phong phú gồm: tư liệu về đất, nước, môi trường, kinh tế xã hội,
quy hoạch
+ Được sự hỗ trợ chuyên môn của Tổng cục Quản lý đất đai, Chi nhánh Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên đất phía Nam, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
+ Được sự góp ý của các nhà khoa học chuyên về thổ nhưỡng, tài nguyên đất trong quá trình góp ý thẩm định làm cho chất lượng báo cáo
được cao hơn
- Khó khăn
Trang 26Lần đầu tiên triển khai thực hiện với các nội dung rất mới, phương pháp thực hiện chưa thật sự hoàn chỉnh nên ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện cũng như kết quả thực hiện dự án Cụ thể: xói mòn đất chỉ tính toán trên lý thuyết theo mô hình và chưa được kiểm chứng thực tế, quá trình kết von xuất hiện và hình thành trong thời gian rất dài nên đánh giá rất khó khăn, sử dụng đất trồng cây hàng năm còn manh mún nhỏ lẻ và thay đổi liên tục trong năm nên xác định nguyên nhân thoái hóa do loại hình sử dụng đó gây ra
Trang 27PHẦN 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
Bộ và chiếm 0,83 % diện tích cả nước Bình Dương được bao bọc bởi 02 con sông lớn là sông Sài Gòn ở phía Tây, sông Đồng Nai ở phía Đông, ngoài ra còn
có sông Bé và sông Thị Tính chảy qua
Có tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 10051' 46" – 11030', kinh độ Đông: 106020'-
106058' và có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
- Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm hành chính tỉnh cách trung tâm hành chính TP Hồ Chí Minh khoảng 30 km Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua, gần các cảng lớn của Đông Nam Bộ và sân bay quốc tế lớn nhất của cả nước tại TP Hồ Chí Minh, các tuyến đường bộ nối Bình Dương với các tỉnh khác cũng đã và đang được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu với bên ngoài
Nằm trong vùng phát triển kinh tế mạnh và năng động nhất của cả nước, Bình Dương có lợi thế lớn về thu hút đầu tư, tổ chức xuất nhập khẩu, hợp tác phát triển và đào tạo, tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động và nguyên liệu Việc
mở rộng hợp tác phát triển không chỉ thuận lợi với TP Hồ Chí Minh mà còn với các tỉnh khác ở các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên
Trang 28Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
Trang 29Bên cạnh những lợi thế trên, vấn đề về cạnh tranh thu hút đầu tư với các tỉnh trong khu vực hạt nhân như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, mà nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao, đào tạo chất lượng cao với TP Hồ Chí Minh là thách thức trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh dịch
vụ và công nghiệp theo chiều sâu
I.2 Địa hình, địa mạo
Bình Dương nằm giữa 2 con sông lớn là Đồng Nai và Sài Gòn, được chia cắt bởi 2 sông nhánh lớn ở nội địa là Thị Tính và sông Bé Nhìn chung, địa hình trên phạm vi toàn tỉnh có dạng đồi thoải với độ dốc nhỏ (hầu hết dưới 80), xen
kẽ với các thung lũng nhỏ và các dải đất bằng ven sông
Do địa hình dốc thoải, nền đất vững chắc, có thể tận dụng mạng lưới sông suối tự nhiên để làm các trục thoát nước ra 2 sông chính hoặc đưa nước từ các công trình ở thượng nguồn về nên chi phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng các khu dân cư, khu công nghiệp ít tốn kém Nếu biết vận dụng tốt cốt nền trong xây dựng, có thể giảm chi phí đầu tư qua tận dụng đất san nền hiện là loại vật liệu đang có nhu cầu lớn ở TP Hồ Chí Minh và cho san lấp các khu vực đất thấp ở các huyện phía nam Bình Dương Ngoài ra, có thể lợi dụng các khu vực đất trũng ven sông suối vào xây dựng các hồ chứa nước để dự trữ nước cho mùa khô, tạo cảnh quan, góp phần cải thiện tiểu khí hậu và nước ngầm
Địa hình Bình Dương có các dạng như sau:
- Dạng đồng bằng (< 3 0 ): có diện tích khoảng 179.232ha, chiếm 80,48%
diện tích điều tra và chiếm 66,51% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Tập trung phân
bố thành những dãi hẹp dọc theo sông Thị Tính, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; độ cao từ 1 – 2m đến <10m riêng khu vực ven sông Sài Gòn từ TP Thủ Dầu Một trở xuống có địa hình bằng và thấp nên dễ bị ngập nước vào mùa mưa
lũ, nhất là khi các hồ thượng lưu xả lũ, chủ yếu tại các huyện Dầu Tiếng (53.928ha), Phú Giáo (37.619ha), Bắc Tân Uyên (23.813ha), Bàu Bàng (27.004ha) và thị xã Bến Cát (14.207ha)
Trang 30Hình 2 Bản đồ các dạng địa hình tỉnh Bình Dương
Trang 31- Dạng địa hình đồi dốc (3-8 0 ): có diện tích khoảng 29.265ha, chiếm
13,14% diện tích điều tra và chiếm 10,86% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Trong đó:
+ Địa hình đồi dốc cao: phân bố ở phía đông, kéo dài từ phía đông Phú
Giáo đến phía đông TX Tân Uyên, giáp với sông Sài Gòn, độ cao đạt từ 50 – 80m
+ Địa hình đồi dốc trung bình: phân bố rộng rãi nhất từ phía bắc Dầu
Tiếng, Phú Giáo, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một, thị
xã Thuận An và Dĩ An Các đồi có vòm khá rộng, cao từ 35 – 50m, sườn thoải
+ Địa hình đồi dốc thấp: phân bố dọc theo sông Thị Tính, kéo dài từ
huyện Dầu Tiếng đến giáp với thành phố Thủ Dầu Một Các đồi có độ cao 15 – 30m, sườn thoải
Tập trung phân bố tại các huyện Phú Giáo (7.927ha), Dầu Tiếng (5.936ha), Bắc Tân Uyên (5.977ha), Bàu Bàng (3.247ha), thị xã Tân Uyên (3.050ha) và Bến Cát (2.566ha)
- Dạng địa hình đồi dốc cao (>8 0 ): có diện tích 14.219ha, chiếm 6,38%
diện tích điều tra và chiếm 5,28% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Tập trung phân
bố thành dãi ở phía tây bắc của tỉnh, giáp với hồ Dầu Tiếng gồm: núi Ông (284,6m), núi Tha La (198m), núi Cậu (155m), núi Đất (112m) và ở phía nam, khu vực Dĩ An có núi Châu Thới (82m) Các núi có sườn khá dốc (15 – 25o), khá phân cắt, chủ yếu tại các huyện Bắc Tân Uyên (6.022ha), Dầu Tiếng (3.856ha) và Phú Giáo (3.343ha) Trong đó, khu vực có độ dốc > 250 với diện tích 1.637ha (chiếm 11,51% trong diện tích đất đồi dốc), phân bố chủ yếu tại huyện Dầu Tiếng và Bắc Tân Uyên
I.3 Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt, khí hậu tỉnh
Bình Dương trong năm 2015 (số liệu từ Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Dương) có những đặc trưng chính như sau:
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,680C, chênh lệch giữa các tháng nóng
và lạnh nhất khoảng 40C Nhiệt độ cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 4, tháng 5; thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 Ít có sự chênh lệch giữa khu vực
Trang 32đồi dốc với khu vực đồng bằng So với các năm trước (trong vòng 10 năm trở lại
đây) cho thấy không có sự biến động lớn về chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh
b) Lượng mưa
Lượng mưa trung bình khoảng 2.098mm/năm Mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 3 (hoặc tháng 4) và kết thúc vào tháng 11 Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm 98% lượng mưa cả năm Trong năm xuất hiện tháng không có mưa, thường là vào các tháng 1, 2, 3 trong năm, theo dõi lượng mưa trong vòng
10 năm trở lại đây cho thấy lượng mưa trong bình giữa các năm không có sự chênh lệch lớn Do lượng mưa tập trung chủ yếu trong mùa mưa và cộng với địa hình cao nên một số khu vực xuất hiện dòng chảy xiết, gây ảnh hưởng đến việc
sử dụng đất cũng như sạt lở đất
c) Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
Lượng bốc hơi trong năm khoảng 1.097mm, trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân 113 mm/tháng (vào tháng 3 tới 142mm), vào mùa mưa lượng bốc hơi thấp hơn, bình quân 69,28 mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 60,1 mm xuất hiện vào tháng 6 hoặc tháng 7, thời kỳ này có mưa nhiều, độ ẩm cao
Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 85,17% Tháng 6 đến tháng 12 độ
ẩm tương đối trung bình cao nhất đến 88,87%, tháng 3 và 4 độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất 75-76% Chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng lớn nhất
và nhỏ nhất là 17% So sánh độ ẩm trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy có
sự gia tăng độ ẩm (4,49%), đồng nghĩa với việc nhiệt độ cũng có sự gia tăng (3,20C)
d) Nắng
Tổng số giờ nắng trong năm là 2.174,2 giờ, tháng thấp nhất 119,5 giờ (tháng 9), tháng cao nhất 231 giờ (tháng 3), số giờ nắng trung bình tháng đạt 181,18 giờ/tháng và trung bình ngày đạt 6-7 giờ/ngày
e) Gió
Theo số liệu tại các trạm tỉnh Bình Dương có hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió gần mặt đất đạt từ 2,0 đến 4,0m/s, nằm trong khu vực vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu tín phong đặc
Trang 33trưng cho đới nội chí tuyến, lại vừa chịu sự chi phối ưu thế của hoàn lưu gió mùa khu vực Đông Nam Bộ
I.4 Đặc điểm thủy văn
a) Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi thời gian qua đã phát triển đảm bảo các nhiệm vụ cung cấp nước tưới, tiêu nước, chống lũ kết hợp giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, cải tạo đất và bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể:
- Kênh, cống, đập phục vụ tưới tiêu
Theo số liệu do Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Dương (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp), toàn tỉnh có:
+ 5 kênh phục vụ tiêu nước gồm kênh Tân Bình (dài 1,8 km), kênh Bình Hòa (dài 2,8 km), kênh Sóng Thần Đồng An (dài 2,28 km), kênh Chòm Sao (dài
2 km), kênh Suối Giai Hiện nay các kênh này phục vụ thoát nước mưa và nước thải trên địa bàn tỉnh
+ Cống, đập: gồm có 18 đập (trong đó có 9 đập dâng và 9 cản dâng tại các kênh cấp I), 1 cống tiêu và cống lấy nước
- Trạm bơm: Toàn tỉnh hiện có 12 trạm bơm phục vụ công tác tưới tiêu,
hầu hết được xây dựng sau năm 1990 đến nay
- Hồ chứa nước: ngoài hồ Dầu Tiếng có quy mô cấp vùng, toàn tỉnh có 5
hồ thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu diện tích lưu vực khoảng 50km2, tập trung tại các huyện Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên và thị xã Bến Cát
- Hệ thống đê bao, kè: toàn tỉnh có 3 hệ thống đê bao gồm:
+ Đê bao An Tây – Phú An: thuộc thị xã Bến Cát, gồm đê bao An Tây
(chiều dài 9,93 km, rộng 3m và một cống dưới đê) và đê bao Phú An (chiều dài 8,47 km, rộng 1,7 m và một cống dưới đê)
+ Đê bao Tân An – Chánh Mỹ: thuộc thành phố Thủ Dầu Một, gồm đê
bao Tân An (dài 6,86km, rộng 1,7 m) và đê bao Chánh Mỹ (dài 13,6km, rộng 1,7 m)
+ Đê bao An Sơn – Lái Thiêu: thuộc thị xã Thuận An có chiều dài 24km,
rộng 2,2 m
Trang 34+ Kè Vàm Búng: thuộc thị xã Thuận An với chiều dài 1 km, rộng 1,6 m b) Hệ thống sông chính
Bình Dương là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá phong phú Tỉnh được bao bọc bởi 4 sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé và sông Thị Tính Mật độ sông suối khá dày đặc, tại thượng nguồn từ 0,7 km/km2 đến 0,9 km/km2, giảm xuống còn 0,4 km/km2 đến 0,5km/km2 ở hạ lưu Hệ thống này là tiền đề thuận lợi cho các mục đích cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cũng như tạo điều kiện cho quá trình thoát nước tự nhiên Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 7 hồ chứa có dung tích lớn hơn 0,25 triệu m3 Đó là: Dầu Tiếng, Phước Hòa, Cần Nôm, Từ Vân I, Từ Vân II, Đá Bàn, Dốc Nhàn Một số đặc điểm các sông lớn gồm:
- Sông Đồng Nai: là một trong những sông lớn của nước ta, bắt nguồn từ
cao nguyên Lang-Biang- phía Bắc tỉnh Lâm Đồng; với tổng diện tích lưu vực, bao gồm tất cả các chi lưu, lên đến 40.683 km2; trong đó diện tích lưu vực của dòng chính là 10.886 km2 Dòng chính của sông Đồng Nai chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh Đoạn sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương thuộc huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên, có chiều dài khoảng 57 km Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm đạt 24,37 tỷ m3/năm; trong đó, lưu lượng trung bình các tháng mùa mưa (tháng VI-XI) ứng với tần suất (p) 75% lên đến 7.353 m3/s, chiếm 89,14% tổng lưu lượng cả năm; trong khi, lưu lượng trung bình tháng các tháng mùa khô chỉ đạt
869 m3/s, chiếm 10,86% tổng lưu lượng cả năm Ngoài ra, tổng lượng cát, bùn mang theo là 3,36 triệu tấn/năm
Sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về giao thông vận tải, khoáng sản và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt Nguồn nước của hệ thống sông này khá phong phú và có tiềm năng cung cấp nước rất lớn cho thủy điện, cho khu công nghiệp, sinh hoạt đô thị, du lịch và sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, việc lấy nước từ dòng chính của sông này để phục vụ cho sản xuất và đời sống trong phạm vi tỉnh Bình Dương cũng rất khó khăn và tốn kém, còn nước của 2 nhánh suối lớn, suối Cái và suối Sâu, cũng chỉ lợi dụng được không đáng kể do địa hình khu vực không cho phép làm hồ chứa điều tiết lớn vì đền bù ngập quá lớn
- Sông Bé: là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Đồng Nai, có chiều dài
khoảng 350 km và diện tích lưu vực là 7.650 km2 Phần chảy qua Bình Dương
Trang 35có chiều dài khoảng 70 km, với diện tích lưu vực 764 km2, chiếm 9,95% diện tích toàn lưu vực Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm đạt 8,078 tỷ m3, lưu lượng trung bình các tháng mùa mưa (p75%) lên đến 2.054 m3/s, chiếm khoảng 89,15% tổng lưu lượng cả năm; trong khi, lưu lượng trung bình tháng các tháng mùa khô (p75%) chỉ đạt 250 m3/s, chiếm khoảng 10,85% tổng lưu lượng cả năm
Đây là một sông đặc trưng cho sông nội địa trong vùng đồi dốc nhiệt đới mưa mùa, với dòng chảy phân bố rất không đều trong năm và hầu như không bị ảnh hưởng của thủy triều; ngoài ra, có dòng sông sâu và độ dốc lòng sông cao Vì vậy, việc lấy nước của sông Bé để tưới cho cây cối thường gặp nhiều khó khăn
- Sông Sài Gòn: cũng là một phụ lưu lớn của sông Đồng Nai, có chiều dài
khoảng 280 km, tổng diện tích lưu vực là 4.700 km2 Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm đạt 88,57 m3/s; trong đó, lưu lượng trung bình các tháng mùa mưa (p75%) lên đến 727 m3/s, chiếm khoảng 78,6% tổng lưu lượng cả năm; trong khi, lưu lượng trung bình tháng các tháng mùa khô chỉ đạt 198 m3/s, chiếm khoảng 21,4% tổng lưu lượng cả năm
Phần hạ lưu sông Sài Gòn còn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều với biên độ từ 50- 100 cm Các khu vực đất thấp ven sông thuộc thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát có thể lợi dụng chênh lệch biên độ triều để tiêu tự chảy và có thể tưới với diện tích không lớn Ngoài ra, thời điểm mùa khô (tháng 4) mặn với nồng độ 1% có ảnh hưởng đến nước sông Sài Gòn đoạn thuộc thị xã Thuận An nhưng ít gây tác hại đến nông ngư nghiệp
