1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đối âm đơn giản(tt)

13 1,7K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 832 KB

Nội dung

Hình 17 Cần phải lưu ý tất cả các qui tắc của loại thứ 1. Hai nốt được viết đối âm cho một nốt của giai điệu không đổi, ngoại trừ trong ô nhịp cuối [Hình 18a). Trong ô nhịp áp cuối, đôi khi có thể sử dụng loại thứ 1. [Hình 18b]. Hình 18 Cấm lặp lại bất kỳ một nốt nào chỉ theo loại thứ 1 [Hình 19] Hình 19 Âm đối có thể bắt đầu trong phần nửa đầu hoặc trong phần thứ nửa thứ 2 của ô nhịp, tuy nhiên nên chọn trong phần nửa thứ 2. Khi âm đối bắt đầu trong phần nửa đầu của ô nhịp thì phải là quãng đồng âm, quãng 5 hoặc quãng 8; còn nếu là trong phần nửa thứ 2 thì âm đối có thể là bất kỳ quãng thuận nào [Hình 20]. Hình 20 Sau ô nhịp thứ 1, quãng tại phách đầu nên là quãng thuận không hoàn toàn, như trong loại thứ 1, nhưng đôi khi cũng có thể sử dụng quãng 5 hoặc quãng 8 . Trong bài này và những bài tiếp theo, tất cả các nốt không thuộc hòa âm ngầm định tại phách đầu phải được xem như quãng nghịch, nghĩa là những nốt thuộc hòa âm ngầm định có thể được rời đi bằng một quãng nhảy (a) hoặc theo tiến hành từng bậc (b) trừ phi tạo ra quãng nghịch với giai điệu không đổi thì nên tránh sử dụng; nếu xa lạ với giai điệu không đổi, dù là quãng thuận với giai điệu không đổi (c) hoặc không thuận (d), các nốt này phải được xem như là nốt hoa mỹ hoặc nốt lướt [Hình 21]. Hình 21 Có thể áp dụng sự hoa mỹ như sau: nếu ở trên âm chánh thì có thể là nửa cung (a) hoặc nguyên một cung (b) cách xa nốt chánh này; và nếu ở dưới thì là nửa cung (c). Hình 22 Khi âm đối ở dưới giai điệu không đổi thì cần phải xử lý đặc biệt quãng 5 trong hợp âm. Điều này được phép tại phách yếu vì lúc đó nốt dưới sẽ được xem như âm hòa âm lướt. Âm hòa âm lướt là âm thứ 2 trong 3 âm thuộc cùng một hợp âm [Hình 23]. Khi âm thứ 3 là một thành phần của hợp âm có chứa quãng 5 như là âm hòa âm lướt thì hợp âm trên âm này có thể thay đổi như trong Hình 23b. Quãng 5 được cho phép tại phách mạnh khi chỉ là một quãng 5 ngầm định (hợp âm 6/4), nghĩa là quãng 3 và quãng 5 xuất hiện tại phách mạnh và âm gốc sẽ không xuất hiện cho đến phần nửa thứ hai của ô nhịp [Hình 23c]. Hình 23 Quãng đồng âm được cho phép sủ dụng tại phách mạnh [Hình 24]. Hình 24 Tránh tạo ra hiệu quả hợp âm rải, nghĩa là không nên sử dụng nhiều hơn 3 âm thuộc cùng một hợp âm liên tiếp nhau. Hình 25 Tránh thường xuyên nhảy quãng trong các bè [Hình 26]. Hình 26 Đôi khi các bè có thể chéo nhau nhưng phải trở lại vị trí ngay tức thì [Hình 27]. Hình 27 Các quãng 5 và 8 liên tiếp nhau tại các phách mạnh liên tiếp nhau là xấu nhưng sẽ là tốt tại các phách yếu nếu quãng 5 hoặc quãng 8 thứ 2 được tiến đến ngược chiều từ quãng 5 hoặc quãng 8 đầu tiên [Hình 28]. Hình 28 Trong cung thứ, đôi khi có thể tạo ra bậc 6 tại phách mạnh nếu được tiếp tục tiến hành hướng lên để tạo ra bậc 7 [Hình 29]. Hình 29 Trong ô nhịp áp chót, cả âm chủ trên (âm bậc 2) và âm dẫn (âm bậc 7) đều nên xuất hiện [Hình 30]. Hình 30 Có thể viết 3 nốt cho một nốt