1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thường xuyên môn âm nhạc

13 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 338,88 KB

Nội dung

Do vậy, để thực hiện việc ĐGTX trong quá trình dạy học môn Âm nhạc, giáo viên GV cần căn cứ vào đặc trưng môn học cũng như đặc điểm của từng phân môn Học hát, Tập đọc nhạc …, mục tiêu c

Trang 1

1

PHẦN 2

HƯỚNG DÂN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN CÁC MÔN HỌC / HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Trang 2

2

H HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN

MÔN ÂM NHẠC

I Kĩ thuật đánh giá thường xuyên quá trình học tập môn Âm nhạc ở tiểu học

1 Âm nhạc là môn học nghệ thuật mang tính đặc thù Do vậy, để thực hiện việc

ĐGTX trong quá trình dạy học môn Âm nhạc, giáo viên (GV) cần căn cứ vào đặc trưng môn học cũng như đặc điểm của từng phân môn (Học hát, Tập đọc nhạc …), mục tiêu của mỗi bài học, và của mỗi hoạt động giáo dục để tiến hành việc ĐGTX cho HS tiểu học

GV tiến hành ĐGTX như sau:

- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình hoạt động của bài học

- Đánh giá vì sự tiến bộ của HS tức là đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, đánh giá để phát triển học tập của HS Yêu cầu GV phải sử dụng thông tin và kết quả kiểm tra đánh giá để giúp nâng cao hoạt động giảng dạy cũng như phát triển năng lực cho HS

- GV nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS, chỉ ra cho HS biết chỗ đúng hay chưa đúng, cách sửa chữa và động viên kịp thời đối với những HS còn nhút nhát, mặc cảm, tự ti… hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức vào bài học và vào các hoạt động khác

- GV cần quan tâm, thể hiện sự yêu thương, thấu hiểu với những HS có khó khăn, chấp nhận sự khác biệt ở HS trong những hoàn cảnh, ngữ cảnh nhất định, với đặc thù môn học

- Trong suốt quá trình dạy học (từng tuần, từng tháng, từng chủ đề) GV lên kế hoạch và thiết kế các hoạt động dạy học cho phù hợp, kịp thời điều chỉnh các hoạt động để có thể khích lệ HS, nhận sự phản hồi từ HS, từ đó phân loại

HS, mức tiến bộ và xếp loại học tập của HS

- Trong thiết kế hoạt động dạy học, GV thiết kế các hoạt động nhằm tạo

cơ hội và hình thành thói quen cho HS được tự tin, khẳng định bản thân, biết tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Tạo môi trường lành mạnh để các em phát triển

Trang 3

3

năng lực của mình Kịp thời phát hiện các em có năng khiếu về môn học, tạo niềm tin và hứng thú học tập của HS

- ĐGTX không chỉ là việc ở trên lớp của GV, HS mà còn có sự tham gia của gia đình Đặc biệt là cha mẹ HS được khuyến khích trao đổi, nhận xét, đánh giá con em mình sau các hoạt động trên lớp Sự tham gia đánh giá từ phía cha

mẹ, gia đình của HS là kênh thông tin quan trọng gắn kết giáo dục giữa nhà trường và gia đình giúp cho HS được khích lệ kịp thời trong học tập, rèn luyện bản thân và tham gia các hoạt động trong và ngoài trường

- ĐGTX phải dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của

HS, phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, kịp thời và toàn diện

2 Một số kĩ thuật thường sử dụng để đánh giá thường xuyên môn Âm nhạc

2.1 Đánh giá dựa trên quan sát

- Quan sát là phương pháp chủ đạo đáp ứng được việc đánh giá liên tục

sự tiến bộ về năng lực và phẩm chất của HS

- Quan sát sử dụng mọi lúc, mọi nơi, có chủ định hoặc ngẫu nhiên

- Sử dụng độc lập hoặc có thể kết hợp với các kĩ thuật khác

- Khai thác được thông tin về tinh thần, thái độ,hành vi của HS

- Quan sát cần có mục tiêu và đưa ra kết luận phải có minh chứng

- Đánh giá của GV

-HS tự đánh giá

-HS đánh giá lẫn nhau (đánh giá đồng đẳng)

2.2 Đánh giá thông qua kiểm tra ngắn :

- Kiểm tra miệng để nêu vấn đề, đánh giá mức độ đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra ( vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có) thường thực hiện trên một nhóm nhỏ HS VD: GV yêu cầu nhóm nhỏ HS hát lại một bài hát đã học ở tiết trước

- Kiểm tra nhanh: Được thiết kế sẵn với các câu hỏi ngắn ( căn cứ phạm

vi kiến thức) VD: GV cho HS mở ô chữ và nêu tên một số bài hát đã học và nói cảm nghĩ của mình về bài bài hát đó

