Ngày nay, khi yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướngtích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh và đổi mới trong việc tiếnhành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sin
Trang 1Tên đề tài: Tìm hiểu phần mềm Emp- Test và ứng dụng tạo bộ đề trắcnghiệm trong môn ngôn ngữ lập trình bậc cao.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Phạm vi nghiên cứu
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Phương pháp kiểm tra đánh giá
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá
1.1.2 Các hình thức kiểm tra đánh giá
1.1.3 Mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh
1.1.4 Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
Trang 21.1.5 Những yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh
1.2 Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm
1.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan
1.3.1 Khái niệm trắc nghiệm khách quan
1.3.2 Ưu nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan
1.3.3 Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.3.3.1 Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
1.3.3.2 Câu hỏi trắc nghiệm đúng- sai
1.3.3.3 Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi
1.3.3.4 Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
1.3.4 Yêu cầu đối với việc xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan1.3.5 Phân tích và đánh giá câu hỏi và đề thi trắc nghiệm khách quan
1.3.5.1 Chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.3.5.2 Quy trình biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.4 Chương trình tin học lớp 11
1.4.1 Mục tiêu
1.4.2 Chương trình học
Chương 2 TÌM HIỂU PHẦN MỀM EMP-TEST.
2.1 Tìm hiểu về phần mềm tạo bộ đề trắc nghiệm Emp-Test
2.1.1 Tổng quan
2.1.2 Các chương trình của phần mềm Emp-Test
2.1.2.1 Chương trình Editor
Trang 32.2.1 Soạn thảo câu hỏi.
2.2.2 Tạo đề thi trắc nghiệm
Chương 3: Ứng dụng phần mềm Emp-Test đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn ngôn ngữ lập trình bậc cao.
3.1 Ứng dụng chương trình Editor xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.3.2 Ứng dụng chương trình Editor tạo đề thi kiểm tra trắc nghiệm
3.3 Ứng dụng chương trình Test làm bài thi kiểm tra trắc nghiệm
3.3.1 Giới thiệu chương trình Test
3.3.2 Ấn định chế độ hoạt động của chương trình Test
3.3.3 Các thao tác làm bài kiểm tra với chương trình Test
3.3.4 Thực hiện làm bài kiểm tra với chế độ làm bài tự do
3.3.5 Thực hiện làm bài kiểm tra với chế độ làm bài trên máy đơn
3.3.6 Thực hiện làm bài kiểm tra với chế độ làm bài trên máy nối mạng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ
và sự bùng nổ thông tin trên nhiều lĩnh vực, thế giới đang bước vào thời đạicủa toàn cầu hóa thì vai trò của giáo dục ngày càng được tăng cường trongviệc “Đào tạo ra những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có nănglực giải quyết những vấn đề thực tế” Định hướng cho phát triển giáo dục đó
là “Phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồidưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáodục 1998, chương 1, điều 24 )
Nhận thức được tầm quan trọng của tin học, hầu hết các trường Đạihọc, Cao đẳng, và các trường Trung học chuyên nghiệp đều đã đưa tin họcvào giảng dạy, thậm chí ở cả các trường phổ thông các em cũng đã được làmquen với môn học này Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quyết định đưa tinhọc vào giảng dạy như một môn học chính thức ở tất cả các trường trunghọc phổ thông trong cả nước, với những mục tiêu:
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
Hỗ trợ tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duysáng tạo và năng lực tự học, khả năng ứng dụng kiến thức đã học của họcsinh;
Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến trong khuvực và trên thế giới;
Nhằm giúp các em tiếp cận với những kiến thức khoa học công nghệmới
Đổi mới phương pháp dạy học bao gồm đổi mới phương pháp kiểmtra, đánh giá Thậm chí phương pháp kiểm tra đánh giá có khi còn giữ vaitrò chủ đạo chi phối cách dạy, cách học Đổi mới phương pháp kiểm trađánh giá là một trong những phương hướng cơ bản của đổi mới phương
Trang 6pháp dạy học, bởi kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành rất quan trọngcủa quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu không thể tách rời củaquá trình dạy học, việc đánh giá chính xác kết quả học tập là cơ sở để cónhững quan điểm đúng đắn trong quá trình dạy học Trong các phương phápkiểm tra, đánh giá thì trắc nghiệm khách quan được gọi là phương phápđánh giá khoa học, chính xác và đánh giá đúng thực lực của người học Tuynhiên, hiệu quả của trắc nghiệm khách quan phụ thuộc vào rất nhiều khâu,quy trình tổ chức ra đề, coi thi và tổ chức thi của các kỳ thi Việc sử dụng hệthống mạng máy tính và phần mềm ra đề, quản lý và tổ chức thi trắc nghiệm
sẽ nâng cao tính chính xác, bảo mật của các đề thi; sự thuận lợi, dễ dàng chothí sinh trong quá trình làm bài, tính chính xác trong việc chấm bài sẽ gópphần nâng cao hiệu quả của các kỳ thi
Ngày nay, khi yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướngtích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh và đổi mới trong việc tiếnhành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, luôn được quan tâm vàchú trọng hơn bao giờ hết thì trách nhiệm của một người giáo viên khi đứngtrên bục giảng lại càng nặng nề hơn rất nhiều Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cóchủ trương kể từ năm 2007, các kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông(THPT) và thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sẽ ra đề thi theo phương pháptrắc nghiệm khách quan đối với một số môn Chính vì vậy, để từng bước đổimới và làm cho học sinh quen dần với phương pháp kiểm tra, trắc nghiệm,giáo viên cũng cần từng bước đổi mới và làm quen trong việc tổ chức vàthực hiện một bài thi trắc nghiệm sao cho có hiệu quả Để thực hiện đượcđiều đó, ngoài năng lực chuyên môn cần có, giáo viên không thể không cầnđến một công cụ hỗ trợ rất đắc lực khác, đó là các ứng dụng thi trắc nghiệm
Hiện nay rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trường học phổ thôngtrong cả nước đã xây dựng các hệ thống quản lý học tập trực tuyến với phầnmềm làm nền tảng giảng dạy và tổ chức kiểm tra, đánh giá Tuy nhiên, một
Trang 7trong những khó khăn cho giáo viên trong việc ra đề thi là phải kết nốiInternet và sử dụng Module để ra đề Khó khăn này đã được tháo gỡ khi
phần mềm Emp-Test được tạo ra, Phần mềm Emptest được xây dụng để
đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng phương pháptrắc nghiệm và ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong Giáo dục và Đào
tạo Phần mềm Emptest với các chức năng như tạo đề, trộn đề, tổ chức thi,
xử lý kết quả,… đã đáp ứng được những nhu cầu nhất định trong thi cử,
kiểm tra đánh giá Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu phần mềm Emptest và ứng dụng tạo bộ đề thi trắc nghiệm ngôn ngữ lập trình bậc cao’’.
