1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn-Đoàn Thị Lịch

6 286 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 35 KB

Nội dung

Dạy văn bản những câu hát về tình yêu quê hơng, đất nớc, con ngời theo hớng tích hợp và tích cực. (Ngữ văn 7 tập 1) I. Nhận thức về ca dao nói chung và bài dạy nói riêng. * Tìm bài ca dao dân ca ở ở sách ngữ văn lớp 7 tập 1 là phần nối tiếp truyện dân gian ở sách ngữ văn lớp 6. Số bài học và đọc thêm tơng đối nhiều. Chủ đề của các bài ca dao cũng phong phú: tình cảm gia đình, tình yêu quê hơng, đất n- ớc, con ngời, tiếng hát than thân, tiếng hát châm biếm. Ca dao có khả năng giáo dục t tởng và thẩm mỹ, bồi dỡng tình cảm trong sáng lành mạnh. Dạy ca dao thuận tiện việc vận dụng tính tính tích hợp và tích cực. Tích cực với việc làm văn biểu cảm, tích hợp với tiếng việt ở ngôi kể, đại từ, danh từ, từ láy, từ phức .Tích hợp với các môn học khác nh Địa lý, Lịchsử, Mỹ thuật Dạy ca dao thuận lợi cho nội dung các bài dạy văn học địa phơng. Dạy ca dao phát huy đợc tính tích cực, óc sáng tạo, tìm tòi trong học tập của học sinh. Ca dao giúp cho học sinh cảm nhận đợc vẻ đẹp tâm hồn của ngời dân bình thờng Việt Nam đợc phản ánh trong ca dao xa. Nghệ thuật đặc trng tiêu biểu của ca dao là lặp hình ảnh truyền thống, lối ví von so sánh ẩn dụ đợc lấy từ cuộc sống đời thờng. Dạy ca dao tuân theo hớng dạy văn học dân gian, vận dụng linh hoạt sáng tạo trong từng bài cụ thể nhng vẫn theo tinh thần chung là từ nghệ thuật toát lên nội dung. Các hoạt động trong tiến trình bài dạy:đọc - chú thích, tìm hiểu văn nghệ phải tìm ra yếu tố nghệ thuật, phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật ra đợc t tởng tình cảm của ngời lao động. * ) Bài ca dao: Những câu hát về tình yêu quê hơng đất nớc, con ngời là bài thứ hai trong thứ tự cụm bài ca dao, cũng nằm trong cái chung của ca dao song nó cũng có nét riêng. Đó là lời thơ là lời đối đáp, lời mời, lời rủ nhau, lời nhắn nhủ bày tỏ tình cảm một cách tinh tế về tình yêu quê hơng, đất nớc, con ngời. Trong bài viết này tôi không nói về lý thuyết tích hợp và tích cực mà xin đợc về thực hành vận dụng tích hợp, tích cực khi dạy một văn bản ca dao cụ thể trong sách Ngữ văn lớp 7, tập 1. II. cách vận dụng tích hợp, tích cực. Vận dụng tích hợp, tích cực vào dạy cụ thể một bài văn đợc thể hiện từ khâu kiểm tra bài cũ đến khi luyện tập củng cố bài học: nghĩa là từ bắt đầu giờ dạy đến khi kết thúc. A. b ớc kiểm tra bài cũ Câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng mang tính tích hợp với bài trớc đã học: Ca dao về tình cảm gia đình Em hãy nêu khái niệm về ca dao, dân ca ? Đọc thuộc lòng những bài ca dao về tình cảm gia đình ? Bài nào em thích nhất? Vì sao? Tiếp theo câu hỏi kiểm tra bài cũ là phần giới thiệu bài mới. Tôi tóm tắt tình cảm gia đình trong ca dao và chuyển sang giới thiệu trong tình yêu quê hơng, đất nớc, gây hứng thú học tập cho học sinh ở những giây phút đầu. B. b ớc tổ chức các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1: Đọc và chú thích. Sau khi hớng dẫn và cho học sinh đọc văn bản xong tôi tổ chức cho học sinh thi nhớ nhanh chú thích. Bài này có mời sáu chú thích về nghĩa của từ và những địa danh đợc nói tới trong bài. Việc làm này thu hút đợc học sinh tham gia có tác dụng phát huy tính tích cực học tập, kiểm tra và khuyến khích học sinh tích cực đọc văn bản kĩ ở nhà. Bớc đầu hiểu sơ bộ đợc văn bản. Hoạt động2: Tìm hiểu văn bản. Văn bản: những câu hát về tình yêu quê hơng, đất nớc con ngời gồm có bốn bài ca dao nhỏ: Bài1: Lời đối đáp của chàng trai cô gái về những địa danh phong cảnh đất nớc. Bài 2: Lời rủ nhau xem cảnh đẹp ở Hà nội. Bài 3: Lời mời thăm cảnh xứ Huế. Bài 4: Lời của chàng trai bày tỏ tình cảm với cô gái về cảnh đẹp cánh đồng lúa, vẻ đẹp của cô gái lao động. Trong khuôn khổ thời gian có hạn trong một tiết, cùng với đối tợng học sinh của lớp chất lợng đại trà tiếp thu chậm; tôi không thể dạy kĩ đợc cả bốn bài. Tôi chỉ hớng dẫn và giải kĩ đợc ba bài, còn một bài tôi hớng dẫn qua,tự học sinh trên cơ sở bài đã học tự tìm hiểu. Bài ca dao 1: Tôi cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo khoa a) Bài ca dao là lời của một ngời và một phần. b) Bài ca dao gồm hai phần, phần đầu là lời hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. c) Hình thức đối đáp này phổ biến trong ca dao. d) Hình thức đối đáp này không phổ biến trong ca dao . Phần đáp án đúng là b,c. Để phát huy trí lực của học sinh và mở rộng hiểu biết về ca dao tôi hỏi tiếp:" Tại sao em lại khẳng định là đúng ? Em hãy cho ví dụ một số câu ca dao sử dụng lời đối đáp ?". Học sinh phải chỉ ra đợc dấu hiệu để nhận dạng bài ca dao 2 là có hai phần: Phần đầu là lời hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. Học sinh đọc ví dụ minh hoạ trờng hợp phổ biếm trong ca dao. Tôi cũng chuẩn bị một số câu ca dao dùng lời đối đáp. Đố anh chi sắc hơn hơn dao Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời Em ơi, mắt sắc hơn dao Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời. Hoặc chỉ cho học sinh thấy ở phần đọc thêm trong sách giáo khoa trang 41, sách Ngữ văn 7 tập 1. Sau đó cho hai học sinh đọc lời của chàng trai đọc diễn cảm giọng thơ câu hỏi nghi vấn và của cô gái giọng tự tin, dí dỏm. Tiếp theo tôi hỏi học sinh: "Vì sao chàng trai cô gái lại dùng những địa danh với đặc điểm của từng điạ danh để hỏi? Câu hỏi này có một trong phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Tôi lắng nghe và nhân xét ý kiến của học sinh và giảng sâu thêm. "Ca dao dùng lời hát đối đáp thể hiện một cách tế nhị về kiến thức Địa lý, Lịch sử. Lời ngời hỏi chọn những địa danh ở vùng Bắc Bộ với những nét tiêu biểu về địa lý tự nhiên có dấu vết lịch sử văn hoá nổi bật. Lời ngời đáp rất đúng tỏ ra am hiểu về những địa danh này. Đây là cơ sở cách bày tỏ tình cảm của trai, gái với nhau. Chàng trai, cô gái là ngời thanh lịch, tế nhị". Sau đó ghi bảng ý ngắn gọn ở dòng dới bài ca dao 1: " Lời hát đối đáp thử tài tế nhị nhằm chia sẻ sự hiểu biết tự hào, tình yêu quê hơng, đất nớc". Sau đó chuyển sang bài 2. Bài ca dao 2 :Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm và hỏi " Khi nào ngời ta rủ nhau? Em biết những câu ca dao nào mở đầu bằng cụm từ " rủ nhau" ? Sau khi lắng nghe và nhận xét ý kiến của học sinh tôi giảng thêm: "Ngời rủ và ngời đợc rủ có quan hệ thân thiết. Họ có chung một mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó, gống nhau về sở thích ". Nếu học sinh tìm hoặc không tìm đợc bài ca dao có cụm từ "rủ nhau" tôi đọc thêm làm ví dụ minh hoạ cho hình ảnh lặp quen thuộc trong ca dao: Ca dao có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ "rủ nhau " " Rủ nhau đi tắm hồ sen Nớc trong bóng mát hơng chen cạnh mình" "Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc có ngày phong lu" " Rủ nhau xuống biển mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng" Tôi tổ chức cho học sinh thảo luận vấn đề nội dung nghệ thuật của bài ca dao, bằng cách phân nhóm trao đổi. Nhóm 1: Tìm hiểu ngời dân rủ nhau xem gì? Họ có ý muốn nào giống nhau ? Nhóm 2 : Nhận xét cách tả cảnh của bài ca dao? Những cảnh trí gợi lên điều gì? Tôi lắng nghe lần lợt ý kiến trình bày của các nhóm và lời nhận xét của học sinh, đánh giá kết quả của mỗi nhóm sau đó bình thêm: " Bài ca dao số 2 ngời rủ và ngời đợc rủ cùng muốn xem cảnh Kiếm Hồ,cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiêm, Tháp Bút. Đó là những địa danh tơi đẹp của thiên nhiên, có giá trị văn hoá lịch sử. Đặc biệt là cảnh KiếmHồ nghĩa là Hồ Gơm. Bài ca dao tả cảnh bằng cách nhắc tên các địa danh gợi ra ngời đọc thấy đợc không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng đẹp đẽ ở Hà Nội. Qua đó bộc lộ đợc tình yêu thiên nhiên đất nớc". Sau đó tôi ghi ngắn gọn dới dòng bài ca dao 2: "Lời rủ nhau tả cảnh gợi tên địa danh, bộc lộ tình yêu quý tự hào tình yêu quê hơng, đất nớc" Tôi hỏi tiếp:" ở lớp 6 các em đã đớc học văn bản nào nói đến Hồ Gơm? Các địa danh nói đến trong bài ca dao này nơi nào em đã đến hoặc nhìn qua tranh ảnh, tivi, em hãy tả lai cho các bạn cùng nghe?( Câu hỏi này nhằm tích hợp với văn bản truyền thuyết sự tích hồ Gơm đã học ở lớp 6 và tích hợp miêu tả) . Sau đó tôi cho học sinh quan sát một số tranh ảnh đợc nói trong bài: Cảnh Hồ Gơm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, cố đô Huế mà tôi su tầm để dạy (Việc làm này giúp cho học sinh có đợc ấn tợng đẹp về cảnh đẹp thu hút sự chú ý của học sinh, đồng thời cũng là tích hợp môn Ngữ văn với môn Mỹ thuật). Tôi hỏi tiếp: Trình bày suy nghĩ của em về câu thơ cuối bài " Hỏi ai gây dựng nên non nớc này" Học sinh suy nghĩ độc lập, trả lời tôi lắng nghe nhận xét t duy của học sinh sau đó giảng sâu " Câu hỏi tự nhiên giầu âm điệu, nhắn nhủ tình cảm. Đây là câu thơ xúc đậm sâu lắng trong bài tác động tình cẩm ngời đọc ngời nghe. Câu hỏi nhằm khẳng định nhắc nhở về công lao xây dựng của ông cha của nhiều thế hệ cảnh Kiếm Hồ hay những cảnh khác đều là tợng trng cho đất nớc. Câu hỏi này cũng nhằm nhắc nhở thế hệ con cháu mai sau phải tiếp nối giữ gìn non nớc cho xứng đáng với truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc". Bài ca dao số 3: Tôi giảng qua để học sinh nắm đợc đây cũng là lời mời của ngời dân thăm xứ Huế cảnh đẹp đất nớc. Lời thơ giàu hình ảnh so sánh gợi màu sắc tơi đẹp. Đặc biệt dùng từ phiếm chỉ" ai" là đại từ chỉ một ngời hay nhiều ngời. Bài thơ cũng bộc lộ tình yêu quê hơng, đất nớc. Bài ca dao số 4: Tôi yêu cầ học sinh đọc thầm và "nhận xét về số chữ hai dòng đầu so với hai dòng sau ? Từ ngữ có gì đặc biệt, nét đặc biệt có tác dụng và ý nghĩa gì ?" Lắng nghe ý kiến trả lời nhấn mạnh ý cơ bản." số chữ hai dòng đầu nhiều hơn hai dòng sau có tác dụng lời thơ kéo dài diễn tả sự rộng lớn của cánh đồng. Các cụm từ: đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng, nênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông là điệp ngữ đảo tao phép đối xứng cho thấy ở góc độ nào cũng thấy cái mênh mông rộng lớn của cánh đồng tơi tốt, trù phú đầy sức sống". Câu hỏi tiếp: "Em hãy phân tích hình ảnh cô gái đợc nói ở hai câu cuối?". Cho học sinh độc lập suy nghĩ: ở đây học sinh phải nêu đợc hình ảnh so sánh " Thân em nh chẽn lúa đòng đòng " cách dùng từ láy : đòng đòng, phất phơ. Hiểu nghĩa đòng đòng là lúa sắp trổ bông phân tích đợc giọng thơ tự hào diễn tẩ vẻ đẹp trẻ trung phân phới sức xuân của cô gái. Tôi dùng câu hỏi số 4 trong sách giáo khoa tổ chức học sinh trao đổi. " Theo em lời của bài 4 là lời của ai ? Ngời ấy muốn biểu lộ tình cảm gì? Em biết bài ca dao nào cũng có cụm từ " Thân em" Sau khi nghe ý