1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuyển tập các đề thi, đè cương tham khảo HKI2 LÝ9 phần 7

3 445 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Vật lý 9 A. Lý thuyết I. Đọc kĩ phần “Có thể em chưa biết”. 1.Trả lời các câu hỏi: 1. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi nào? 2. Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. 3. Trong mỗi vòng quay của cuộn dây dẫn kín trong từ trường dòng điện đổi chiều mấy lần? 4. Cấu tạo máy phát diện xoay chiều. 5. Các cách làm quay máy phát điện. 6. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Ý nghĩa của cường độ dòng điện hiệu dụng, hiệu điện thế hiệu dụng (Bài 35) 7 . Vì sao khi cho dòng điện xoay chiều đi qua một dây dẫn thẳng đặt song song với kim nam châm thì kim nam châm vẫn đứng yên? 8. Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện. Các cách làm giảm hao phí. Chọn cách tối ưu nhất. Giải thích. 9. Công thức mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp, thứ cấp và số vòng dây cuộn sơ cấp, thứ cấp. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Lắp máy biến thế ở đâu trên đường dây tải điện? 10. Phát biểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 11. Nêu các kết luận về sự truyền tia sáng từ nước sang không khí và từ không khí sang nước. 12. Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt khác. 13. So sánh thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì (đặc điểm , hình dạng, kí hiệu, tính chất ảnh, các tia tới đặc biệt) Xem lại phần kẻ bảng ôn tập 14. Các đặc điểm của ảnh của vật trên phim trong máy ảnh. 15. Cách xác định điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt. Đối với mắt tốt điểm cực viễn nằm ở đâu? 16. So sánh đặc điểm ảnh, tiêu cự thuỷ tinh thể khi mắt nhìn vật đặt ở xa và ở gần mắt. 17. Các đặc điểm của mắt cận, mắt lão. Cách khắc phục. Chú ý vẽ hình cách khắc phục tật mắt lão, mắt cận. 18. Công thức tính độ bội giác của kính lúp. G = ( f : tiêu cự của thấu kính hội tụ, đơn vị cm). Ý nghĩa của độ bội giác của kính lúp. Cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp. 19. Các cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. 20. Nêu kết luận về sự phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính và bằng đĩa CD. 21. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau? Trộn như thế nào để được ánh sáng trắng? 22. Các tác dụng của ánh sáng. B. Phần bài tập I. Làm lại các bài tập trong SGK phần vận dụng, bài tập SBT có liên quan những nội dung trên. II. Chú ý: 1. Cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. 2. Cách dựng ảnh của vật qua máy ảnh, qua mắt. 3. Cách khắc phục tật cận thị, tật mắt lão. III. Bài tập 1. Tại sao người ta không dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế? 2. So sánh sự khác nhau giữa hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ ánh sáng. 3. Tại sao có khi ta thấy cùng một bộ quần áo của người trên sân khấu lúc thì có màu này lúc thì có màu khác? 4. Tại sao khi đứng trên bờ hồ ta có cảm giác đáy hồ có vẻ nông (cạn) hơn so với thực tế? 5. Người ta dùng máy hạ thế giảm hiệu điện thế từ 220V xuống còn 9V. Nếu cuộn sơ cấp có 1100 vòng thì số vòng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu? 7 6. Truyền tải điện năng đi xa khi hiệu điện thế truyền tải là 5000V thì công suất nhiệt hao phí trên đường dây là 1KW. Nếu ta nâng hiệu điện thế lên 500kV thì công suất nhiệt hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Biết đường dây không