- Sông Thị Tính: là nhánh sông trong lưu vực sông Sài Gòn, bắt nguồn từ
khu vực phía Tây Nam tỉnh Bình Phước, dài 61 km, chảy trên địa phận các huyện Dầu Tiếng, Bàu Bảng, Bến Cát, đổ về sông Sài Gòn ở khu vực TP Thủ Dầu Một (ranh giới với Bến Cát)
Nhìn chung, đây là một dòng sông có lưu lượng bình quân thấp (88,57
m3/s), độ dốc lòng sông nhỏ (0,7%); lòng sông ở phần thượng lưu hẹp, nhưng đến huyện Dầu Tiếng, sông mở rộng khoảng 100 m và đến thành phố Thủ Dầu Một là 200 m Vì vậy, sông Sài Gòn có nhiều giá trị về vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái
c) Nước dưới đất
Trang 36Nước dưới đất6 tỉnh Bình Dương tồn tại 2 dạng chứa nước chính là nước
lỗ hổng và nước khe nứt Trữ lượng khai thác tiềm năng trong phạm vi toàn tỉnh khoảng 2.180.405m3/ngày Do bề dày và diện phân bố của các tầng chứa nước không đồng đều nên mức độ chứa nước của các tầng là khác nhau Đặc điểm các tầng chứa nước như sau:
- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen giữa- trên (qp 2-3 ):
Tầng chứa nước này phân bố rìa phía tây nam của tỉnh, chiếm diện tích khoảng 922km2, kéo dài thành dải từ khu vực Long Nguyên qua An Điền (Bến Cát) xuống Thủ Dầu Một, tạo nên bề mặt khá bằng phẳng ở độ cao 2030m Khả năng chứa nước từ trung bình đến nghèo, trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng khoảng 448.694m2/ngày Chất lượng nước tương đối tốt có thể đáp ứng nhu cầu
sử dụng của nhân dân
- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen dưới (qp 1 ): Tầng chứa
nước này phân bố khoảng 919,49km2; diện lộ 766,33km2 kéo dài thành dải từ khu vực Tân Bình (TX Tân Uyên) xuống đến Đông Hoà (Dĩ An), tạo nên bề mặt khá bằng phẳng ở độ cao 2540m Khả năng chứa nước từ trung bình đến nghèo, trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng khoảng 662.419m3/ngày Chất lượng nước tương đối tốt có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân
- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa (n 2 2 ): Tầng chứa
nước Pliocen giữa với diện tích 1021,16km2; diện lộ khoảng 100,80km2 kéo dài
từ huyện Phú Giáo qua TX Tân Uyên và về phía sông Sài Gòn Khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, bề dày của tầng lớn, trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng khoảng 494.251m3/ngày, chất lượng nước tương đối tốt Tầng chứa nước này có thể khai thác nước công nghiệp phục vụ các đô thị và các khu công nghiệp trong vùng
- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (n 2 1 ): Tầng chứa
nước Pliocen dưới phân bố rất rộng trong Tỉnh, diện phân bố khoảng 967,66km2 Khả năng chứa nước của tầng là khá tốt từ giàu đến trung bình, đồng thời bề dày tầng chứa nước lớn khá ổn định, trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng khoảng 381.845m3/ngày, chất lượng nước tốt Vì vậy, tầng chứa nước Pliocen là một tronghai tầng chứa nước quan trọng trong vùng có thể khai thác nước công nghiệp phục vụ các đô thị và các khu công nghiệp trong vùng
6 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương
Trang 37- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trên (n 1 3 ): Trong vùng,
tầng chứa nước Miocen trên không lộ ra trên mặt, phân bố với một diện tích hẹp dưới sâu (khoảng 45km2), với bề dày tương đối nhỏ, mức độ chứa nước nghèo
Vì vậy tầng chứa nước này trong vùng không có ý nghĩa cho cung cấp nước
- Các tầng chứa nước khe nứt (ms): Tầng chứa nước khe nứt chúng lộ ra