của giai điệu không đổi như trong Hình 31. Đối với điều này thì không cần có qui tắc mới. Hình 31 Các giải kết trong Hình 32 là tốt. Cũng sẽ thấy là các giải kết thuộc loại thứ 1 cũng có thể được sử dụng. Hình 32 BÀI TẬP Với giai điệu không đổi a, viết 2 bè đối âm trên và 2 bè đối âm dưới theo loại thứ 1. Với giai điệu không đổi b, viết 2 bè trên và 2 bè dưới theo loại thứ 2. GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI Hình 33 HÌNH 34 [A] Trong trường hợp này và trong các trường tương tự, từ "loại" (species) được hiểu đơn giản là để chỉ số lượng nốt hoặc để chỉ sự phối hợp nốt trong bè hoặc các bè đối âm có liên quan. Do đó, "Loại thứ 2 trong cả 2 bè" có nghĩa là cả 2 bè được tiến hành với nốt trắng. Khi viết loại thứ 2 trong cả 2 bè sẽ không có giai điệu không đổi và cả 2 bè đều là gốc. Một bè sẽ bắt đầu tại phách 1 còn bè kia có thể bắt đầu hoặc cũng tại phách 1 hoặc phách 2 [Hình 35]. Hình 35 Quãng được lập từ 2 nốt xuất hiện tại phách 2 phải là quãng thuận hoặc là một trong những quãng nghịch sau: quãng 4 tăng, quãng 5 giảm, quãng 7 thứ hoặc giảm nếu được giải đúng cách và quãng 4 đúng khi được tiến hành theo hướng ngược chiều. Tất cả các âm không thuộc phần hòa âm xuất hiện tại phách 1 phải được xem như âm nghịch [Hình 36]. Hình 36 Quãng 7 và quãng 9 trong phần hòa âm của ô nhịp, khi được tiến đến theo chiều đi lên, có thể được sử dụng trong bất kỳ bè nào miễn là thuận so với bè kia hoặc phù hợp với yêu cầu ngoại lệ [Hình 37]. Quãng 7 trưởng lướt (passing major seventh) và gốc của nó có thể xuất hiện tại phách yếu, ngay cả khi được tiến đến theo cùng chiều như trong Hình 37a. Quãng 7 lúc này phải được xem như là âm lướt (pasing tone). Hình 37 Đoạn giải kết trong Hình 38 là tốt khi loại thứ 2 được viết trong cả 2 bè. Đoạn giải kết nào có loại thứ 2 chỉ trong 1 bè mà thôi cũng có thể được sử dụng. Hình 38 Viết loại thứ 2 trong cả 2 bè, theo bài học này, sẽ được xét là sự pha trộn giữa loại thứ 1 và loại thứ 2, như trong Hình 39. Trong bài này, không nên sử dụng loại thứ 2 nhiều hơn 4 ô nhịp liên tiếp cho 1 bè, cần lưu ý là loại thứ 2 đôi khi có thể được sử dụng trong cả 2 bè. Trong các bài học sau, bạn sẽ có cơ hội để viết loại thứ 2 liên tục trong cả 2 bè. Hình 39 BÀI TẬP Viết câu nhạc 8 ô nhịp có pha trộn loại thứ 1 và loại thứ 2 [Hình 39]. Đối với giai điệu không đổi a, hãy viết một bè đối âm trên và một bè đối âm dưới, 3 nốt trong một ô nhịp [Hình 31]. Đối với giai điệu không đổi b, hãy viết một bè đối âm trên và một bè đối âm dưới theo loại thứ 2. GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI Hình 40 Hình 41 Trong loại này, 4 nốt được viết trong phần đối âm cho mỗi nốt của giai điệu không đổi. Phần đối âm có thể bắt đầu tại nốt đen thứ 1, thứ 2 hoặc thứ 4. Tuy nhiên, nốt đen thứ 2 thường được sử dụng hơn [Hình 42]. Hình 42 Các bài tập đối âm phải bắt đầu và kết thúc về chủ âm. Khi đối âm bắt đầu tại nốt đen thứ 1, âm đối phải tạo thành quãng thuận hoàn toàn với giai điệu không đổi. Và tại nốt đen thứ 2 hoặc thứ 4, có thể tạo thành bất kỳ quảng thuận nào cũng được. Phải lưu ý đến tất cả các qui định đã được hướng dẫn trừ khi có ngoại lệ. Ít nhất một trong 3 nốt đen đầu của ô nhịp phải được rời theo từng bậc [Hình 43]. Hình 43 Nốt đen cuối trong ô nhịp thường được rời theo từng bậc. Nếu nốt đen này được tiến đến bằng quãng nhảy hoặc theo từng bậc qua ít nhất 2 nốt đen thì có thể rời bằng quãng nhảy theo chiều ngược lại với chiều mà nốt này được tiến đến. Nhảy một quãng 3 theo cùng chiều cũng tốt nếu trước đó cũng là quãng 3 nhảy (d) [Hình 44]. Hình 44 Đôi khi các bè có thể chéo nhau Việc sử dụng các âm không có tính chất hòa âm, như trong Hình 45, là tốt trong bất kỳ bè nào. Tại a, âm lướt, thay vì được tiến hành thẳng đến âm kế tiếp trong hợp âm, lại nhảy một quãng 3 đến phía khác và rồi quay lại. Có thể tạo sự hoa mỹ theo cách này, nhưng sẽ hiệu quả nhất khi âm chánh là âm dẫn, như tại b. Trong cả 2 trường hợp, đối âm phải được tiếp tục theo từng bậc một để đến âm trong hợp âm [Hình 45]. Hình 45 Có thể sử dụng quãng 5 ở bè dưới tại bất kỳ nốt đen nào trừ nốt đen thứ 1 với điều kiện là nốt này được xem như là nốt lướt, nghĩa là được tiến đến và rời đi theo từng bậc cùng chiều. Hình 46 Quãng 5 và quãng 8 liên tiếp nhau bị cấm khi xuất hiện: tại phách mạnh của các ô nhịp liền nhau; giữa các nốt nổi bật trong các ô nhịp liền nhau và cách nhau không quá 4 nốt đen; và giữa một nốt nổi bật của ô nhịp và nốt đen thứ 1 của ô nhịp kế tiếp [Hình 47]. Hình 47 Sự di chuyển chéo đến quãng đồng âm là xấu và chỉ được phép nếu tiếp tục di chuyển theo cùng chiều đến quãng đồng âm [Hình 48]. Hình 48 Có thể sử dụng quãng đống âm tại bất kỳ nốt đen nào trừ nốt đen thứ 1 trong ô nhịp. Sự lặp lại thường xuyên của một âm hình như trong Hình 49 là không tốt. Hình 49 Có thể sử dụng sự hoa mỹ ở bè trên hoặc bè dưới theo nửa cung hoặc một cung nhưng nếu là một cung ở bè dưới thì sẽ đạt nhất nếu đó là quãng 9 của hợp âm này [Hình 50]. Hình 50 Trong cung thứ, khi sử dụng hòa âm có chứa âm dẫn như là âm trong hợp âm thì bậc 6 và 7 của âm giai được nâng lên cả lúc hướng lên và hướng xuống. Các bậc này sẽ không bị thay đổi khi lên lẫn khi xuống trong hòa âm có chứa bậc 6 của âm giai như là âm trong hợp âm. Trong các hình thức hòa âm khác, các bậc này chỉ được nâng lên lúc hướng lên mà thôi. Bậc 6 hoặc bậc 7 có thể được thay đổi đồng chuyển với chỉ một nốt ở giữa mà thôi [Hình 51]. Hình 51 Có thể viết 6 nốt cho một nốt của giai điệu không đổi nhu trong Hình 52. Hình 52 Các giải kết trong Hình 53 đều tốt. Hình 53 BÀI TẬP Viết 3 bè đối âm ở trên và ở dưới theo loại thứ 3 cho giai điệu không đổi a. Viết câu 8 ô nhịp bằng cách sử dụng loại thứ 2 liên tục trong cả 2 bè [Hình 34]. GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI Hình 54 Hình 55 Những khuyến cáo trong việc viết loại thứ 2 cho cả 2 bè được áp dụng ở đây, ngoại trừ khi cả hai bè đều di chuyển theo từng bậc, thì bất kỳ quãng cũng có thể xuất hiện tại nốt đen thứ 2 và thứ 4 và nên là quãng thuận. Nốt đen thứ 3 được xử lý tương tự như là phần nửa thứ 2 khi viết loại thứ 2 cho cả 2 bè. Quãng 4 tăng, quãng 