2.3 Đánh giá dựa trên bài tập thực hành

Trang 4

4

- Thông qua các hoạt động thực hành của HS

VD: HS hát và làm động tác phụ họa theo bài hát vừa học

2.4 Đánh giá dựa trên tương tác nhóm

- GV đánh giá HS thông qua các hoạt động tương tác nhóm

VD: Các nhóm lên trình diễn một bài hát kết hợp với các hoạt động như múa phụ họa, gõ đệm GV đánh giá cách trình diễn và phối hợp tương tác của nhóm HS

* Ngoài ra ĐGTX dựa vào yêu cầu về năng lực, phẩm chất đặc thù của môn Âm nhạc,

VD:

- Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, quê hương, rung động, cảm xúc trước cái đẹp

- Năng lực: Thể hiện, cảm thụ, sáng tạo…

3 Ví dụ một số kĩ thuật sử dụng để đánh giá thường xuyên trong môn Âm nhạc

3.1 Quan sát :

Để theo dõi cả lớp hoặcmột/nhóm học sinh GV chú ý đến những hành vi của

HS khi làm việc theo cặp, theo nhóm (sự tương tác, tranh luận, chia sẻ các suy nghỉ, biwwur lộ cảm xúc… giữa các em với nhau trong nhóm) để làm ra sản

phẩm học tập theo yêu cầu

- Khi giao nhiệm vụ cho cả lớp, hoặc nhóm, giáo viên quan sát xem học sinh đã sẵn sàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập (tài liệu, dụng cụ học tập, ) chưa?

- Đứng gần quan sát xem học sinh này đang tập trung vào việc học hay chưa? Có thể em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụ được giao

- Đến tận nhóm học sinh đang học để quan sát chung cả nhóm, xem học sinh nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì

3.2 Phân tích và phản hồi

Ví dụ nhận định qua quan sát:

Trang 5

5

Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình thường, người lắc lư bất ổn, có thể là dấu hiệu học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm

vụ

Khi học sinh nhìn thẳng, dõi theo giáo viên, có cử chỉ muốn nói điều gì

đó thì tùy từng tình huống có thể suy đoán là học sinh đã thực hiện xong nhiệm

vụ và muốn được chuyển hoạt động tiếp theo hoặc muốn hỏi giáo viên

Học sinh nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, chưa hợp tác với nhóm Học sinh đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều học sinh còn cảm thấy chưa rõ, chưa yên tâm…

Sử dụng kết quả và phản hồi sau khi quan sát:

Các thông tin quan sát là cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định tác động, động viên, giúp đỡ kịp thời học sinh trong học tập Sự can thiệp giúp đỡ

có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trong

Nhật kí đánh giá của giáo viên để đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau

3.3 Tư vấn, hướng dẫn động viên

Chẳng hạn như, trong quá trình dạy phân môn Học hát : bài “Em yêu hòa bình” ( SGK4, tiết 3, trang 6),GV có thể quan sát và đưa ra những tư vấn,

hướng dẫn HS trong khi quan sát HS thực hiện bài học:

- Với HS hát được cả giai điệu và lời ca, GV có lời khen kịp thời để HS tiếp tục phát huy năng lực của mình

- Với HS chưa hát được giai điệu nhưng đúng lời ca, GV động viên HS cùng lắng nghe các bạn để hát được giai điệu bài hát

- Với HS chưa hát được giai điệu và lời ca, GV khích lệ HS : Em lắng nghe cô và các bạn rồi cùng hát theo được giai điệu và thuộc lời ca nhé, cô tin

em sẽ làm được

- Với HS không tập trung vào bài học, GV ân cần chỉ bảo nhẹ nhàng nhằm khích lệ tinh thần tự giác của HS và lời khen ngợi kịp thời khi HS tập trung vào bài học

3.4 Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh

Trang 6

6

- Khi thấy học sinh đang gặp khó khăn khi hát không được giai điệu của bài hát, giáo viên có thể hỏi: Em thấy khó ở chỗ nào? Em có cần Cô hoặc muốn bạn nào có thể giúp em không?

Em có biết bạn nào có thể giúp em không?

- Giai điệu của bài hát rất hay, em lắng nghe và hát cùng các bạn nhé! … 3.5 Đánh giá trên bài tập thực hành, tương tác nhóm của học sinh

Khi HS hát, gõ đệm, múa phụ họa, GV quan sát và đưa ra ý kiến của mình

3.6 Tham khảo kết quả tự đánh giá và đánh giá của nhóm học sinh

Khi học sinh phát biểu về một vấn đề, giáo viên có thể đề nghị nhóm bạn cùng học hoặc bạn của nhóm khác có nhận xét về phát biểu đó Học sinh có thể đưa ra ý kiến bảo vệ quan điểm và cuối cùng giáo viên gợi ý để học sinh tự thống nhất những quan điểm chung về vấn đề đó hoặc để các em được bảo lưu các ý kiến khác nhau và coi đó là những nhiệm vụ cần tiếp tục tìm hiểu, giải quyết sau

3.7 Tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh

Ví dụ: Dựa vào thông tin phụ huynh cung cấp về tình trạng sức khỏe, vận động cơ thể hay hạn chế về ngôn ngữ, GV sẽ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ một cách linh hoạt, không cứng nhắc, đem lại sự tự tin và hứng thú học tập, chủ động của HS

II Bài soạn minh họa

Tiết 4-Lớp 4

Học hát: Bạn ơi lắng nghe

Dân ca Ba-na; Sưu tầm và dịch lời: Tô Ngọc Thanh

Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ

1 Mục tiêu:

- HS biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát; hiểu được ý nghĩa câu chuyện

- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, tiết tấu, biết gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu bài hát

Trang 7

7

- HS ghi nhớ được nội dung câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ” và tập kể lại câu chuyện Giúp HS hiểu được sức mạnh của Âm nhạc trong đời sống

- HS biết tên, xuất xứ, tác giả và nội dung, thuộc lời ca, giai điệu bài hát; hiểu được ý nghĩa câu chuyện

- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, tiết tấu, biết gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu bài hát

- Giáo dục HS biết yêu quê hương đất nước,các làn điệu dân ca, thông qua câu chuyện giúp HS hiểu thêm về vai trò của Âm nhạc trong đời sống

2 Chuẩn bị

GV: Máy nghe, băng nhạc, nhạc cụ, tranh ảnh minh họa

HS: SGK lớp 4; nhạc cụ gõ

3 Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động hát:

Ôn bài cũ, (Trò chơi âm nhạc: Vòng tròn kì diệu)

Giới thiệu và học bài mới

Các Kĩ thuật đánh giá có thể sử dụng:

-Thông qua hoạt động luyện tập

- Thông qua hoạt động thực hành

- Thông qua lời nói, khích lệ, động viên

3.2 Hoạt động Kể chuyện âm nhạc

Các Kĩ thuật đánh giá có thể sử dụng:

- Thông qua vấn đáp (nêu câu hỏi, HS trả lời)

- Thông qua sản phẩm : Có thể là HS ghi chép lại câu chuyện theo trí nhớ của mình

- Thông qua lời nói, khích lệ, động viên

Hoạt động 1: Dạy hát

- Giới thiệu tên bài hát, tác giả và nội dung bài -HS lắng nghe và quan sát

Trang 8

8

hát

- Giới thiệu đôi nét về Tây Nguyên và một số

bài hát về TN Bài hát có giai điệu hồn nhiên,

tha thiết vẽ nên khung cảnh thiên nhiên sống

động của núi rừng TN.Qua đó cũng thể hiên

tình yêu quê hương của các bạn nhỏ TN (kết

hợp chỉ vị trí TN trên bản đồ)

- GV cho HS nghe hát mẫu (mở băng hoặc GV

hát)

- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết

bài

- Lưu ý hướng dẫn HS hát đúng những chỗ

nửa cung trong bài hát

- Gợi ý cho HS nhận xét về 4 tiết nhạc giống

nhau trong bài hát

- Cho HS hát lại để thuộc lời ca và giai điệu,

GV giữ nhịp đều trong quá trình luyện tập

- Nhận xét

* Hát kết hợp gõ đệm:

-Hướng dẫn gõ đệm theo phách, nhịp:

Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe

Phách: x x x x

Nhịp x x

- Hướng dẫn gõ đệm theo nhịp:

Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe

x x

- Hướng dẫn gõ đệm theo tiết tấu lời ca

Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe

x x x x x x x

tranh ảnh minh họa

-HS lắng nghe -Tập hát theo hướng dẫn

-Tập hát đúng những chỗ nửa cung

-Trả lời

-Luyện hát: đồng thanh, nhóm,

cá nhân

-Quan sát GV thưc hiện mẫu -HS hát kết hợp gõ đệm (cả lớp, nhóm, cá nhân)

Trang 9

9

GV nhận xét

Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát

Đào Thị Huệ

- GV cho HS quan sát tranh ảnh minh họa

- Đọc hoặc kể cho HS nghe

- Đặt câu hỏi gợi mở cho HS hiểu nội dung

câu chuyện

VD : nhận vật chính trong câu chuyện là ai?

Quê ở đâu? Có khả năng gì?

-Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái

có giọng hát hay đó?

- Bạn nào có thể kể lại câu chuyện cho cả lớp?

- Chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử

nước ta

-Kết luận: Tiếng hát của cô Đào Thị Huệ đã

góp phần cùng dân làng đánh đuổi giặc Minh,

giải phóng cho quê hương mình (âm nhạc

được xem như vũ khí trong thời chiến, nhưng

là niềm vui, hạnh phúc trong thời bình)

* Củng cố- Dặn dò:

-Gọi ý HS nhắc lại nội dung tiết học

- Cả lớp hát lại bài hát

-GV nhận xét tiết học, nhắc nhở động viên

những em chưa thực hiện được yêu cầu bài

học để tiết sau tốt hơn

- Quan sát tranh ảnh

- HS trao đổi với nhau về thông tin và tìm hiểu nội dung câu chuyện

-HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV kể lại (đọc,

kể theo tranh…)

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV

-Nghe và trả lời câu hỏi

-HS kể lại câu chuyện -Có thể tóm tắt câu chuyện theo ý mình

Ghi nhớ

-HS trả lời -Hát và gõ đệm ôn lại bài vừa học

-Lắng nghe và ghi nhớ -HS tự đánh giá

-Ghi nội đung bài học vào vở

Trang 10

10

4 Một số ví dụ về nhận xét thường xuyên qua lời nói giúp học sinh tự tin và tìm thấy niềm vui ở môn học Âm nhạc

4.1 Hoạt động học hát:

GV lắng nghe, quan sát các hoạt động của HS để kịp thời chỉnh sửa ngay những chỗ chưa đúng

VD:

- HS hát chưa đúng lời ca ( …Tiếng dòng suối ngoài xa thì thầm), GV nhắc nhở HS chú ý những từ láy trong câu hát tránh nhầm lẫn ( …Tiếng …thì thào )

- HS không hát được giai điệu, GV động viên HS : em đã hát đúng lời ca rồi,

em lắng nghe và hát cùng các bạn để hát được giai điệu nhé

- HS gõ đệm theo tiết tấu lời ca không đúng, GV nhẹ nhàng: E hãy làm lại cùng cô và thực hiện theo cách: “ hát tiếng nào gõ tiếng đó” cô tin em sẽ làm tốt

- HS gõ đệm theo tiết tấu không đúng, GV nhẹ nhàng : em gõ nhịp và phách rất tốt, cô tin em sẽ gõ đệm theo tiết tấu tốt như thế

- Trong quá trình tổ chức các hoạt động, , GV quan sát HS và có thể nhận xét: Hôm nay cô thấy các em hát rất hay, cô khen cả lớp; Vẫn còn một số bạn hát chưa được giai điệu và lời ca, cô mong giờ học sau các em sẽ làm được, làm tốt hơn hôm nay GV có thể viết nhận xét vào một số vở: Em hát được giai điệu

và lời ca, cô khen ; Em cần tập chung hơn nữa để hát đúng giai điệu hơn; Em gõ đệm theo bài hát rất tốt, cần phát huy hơn nữa; Em đã tự tin hơn khi hát cùng các bạn, cố lên em nhé

Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:

- Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên:

Trang 11

11

- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ:

+ Bạn hát đúng rồi;

+ Bạn hát to, rõ ràng và đúng giai điệu lời ca

+ Bạn cần tập chung vào giờ học

+ Bạn gõ đệm theo nhịp, phách đúng rồi

+ Bạn chưa gõ đệm được theo tiết tấu

4.2 Hoạt động Kể chuyện âm nhạc

VD:

- HS tập kể lại câu chuyện chưa rõ ràng, rành mạch – Gv cần nhắc nhở

HS chú ý, lưu loát hơn VD: Em hãy quan sát tranh để kể lại câu chuyện nhé Hoặc: Em kể đoạn 1 tốt rồi đấy nhưng đoạn 2 thì E nên đọc lại để ghi nhớ nội dung cho tốt hơn nhé

- HS chưa trả lời đúng câu hỏi, GV động viên HS : em trả lời gần đúng rồi, em ngồi xuống và đọc lại câu chuyện nhé

- HS chưa nhớ được nội dung câu chuyện, GV nhẹ nhàng : em có giọng

kể rất diễn cảm, cố gắng nhớ cốt chuyện em nhé

- Trong quá trình tổ chức các hoạt động, , GV quan sát HS và có thể nhận xét: Hôm nay cô thấy các em đã hiểu được nội dung câu chuyện và kể lại rất hay, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn chưa tập chung lắng nghe và chưa trả lời được câu hỏi của cô, cô mong giờ học sau các em sẽ làm được, làm tốt hơn hôm nay ; Em cần tập chung hơn nữa để lắng nghe và tìm hiểu những điều hay trong câu chuyện nhé; Em đã tự tin hơn khi cùng các bạn tham gia các hoạt động ở lớp, cố lên em nhé

d) Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá

- Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, ôn tập: trao đổi, chia sẻ về hoàn cảnh gia đình; điều kiện sinh hoạt, học tập; tính cách học sinh, cách động viên con em mình tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động âm nhạc ở cộng đồng

Ngày đăng: 26/04/2018, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w