2 Mục đích nghiên cứu
2.1Mục tiêu chung
Góp phần thực hiện yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của họcsinh do ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đặt ra trong giai đoạn hiệnnay
2.2 Mục tiêu cụ thể
Xây dựng biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của họcsinh trong dạy học ngôn ngữ lập trình bậc cao cấp học THPT góp phần nângcao chất lượng Giáo dục toàn diện Cụ thể là ứng dụng phần mềm Emp-Testđể:
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Kết xuất đề kiểm tra
Tổ chức kiểm tra và chấm bài kiểm tra tự động trên máy vi tính
3 Đối tượng nghiên cứu.
Ứng dụng phần mềm Emp-Test để hoàn thành qui trình kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học sinh trực tiếp trên máy tính
4.Khách thể nghiên cứu
Trang 8Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngôn ngữ lập trình bậccao ở trường Trung học phổ thông.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề kiểm tra, đánh giá nói chung vàbiện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh
Tìm hiểu khái quát những tính năng cơ bản của phần mềm Emp-Test,trong đó đi sâu tìm hiểu và ứng dụng tính năng của 2 chương trình đơnsau:
o Chương trình Editor: Hỗ trợ việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, tổchức đề kiểm tra
o Chương trình Test: Hỗ trợ kiểm tra, chấm điểm trực tiếp trên máytính
Xây dựng ngân hàng câu hỏi, tổ chức phân mức câu hỏi, tổ chức đềkiểm tra
6 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu:
Phương pháp thu thập tài liệu: Dựa vào mục đích và nhiệm vụ của đềtài, việc thu thập tài liệu được tiến hành từ nguồn khác nhau như sách báo,các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các phần mềm nghiên cứu ứngdụng dạy học có nội dung liên quan Để việc xây dựng ngân hàng câu hỏitrắc nghiệm đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục, khi thu thập tài liệu cầnchú ý nghiên cứu sách giáo khoa lớp 11 hiện hành làm tài liệu chuẩn cho nộidung xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm
Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia: trao đổi, hỏi ý kiến các nhàkhoa học giáo dục, chuyên gia tin học, các thầy cô giáo về cách thức kiểm
Trang 9tra, đánh giá môn học như thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả tốthơn.
Phương pháp thực nghiệm : tổ chức thực nghiệm đề kiểm tra học tậpcủa học sinh ở môn ngôn ngữ lập trình bậc cao
7 Phạm vi nghiên cứu
Ứng dụng phần mềm Emp-Test trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi,
ra đề thi và kiểm tra trên máy tính
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Phương pháp kiểm tra đánh giá
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá
Khái niệm về kiểm tra
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa:”kiểm tra làxem xét thực chất, thực tế”
Theo Bửu Kế:” kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lạicông việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.Theo tác giả Vũ Đình Luận :”Kết quả kiểm tra cung cấp thông tin phảnhồi từ người học, về hiệu quả nhận thức, kết quả của dạy học Mục đích củakiểm tra là thu những thông tin về kết quả dạy học, có thể kiểm tra để đánhgiá hoặc không đánh giá”
Còn theo tác giả Trần Bá Hoành :” kiểm tra là cung cấp những dữkiện, những thông tin là cơ sở cho việc đánh giá”
Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm travới nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, thông tin về kết quả dạy-học,
cơ sở ban đầu để đánh giá học sinh Đây là giai đoạn kết thúc của một quátrình dạy học, có vai trò liên hệ ngược trong dạy học và có ba chức năng:đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh Việc kiểm tra cần diễn ra thườngxuyên hàng ngày, tùy từng mục đích kiểm tra mà có thể đánh giá hay khôngđánh giá.[7][13]
Khái niệm về đánh giá
Hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá trong giáodục Chẳng hạn như các nhà giáo dục học phương Tây đã đưa ra một số địnhnghĩa như sau:
Jean Marie De Ketele đã đưa ra định nghĩa: “ Đánh giá có nghĩa là:
o Thu thập thông tin đủ thích hợp,có giá trị và đáng tin cậy
Trang 11o Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này với một tậphợp các tiêu chí phù hợp với các mục tiêu đặt ra ban đầu hay đã điều chỉnhtrong quá trình thu thập thông tin.
Theo các định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm đánh giá trong giáodục khi thì được các tác giả diễn đạt theo mục đích, yêu cầu, nội dung củamột hoạt động cụ thể, khi thì được diễn đạt ở một bình diện khái quát, khithì được diễn đạt theo hướng nhấn mạnh về mục tiêu, khi thì được diễn đạttheo hướng nhấn mạnh về tính chất, quy trình…
Còn ở Việt Nam, theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý,
“Đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá trị”
Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì “Đánh giá là nhận thức cho rõgiá trị của một người hoặc một vật”
Tác giả Trần Bá Hoành đã đưa ra định nghĩa về đánh giá như sau:
“Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quảcông việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu vớinhững mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp
để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả côngviệc”
Các tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc đã đưa ra định nghĩa vềđánh giá kết quả học tập của học sinh như sau: “Đánh giá kết quả học tập làquá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục
Trang 12tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đónhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường,cho bản thân học sinh để họ học tập ngày càng một tiến bộ hơn”.
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập
và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục.Căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp
và hành động trong giáo dục tiếp theo Cũng có thể nói rằng đánh giá là quátrình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xácđịnh mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục về phía học sinh Đánh giá
có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính
Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét vềtrình độ học sinh Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầutiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau
đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng đưa
ra một quyết định Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh
là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin
để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra Hai khâu đó hợpthành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá Từ đây chúng ta có thểđưa ra một khái niệm về kiểm tra đánh giá trong dạy học một cách ngắn gọnnhư sau: Kiểm tra đánh giá là một quá trình thu nhận thông tin giữa giáoviên và học sinh nhằm điều chỉnh hoạt động dạy- học phù hợp với nhữngmục tiêu đã đặt ra cũng như để xác định xem mục tiêu dạy học đã đạt đượchay chưa và với mức độ nào
Chúng ta làm rõ một số thuật ngữ có liên quan đến kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra: Là phương tiện và hình thức của đánh giá Trong kiểm trangười ta xác định trước các tiêu chí và không thay đổi chúng trong quá trìnhkiểm tra
Trang 13Thi: Cũng là một hình thức kiểm tra nhưng có tầm quan trọng đặc biệt,được dùng khi kết thúc một giai đoạn đào tạo Trong thi thì tính chất tổngkết luôn luôn là tính chất nổi trội so với tính chất định hình.
Kết quả học tập: Có thể được hiểu theo hai cách khác nhau tùy theo mụcđích của việc đánh giá
o Kết quả học tập được coi là mức độ thành công của học sinh trongviệc đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng Theo cách định nghĩa này thì kết quả họctập là mức độ thực hiện tiêu chí
o Kết quả học tập được coi là mức độ thành tích đã được của một họcsinh so với các bạn cùng học, theo cách định nghĩa này thì kết quả học tập làmức độ thực hiện chuẩn
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chủ đề cập đến việc kiểm tra đánh giá
về kỹ năng và thái độ Vì vậy chúng tôi chọn kết quả học tập là mức độ thựchiện chuẩn
Chuẩn, tiêu chí đánh giá: Là mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóathành các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng môn họchoặc hoạt động học tập, phải được lượng hóa thành các chuẩn có thể đolường được [7][13]
1.1.2 Các hình thức kiểm tra đánh giá
Tùy theo góc độ xem xét và mục tiêu phân loại, tùy vào nội dung vàphương pháp đánh giá, người ta có thể chia thành bốn loại hình đánh giánhư sau:
Đánh giá định hình (hay còn gọi là đánh giá hình thành)
Đánh giá hình thành được tiến hành trong suốt quá trình một nội dungnào đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi kết quả học tập của học sinh vềnội dung đó, dùng làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy và học tiếptheo, nhằm làm cho những hoạt động này có kết quả hơn
Trang 14Đánh giá định hình đã khắc phục được nhược điểm của đánh giá truyềnthống Trước kia người ta thường chủ yếu đánh giá học sinh dựa trên các bàikiểm tra hoặc các bài thi cuối mỗi giai đoạn đào tạo Việc đánh giá này chỉcung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu đã đượcxác định trong chương trình các môn học Kiểu đánh giá cũ này không gópphần vào việc cung cấp các thông tin phản hồi cần thiết về sự thành cônghay chưa thành công của giáo viên và học sinh.
Đánh giá tổng kết
Còn được gọi là đánh giá kết thúc, được thực hiện ở cuối mỗi giai đoạnđào tạo Đánh giá tổng kết cung cấp thông tin về kết quả học tập của họcsinh so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn Nó là cơ sở để phân loại,lựa chọn, phân phối học sinh vào các chương trình học tập thích hợp
Đánh giá theo chuẩn
Nhằm so sánh kết quả học tập của một học sinh với các học sinh khácđược học cùng một chương trình giáo dục Kiểu đánh giá này cho phép sắpxếp kết quả học tập của học sinh và phân loại học sinh theo thứ tự
Vì có mục đích sắp xếp nên trong đánh giá theo chuẩn phải sử dụngnhững công cụ đánh giá giống nhau (như đề kiểm tra, đề thi) Bộ công cụcàng có khả năng phân biệt năng lực học tập của học sinh càng cao càngtốt
Đánh giá theo tiêu chí
Nhằm xác định mức độ kết quả học tập của mỗi học sinh theo mục tiêugiáo dục Trong đó kết quả học tập của mỗi học sinh được so sánh với cácmục tiêu học tập được xác định theo chương trình giáo dục của môn học.Qua phân tích đặc điểm của bốn loại đánh giá trên có thể thấy chúngđược xếp vào hai nhóm và thấy rằng:
Đánh giá định hình chỉ có thể là đánh giá theo tiêu chí, không thể làđánh giá theo chuẩn
Trang 15 Đánh giá tổng kết có thể là đánh giá theo tiêu chí và theo chuẩn.[13]
1.1.3 Mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra- đánh giá kết quả học
tập của học sinh
Mục đích của việc kiểm tra- đánh giá
Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi họcsinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá,giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc họctập
Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tiễn để nhận ra những điểm mạnh vàđiểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừngnâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
Như vậy, đánh giá không nhằm mục đích nhận định thực trạng và địnhhướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhậnđịnh ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Ý nghĩa của việc kiểm tra- đánh giá
Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáoviên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí
Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấpkịp thời những thông tin “liên hệ ngược” giúp người học điều chỉnh hoạtđộng học
Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa họcđến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết
Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiếnhành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quáthóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duysáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế
Trang 16 Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập,
có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng có lòng tin vào khả năngcủa mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn
Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệngược ngoài” giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy
Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dụcnhững thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để cónhững chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợnhững sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
Vai trò của việc kiểm tra- đánh giá trong dạy học hiện nay
Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái
gì mà còn dạy học như thế nào Đổi mới phương pháp dạy học là một yêucầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học Đổi mớiphương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từnội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểmtra đánh giá kết quả dạy học Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việcnâng cao chất lượng đào tạo Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điềuchỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, quản lý giáo dục Nếu kiểm tra đánhgiá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trongviệc sử dụng nguồn nhân lực Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhucầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay Kiểm tra đánh giáđúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say,nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.[7]
1.1.4 Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
Để đáp ứng với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòanhập vào trào lưu chung của thế giới, mục đích chung của nền giáo dụcnước ta là tạo nên nhân cách Việt Nam: Đào tạo lớp thanh niên có văn hóa,
có kỹ thuật, tích cực, năng động, sáng tạo, có khả năng lao động với năng
Trang 17suất cao trong một nền công nghệ tiên tiến, có ý chí vươn lên vì sự thànhđạt, tiến bộ của bản thân và sự phồn vinh của đất nước Từ mục đích chungnày, mỗi cấp học, ngành học đều phải xác định mục đích cho mình nhằm đạtđược mục đích chung.
Sự thay đổi về mục đích, nhất thiết đòi hỏi phải thay đổi về nội dung vàphương pháp dạy học, và vì thế trong hệ thống các thành tố của quá trìnhdạy học, với sự tương quan nhất định cần phải có cách kiểm tra, đánh giáphù hợp với sự thay đổi của mục đích, nội dung và phương pháp dạy học.Việc kiểm tra đánh giá ở Trung học phổ thông cũng phải nhằm vào cáchướng trên, để các thành tố của quá trình dạy học mới có thể tác động tương
hỗ và thúc đẩy cả hệ thống phát triển, có như thế chất lượng giáo dục mớiđược nâng cao
Từ gần nửa thế kỉ trước, thế giới đã đưa ra 3 mục tiêu dạy học là: nhậnthức, kĩ năng, và cảm xúc hay còn gọi là phẩm chất nhân văn Ở nước ta,hơn nửa thế kỉ qua, việc dạy học mới chỉ chú ý tới mục tiêu nhận thức, còncác mục tiêu khác bị xem nhẹ hoặc không chú ý tới Ngay trong mục tiêunhận thức vốn có 4 bậc: nhận biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo thì chúng tacũng chỉ chú ý và cố gắng đạt các mục tiêu ở bậc thấp là nhận biết và hiểu.Điều này thể hiện rất rõ trong chế độ thi cử và kiểm tra đánh giá kết quả củanước ta Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ nhiều năm nay đượcthực hiện chặt chẽ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc của cáctrường qua các kì thi cuối kỳ, thi tốt nghiệp
Về hình thức kiểm tra, thi hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức như:viết, vấn đáp, trắc nghiệm
Đề thi viết thời gian có thể từ 45 phút đến 90 phút, các vấn đề nêu ratrong đề nhiều nhất cũng chỉ là 3 hay 4 câu hỏi
Trang 18 Thi vấn đáp thì số câu hỏi nhiều hơn, nhưng thời lượng kiến thức vàthời gian kiểm tra cho học sinh càng eo hẹp hơn, mỗi học sinh được hỏi mộthay hai vấn đề nhỏ trong thời gian từ 7 đến 10 phút
Trắc nghiệm có thể có vài chục đến vài trăm câu hỏi với nhiều cáchkhác nhau như: lựa chọn đáp án, đúng sai, sóng đôi, tự luận…
Nhưng tất cả các hình thức và nội dung đề thi, kiểm tra trên đều nhằmmục đích kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, cácnguyên lí mà học sinh đã được học Cao hơn chút nữa là hiểu các tư liệu đãđược học, có khả năng mô tả tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin thunhận được
Ví dụ: Đối với môn Tin học lớp 11, các đề thi, kiểm tra thường là: trìnhbày khái niệm thông dịch, biên dịch, so sánh thông dịch và biên dịch, mô tảhoạt động của một đoạn chương trình…
Trong lí luận dạy học có nêu: Kiểm tra đánh giá là công đoạn quyếtđịnh chất lượng của quá trình dạy học Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên biếtđược hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháphọc, giúp nhà quản lí ra quyết định về kết quả học tập của người học, điềuchỉnh chương trình đào tạo và tổ chức dạy học Trong bối cảnh nội hàm chấtlượng đã trình bày, việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giátrong trung học phổ thông là cần thiết và cấp bách Tuy nhiên để việc đổimới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơbản như:
Phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đào tạo của từng môn học,đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng vàcác bậc của năng lực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt đượcsau khi học xong
Trang 19 Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khácnhau như: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan Việc kiểm tra phải đượctiến hành thường xuyên trong quá trình học tập.
Kết quả kiểm tra đánh giá phải được sử dụng để đánh giá chất lượnggiảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng đào tạo
Bảng 1: Bảng so sánh trước và sau khi đổi mới kiểm tra đánh giá:
Trước khi đổi mới KTĐG Sau khi đổi mới KTĐG
1.1.5 Những yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Các nhà nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục cho rằng khikiểm tra, đánh giá kết quả của người học cần đảm bảo những yêu cầu sưphạm sau:
Yêu cầu đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo tínhkhách quan và chính xác, tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chấtkhả năng và trình độ của mình, ngăn chặn những biểu hiện thiếu trung thựckhi làm bài như: quay cóp, nhìn bài bạn, nhắc bài… Việc đánh giá phải sátvới điều kiện dạy học, tránh những nhận định chủ quan thiếu căn cứ
Yêu cầu đảm bảo tính diện trong kiểm tra đánh giá
Trang 20Đối với một bài kiểm tra, một bài thi, một đợt đánh giá có thể nhằmvào một vài mục đích trọng tâm nào đó, nhưng toàn bộ hệ thống kiểm trađánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện, không chỉ về mặt số lượng mà
cả về mặt chất lượng, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kỹ năng, thái độ
và tư duy
Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong kiểm tra, đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch có hệ thống.Đánh giá trước, trong và sau khi học một phần của chương trình Kết hợptheo dõi thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kếtcuối năm học, cuối khóa học Số lần kiểm tra phải đủ mức để có thể đánhgiá chính xác kết quả học tập của học sinh.[4][5]
1.2 Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm
Khái niệm
Trong từ điển tiếng Việt, từ “trắc nghiệm” được giải thích là “Khảo sát
và đo lường khi làm các thí nghiệm khoa học”
Theo giáo sư Trần Bá Hoành, trắc nghiệm là “một phương pháp đo đểthăm dò một số đặc điểm năng lực, trí tuệ của học sinh hoặc để kiểm tra,đánh giá một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh Cho tớinay, người ta thường hiểu bài trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi
có kèm theo những câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh sau khi suy nghĩ dùngmột dùng một ký hiệu đơn giản để quy ước trả lời”
Trang 21 Loại viết: thường được dùng nhiều nhất vì có những ưu điểm sau:
o Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc
o Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời
o Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao
o Cung cấp bảng ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùngkhi chấm bài
o Dễ quản lý hơn vì người chấm không tham gia vào bối cảnhkiểm tra
Sơ đồ 1.1 Hệ thống các hình thức kiểm tra
Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập tới dạng trắcnghiệm khách quan [4][5][13]
Trang 221.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
1.3.1 Khái niệm trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm khách quan trong giáo dục là một phương pháp đo đểthăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh hoặc đề kiểm tra đánhgiá một số kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh
Cho đến nay người ta thường hiểu bài trắc nghiệm là một bài tập nhỏ,hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh suy nghĩ và dùngmột ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời
Có nhiều loại trắc nghiệm: trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tựluận, trắc nghiệm theo tiêu chí…
Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi cókèm theo các phương án trả lời Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh mộtphần hay tất cả thông tin cần thiết, đòi hỏi học sinh phải chọn một hay một
số câu để trả lời hoặc cần điền thêm một hay một số từ cần thiết [13]
1.3.2 Ưu nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan
Ưu điểm
Do số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp trắc nghiệm kháchquan có thể kiểm tra nhiều nội dung kiến thức bao trùm chương trình họctập, nhờ vậy buộc học sinh phải nắm được tất cả các nội dung kiến thức đãhọc, phải tự giác chủ động, tích cực học tập Điều này tránh được tình trạnghọc tủ, học lệch trong học sinh
Với phạm vi nội dung kiểm tra rộng, học sinh không thể chuẩn bị tàiliệu để quay cóp Hơn nữa, thời gian làm bài ngắn hạn chế được tình trạngquay cóp và sử dụng tài liệu
Do số câu hỏi nhiều nên bài trắc nghiệm khách quan thường gồmnhiều câu hỏi có tính chuyên biệt và có độ tin cậy cao Nên giúp học sinhphát triển tất cả các kỹ năng nhận biết, hiểu, ứng dụng và phân tích
Trang 23 Làm bài trắc nghiệm khách quan học sinh chủ yếu sử dụng thời gian
để đọc đề, suy nghĩ, không tốn thời gian viết ra bài làm như trắc nghiệm chủquan Do vậy, có tác dụng rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn phát triển tư duycho học sinh, gây hứng thú và tích cực học tập của học sinh
Kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan có độ may rủi
ít hơn trắc nghiệm tự luận vì không có những trường hợp trúng tủ, từ đó loại
bỏ dần thói quen đoán mò học lệch, học tủ, chủ quan, sử dụng tài liệu củahọc sinh Đó cũng đang là mối lo ngại của nhiều giáo viên
Tiết kiệm được thời gian và công sức chấm bài của giáo viên
Do việc đánh giá kết quả bằng trắc nghiệm cũng đơn giản, rõ ràng
và xác định nên trắc nghiệm mang tính khách quan, minh bạch, tức là khôngphụ thuộc người chấm.[4][5][12]
Nhược điểm
Trắc nghiệm khách quan không cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt(viết hoặc dùng lời), khả năng sáng tạo chủ động, trình độ tổng hợp kiếnthức, cũng như phương pháp tư duy, suy luận, giải thích, chứng minh củahọc sinh Vì vậy với cấp học càng cao thì khả năng áp dụng của hình thứcnày cảng bị hạn chế
Trắc nghiệm khách quan chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của học sinh
mà không cho biết quá trình suy nghĩ, nhiệt tình, hứng thú của học sinh đốivới nội dung được kiểm tra, do đó không đảm bảo được chức năng phát hiệnlệch lạc của kiểm tra để từ đó có sự điều chỉnh việc dạy và việc học cho phùhợp
Do sẵn có phương án trả lời câu hỏi, nên trắc nghiệm khách quankhó đánh giá được khả năng quan sát, phán đoán tinh vi, khả năng giải quyếtvấn đề khéo léo, khả năng tổ chức, sắp xếp, diễn đạt ý tưởng, khả năng suyluận, óc tư duy độc lập, sáng tạo và sự phát triển ngôn ngữ chuyên môn củahọc sinh
Trang 24 Việc soạn được câu hỏi đúng chuẩn là công việc thực sự khó khăn,
nó yêu cầu người soạn phải có chuyên môn khá tốt, có nhiều kinh nghiệm vàphải có thời gian Điều khó nhất là ngoài một câu trả lời đúng thì cácphương án trả lời khác để chọn cũng phải có vẻ hợp lý
Do số lượng câu hỏi nhiều, bao trùm nội dung của cả chương trìnhhọc nên câu hỏi chỉ đề cập một vấn đề, kiến thức hầu như không khó do đóhạn chế việc phát triển tư duy cao ở học sinh giỏi Có thể có một số câu hỏi
mà những học sinh thông minh có thể có những câu trả lời hay hơn đáp ánđúng có sẵn, nên những học sinh đó không cảm thấy thỏa mãn
Có yếu tố may rủi, ngẫu nhiên trong kết quả làm bài trắc nghiệm.Kết luận: Tuy có những nhược điểm trên nhưng phương pháp trắc nghiệmkhách quan vẫn là phương pháp kiểm tra, đánh giá có nhiều ưu điểm, đặcbiệt là tính khách quan, công bằng và chính xác Do đó, cần thiết phải sửdụng trắc nghiệm khách quan trong quá trình dạy học và kiểm tra- đánh giákết quả học tập môn Tin học nhằm nâng cao chất lượng dạy học [1][4][5][12]
1.3.3 Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân loại câu hỏi trắc nghiệm kháchquan, các nhà khoa học đã đưa ra phân loại như sau:
Tác giả Quang An chia câu hỏi trắc nghiệm khách quan làm 5 loại:
Câu ghép đôi
Câu điền khuyết
Câu trả lời ngắn
Câu đúng sai
Câu nhiều lựa chọn
Giáo sư Lâm Quang Thiệp phân chia câu hỏi trắc nghiệm khách quan ra làm
4 loại:
Câu hỏi để trống
Trang 25 Câu hỏi đúng sai
Câu hỏi nhiều lựa chọn
Loại câu ghép đôi
Theo giáo sư Trần Bá Hoành thì ngoài 4 loại câu hỏi trắc nghiệm kháchquan như giáo sư Lâm Quang Thiệp đưa ra còn một số loại khác như:
Câu hỏi trả lời ngắn
Câu hỏi bằng hình vẽ
Trong đề tài này quan tâm đến câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các dạngsau:
Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
Câu hỏi trắc nghiệm đúng- sai
Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi (xứng đôi)
Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết [4]
1.3.3.1 Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựachọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất Một câu hỏi loạinày thường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn)hay câu hỏi, và bốn, năm hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để học sinhtìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn Ngoài câuđúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu)
Ví dụ: Để chạy chương trình Pascal ta sử dụng
A Ctrl+ F9
B F9
C Alt+ F9
D F2Đáp án: C
Ưu điểm
Trang 26 Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câuhỏi, giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mụctiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như: xác định mối tương quan nhân quả,nhận biết các điều sai lầm, ghép các kết quả hay các điều quan sát được vớinhau, định nghĩa các khái niệm, xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiềuvật…
Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với cácloại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tănglên, học sinh buộc phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi
Tính chất giá trị tốt hơn Loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có
độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhaunhư: khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, tổng quáthóa,…rất hữu hiệu
Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể không đođược khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo,sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu trắc nghiệm tự luận soạn kỹ
Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nộidung câu hỏi
Khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan loại này cần chú ý:
Trang 27 Cố gắng biên soạn sao cho những câu gây nhiễu, gài bẫy đều hấpdẫn như nhau, dễ gây nhầm là câu trả lời đúng đối với thí sinh chưa học kỹbài.
Tránh sắp xếp câu trả lời đúng ở vị trí tương ứng như nhau bất kỳcác câu hỏi trong bài kiểm tra, thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan
Tránh để cho một câu hỏi nào đó có thể cho hai phương án lựa chọntrả lời đều là đúng [4][5][10][11]
1.3.3.2 Câu hỏi trắc nghiệm đúng- sai
Câu hỏi đúng sai thường gồm một nhận định, thí sinh phải lựa chọn mộttrong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai Loạicâu hỏi này thích hợp cho việc kiểm tra những hình thức sự kiện các địnhnghĩa, khái niệm và công thức
Ví dụ: Cho chương trình sau:
Trang 28Write(‘trung bình cong cua day la ‘,Tb/n);
Có thể khảo soát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong mộtkhoảng thời gian ngắn
Khi soạn thảo câu hỏi đúng- sai nên chú ý những điểm sau:
Đảm bảo tính đúng sai của câu hỏi trắc nghiệm là chắc chắn
Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả trọn vẹn một ý, tránh bao gồmnhiều chi tiết, không thể xuất hiện hai ý hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai
Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị.Khi ý của đề là chính xác thì nên tránh dùng những từ “nói chung”, “thườngthường”, ”thông thường”, “không phải”, “ rất ít khi” vì khi sử dụng nhữngcụm từ này thí sinh có thể đoán ra phương án trả lời
Trong một bài kiểm tra không nên bố trí số câu sai bằng số câu đúng
và không nên sắp đặt các câu đúng theo một trật tự có tính chu kỳ [4][5][10][11]
Trang 291.3.3.3 Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong loại này
có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời Dựa trên một hệ thứctiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cộtnày với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp Số câu trong hai cột có thểbằng nhau hoặc khác nhau Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng mộtlần hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi
Ví dụ: Cho xâu S1=’Tin hoc’, S2=’lop 11’ Hãy thực hiện công việc ở cột A
So với một số trắc nghiệm khác thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảmđi
Nhược điểm
Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm địnhcác khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, nguyên lí
Trang 30 Để soạn loại câu hỏi này, để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiềucông phu Hơn nữa nếu số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiềuthời gian đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
Khi biên soạn câu hỏi ghép đôi cần chú ý:
Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, cóliên quan với nhau
Thứ tự các câu trả lời không ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để gâythêm khó khăn cho sự lựa chọn
Số lượng câu ở 2 dãy thông tin có thể không bằng nhau để tăngthêm sự cân nhắc khi lựa chọn [4][5][10][11]
1.3.3.4 Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà học sinh phải điền từ hoặccụm từ thích hợp với các chỗ để trống Nói chung đây là loại trắc nghiệmkhách quan có câu trả lời tự do
Ví dụ: điền từ vào chỗ trống
Cách hoạt động câu lệnh if-then ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính vàkiểm tra Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh sẽ được……., ngược lại thì câulệnh sẽ bị…
Nhược điểm
Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thườngtrích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa Ngoài ra loại câu hỏi này
Trang 31thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian vàthiếu khách quan hơn những dạng câu hỏi trắc nghiệm khác
Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm,không áp dụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra- đánh giá
Khi biên soạn câu hỏi khuyết thiếu cần chú ý:
Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách đểkhỏi khuyến khích học sinh thuộc lòng
Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh khôngđoán mò, nên để trống những chữ quan trọng nhưng đừng quá nhiều [4][5][10][11]
1.3.4 Yêu cầu đối với việc xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Phần này giúp các thầy, cô giáo nắm sâu sắc các nguyên tắc, yêu cầucác mức độ nhận thức khi ra đề trắc nghiệm, một mặt hướng dẫn cho họcsinh chuẩn bị tốt nội dung để tham dự kiểm tra và thi theo hình thức trắcnghiệm, mặt khác có thể tự đề trắc nghiệm đảm bảo các yêu cầu chung:
Việc ra đề thi dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở 6mức độ từ đơn giản đến phức tạp: nhận biết; ghi nhớ tri thức; thông hiểu, lígiải; vận dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá, bình xét Trước hết học sinhphải nhớ các kiến thức đơn giản, đó là nền tảng vững vàng để có thể pháttriển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn Nội dung đề kiểm tra, thi phải baohàm đầy đủ các mức độ khác nhau của nhận thức Tùy theo tính chất, yêucầu của mỗi kì thi đề định ra lượng kiến thức dựa vào đề kiểm tra, thi phùhợp với từng mức độ nhận thức
Đề kiểm tra thi phải có độ khó hợp lí, phù hợp với thời gian làm bàicủa học sinh, tránh những đề thi hoặc đề kiểm tra trí nhớ đánh đố học sinh.Không nên ra đề kiểm tra, thi kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt Đề kiểmtra, thi phải đánh giá được khả năng lí giải, ứng dụng, phân biệt và phánđoán của học sinh
Trang 32 Nội dung đề kiểm tra, thi tập trung đánh giá phạm vi kiến thức rộng,bao quát chương trình học, tránh tập trung nhiều vào những mảnh nhỏ kiếnthức sẽ dẫn đến mảnh rời rạc, chắp vá trong kiến thức của học sinh.