5 giảm và quãng 7 giảm có thể được tiến đến theo cùng chiều [Hình 56]. Hình 56 Quãng 4 tăng theo sau quãng 4 đúng như trong Hình 56a là tốt. Quãng 7 thứ, quãng 9 trưởng và quãng 9 thứ của hợp âm có thể được sử dụng thoải mái chỉ tại nốt đen thứ 1 nhưng phải tạo ra quãng thuận với bè kia [Hình 57]. Hình 57 Có thể pha trộn loại thứ 1 và loại thứ 3 như trong Hình 58. Hình 58 Có thể sử dụng loại thứ 2 trong bè này và loại thứ 3 trong bè kia, cũng như cả 6 nốt trong bè này và 2 nốt trong bè kia và 6 trong bè này và 3 trong bè kia. Tất cả các âm xuất hiện cùng một lúc phải tuân theo các khuyến cáo dành cho các âm xuất hiện tại phách yếu đã nói trong các bài trước khi mà cả hai bè chỉ được viết theo loại thứ 1 [Hình 59]. Hình 59 Các giải kết trong Hình 60 là tốt và sẽ gợi ý cho các cách giải kết khác. [...]... được nối liền với nốt đầu trong ô nhịp sau để tạo thành nhịp ngoại (syncopation) Cũng như trong loại thứ 2, nốt thứ 1 của đối âm phải tạo thành quãng đồng âm, quãng 8 hoặc quãng 5 và khi âm đối bắt đầu trong phần nửa thứ 2, âm đối có thể tạo ra quãng thuận không hoàn toàn Khi âm đối bắt đầu trong phần nửa đầu thì phần nửa sau được xử lý tương tự như trong phần nửa sau của các ô nhịp tiếp theo như mô... quãng 5 là âm hòa âm lướt, thì có thể tiến đến quãng này theo chiều hướng lên hoặc hướng xuống Hình 65 Chỉ nên sử dụng sự chậm trể khi được chuẩn bị bằng âm dẫn ví lúc này âm đối sẽ tăng thêm nửa cung khi giải kết [Hình 66] Hình 66 Có thể sử dụng các quãng nghịch sau đây trong phần nửa đầu của ô nhịp: –Khi âm đối nằm ở phần trên, quãng 4 và quãng 7 treo và quãng 2 và quãng 5 chậm trể; và khi âm đối ở phần... thì âm đối phải đi xuống hoặc đi lên trể hơn (d) một bậc để tạo thanh quãng thuận không hoàn toàn (c) Khi phần nửa đầu là một quãng thuận thì âm đối có thể di chuyển bằng quãng nhảy đến một âm nào đó thuộc hợp âm khác (e) hoặc bằng cách tiến hành từng bậc (f) Trong trường sau này, nốt thứ 2 sẽ là nốt không hòa âm và do đó không nên được sử dụng để chuẩn bị cho nhịp ngoại Hình 63 Khi viết 3 nốt đối. ..Hình 60 BÀI TẬP Đối với giai điệu không đổi a, viết một bè đối âm ở trên và một bè đối âm ở dưới theo loại thứ 3 Đối với giai điệu không đổi b, viết bè đối âm gồm 6 nốt, một ở bè trên và một ờ bè dưới theo loại thứ 3 [Hình 52] Viết một Viết 2 câu câu nhạc nhạc 8 8 ô nhịp có pha trộn ô nhịp... quãng (c) đến một âm khác nào đó trong hợp âm trước khi được giải Việc giải kết đến âm dẫn (d) sẽ tạo nên một ngoại lệ quan trọng cho qui tắc này [Hình 64] Hình 64 Có thể sử dụng quãng 5 ở bè dưới nếu để chuẩn bị cho một nốt treo (Hình 65a) Cũng có thể sử dụng quãng 5 này ở bè dưới, như trong Hình 65b, miễn là phải được giải bằng cách nhảy đến quảng 3 của hợp âm Khi nhảy từ quãng 5 đến âm gốc hoặc ngược... kia (Hình 59) Trong việc phối hợp các loại trong bài học này và những bài tiếp theo, học viên có thể sử dụng bất kỳ loại nào cho bất kỳ bè nào Với giai điệu không đổi dưới đây, viết 2 bè đối âm ở trên và 2 bè đối âm ở dưới theo loại thứ 4 GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI Hình 70 ... và quãng 5 chậm trể; và khi âm đối ở phần dưới, quãng 2 treo và quãng 4 và quãng 7 chậm trể [Hình 64] Hình 67 Các quãng 5 liên tiếp nhau tại các phách mạnh liên tiếp nhau sẽ là tốt khi một trong những âm của quãng 5 thứ 2 được chuẩn bị như trong Hình 68 Hình 68 Các giải kết này là tốt: Hình 69 BÀI TẬP Viết một câu nhạc 8 ô nhịp với 2 nốt trong mỗi ô nhịp cho một bè và 6 cho bè kia; viết một câu nhạc . hợp âm. Điều này được phép tại phách yếu vì lúc đó nốt dưới sẽ được xem như âm hòa âm lướt. Âm hòa âm lướt là âm thứ 2 trong 3 âm thuộc cùng một hợp âm. BÀI TẬP Đối với giai điệu không đổi a, viết một bè đối âm ở trên và một bè đối âm ở dưới theo loại thứ 3. Đối với giai điệu không đổi b, viết bè đối âm gồm

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 17 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 17 (Trang 1)
Hình 18 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 18 (Trang 1)
Hình 21 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 21 (Trang 2)
Hình 22 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 22 (Trang 2)
Tất cả các âm không thuộc phần hòa âm xuất hiện tại phách 1 phải được xem như âm nghịch [Hình 36]. - Đối âm đơn giản(tt)
t cả các âm không thuộc phần hòa âm xuất hiện tại phách 1 phải được xem như âm nghịch [Hình 36] (Trang 5)
Hình 35 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 35 (Trang 5)
Hình 44 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 44 (Trang 7)
Hình 43 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 43 (Trang 7)
Hình 48 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 48 (Trang 8)
Hình 47 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 47 (Trang 8)
Có thể viết 6 nốt cho một nốt của giai điệu không đổi nhu trong Hình 52. - Đối âm đơn giản(tt)
th ể viết 6 nốt cho một nốt của giai điệu không đổi nhu trong Hình 52 (Trang 9)
Hình 52 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 52 (Trang 9)
Viết một câu nhạc 8ô nhịp có pha trộn loại thứ 1 và loại thứ 3 [Hình 59]. Viết   2   câu   nhạc   8   ô   nhịp   sử   dụng   loại   thứ   2   trong   cả   2   bè   [Hình   55] - Đối âm đơn giản(tt)
i ết một câu nhạc 8ô nhịp có pha trộn loại thứ 1 và loại thứ 3 [Hình 59]. Viết 2 câu nhạc 8 ô nhịp sử dụng loại thứ 2 trong cả 2 bè [Hình 55] (Trang 11)
Hình 60 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 60 (Trang 11)
Hình 64 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 64 (Trang 12)
Có thể sử dụng quãng 5ở bè dưới nếu để chuẩn bị cho một nốt treo (Hình 65a). Cũng có thể sử dụng quãng 5 này ở bè dưới, như trong Hình 65b, miễn là phải được giải bằng cách nhảy đến quảng 3 của hợp  âm. - Đối âm đơn giản(tt)
th ể sử dụng quãng 5ở bè dưới nếu để chuẩn bị cho một nốt treo (Hình 65a). Cũng có thể sử dụng quãng 5 này ở bè dưới, như trong Hình 65b, miễn là phải được giải bằng cách nhảy đến quảng 3 của hợp âm (Trang 12)
Hình 68 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 68 (Trang 13)
Hình 69 - Đối âm đơn giản(tt)
Hình 69 (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w