đổi. 7. để truyền đi một công suất điện không đổi với cùng hiệu điện thế người ta thay dây dẫn có tiết diện tăng lên 5 lần. hỏi công suất hao phí thay đổi thế nào? 8. Trên cùng đường dây tải điện người ta muốn giảm công suất hao phí đi 9 lần cần thay đồi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đường dây như thế nào? 9. Hãy vẽ ảnh của vật AB đặt cách kính 10 cm, biết thấu kính có tiêu cự 20cm trong các trường hợp: a. Thấu kính hội tụ. b. Thấu kính phân kì. 10. Trong hình bên xx’ là trục chính của thấu kính, S là điểm vật, S’ là điểm ảnh. a) S’ là ảnh gì? Tại sao? b) Thấu kính đã cho là thấu kính gì? c) Trình bày cách xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F’ của thấu kính. Vẽ hình. 8. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính, A’B’ là ảnh của vật AB qua thấu kính như hình vẽ: a. A’B’ là ảnh gì? Vì sao? b. Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Vì sao? c. Trình bày cách vẽ xác định quang tâm O, tiêu điểm F; F’ của thấu kính. d. Biết AB = 5cm; d = OA = 8cm; f = 16 cm. Tính chiều cao ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. 11. Mắt của một người quan sát có điểm cực viễn cách mắt 50 cm và điểm cực cận cách mắt 12,5cm. a. Mắt của người này có tật gì? Giới hạn nhìn rõ của mắt là bao nhiêu? b. Để khắc phục người này phải đeo kính gì, tiêu cự bao nhiêu? 12. Cho tia tới SI như hình vẽ, tia khúc xạ là tia naò trong các tia sau? Giải thích. * Chú ý: Ôn tập lại các kiến thức ở HKI, học kĩ : 1. Định luật Ohm, định luật Jun –Lenx 2. Qui tắc nắm tay phải, qui tắc bàn tay trái. 3. Các biểu thức liên hệ giữacác đại lượng U, I của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch Đoạn mạch nối tiếp gồm n điện trở Đoạn mạch song song gồm n điện trở. Các đại lượng Công thức tính điện trở tương đương R = R 1 + R 2 + R 3 1 R = 1 1 R + 2 1 R + 3 1 R Cường đôï dòng điện I = I 1 = I 2 = I 3 I = I 1 + I 2 + I 3 Hiệu điện thế U = U 1 + U 2 + U 3 U = U 1 = U 2 = U 3 Điện trở tương đương của đoạn mạch song song gồm 2 điện trở: R = 1 2 1 2 R .R R + R 4. Công thức tính điện trở của dây dẫn: R = p. 5. Cho đoạn mạch gồm R 1 nối tiếp R 2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 9V . Biết :Vôn kế chỉ 3V; Ampe kế chỉ 0,5A. a) Tính R 2 ; tính R 1 . b) Muốn vôn kế chỉ 6V phải thay R 1 bằng một điện trở R 3 có giá trị là bao nhiêu? 6. Cho đoạn mạch: R 1 = 20Ω. Đèn Đ (12V – 15W). Nguồn có hiệu điện thế 24V. Ampe kế chỉ 2A. Đèn sáng bình thường. a. Tính cường độ dòng điện qua đèn. b. Tính cường độ dòng điện qua điện trở R 1 . c. Tính điện trở phần biến trở tham gia. Biết biến trở có giá trị cực đại là 50Ω. Tính phần trăm chiều dài ống dây có dòng điện đi qua d.Tính chiều dài của dây dùng làm biến trở biết nó được làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10 - 6 Ωm, tiết diện 2mm 2 . e. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch. d. Tính nhiệt lượng toả ra trên bóng đèn trong 2h. 7. Một bếp điện có điện trở dây đốt nóng là 1000Ω. Hiệu suất sử dụng bếp là 75%. Dùng bếp này để đun sôi 4l nước từ nhiệt độ 25 0 C. Tính thời gian đun nước. . trộn các ánh sáng màu với nhau? Trộn như thế nào để được ánh sáng trắng? 22. Các tác dụng của ánh sáng. B. Phần bài tập I. Làm lại các bài tập trong SGK phần. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Vật lý 9 A. Lý thuyết I. Đọc kĩ phần “Có thể em chưa biết”. 1.Trả lời các câu hỏi: 1. Dòng điện cảm ứng

Ngày đăng: 02/08/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w