kiến của học sinh tôi giảng thêm: " Bài ca dao số 4 là lời của chàng trai, chàng trai thấy cánh đồng lúa rộng lớn tơi tốt, thấy cô gái đẹp mảnh mai, trể trung đầy sức sống, chàng trai đã ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng lúa, ca ngợi vẻ đẹp của cô gái. Đây là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàng trai. Ca dao có nhiều bài dùng hình ảnh quen thuộc " Thân em" để bộc lộ tình cảm: " Thân em nh hạt ma sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày". " Thân em nh hạt ma rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vờn hoa". Lời thơ của hai bài ca dao trên là lời của cô gái buồn bã than thân. ngoài những câu hát nghĩa tình, ca dao cũng có tiếng hát than thân, châm biếm mà các em sẽ đợc học sau. Giảng phần này tôi đã tích hợp với bài ca dao sau có tính giới thiệu. Hoạt động 3: Hớng dẫn học sinh thực hiện phần ghi nhớ. Tôi nêu câu hỏi tóm tắt về nội dung và nghệ thuật với những nét chung của bốn bài để học sinh nắm đợc. Sau đó tôi cho đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. Hoạt động 4: Hớng dẫn học sinh luyện tập. Tôi yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2 sách giáo khoa, trang 40. hai bài tập này nhằm củng cố kiến thức trong bài học để học sinh nắm đợc thẻ thơ của ca dao thờng là lục bát và biến thể lục bát. Tôi thêm bài tâp bổ sung: Phát biểu cảm nghĩa của em sau khi học bốn bài ca dao này? Viết thành đoạn văn trong hoặc trả lời miệng tuỳ theo thời gian cho phép. Bài tập này học sinh làm độc lập, tôi bớc đầu tích hợp ca dao với văn biểu cảm ở tập làm văn mà tiết sau sẽ học. IV. Kết luận: Từ dạy văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hơng, đất nớc, con ngời tôi đã nhận ra khi dạy các văn bản ca dao nói chung: Ca dao là đời sống tâm hồn tình cảm của quần chúng khi đạy phải khai thác tình cảm cảm xúc của ngời dân lao động qua lời thơ dân gian. Ca dao là tiếng nói cộng đồng kết tinh ngôn ngữ quần chúng, các nhà thơ đã học tập rất nhiều ở ca dao, học sinh cũng cần phải vận dụng trong cuộc sống của mình. Dạy ngữ văn theo hớng tích cực, tích hợp đã thực hiện hai năm. Tôi thấy mình có đôi chỗ lúc còn lúng túng, có lúc cảm thấy rất tâm đắc. Bài viết này là cách soạn cách dạy theo hớng tích hợp và tích cực mà toi cảm thấy tâm đắc sau những suy nghĩa nghiền ngẫm vận dụng tích hợp, tích cực một cách nhuần nhuyễn có hiệu quả. Giờ học văn tôi nhận thấy học sinh tham gia xây dựng bài hăng hái, tích cực. Các phân môn tập làm văn, Tiếng việt và Văn cùng đợc học trên một trục kiến thức văn bản. Kiếm thức xuất hiện nhiều lần giúp học sinh dễ nhớ dễ hiểu. Giờ học văn học sinh thực sự là chủ thể hoạt động học tập. Hơn nữa tôi nhận thấy học Ngữ văn học sinh hiểu sâu thêm về các môn Lịch sử, Địa lý, Mỹ thuật hoặc ngợc lại học các môn khác học sinh cũng thấy có kiến thức văn học. Trên đây là những việc làm của tôi trong vận dụng dạy Ngữ văn 7 theo hớng tích hợp và tích cực. Tuy mới chỉ là những ý kiến việc làm của cá nhân có thể cha hoàn thiện. Xong vẫn muốn mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp để chúng ta cùng học tập cùng rút kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn! Vinh Quang, ngày 8 tháng 4 năm 2004. Ngời viết Đoàn Thị Lịch . về kiến thức Địa lý, Lịch sử. Lời ngời hỏi chọn những địa danh ở vùng Bắc Bộ với những nét tiêu biểu về địa lý tự nhiên có dấu vết lịch sử văn hoá nổi bật Xin chân thành cảm ơn! Vinh Quang, ngày 8 tháng 4 năm 2004. Ngời viết Đoàn Thị Lịch

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w