ở phía đông và đông bắc Tỉnh thuộc TX Tân Uyên - tỉnh Bình Dương với diện tích phân bố nhỏ khoảng 240,96 km2, nằm dưới sâu từ 132m đến 143m, khả năng chứa nước của tầng không đồng đều tuỳ theo mức độ nứt nẻ của đá gốc, trữ lượng của tầng 193.196m3/ngày, chất lượng nước tốt Tuy nhiên do tầng chứa nước này nằm sâu, chỉ lộ ra ở khu vực nhỏ, vì vậy tầng này hiện nay chưa được sử dụng nhiều
Ngoài ra, ở các khu vực đất thấp, triền giồng, thường xuất hiện những mạch lộ có áp, nước ngầm từ dưới lòng đất trào lên Có thể tận dụng nguồn nước này để tưới cho cây trồng
Cụ thể các loại thảm thực vật có trên địa bàn tỉnh như sau:
a) Thảm thực vật tự nhiên
- Thảm thực vật rừng: Rừng tự nhiên phân bố chủ yếu khu vực Núi Cậu
xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng (1.538ha); khu vực rừng phòng hộ xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng (2.114ha); lâm trường Phú Bình (386ha) và rừng Kiến
An (63ha), trên khu vực núi Ông và rải rác trên các dải đất nâu vàng tầng mỏng
Có 2 kiểu rừng chính là: rừng thưa nửa rụng lá- cây lá rộng và rừng hỗn giao Trong đó:
Trang 38+ Kiểu rừng thưa nửa rụng lá, cây lá rộng: Phân bố chủ yếu ở Lâm
trường Phú Bình huyện Phú Giáo, trên đất nâu vàng phù sa cổ có tầng mỏng Cấu trúc đa dạng sinh học đơn giản, với 01 tầng cây gỗ và 01 tầng cây lùm bụi
và thảm cỏ Thành phần thực vật gồm các loài cây họ dầu, họ đậu, họ cánh bướm và ít cây họ bàng Mọc trong kiểu rừng này còn có cầy, cám Xen trong phần rừng đôi chỗ là trảng cây lùm bụi như các cây họ sim mua, tre-le và nhiều loài cỏ dại Mức độ che phủ đất của kiểu rừng rụng lá mùa khô tuy có kém hơn nhiều so với kiểu rừng kín thường xanh song đất dưới rừng thường vẫn được bảo vệ tốt hơn so với các kiểu cây trồng nông nghiệp
+ Rừng hỗn giao: Phân bố chủ yếu trên vùng núi Ông huyện Dầu Tiếng
Chúng là những kiểu rừng thứ sinh, là biểu hiện sự xuống cấp của rừng cây lá rộng thường xanh Thành phần loài bao gồm rừng hỗn giao cây lá rộng, tre le, lồ
ô Nhìn chung chúng có mức độ che phủ đất trung bình khá
+ Rừng trồng: Có quy mô diện tích khoảng 6.800ha, chiếm 2,55% diện
tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở Lâm trường Phú Bình, Núi Cậu huyện Dầu Tiếng, TX Tân Uyên và rừng Kiến An huyện Dầu Tiếng Thành phần thực vật gồm cao su, cây ăn quả, xà cừ, bạch đàn lá nhỏ, bạch đàn Úc, tràm bông vàng, tre, trúc, v.v Nhìn chung chúng có mức độ che phủ đất khá tốt
b) Cây trồng nông nghiệp
Phần lớn diện tích đất tỉnh Bình Dương đang được sử dụng trồng trọt Theo số liệu kiểm kê năm 2014, diện tích đất có thảm cây trồng nông nghiệp là 195.327ha, chiếm 74,49% DTTN Trong đó, thảm cây lâu năm là 185.619ha, chiếm 69,88% diện tích thảm cây trồng nông nghiệp, chúng phân bố trên hầu khắp địa bàn tỉnh Thảm cây trồng hàng năm chỉ có 9.708ha, chiếm 3,60% diện tích thảm cây trồng nông nghiệp Các cây trồng phổ biến được thống kê7 năm
2015 trong vùng là:
- Cây trồng lâu năm 8 : Cao su (134.203ha), điều (1.613ha), hồ tiêu
(407ha), cây ăn quả các loại (5.281ha) trong đó một số loại cây ăn quả chủ lực như cam-quýt-bưởi (2.042ha), nhãn-vải (113ha), xoài (242ha), măng cụt (935ha)
7 Theo Niên giám thống kê năm 2015
8 Diện tích theo loại cây trồng (bao gồm cả diện tích trồng xen canh)
Trang 39- Cây trồng hàng năm 9 : lúa (7.592ha, trong đó lúa vụ Đông Xuân là
2.378ha, vụ Hè Thu là 1.670ha, vụ Mùa là 3.544ha), khoai mỳ (4.769ha), đậu phộng (210ha), mía (809ha), ngô (358ha), mè (256ha), khoai lang (224ha) và một số loại cây hàng năm khác
Ngoài ra còn có một số loại cây tự nhiên nằm xen trong vùng đất sản xuất nông nghiệp và dân cư đặc trưng cho từng loại đất như sau:
+ Đất nâu vàng hoặc đất xám trên phù sa cổ tầng dày, địa hình dạng bậc thềm trung bình hoặc thấp, mặt đất hơi ẩm, mùn trung bình thấp và chua, các loại cỏ xen trong vườn cây thường gặp gồm: cỏ là tre, cỏ hôi, cỏ mỹ, cỏ chỉ, cỏ
gà, cây cối xay
+ Đất nâu vàng hoặc đất xám trên phù sa cổ tầng dày trung bình đến mỏng, địa hình dạng bậc thềm cao hoặc đồi thấp lượn sóng, mặt đất khô, mùn thường nghèo và chua, các loại cỏ xen trong vườn cây thường gặp gồm: cỏ tranh, trinh nữ, cỏ mỹ, cỏ chỉ, cỏ hôi
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến cổ tầng dày trung bình đến mỏng, địa hình dạng đồi dốc thấp ít dốc, mặt đất hơi ẩm, mùn thường trung bình thấp và chua, các loại
cỏ xen trong vườn cây thường gặp gồm: cỏ tranh, trinh nữ, sim, mua, cỏ mỹ
+ Đất vàng nhạt trên đá cát cổ tầng dày trung bình đến mỏng, địa hình dạng đồi dốc thấp ít dốc, mặt đất hơi ẩm, mùn thường trung bình thấp và chua, các loại cây cỏ xen trong vườn cây thường gặp gồm: các cây họ sim mua, tre-le,
cỏ tranh, trinh nữ, cỏ mỹ
+ Đất xám glây và đất dốc tụ có địa hình thấp, mặt đất ẩm ướt, lượng mùn khá, chua, các loại cỏ thường gặp gồm: cỏ chát, cỏ ống, cỏ chác, cỏ lồng vực, rau mác, rau nghễ nước, rau bợ
+ Đất phù sa không được bồi có địa hình tương đối cao, mặt đất hơi ẩm, lượng mùn khá, ít chua, cây trồng, các loại cỏ xen trong vườn thường gặp gồm:
cỏ mật, cỏ chỉ, cỏ gà, cỏ ống, cỏ hôi, cây cối xay, cây càng cua
+ Đất phù sa glây, phù sa loang lổ có địa hình tương đối thấp, các loại cỏ xen trong ruộng thường gặp gồm: cỏ mật, cỏ chát, cỏ cháo, cỏ lồng vực, cỏ ống,
cỏ gà, rau mác, rau nghễ nước, rau bợ
+ Đất phèn có địa hình thấp, các loại cỏ xen trong ruộng thường gặp gồm:
cỏ năn bộp, cỏ năn chỉ, cỏ chát, cỏ ống
Trang 40
Nhìn chung trong các vùng đất sản xuất nông nghiệp, mức độ che phủ đất của thảm cây trồng khá tốt Đặc biệt, hầu hết diện tích các đất xám, đất nâu vàng trên các bậc thềm phù sa cổ có tầng đất hữu hiệu dày đều được sử dụng để trồng những loại cây lâu năm có độ che phủ tốt như cao su, cây ăn quả, điều Vì vậy phần lớn diện tích đất nâu vàng và một phần diện tích đất xám trên phù sa
cổ trong tỉnh vẫn duy trì được lượng mùn và đạm khá
II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý để phát triển kinh tế, thương mại - dịch vụ, đặc biệt là phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật Trong những năm vừa qua, nền kinh tế tỉnh luôn đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh so với cả nước, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ Hệ thống lưu thông phân phối hàng hóa nông sản, công nghiệp khá phát triển, hệ thống hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, hoàn thiện, góp phần hỗ trợ sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống người dân trên địa bàn tỉnh
- Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, các ngành kinh tế đều đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13-15% (tính từ giai đoạn 2001-2014) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá; thu hút đầu tư đạt cao, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm (GDRP10) luôn ở mức cao nhất so với các tỉnh thành trong cả nước, cụ thể:
+ Giai đoạn 2001-2005 bình quân đạt 15,3%/năm
+ Giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 14,04%/năm
+ Giai đoạn 2010-2014 bình quân đạt 13,0%/năm
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng, phát huy hiệu quả đầu tư Trong đó:
10 Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn (chỉ tiêu tính theo từng địa phương)