Về kiến thức: với 6 mức độ nhận thức
Nhận biết: nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, là mức
độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ học sinh có thể
và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin
có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng
Học sinh phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưagiải thích và vận dụng được chúng
Có thể cụ thể hóa mức độ nhận biết bằng các động từ:
o Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất
o Nhận dạng được các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa cácđối tượng trong các tình huống đơn giản
o Liệt kê, xác định các vị trí đối tượng, các mối quan hệ đã biết giữacác yếu tố
Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sựvật, giải thích được, chứng minh được, là mức độ cao hơn nhận biết nhưng
là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến
ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đãhọc hoặc đã biết
Có thể hóa mức độ thông hiểu bằng các động từ:
o Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, định lí, định luật,tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngônngữ khác
o Biểu thị, minh họa, giải thích được ý nghĩa của khái niệm, địnhnghĩa, định lí, định luật
Trang 33o Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giảiquyết một vấn đề nào đó.
o Sắp xếp lại lời giải bài toán theo cấu trúc logic
Vận dụng: Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn
đề đặt ra là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sửdụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.Yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí,định lí, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc củathực tiễn Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu trên
Có thể cụ thể hóa mức độ vận dụng bằng các động từ:
o So sánh các phương án giải quyết vấn đề
o Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chính sửa được
o Giải quyết các tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm,định lí, định luật, tính chất đã biết
o Khái quát hóa, trừu tượng hóa từ tình huống quen thuộc, tìnhhuống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn
Phân tích: Chia thông tin thành các phần thông tin nhỏ sao cho cóthể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫnnhau giữa chúng
Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối liên hệgiữa các bộ phận, nhận biết và hiểu được nguyên lí cấu trúc của các bộ phậncấu thành Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả vềnội dung lẫn hình thái cấu trúc của thông tin, sự vật hiện tượng
Trang 34o Cụ thể hóa được những vấn đề trừu tượng.
o Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành
Tổng hợp: Sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồntài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới
Yêu cầu tạo ra được một chủ đề mới, một vấn đề mới Một mạng lướicác quan hệ trừu tượng Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vàocác hành vi sáng tạo, đặc biệt là trong việc hình thành các mô hình hoặc cấutrúc mới
Có thể cụ thể hóa mức độ tổng hợp bằng các động từ:
o Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh
o Khái quát hóa những vấn đề riêng lẽ cụ thể
o Phát hiện những mô hình mới đối xứng, biến đổi, hoặc mở rộng
mô hình đã biết ban đầu
Đánh giá: Bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tưtưởng, một phương pháp, một nội dung kiến thức Đây là một bước tiến mớitrong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất củađối tượng sự vật hiện tượng
Yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng được để đánhgiá Đây là mức độ cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các yếu tố củamọi mức độ nhận thức trên
Có thể cụ thể hóa mức độ tổng hợp bằng các động từ:
o Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi vềchất các sự vật, sự kiện
o Nhận định nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ
o Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mụcđích, yêu cầu xác định
Trang 35o Xác định được các tiêu chí đánh giá khác nhau và vận dụng đểđánh giá thông tin, sự vật, sự kiện.
Về kỹ năng: với 2 mức độ: làm được (biết làm) và thông thạo (làm
thành thạo) [4][9]
1.3.5 Phân tích và đánh giá câu hỏi và đề thi trắc nghiệm khách quan
1.3.5.1 Chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Có 4 chỉ tiêu để xác định chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm kháchquan, đó là: độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy và độ giá trị Trong phạm vi đềtài chúng tôi chỉ nghiên cứu hai chỉ tiêu là độ khó và độ phân biệt, nhằmcung cấp những thông tin về chất lượng câu hỏi trắc để quá trình nhập câuhỏi và tạo đề kiểm tra có cơ sở khoa học
Độ khó của câu hỏi
Theo các nhà nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan, nhờ việc thửnghiệm các câu hỏi trên các đối tượng thí sinh phù hợp người ta có thể đo độkhó bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
đó trên tổng số thí sinh dự thi
Thang phân loại độ khó được quy ước như sau:
Số lượng thí sinh làm đúng < 30% thì đó là câu khó
Số lượng thí sinh làm đúng >70% thì đó là câu dễ
Số lượng thí sinh làm đúng từ 30% đến 70% thì đó là câu trungbình [4][13]
Độ phân biệt của câu hỏi
Khi ra một câu hay một bài trắc nghiệm khách quan cho một nhóm thísinh nào đó người ta thường muốn phân biệt trong nhóm thí sinh ấy nhữngngười có năng lực khác nhau như: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém… khảnăng của câu trắc nghiệm khách quan thực hiện được sự phân biệt ấy gọi là
độ phân biệt
Độ phân biệt được xác định bằng công thức sau:
Trang 36DI= ((D1-D2)/n) *100Trong đó: DI là chỉ số về độ phân biệt
D1 là số thí sinh khá giỏi trả lời đúng
D2 là số thí sinh yếu trả lời đúng
n là tổng số thí sinh
Độ phân biệt DI > 0.1 là đạt yêu cầu sử dụng với mục đích đánh giáthành quá học tập.[4][13]
1.3.5.2 Quy trình biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Có thể chia quá trình biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan thành 7bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung cần kiểm tra, đánh giá đối vớitừng chương, từng bài học Đồng thời xác định ra yêu cầu về các mức kỹnăng như: biết, hiểu, vận dụng
Bước 2: Viết các câu hỏi theo yêu cầu về mục tiêu, nội dung và kỹthuật đã xác định
Bước 3: Trao đổi với những người có chuyên môn về các câu hỏi trắcnghiệm khách quan đã viết để phát hiện và sửa chữa những sai sót của bảnthân người viết không nhận thấy
Bước 4: Biên tập các câu hỏi thành đề kiểm tra và thi
Bước 5: Tổ chức kiểm tra và thi thử trên một nhóm học sinh
Bước 6: Chấm bài kiểm tra và phân tích, thống kê kết quả để đánh giáchất lượng và phân loại câu hỏi
Bước 7: Gia công các câu hỏi kém chất lượng và bước đầu thành lậpngân hàng câu hỏi.[4]
1.4 Chương trình tin học lớp 11
1.4.1 Mục tiêu
Môn tin học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản vềngành khoa học tin học, hình thành và phát triển khả năng tư duy thuật toán,
Trang 37năng lực sử dụng các thành tựu của ngành khoa học này trong học tập vàtrong các lĩnh vực hoạt động của mình sau này.
Cụ thể, đối với học sinh lớp 11 thì mục tiêu của dạy học tin học là:
Về kiến thức: Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thốngcác khái niệm cơ bản nhất ở mức độ phổ thông về ngôn ngữ lập trình bậccao, các kiến thức về các câu lệnh, về thuật toán
Về kỹ năng: Học sinh bước đầu biết lập trình và giải các bài toánđơn giản bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao
Về thái độ: Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làmviệc phù hợp với con người của thời đại tin học: ham hiểu biết, tìm tòi sángtạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học,cẩn thận trong công việc, hợp tác tốt với bạn bè.[2]
Chương 2: Chương trình đơn giản: Trình bày cấu trúc chương trình;các kiến thức cơ bản về kiểu dữ liệu, phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, tổchức vào/ ra đơn giản; cách thực hiện chương trình trong môi trường Pascalđược thể hiện trong 6 bài Thời lượng gồm 7 tiết ( 4 tiết lý thuyết, 2 tiết bàitập và thực hành, 1 tiết bài tập)
Chương 3: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp: Trình bày cấu trúc rẽ nhánh vàlặp trong lập trình; các câu lệnh thực hiện rẽ nhánh và lặp của Pascal đượcthể hiện trong 2 bài Thời lượng gồm 12 tiết (4 tiết lý thyết, 6 tiết bài tập, 2tiết bài tập và thực hành)
Trang 38Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc: Các ngôn ngữ lập trình có các quytắc cho phép người lập trình xây dựng những kiểu dữ liệu phức tạp từ nhữngkiểu đã có như kiểu mảng, kiểu xâu, kiểu bản ghi được thể hiện trong 3 bài.Thời lượng gồm 15 tiết (4 tiết lý thuyết, 6 tiết bài tập và thực hành, 3 tiết bàitập)
Chương 5: Tệp và thao tác với tệp: Trình bày vai trò và các đặc điểmcủa kiểu dữ liệu tệp; thao tác với tệp văn bản được thể hiện trong 2 bài Thờilượng gồm 4 tiết (1 tiết lý thuyết, 2 tiết ví dụ làm việc với tệp, 1 tiết bài tập).Chương 6: Chương trình con và lập trình có cấu trúc: Trình bày cáckhái niệm cơ bản của chương trình con, biến và tham số được truyền trongchương trình con; chương trình con và phân loại được thể hiện 2 bài Thờilượng gồm 8 tiết (3 tiết lý thuyết, 3 tiết bài tập, 2 tiết bài tập và thực hành).[3][6]
Trang 39Chương 2 TÌM HIỂU PHẦN MỀM EMP-TEST.
2.1 Tổng quan về phần mềm tạo bộ đề trắc nghiệm Emp-Test.
2.1.1 Tổng quan
Trắc nghiệm khách quan đã khẳng định được những đặc tính ưu việtcủa mình nhưng ở hầu hết các trường phổ thông nước ta hình thức này mớiđang được áp dụng trong vài năm gần đây, do còn có một số khó khăn như:
Việc kiểm tra trắc nghiệm khách quan trên giấy đòi hỏi phải in đềcho từng thí sinh, điều này làm cho khâu tạo đề và bảo mật đề trở nên phứctạp và khó khăn hơn
Công tác chấm bài trắc nghiệm trên giấy ở phần lớn các đơn vị hiệnnay là chấm thủ công nên mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí
Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm tra đánh giákết quả học tập của học sinh là một giải pháp tốt, là một trong những biệnpháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hiện nay đối với ngành Giáo dục-Đào tạo nước ta Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ trắc nghiệmđược áp dụng như: PRE TEACHING, EMP-TEST, TEST PRO, MC MIX,TN100 … Chúng tôi chọn phần mềm EMP-TEST để nghiên cứu thực hiện
đề tài vì phần mềm này đáp ứng đầy đủ hơn các yêu cầu về khả năng ứngdụng, nó hỗ trợ đắc lực cho phương pháp trắc nghiệm trong việc tổ chức các
kỳ thi hay kiểm tra định kỳ EMP-TEST cũng tích hợp các ứng dụng khácnhằm giúp người học có thể tự nghiên cứu, sử dụng nó như một phương tiệnhọc tập, tự kiểm tra đánh giá trình độ của bản thân trước khi bước vào kỳ thihay kiểm tra Hơn nữa đây còn là sản phẩm đã được “Việt hóa” và miễn phíkhi sử dụng
Phần mềm Emp-Test là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa họcthuộc khoa Tin học quản lý trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân TP Hồ ChíMinh do tác giả Vũ Thị Liên Hương làm chủ nhiệm Hiện nay phiên bảnEmp-Test mới nhất là phiên bản Education Pro 2008 với nhiều tính năng
Trang 40hơn những phiên bản đã được công bố trước đây Emp-Test đã được tải về
sử dụng cho việc tự học với một số lượng lớn và bước đầu được sử dụngtrong một số trường phổ thông [13]
2.1.2 Các chương trình của phần mềm Emp-Test
Ứng dụng thi trắc nghiệm được thực hiện nhằm tự động hóa một số vấn
đề liên quan đến việc tổ chức và thực hiện thi trắc nghiệm Hệ thống ứngdụng được cài đặt thành 6 đơn thể chương trình với các chức năng riêng.Các đơn thể này có thể hoạt động phối hợp với nhau để áp ứng đầy đủ cácyêu cầu đặt ra cho hệ thống thi trắc nghiệm
Editor: Hỗ trợ câu hỏi trắc nghiệm, kho câu hỏi trắc nghiệm và làm
đề thi mEditor là phiên bản Multudocuments của Editor
Test: Chương trình làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính, bao gồm:làm bài tập là các ví dụ để ôn tập, làm bài thi trên máy đơn, làm bài thi trênmạng LAN
Server: Quản lý chương trình Test trên hệ thống mạng máy tính( tổchức cho thi trên mạng)
Scaner: Xử lý thông tin thí sinh qua thẻ và sắp xếp chỗ ngồi chotừng thí sinh
MarkScaner: Chấm điểm tự động bài thi của thí sinh thông qua máyquét ảnh
Static: Tổng hợp kết quả và kết xuất các bảng biểu thống kê.[13]
2.1.2.1 Chương trình Editor
Đây là chương trình hỗ trợ thực hiện các vấn đề về xây dựng câu hỏitrắc nghiệm và làm đề kiểm tra và có các đặc điểm chính sau:
Giao diện như một phần mềm soạn thảo văn bản
Giúp soạn thảo ngân hàng câu hỏi nguồn và lưu trữ chúng vào cáctập tin câu hỏi