Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Hương Trà từ 2005-2017

43 150 0
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Hương Trà từ 2005-2017

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia nhưng cũng là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian. Việc sử dụng đất lãng phí, không hiệu quả, hủy hoại đất đai khiến cho đất đai ngày càng trở nên khan hiếm và chất lượng giảm sút. Vì vậy đất đai cần được quản lý một cách hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa nên càng phải chú trọng đến kế hoạch, chiến lược quản lý đất đai phù hợp để đạt được hiểu quả và đảm bảo phát triển bền vững.Nước ta đến nay cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung mang tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt được mục tiêu bền vững, Việt nam cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.Sức ép của quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số khiến đất nông nghiệp nước ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng.Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Trong bối cảnh hiện nay, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc nhiễm mặn làm cho diện tích đất canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả ở các vùng trung du, miền núi là vấn đề có tính chiến lược của từng địa phương cũng như của cả nước nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.Hương Trà là thị xã nằm ở vùng trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp ranh với thành phố Huế, phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông, phía Tây giáp huyện Phong Điền, phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang, phía Nam giáp huyện A Lưới, có diện tích khoảng 51.853,4 ha (518,53 km²) và dân số 118.534 người.

Ngày đăng: 21/04/2018, 16:05

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài

    • 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    • 4. Cấu trúc đề tài

    • 1. CHƯƠNG 1

    • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

        • 1.1.1 Đất

        • 1.1.2 Đất nông nghiệp

        • 1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP

          • 1.2.1 Đặc điểm

          • 1.2.2 Vai trò

          • 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

            • 1.3.1 Nhân tố tự nhiên

            • 1.3.2 Nhân tố kinh tế - xã hội

            • 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ thứ cấp

              • 1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa

              • Tiến hành khảo sát thực địa tại các điểm trên thị xã thông qua việc dùng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính…nhằm tìm hiểu về tình hình sản xuất, hình thức canh tác của các loại cây trồng, xem xét về hiện trạng sử dụng đất, sự phân bố các hạng đất để làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Sơn Hòa.

              • Phương pháp này được sử dụng để điều tra các thông tin chính xác với thực tế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn thị xã Hương Trà trong quá trình đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

                • 1.4.3 Phương pháp thống kê, phân tích - xử lý số liệu

                • Phương pháp thống kê là phương pháp được dùng để tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu sau khi đã thu thập được có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Hòa, các số liệu về tình hình đất đai, tình hình sản xuất nông nghiệp nhằm xác định các giá trị chỉ tiêu liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện.

                • Phương pháp phân tích - xử lý số liệu được áp dụng để xử lý các số liệu thu thập được trên phần mềm Excel và dựa vào đó để xây dựng bảng biểu, biểu đồ nhằm phân tích tình hình sử dụng đất nông nghiệp qua các năm. Đồng thời phương pháp này còn có vai trò là xác định những đặc trưng của việc sử dụng đất nông nghiệp tại không gian nghiên cứu.

                • 2 CHƯƠNG 2

                  • 2.1 NHÂN TỐ TỰ NHIÊN

                    • 2.1.1 Vị trí địa lý

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan